Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Nghe hát "Năm ngón tay ngoan"

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát “Năm ngón tay ngoan”, biết tên tác giả Nguyễn Văn Thụ

- Trẻ hiểu được nội dung của bài nghe hát “Năm ngón tay ngoan”: bài hát nói về năm ngón tay được ví như 5 anh em trong một gia đình, rất yêu thương, đoàn kết và làm nhiều việc tốt giúp mọi người.

- Trẻ biết các động tác vận động theo bài hát “Thiên đàng búp bê”

2. Kĩ năng:

- Trẻ hát rõ lời, biết dùng các bộ phận trên cơ thể để vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát “Thiên đàng búp bê”.

- Trẻ nói được tên bài hát và nghe trọn vẹn bài hát “Năm ngón tay ngoan”.

- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi “luyện thanh theo âm la” cùng cô.

- Trẻ phát triển ngôn ngữ : trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc, hát rõ lời, không bị ngọng.

3. Thái độ:

- Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia giờ học.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương các bạn, các anh em trong gia đình và giúp đỡ mọi người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 18946 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình - Nghe hát "Năm ngón tay ngoan", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
Giáo án
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề : Gia đình
Nội dung trọng tâm : Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”
 Nhạc và lời: Trần Văn Thụ.
Nội dung kết hợp : Ôn VĐ “Thiên đàng búp bê”
 Nhạc và lời: Văn Khoa
Lứa tuổi : Trẻ 3 – 4 tuổi
Số trẻ : 18 – 20 trẻ
Thời gian : 20 – 25 phút
Ngày dạy : 5/11/2014
 Năm học 2014-2015
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài hát “Năm ngón tay ngoan”, biết tên tác giả Nguyễn Văn Thụ
- Trẻ hiểu được nội dung của bài nghe hát “Năm ngón tay ngoan”: bài hát nói về năm ngón tay được ví như 5 anh em trong một gia đình, rất yêu thương, đoàn kết và làm nhiều việc tốt giúp mọi người. 
- Trẻ biết các động tác vận động theo bài hát “Thiên đàng búp bê”
2. Kĩ năng:
- Trẻ hát rõ lời, biết dùng các bộ phận trên cơ thể để vận động nhịp nhàng theo nhạc bài hát “Thiên đàng búp bê”.
- Trẻ nói được tên bài hát và nghe trọn vẹn bài hát “Năm ngón tay ngoan”.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi “luyện thanh theo âm la” cùng cô. 
- Trẻ phát triển ngôn ngữ : trả lời đủ câu, rõ ràng, mạch lạc, hát rõ lời, không bị ngọng.
3. Thái độ:
- Trẻ vui vẻ, hào hứng tham gia giờ học.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương các bạn, các anh em trong gia đình và giúp đỡ mọi người.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc bài: “Thiên đàng búp bê”, “Năm ngón tay ngoan”.
- Đài đĩa, loa.
- Rối ngón tay
- Mô hình 1 bàn tay cỡ lớn để minh họa cho bài hát nghe.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Dụng cụ âm nhạc dành cho cô: Đàn oocgan, đàn tranh.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
(1- 2 phút)
Cô cho trẻ ngồi xúm xít bên cô và chơi trò chơi 
“Luyện thanh theo âm LA”
Cô nhận xét sau khi chơi và dẫn dắt vào bài.
Trẻ chơi trò chơi “luyện thanh” cùng cô.
2. Nội dung chính:
a. HĐ 1: NDKH:
Ôn VĐ
“Thiên đàng búp bê”
(6- 8 phút)
b. HĐ 2: NDTT: Nghe hát “Năm ngón tay ngoan”
(12-13phút)
*Các con đã thuộc nhiều bài hát nói về tình cảm gia đình, các con hãy nghe giai điệu của đoạn nhạc sau và đoán xem đó là bài hát gì nhé?
