Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Hồ Thị Mị

- Một số trẻ đi học không đều,khó khăn trong việc rèn nề nếp cho trẻ

- Trẻ lứa tuổi này vẫn còn nhỏ, đa số là trẻ mới đến lớp, và 1 số cháu còn lười ăn nên cũng có nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

- Một số cháu nhút nhát, chưa tự tin,còn quấy khóc:

- Một số trẻ ngôn ngữ chậm phát triển:

- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ còn nghèo nàn nên hoạt động học và chơi của trẻ còn n hiều hạn chế.

 

doc76 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Hồ Thị Mị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch thực hiện chương trình
Năm học 2010 - 2011
Lớp mẫu giáo 3 tuổi cụm trần- thái- nguyễn.
	Trường mầm non Thạch Khôi	
 I/ Đặc điểm tình hình của lớp
* Giáo viên: Hồ Thị Mị 
* Sĩ số trẻ: 
* Thuận lợi
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát , cơ sở vật chất khang trang nên thuận lợi cho việc chăm sóc trẻ.
- Giáo viện có năng lực sư phạm, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Đa số trẻ khoẻ mạnh ( 95 % trẻ kênh A) khả năng nhận thức của trẻ tương đối tốt
* Khó khăn
- Một số trẻ đi học không đều,khó khăn trong việc rèn nề nếp cho trẻ
- Trẻ lứa tuổi này vẫn còn nhỏ, đa số là trẻ mới đến lớp, và 1 số cháu còn lười ăn nên cũng có nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 
- Một số cháu nhút nhát, chưa tự tin,còn quấy khóc:
- Một số trẻ ngôn ngữ chậm phát triển:
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ còn nghèo nàn nên hoạt động học và chơi của trẻ còn n hiều hạn chế.
II/ Mục tiêu giáo dục
Cô và cháu lớp 3 tuổi cụm Trần- Thái- Nguyễn phấn đấu giáo dục trẻ phát triển theo 5 lĩnh vực đạt được những kết quả tốt nhất.
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
- Cân nặng - chiều cao: 98 % trẻ ở kênh A
- Tạo mọi cơ hội để thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, hài hoà thông qua cácbài tập vận động và trò chơi vận động
- Trẻ thực hiện được các vận động đi- chạy- bật- ném một cách mạnh dạn. Phát triển sự nhanh nhẹn khéo léo, khả năng phối hợp các vận động, phối hợp các bộ phận- giác quan cơ thể và vận động.
- Kiểm soát được vận động khi thay đổi tốc độ vận động: đi/ chạy. 
- Biết tự giác thực hiện các kỹ năng tự phục vụ dưới sự giúp đỡ của người lớn (Rửa tay, rửa mặt, cởi- mặc quần áo,Cất đồ dùng đúng nơi quy định...)
- Có nề nếp thói quen, hành vi văn minh trong sinh hoạt: ăn, ngủ, vui chơi
- Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức: Hình thành và phát triển ở trẻ
- Tính tò mò, tích cực tìm tòi, khám phá và phát hiện sự thay đổi các các sự vật hiện tượng xung quanh.
- Có một số hiểu biết sơ đẳng ban đầu về con người, cây cối, con vật và các hiện tượng tự nhiên xung quanh.
- Có 1 số hiểu biết đơn giản về một số nghề phổ biến, gần gũi.
- Có một số biểu tượng ban đầu về toán: Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân, đếm được trong phạm vi 5, nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng, gọi đúng tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác
- Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, tên lớp mầm non
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Hình thành và phát triển ở trẻ
- Khả năng nghe hiểu: Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản, chú ý lắng nghe người khác nói, biết đáp lại phù hợp.
- Trẻ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong giao tiếp: Mạnh dạn trao đổi cùng cô và các bạn, mạnh dạn nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình.
- Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi.
- Thuộc 1 số bài thơ ngắn.
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm-kĩ năng xã hội 
-Có ý thức về bản thân.
- Thích chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi.
- Có biểu hiện quan tâm đến ông bà, bố mẹ, anh em, cô giáo, bạn bè qua thái độ và việc làm.
- Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp.
- Chấp nhận và thực hiện một số quy định, nề nếp ở nhà và ở trường lớp.
- Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi,bảo vệ môi trường xung quanh:Tiết kiệm diện nước,biết giữ gìn vệ sinh môi trường: Không vất rác lung tung, không ngắt lá bẻ cành....
- Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Trẻ bộc lộ cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc.
- Biết hát kết hợp với vận động đơn giản: Nhún nhảy, giậm chân, vỗ tay...
- Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản phẩm đơn giản.
- Biết giữ gìn sản phẩm.
Dự kiến các chủ đề thực hiện
Năm học 2010- 2011
STT
Tên chủ đề
Số tuần thực hiện
Chủ đề nhánh
1
Trường mầm non Thạch khôi- Trung thu của bé
3 tuần
+ Trường mầm non Thạch Khôi: 1 tuần
+ Trường mầm non Thạch Khôi của bé - Bé vui đón tết trung thu: 2 tuần
2
Bé và gia đình của bé
6 tuần
+ Tôi là ai? 1tuần.
+ Bé cần gì để lớn? 2 tuần
+ Những người thân trong gia đình bé: 2 tuần
+ Những vật dụng cần thiết trong gia đình: 1 tuần.
3
Một số nghành nghề phổ biến trong xã hội
4 tuần
+ Nghề của người thân: 3tuần
+ Ước mơ của bé: 1 tuần
4
Những con vật ngộ nghĩnh
5 tuần
+Con vật sống trong gia đình:2 tuần
+ Con vật sống dưới nước: 1 tuần
+ Con vật sống trong rừng: 1 tuần
+ Con vật biết bay: 1tuần
5
Thế giới thực vật- Ngày tết quê em
6 tuần
+ Ngày tết quê em: 1 tuần
+ Các loại hoa- quả: 2 tuần
+ Các loại rau xanh:2 tuần
+ Bé với cây xanh: 1 tuần
6
 An toàn giao thông cho mọi người
4 tuần
+ Quy định và phương tiện giao thông đường bộ: 2 tuần
+Quy định và PTGT đường sắt, đường hàng không: 1 tuần
+ Quy định về PTGT đường thuỷ: 1 tuần
7
Quê hương- Đất nước- Bác Hồ
3 tuần
+ Hải Dương quê em: 1 tuần
+ Thủ đô Hà Nội: 1 tuần
+ Bác Hồ của em:1 tuần
8
Nước và các hiện tượng tự nhiên
2 tuần
+ Nước và mùa hè:1 tuần
+ Các hiện tượng tự nhiên: 1 tuần
9
Bé lớn lên rồi- Tết thiếu nhi 1/ 6
1 tuần
+ Bé lớn lên rồi- Tết thiếu nhi của bé.
IV. Kế hoạch khác
Lựa chọn hình ảnh phù hợp trang trí lớp học cho trẻ
Đảm bảo môi trường tự nhiên ở góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động.
Có kế hoạch cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ trong suốt năm học.
Thường xuyên chú ý góc tuyên truyền, bổ sung bài phù hợp thời điểm, phù hợp chủ đề giảng dạy trẻ.
Chủ đề 1: Trường mầm non Thạch Khôi
Mục tiêu
I. Phát triển thể chất :
1. Có ý thức tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, vui chơi, mặc quần áo … 
2. Rèn nề nếp văn minh trong ăn uống: không nói chuyện trong giờ ăn... 
3. Biết lấy, sắp xếp và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định .
4. Biết gọi tên một số món ăn quen thuộc ở trường mầm non.
5. Biết trong bữa ăn hàng ngày có nhiều loại thức ăn khác nhau. 
6. Biết các loại bánh đặc trưng của tết trung thu
7. Phát triển các loại cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động trong chủ đề.
8. Biết phối hợp các giác quan, chân tay trên cơ thể để vận động theo hiệu lệnh của cô “đi ,chạy thay đổi tốc độ, bật…”
II. Phát triển nhận thức:
1. Trẻ biết tên trường, tên lớp của mình: Biết đây là trường mầm non Thạch Khôi, lớp bé là lớp 3 tuổi cụm Trần- Thái- Nguyễn.
2. Hiểu được mối quan hệ giữa cô và trò, bạn với bạn.
3.Trẻ biết xưng hô đúng mực với cô giáo và các bạn, biết nghe lời người lớn.
4. Trẻ biết đặc điểm của trường mầm non: Có lớp học của trẻ, trong lớp có nhiều ĐDĐC . Kể tên ít nhất 3 ĐDĐC trong mỗi góc, kể tên ít nhất 1-2 phòng ban trong trường, kể ít nhất 3 ĐC ngoài trời. Biết tên các cô giáo và hiểu một số công việc hàng ngày của các cô giáo. Kể tên được bạn và một số các cô các các bác mà trẻ biết trong trường, hiểu được công việc của các cô bác và của trẻ trong trường mầm non.
