Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 4: Một số đồ dùng trong gia đình
Góc 1: Phân vai: Gia đình: Chơi trò chơi bế em, mẹ con, nấu ăn, phòng khám
Góc 2: Xây dựng: Lắp ghép, xếp nhà, sân, vườn, nhà có nhiều tầng,
Góc 3: Khám phá khoa học: Quan sát, khám phá, chơi với cát, sỏi, miếng xốp.
Góc 4: Tạo hình: Tô màu nhà, xé dán ngôi nhà, tô mà đồ dùng theo ý thích.
Góc 5: Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài về chủ đề, biểu diễn văn nghệ
Tuần 10: CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ NHÁNH 4: Một số đồ dùng trong gia đình Thời gian Nội dung Thứ 2 Ngày 7/11/11 Thứ 3 Ngày 8/11/11 Thứ 4 Ngày 9/11/11 Thứ 5 Ngày 10/11/11 Thứ 6 Ngày 11/11/11 Đón trẻ Thể dục sáng: hô hấp 3, tay 3 chân 3, bụng 3, bật 3 Thể dục với lời ca: Thật đáng yêu ( Tập vào thứ 2) Hoạt động có chủ đích Phát triển Thể chất : VĐCB: Bật lên phía trước TC: Đuổi bóng Phát triển nhận thức: (MTXQ) Trò chuyện và đàm thoại về gia đình: Đồ dùng trong gia đình, tên gọi, đặc điểm nổi bật Phát triển thẩm mĩ: ( Tạo hình) Vẽ bánh tròn tặng sinh nhật mẹ (Đề tài) Phát triển ngôn ngữ Truyện: Bông hoa cúc trắng Phát triển thẩm mĩ (ÂN): Dạy hát: Chiếc khăn tay Nghe: Ba ngọn nến lung linh TC: Tiếng hát ở đâu? Hoạt động ngoài trời Quan sát luống rau ngót TC: Kéo cưa lừa xẻ Quan sát cái bát, cái thìa TC: Gà gáy, vịt kêu Quan sát một số đồ dùng cá nhân của bé TC: Dung dăng dung dẻ Quan sát thời tiết TC: Kéo co Quan sát hoa hồng TC: Mèo đuổi chuột Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng Tân Hoàng Thị Yến Nguyễn Thị hồng Tân Hoàng Thị Yến Nguyễn Thị HồngTân Hoạt động gốc Góc 1: Phân vai: Gia đình: Chơi trò chơi bế em, mẹ con, nấu ăn, phòng khám Góc 2: Xây dựng: Lắp ghép, xếp nhà, sân, vườn, nhà có nhiều tầng, Góc 3: Khám phá khoa học: Quan sát, khám phá, chơi với cát, sỏi, miếng xốp... Góc 4: Tạo hình: Tô màu nhà, xé dán ngôi nhà, tô mà đồ dùng theo ý thích. Góc 5: Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài về chủ đề, biểu diễn văn nghệ Hoạt động chiều Trò chơi mới: Cửa hàng thực phẩm Ôn các trò chơi đã học Chơi với đồ chơi - Ôn các bài thơ đã học Nghe kể chuyện về Bác Chủ đề: Gia đình Hoạt động góc nhánh 4: Một sồ đồ dùng trong gia đình Góc 1: Phân vai: Gia đình: Chơi trò chơi bế em, mẹ con, nấu ăn, phòng khám Góc 2: Xây dựng: Lắp ghép, xếp nhà, sân, vườn, nhà có nhiều tầng, Góc 3: Khám phá khoa học: Quan sát, khám phá, chơi với cát, sỏi, miếng xốp... Góc 4: Tạo hình: Tô màu nhà, xé dán ngôi nhà, tô mà đồ dùng theo ý thích. Góc 5: Âm nhạc: Nghe nhạc, hát các bài về chủ đề, biểu diễn văn nghệ Tên góc Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Góc phân vai - Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi - Trẻ chơi sáng tạo - Biết phối hợp khi chơi - Một số đồ dùng gia đình - Đồ chơi, búp bê... - Bộ đồ chơi bác sĩ, nấu ăn, cửa hàng... - Thoả thuận: Cho trẻ nhận vai chơi - Qúa trình chơi: Hỏi trẻ: + Ai làm mẹ? Ai là con? Mẹ làm những công việc gì? Khi con ốm sẽ đưa con đi đâu? Gia đình cần những đồ dùng gì? Mua những đồ dùng này ở đâu?