- Cho trẻ nghe giai điệu một đoạn nhạc.
Cô gọi 3-4 trẻ trả lời. 
=> Các con đã trả lời rất chính xác rồi đấy, đó là bài hát “Thiên đàng búp bê” của tác giả Văn Khoa mà cô đã dạy các con. Cô và các con hãy cùng hát lại 1 lần. 
- Cho cả lớp hát cùng cô 1 lần có nhạc.
(Trẻ ngồi xúm xít quanh cô)
* Cô cho trẻ ôn vận động:
- Lần 1: Cô cho cả lớp đứng theo đội hình vòng tròn hát và vận động theo nhạc.
(Cô nhận xét trẻ vận động – chú ý sửa động tác sai cho trẻ)
- Lần 2: Trẻ vận động theo hình thức thi đua từng tổ:
Cô gọi từng tổ đứng lên hát và vận động theo nhạc 
(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
=> Cô và các bạn nhận xét động viên sau mỗi lần các tổ hát và vận động xong 
- Lần 3: Mời cá nhân trẻ lên vận động:
- Lần 4: Cô chia cả lớp ra làm 2 nhóm bạn trai và nhóm bạn gái. 
=> Cô nhận xét và khen ngợi cả lớp.
* HĐ2: Nghe hát: Năm ngón tay ngoan 
Lần 1: (Cô cho trẻ ngồi xúm xít bên cạnh cô)
Các con cùng lắng nghe cô hát. Bài hát nói về năm ngón tay được ví như 5 anh em trong một gia đình, rất yêu thương, đoàn kết và làm nhiều việc tốt giúp mọi người. (Cô hát có nhạc và thể hiện tình cảm lời bái hát).
- Bạn nào có thể đặt tên cho bài hát cô vừa hát nào? (Mời 2-3 trẻ)
Các con đã đặt rất nhiều tên hay cho bài hát. (Cô giới thiệu tên bài hát là “Năm ngón tay ngoan” sáng tác nhạc sĩ Trần Văn Thụ).
- Ai giỏi có thể nhắc lại chính xác tên bài hát , tên tác giả nào?
Cô hỏi 3-4 trẻ sau đó cô nhắc lại tên bài hát và tên tác giả. 
 Lần 2: Cô cho trẻ cảm nhận giai điệu bài hát qua tiếng đàn MANGDOLIN.(Cho trẻ ngồi gần cô)
- Cô đố cả lớp mình đây là đàn gì nhỉ?
=>Đó là cây đàn tranh, một nhạc cụ dân tộc cô đã cho các con nghe qua các làn điệu dân ca. Hôm nay cô sẽ đàn bài “Năm ngón tay ngoan” để lớp mình cùng cảm nhận giai điệu của bài hát qua tiếng đàn tranh nhé.
- Cô đàn cho trẻ nghe. 
- Cô hỏi trẻ cảm nhận về giai điệu của bài hát.
Cô gọi 1-2 trẻ trả lời.
=> Giai điệu của bài hát vui tươi, nhịp nhàng. Lớp mình hãy cùng xem cô biểu diễn bài hát này với rối ngón tay.
Lần 3: Cô hát cùng với nhạc và minh họa bằng rối ngón tay.
- Cô hát và thể hiện cử chỉ, điệu bộ cùng giao lưu với trẻ. 
Lần 4: Cô vận động minh họa theo lời bài hát.
(Cô bật nhạc bài hát và vận động minh họa với mô hình bàn tay theo từng nhận vật của bài hát).
- Sau khi hát xong cô cho trẻ cùng nhắc lại từng nhận vật theo mô hình bàn tay. 
=> GD trẻ: Chúng mình vừa được nghe bài hát “Năm ngón tay ngoan” sáng tác Hoàng Văn Thụ. Và các con hãy giống như anh em nhà ngón tay hãy biết yêu thương ông bà, bố, mẹ các anh em trong gia đình và biết yêu các bạn, giúp đỡ mọi người nhé.
Trẻ nghe giai điệu
- Trẻ trả lời.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ vận động cùng cô.
- Trẻ vận động và thi đua giữa các tổ.
Cá nhân trẻ vận động
- Trẻ vận động theo nhóm bạn trai - bạn gái.
- Trẻ lắng nghe cô hát
- Trẻ đặt tên theo ý thích
- Trẻ trả lời
- Trẻ ngồi ghế nghe cô đàn 
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô hát và xem cô biểu diễn rối ngón tay.
- Trẻ xem cô hát với mô hình bàn tay.
- Trẻ trả lời và chơi với mô hình bàn tay.
3. Kết thúc
 1-2 phút
- Nhận xét và tuyên dương trẻ, thưởng hoa cho trẻ
- Trẻ dán hoa
ỡiHoi

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac(2).doc
Giáo Án Liên Quan