5. Hiểu được ý nghĩa của việc đến trường và có hứng thú đi học.
6. Biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu.
7. Biết phân biệt nhiều – ít và đoán theo khả năng. Đếm đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng. - Nhận biết và phân biệt ĐDĐC trong lớp theo mầu sắc và hình dạng.
III. Phát triển ngôn ngữ:
1. Trẻ nghe và hiểu nội dung câu đơn giản.
2. Nghe và làm theo chỉ dẫn của cô.
- Biết mạnh dạn sử dụng một số từ mới, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với bạn và cô giáo. 
3. giao tiếp bằng lời với các bạn, các cô bác trong trường mầm non.
4. Nhận biết được mối quan hệ với các bạn, các cô giáo trong lớp mình, trong trường.
5. Biết thưa gửi khi trả lời, cám ơn khi nhận quà, xin lỗi khi làm sai.
6. Biết biểu lộ cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
7. Nhớ tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện.
8. Hiểu nội dung 2 bài thơ một cách đơn giản và diễn đạt bằng lời.
IV. Phát triển thẩm mỹ:
1. Giúp trẻ làm quen và biểu lộ cảm xúc trước sản phẩm tạo hình của cô, của bạn. Hay biểu lộ cảm xúc trước các tác phẩm âm nhạc được nghe.
2. Nhận biết từ 2- 3 âm thanh trong lớp, tiếng trống trường, tiếng loa truyền thanh, tiếng sắc xô…
3. Nghe hưởng ứng khi đọc thơ và kể chuyện cùng cô.
4. Biết thể hiện 2 bài hát, bài thơ một cách tự nhiên và phù hợp .
5. Mạnh dạn tham gia các hoạt động đọc thơ kể chuyện ,xé dán ,nặn…
6. Nhận biết màu sắc cơ bản, cách ngồi, cách cầm bút đúng tư thế, cách sử dụng đất, cách lăn dọc, xoay tròn, di màu, tô màu …
V. Phát triển tình cảm-kĩ năng xã hội :
1. Biết yêu quí trường mầm non, biết kính trọng cô giáo, các cô bác trong trường .
2. Biết yêu quí giữ gìn đồ dùng ,đồ chơi của trường của lớp, biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
3. Biết vứt rác đúng nơi quy định. 
4. Có kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi
5. Chơi hoà thuận với bạn bè.
Mạng nội dung
1. Tên trường, địa chỉ trường học của bé.
2. Quang cảnh ngôi trường nơi trẻ đang học
3. Các khu vực khác nhau trong trường: Phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng bếp, phòng hành chính, phòng các cô bác hiệu trưởng, hiệu phó
4. Trong trường có những ai? Công việc của các cô bác trong trường, mối quan hệ của trẻ với các cô bác trong trường, giữa trẻ với các bạn trong trường.
5. Yêu quý trường lớp, biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, giữ gìn đồ chơi chung trong sân trường. 
6. Kính trọng, lễ phép với các cô, bác trong trường.
Trường Thạch Khôi của bé.
Trường mầm non
Thạch Khôi
Bé học lớp 3 tuổi 
Trung thu của bé
1. Tên, vị trí lớp học của trẻ.
2. Các khu vực của lớp, các góc chơi trong lớp.
3. Tên gọi, tác dụng của các đồ dùng đồ chơi trong lớp.
4. Giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
5. Tên các cô giáo trong cụm, tên các bạn trong lớp.
6. Xưng hô đúng mực với cô giáo và các bạn.
7. Lễ phép, nghe lời người lớn.
8. Các công việc hàng ngày của cô giáo.
1. Trẻ biết được ngày tết trung thu là ngày 15- 8 âm lịch, ý nghĩa ngày tết trung thu.
2. Một số hoạt động của mọi người nhân dịp tết trung thu.
3. Tên gọi các đồ chơi, các loại bánh đặc trưng của tết trung thu.
Mạng Hoạt động
1. Quan sát, trò chuyện về trường lớp của trẻ.
2. Trò chuyện về công việc của cô giáo, công việc của các cô bác trong trường
3. Trẻ giới thiệu về mình và làm quen với các bạn trong lớp
4. Quan sát, tìm hiểu về các phòng ban là nơi làm việc của các cô bác trong trường
5. Quan sát, tìm hiểu về các đồ chơi 
ngoài trời cũng như đồ chơi trong lớp.
