Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Một số vật chìm, vật nổi - Bùi Thị Hồng

1.Kiến thức:

-Trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm,những vật nào sẽ nổi.Qua đó trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn nổi hoặc chìm

-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên,giúp trẻ cảm nhân được vẻ đẹp của thiên nhiên.

-Trau dồi óc quan sát ,khả năng dự đoán và đưa ra kết luận

2Kỹ năng:

-Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát,so sánh,ghi nhớ có chủ đích

-Phát triển kỷ năng nhanh,mạnh ,khéo léo,bền bỉ,dẻo dai qua trò chơi

-Trẻ chơi đúng luật

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các đồ dùng trong gia đình, không vứt rác bừa bãi, không chơi những vật sắc nhọn

-Trẻ hứng thú trong khi học và khi tham gia trò chơi

-Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 42067 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Một số vật chìm, vật nổi - Bùi Thị Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Một số vật chìm-vật nổi
Trò chơi vận động : Thi xem ai nhanh
Chơi tự do: Chơi với phấn,sỏi, lá cây chơi với đồ 	chơi có sẵn ngoài trời
Thời gian: 20-25phút
Người thực hiện : Bùi Thị Hồng
Ngày dạy: 
I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
1.Kiến thức:
-Trẻ biết được những vật nào thả trong nước sẽ chìm,những vật nào sẽ nổi.Qua đó trẻ phát hiện ra một số chất liệu luôn nổi hoặc chìm
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên,giúp trẻ cảm nhân được vẻ đẹp của thiên nhiên.
-Trau dồi óc quan sát ,khả năng dự đoán và đưa ra kết luận
2Kỹ năng:
-Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát,so sánh,ghi nhớ có chủ đích
-Phát triển kỷ năng nhanh,mạnh ,khéo léo,bền bỉ,dẻo dai qua trò chơi
-Trẻ chơi đúng luật 
3.Thái độ: 
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các đồ dùng trong gia đình, không vứt rác bừa bãi, không chơi những vật sắc nhọn
-Trẻ hứng thú trong khi học và khi tham gia trò chơi
-Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
II.CHUẨN BỊ
-Chậu đựng nước , 3 lọ nước trong. Một số vật làm thí nghiệm: Đĩa ,bát,thìa ,đũa,ca cốc bằng các chất liệu inox ,nhựa ,sành;sỏi ,lá cây,quả bóng,viên gạch,chìa khóa,miếng xốp
-Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết
-Đồ chơi:Bóng ,phấn ,sỏi ,đồ chơi trên sân trường
- Nhạc “ Tổ ấm gia đình”, 6 vòng
-Sân rộng,sạch sẽ,gọn gàng,an toàn cho trẻ
III.TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô nói “ Xúm xít xúm xít”
-Cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài: Khúc hát dạo chơi”
-Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
-Với thời tiết này chúng mình phải mặc như thế nào?
-Cô đố các con bây giờ đang là mùa gì?
Trời lạnh là thời tiết của mùa nào?
Vì vậy các con phải mặc quần áo như thế nào?
Đúng rồi các con ạ trời lạnh là thời tiết của mùa đông, vì vậy chúng mình cần mặc quần áo ấm. Ngoài ra cần ăn uống đầy đủ để có đề kháng tốt nữa .
2.Hoạt động 2: Một số vật chìm – nổi
Các con ơi xung quanh chúng ta có rất nhiều những điều kì lạ , Hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá một điều thật kì lạ của tự nhiên nhé.
-Cô đố các con trước mặt các con là cái gì?
-Nước có đặc điểm gì?
À đúng rồi đấy đây là nguồn nước sạch nên nước trong suốt, không có mùi và không có màu. Còn những nguồn nước bẩn thì có mùi và màu đục. Vì vậy mà các con cần phải biết tiết kiệm và không được vứt rác bừa bãi để bảo vệ nguồn nước luôn được trong sạch nhé
-Thế cô còn có những gì nữa đây?
-Bát ,đĩa ,thìa,,đũa ,cốc là đồ dùng để làm gì?
Ngoài ra cô còn tận dụng một số hộp nhựa như vỏ sữa, lọ là những phế thải cô đã tận dụng để các con chơi đấy
-Cô đưa cho trẻ cầm,sờ những đồ vật đó.
+ Con đang cầm cái gì?
+Cái đĩa được làm bằng chất liệu gì?
+Cái đĩa dùng để làm gì?
-Cô đố các bạn khi cô thả 1cái muôi inox và một cái muôi bằng nhựa này vào chậu thì điều gì sẻ xảy ra?
-Chìm hay nổi?
-Vì sao con biết muôi inox sẽ chìm?
- Vì sao muôi lại nổi ?
- À đúng rồi các con ạ muôi làm bằng inox nặng nên sẽ bị chìm. Còn cái muôi được làm bằng nhựa nhẹ nên sẽ nổi
Cô mời 2-3 trẻ lần làm theo yêu cô cầu của cô như chọn 2 vât cùng chìm, 2 vật cùng nổi và một vật chìm và một vật nổi
-Vậy con có nhận xét gì về những vật mà con vừa thí nghiệm.
- Sau đó cô chia làm 3 đội làm thí nghiệm
+ Cô yêu cầu các đội chọn tất cả những vật chìm
+ Cô yêu cầu các đội chọn tất cả những vật nổi
- Giáo dục trẻ: Các con ạ mỗi vật đều có nhũng công dụng và chất liệu khác nhau đấy. Những vật làm từ sành, sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên cần phải cầm nhẹ nhàng, không được chơi với những vật sắc nhọn như dao, kéo
*Hoạt động 3:Trò chơi vận động: Thi xem ai nhanh
-Các con học rất giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi : Thi xem ai nhanh
+Cách chơi: Cô chia làm 3 gia đình khi có hiệu lệnh, các gia đình bật nhanh qua các vòng lên chọ vật chìm ( nổi) theo yêu cầu của cô. Khi chọn vật xong thì về cuối hàng đứng. sau khi kết thúc bản nhạc gia đình nào chọn đúng và được nhiều đồ thì sẽ chiến thắng
 +Luật chơi: Kết thúc bản nhạc gia đình nào chọn sai thì sẽ thua cuộc
*Hoạt động 3:Chơi tự do
Hôm nay cô đã chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều đồ chơi ,ở góc này cô có phấn bạn nào thích vẽ cô giáo hay vẽ gia đình của mình thì vẽ,góc này cô có bóng, sỏi , lá cây  -Bây giờ ai thích chơi ở góc nào thì về góc đó chơi nhé
-Cô phân góc chơi cùng nhau để dễ bao quát trẻ.
-Khi trẻ chơi,cô quan sát,theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ
-Gần hết giờ ,cô tập trung trẻ lại ,nhận xét buổi chơi,cho trẻ đi rửa tay,xếp hàng vào lớp
-Quanh cô quanh cô
-Trẻ hát theo nhạc
- Trẻ trả lời
-Mặc ấm ạ
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Chậu nước
-Không màu,không mùi 
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Bát,thìa,đũa,đĩa
-Đồ dùng để ăn
-Trẻ lắng nghe
-Cái đĩa
-Bắng sứ ạ
-Để đựng ạ
-Trẻ quan sát và trả lời theo ý hiểu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ lên chọn và làm theo yêu cầu của cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ hứng thú chơi
-Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ về góc chơi theo ý thích
-Trẻ xếp hàng vào lớp

File đính kèm:

  • docgiao an thuc vat.doc
Giáo Án Liên Quan