( Cô chơi cùng trẻ) - Kết thúc: Cho trẻ tự nhận xét góc chơi Cô củng cố, giáo dục, tuyên dương Góc xây dựng Trẻ biết nhận vai chơi thể hiện vai chơi - Biết chơi theo nhóm - Trẻ ham tìm, kích thích sự sáng tạo, sự khéo léo ở trẻ - Đồ dùng cho góc xây dựng: khối gỗ, gạch, hàng rào, cây xanh, rau xanh... - Cát, sỏi, đá, đồ dùng lắp ghép... - Thoả thuận: Cô vào góc chơi cùng trẻ giúp trẻ nhận vai chơi - Qúa trình chơi: + Hỏi trẻ: Các con đang làm gì vậy? Xây nhà các con phải làm như thế nào? Con xây nhà mấy tầng? Nhà có những khu vực nào? Dùng gì để xây?( Cô xếp mẫu) - Kết thúc: Cho trẻ giới thiệu sản phẩm Cô nhận xét góc chơi, tuyên dương trẻ Góc khám phá khoa học Trẻ biết nhận vai chơi thể hiện vai chơi - biết quan sát và nhận ra sự khác nhau giữa các chất liệu - Trẻ hứng thú tham gia - Các đồ chơi bằng các chất liệu khác nhau, các hình, khối vuông, chữ nhật.... Thoả thuận: Cô vào góc chơi cùng trẻ giúp trẻ nhận vai chơi - Qúa trình chơi: + Hỏi trẻ: Góc chơi của con có những đồ chơi gì? Con sẽ làm gì với chúng? Đồ chơi này có dạng hình gì? Màu gì? Cô chơi cùng trẻ - Kết thúc: Cho trẻ giới thiệu sản phẩm Cô nhận xét góc chơi, tuyên dương trẻ Góc tạo hình Trẻ biết nhận vai chơi thể hiện vai chơi, tô màu các ngôi nhà, đồ dùng... - Biết chơi theo nhóm - Trẻ ham tìm hiểu về thế giới xung quanh - Đồ dùng của góc tạo hình: Kéo, keo, đất nặn, sáp màu... - Bàn , ghế... - Bàn cho trẻ trưng bày sản phẩm Thoả thuận: Cô vào góc chơi cùng trẻ giúp trẻ nhận vai chơi - Qúa trình chơi: + Hỏi trẻ: Góc chơi của con có những đồ chơi gì? Các con hãy nặn, vẽ dán những đồ dùng, dụng cụ trong gia đình nào! (Cắt dán, tô màu nhà, đồ dùng, đồ chơi) - Kết thúc: Cho trẻ giới thiệu sản phẩm Cô nhận xét góc chơi, tuyên dương Góc Âm nhạc Trẻ biết nhận vai chơi thể hiện vai chơi - Biết chơi sáng tạo - Trẻ hứng thú - Dụng cụ âm nhạc, các bài hát về chủ đề, trang phục Thoả thuận: Cô vào góc chơi cùng trẻ giúp trẻ nhận vai chơi - Qúa trình chơi: + Hỏi trẻ: + Cô hướng dẫn trẻ hát các bài hát trẻ yêu thích về chủ đề + Thể hiện tình thương yêu giữa mọi người trong gia đình - Kết thúc: Cô nhận xét góc chơi, tuyên dương 3. Trò chơi mới: “ Cửa hàng thực phẩm” 3.1 Mục đích: - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ - Phát triển óc quan sát, tai nghe, ngôn ngữ cho trẻ - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, ăn đầy đủ chất 3.2 Chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng: Bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá... - Tiền - giỏ đựng đồ 3.3 Cách chơi, luật chơi: * Cách chơi: Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng xếp thực phẩm theo từng loại - Các nhóm trẻ đóng vai người đi mua hàng phải đưa ra yêu cầu: Ví dụ: Bác bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận...Người mua hàng trả tiền và nói cảm ơn rồi tạm biệt nhau.
File đính kèm:
- KẾ HOẠCH TUẦN 10.doc