- Trò chuyện về ngày tết trung thu
1. Vận động :
+ Cho trẻ đi chạy theo cô
+ Đi chạy theo hiệu lệnh của cô
+ Đi chạy theo đường hẹp, Bật tại chỗ 
2. Dinh dưỡng:+ Kể tên các món ăn hàng ngày trẻ được ăn tại trường và ở nhà
+ Kể về món bánh đặc trưng của ngày tết trung thu: Bánh nướng, bánh dẻo
+ Cung cấp cho trẻ kiến thức về dinh dưỡng có trong các món ăn
+ Cho trẻ tập làm các công việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, chơi, mặc quần áo…
Trường mầm non Thạch Khôi
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển tình cảm-KNXH
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mỹ
- Dạy trẻ hiểu nội dung ý nghĩa các bài thơ: Cô giáo của em, bé không khóc nữa, bạn mới…và thuộc ít nhất 1 trong các bài thơ đó.
- Nghe cô kể câu chuyện “Lớp học của cô giáo Hươu Sao” và trò chuyện cùng cô câu chuyện
- Rèn thói quen chào cô, chào bố mẹ ông bà khi đến lớp và khi về nhà
- Tập dùng từ “Xin lỗi, cảm ơn” đúng lúc
- Trò chuyện để trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình về trường,lớp mn
- Tổ chức cho trẻ các hoạt động giao lưu với các cô bác trong trường và các bạn lớp khác
-Đọc truyện,thơ về trường lớp mn
-Tập dọn vệ sinh lớp 
-Tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp
-Làm album ảnh lớp
-
- Tạo hình
 + Làm quen với cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút đúng.
 + Làm quen với các màu cơ bản
 + Tô màu đồ dùng đò chơi
 + Tô màu trường mầm non
 + Tô màu đèn ông sao
- Âm nhạc
 + Dạy trẻ học thuộc các bài hát: Cháu đi mẫu giáo, vui đến trường, đi học về và vận động minh hoạ cho các bài hát
 + Cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất, tai ai tinh
 + Cho trẻ nghe bài hát: Ngày đầu tiên đi học, chiếc đèn ông sao
- Góc tạo hình: Tô màu, vẽ, đồ dùng đồ chơi của bé, tô màu tranh trường mầm non non…
- Góc âm nhạc: Múa,hát, đọc thơ về chủ đề trường mầm non.
Kế hoạch tuần I
Kế hoạch tuần I Chủ đề nhánh: Trường mầm non thạch khôi của bé
Thực hiện từ ngày 6/9/09-10/9/09
Mục đích- yêu cầu:
Kiến thức:
-Tìm hiểu về tên trường, lớp, tên các cô giáo trong trường.
Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.
Kỹ năng: 
Rèn luyện, phát triển các nhóm cơ cho trẻ.
Trẻ biết tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô.
Biết thực hiện các vai chơi trong các góc chơi, 
Biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
3.Thái độ:
- Trẻ thích đến lớp, vui vẻ hoà đồng.
- Biết chào hỏi cô giáo, phụ huynh đến lớp.
- Hào hứng tham gia các hoạt động.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
Lớp học gọn gàng sạch sẽ, sân tập, sân chơi bằng phẳng sach sẽ.
Đồ dùng, đồ chơi các góc.đồ dùng phục vụ các môn học.
III. Tổ chức hoạt động:
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ 
 - Thông thoáng phòng chuẩn bị đón trẻ.
 - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc cho trẻ chơi.
 - Rèn nề nếp chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp, cất đồ dùng, đồ chơi đùng nơi quy định.
Trò chuyện
 Mục đích:
- Giúp trẻ thích đi học, giao lưu với các bạn, nhớ tên các bạn.
- Giúp trẻ hiểu biết về trường lớp, các đồ dùng đồ chơi trong trường,lớp
Nội dung dự kiến:
+ Trường của chúng mình là trường gì?
+ Chúng mình có thích đến trường không?Vì sao?
+ Bác hiệu trưởng, hiệu phó trường mình là ai?
+Trên sân trường có những đồ chơi, thiết bị nào?
Ghi chú
Thể dục sáng
a.Mục đích- yêu cầu: - Rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ.
 - Trẻ biết tập các động tác thể dục mô phỏng theo cô.
b.Chuẩn bị: Trang phục cô và trẻ gọn gàng, sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
c.Tổ chức hoạt động
*Khởi động : Cho trẻ đi theo nhạc bài hát "đoàn tàu nhỏ xíu'', kết hợp đi chạy các kiểu.
*Trọng động : BTPTC (Tập theo hình thức dùng lời mô phỏng động tác)
- Động tác 1: Hô hấp (Tập 3 lần)
“Chúng ta cùng làm gà gáy nhé”. Cô cùng trẻ cùng làm gà gáy”ò ó o” 
- Động tác 2: Tay (Tập 3- 4 lần)
Cô nói “Các con dấu tay ra sau lưng như cô” trẻ cho tay ra sau lưng
Cô nói “Tay đâu” cô và trẻ đồng thời dưa tay ra phía trước và nói”Tay đây”
- Động tác 3: Chân (Tập 3- 4 lần)
Cô nói “Giấu chân”, cô và trẻ cùng ngồi xổm 
Cô hỏi “Chân đâu”đứng lên dậm chân và nói”Chân đây”trẻ làm và nói theo cô
- Động tác 4: Bụng (Tập 3- 4 lần)
Cúi người về trước, 2 tay vỗ 2 đầu gối(Làm gà mổ thóc)”Túc tục”
- Động tác 4: Bật (4- 5 lần)
Giả làm “những chú ếch đi kiếm mồi” 
Chúng ta cùng làm những chú ếch đi kếm mồi: Cô và trẻ cùng bật
*Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân tập.
Hoạt động có chủ định
PTTC: Đi, chạy theo cô
KPXH: Trường mầm non của bé 
TH: LQ cách cầm bút và màu cơ bản
ÂN: Trường chúng cháu là trường mầm non
PTNN: Thơ: Bé không khóc nữa
Dạo chơi ngoài trời 
- Quan sát khu đồ chơi ngoài trời.
- TC: Giúp cô tìm bạn.
- Thăm quan phòng ytế.
- TC: Chi chi chành chành.
- Thăm quan phòng bác hiệu trưởng
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Hãy nhặt rác bỏ vào thùng
- TC: Lộn cầu vồng.
-Nhặt lá trang trí lớp
-TC:Giúp cô tìm bạn
- Chơi tự do: Cho trẻ chơi ở khu đồ chơi ngoài trời theo ý thích của trẻ. 
 - Cô bao quát trẻ chơi.
Hoạt động góc
* Trò chuyện: Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trường mầm non của chúng mình có tên là gì?
- Bạn nào có thể kể về trường mình cho cô và các bạn cùng nghe?
- Các con có yêu trường mầm non của chúng mình không?
- Vậy hôm nay bạn nào chơi trong góc xây dựng hãy xây trường mầm non Bình Minh của chúng mình thật đẹp để mọi người đến tham quan nhé!
- Chúng mình sẽ xây trường mầm non như thế nào? Xây những gì?
- Vậy các bạn hãy vào góc âm nhạc thể hiện những bài hát bài thơ mà chúng mình được học nhé!
- Sau khi học xong các bạn hãy đến phòng y tế để bác sỹ cân đo kiểm tra sức khoẻ cho các bạn nhé!
- Còn đây khu nhà bếp của trường mầm non, các bác nhà bếp luôn nấu các món ăn ngon để phục vụ các bạn, các bạn hãy đến thưởng thức nhé!
- Bạn nào khéo tay hãy vào góc tạo hình tô màu trường mầm non, đồ chơi mà các con thích!
- Bạn nào muốn xem truyện tranh, xem sách truyện về trường mầm non hãy vào góc văn học!
- Muốn vào góc chơi các con hãy ra lấy ký hiệu gắn vào góc chơi mình đã chọn.
- Khi chơi cùng nhau các con nhớ chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau, lấy cất dồ chơi nhẹ nhàng, nói nhỏ đủ nghe.
* Cho trẻ vào góc chơi.
- Góc phân vai : Cửa hàng bán đồ dùng đến trường của trẻ: ba lô, mũ, quần áo….
 Nhà bếp nấu nhiều món ăn ngon 
 Phòng y tế: Bác sĩ của trường khám sức khỏe cho các cháu.
- Góc văn học: Kể chuyện trường bé : Xem truyện tranh, sách truyện tự tạo, tranh ảnh về trường mầm non
- Góc tạo hình: Tô màu, vẽ trường mầm non, đò chơi của bé...
- Góc âm nhạc: Múa hát, đọc thơ các bài về chủ đề…
- Góc xây dựng: Xây trường mầm non Bình Minh có khu lớp học, sân chơi, cây cối, ….
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, động viên khen ngợi 
trẻ kịp thời.
* Kết thúc: Cho trẻ cất đồ chơi 
Hoạt động chiều
- Những người bạn trong lớp tôi.
- Bạn nào gọn gàng nhất?
- Làm quen bài thơ: Bé không khóc nữa.
- Tập văn nghệ chuẩn bị cho Tết trung thu.
- Nghe nhạc không lời.
Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự chọn.
Cô bao quát trẻ chơi.
Đổi hoa ra cờ cuối ngày.
- Vệ sinh trả trẻ.
Kế hoạch ngày
 Thứ 2 ngày 06 tháng 09 năm 2010
I.Mục đích:
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng thực hiện các vận động đi, chạy theo cô, mạnh dạn thực hiện các vận động.
- Giúp kích thích khả năng quan sát và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giúp trẻ nhớ tên các bạn trong lớp, tạo tình cảm gắn bó giữa các trẻ trong lớp. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
II. Chuẩn bị
- Trang phục của trẻ gọn gàng, một số đồ dùng đồ chơi.
III. tiến hành:
Tổ chức hoạt động
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Hoạt động có chủ định: Thể dục “Đi chạy theo cô”
a. Khởi động: Cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo cô.
b. Trọng động: 
 BTPTC: Tập theo hình thức dùng lời mô phỏng động tác
- Động tác 1: Hô hấp (Tập 3 lần)
“Chúng ta cùng làm gà gáy nhé”. Cô cùng trẻ cùng làm gà gáy”ò ó o” 
- Động tác 2: Tay (Tập 2- 3 lần)
Cô nói “Các con dấu tay ra sau lưng như cô” trẻ cho tay ra sau lưng
Cô nói “Tay đâu” cô và trẻ đồng thời đưa tay ra phía trước và nói”Tay đây”
- Động tác 3: Chân (Tập 3- 4 lần)
Cô nói “Giấu chân”, cô và trẻ cùng ngồi xổm 
Cô hỏi “Chân đâu”đứng lên dậm chân và nói”Chân đây”trẻ làm và nói theo cô
- Động tác 4: Bụng (Tập 2- 3 lần)
Cúi người về trước, 2 tay vỗ 2 đầu gối(Làm gà mổ thóc)”Túc tục”
- Động tác 4: Bật (3- 4 lần)
Giả làm “Những chú ếch đi kiếm mồi” 
Chúng ta cùng làm những chú ếch đi kếm mồi: Cô và trẻ cùng bật
 VĐCB: Đi chạy theo cô
- Trò chuyện về trường lớp của trẻ
- Đến lớp các bạn được làm những gì?
- Các bạn có muốn chơi cùng cô không?
- Hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi “Thi xem ai làm giống cô nhất. Cô sẽ thực hiện các kiểu đi chạy và các bạn hãy làm theo cô xem ai làm giống cô nhất nhé”
- Cô thực hiện các kiểu đi chạy: Đi chậm, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy cao chân…
- Cô cho lần lượt trẻ thực hiện theo cô theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4- 5 trẻ
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân tập.
* Kết thúc: Cô nhận xét hoạt động, thưởng cờ cho trẻ hoạt động tích cực.
2. Hoạt động ngoài trời.
a. HĐCMĐ: Quan sát khu đồ chơi ngoài trời.
- Cô cho trẻ đi xuống khu đồ chơi ngoài trời ở sân trường
- Các bạn có biết đây là đâu không?
- ở đây có những đồ chơi nào?
- Những đồ chơi này được làm bằng gì?
- Nó có hình dáng như thế nào?
- Các con được chơi với những đồ chơi này chưa?
- Chơi với những đồ chơi này như thế nào?
b. Trò chơi: Giúp cô tìm bạn
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi hình vòng tròn để tất cả trẻ nhìn thấy nhau, cho trẻ quan sát các bạn thật kỹ sau đó cô quay lưng lại và miêu tả đặc điểm của một trẻ nào đó. Bạn được tìm lên nếu đúng sẽ tự giới thiệu về mình, nếu sai bạn đi tìm phải nhảy lò cò .
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
3. Hoạt động chiều:
a.TC: Lộn cầu 

File đính kèm:

  • docgia dinh.doc
Giáo Án Liên Quan