Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số phương tiện và luật lệ giao thông - Trần Thị Nga

1. Phát triển vận động

a. Phát triển cơ lớn, cơ nhỏ và cơ hô hấp.

- Trẻ thực hiện tốt các động tác tay, chân, bụng cùng cô, cùng nhạc. Chuyển các động tác nhịp nhàng chủ động.

b. Kỹ năng vận động

- Trẻ biết thực hiện 1cách chính xác và nhanh nhẹn các vận động: Đi, bước trên bục, chuyền bóng

- Biết chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.

c. Tập các vận động bàn tay:

- Sử dụng kéo, bút, giấy thủ công để vẽ và dán tranh và thực hiện các yêu cầu của cô

- Tô, vẽ về các hình ảnh liên quan đến phương tiện giao thông

2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe:

- Trẻ biết vệ sinh cá nhân và giữ môi trường sạch sẽ, biết tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường như: Đạp xe đạp hưởng ứng giờ trái đất quanh hồ gươm, nhặt lá dưới sân trường và vườn hoa

- Trẻ biết thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh thực hành đã có.

 

docx31 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số phương tiện và luật lệ giao thông - Trần Thị Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON BRIGHTSCHOOL
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG
LỨA TUỔI: MẪU GIÁO BÉ
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 5 TUẦN
 ( Từ 02/3 đến 27/3/2015)
GIÁO VIÊN: Trần Thị Nga
 Nguyễn Thùy Linh
LỚP: Mầm Xanh 
NĂM HỌC 2014-2015
I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
NỘI DUNG
LƯU Ý
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Phát triển vận động
a. Phát triển cơ lớn, cơ nhỏ và cơ hô hấp.
- Trẻ thực hiện tốt các động tác tay, chân, bụng cùng cô, cùng nhạc. Chuyển các động tác nhịp nhàng chủ động.
b. Kỹ năng vận động
- Trẻ biết thực hiện 1cách chính xác và nhanh nhẹn các vận động: Đi, bước trên bục, chuyền bóng
- Biết chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
c. Tập các vận động bàn tay:
- Sử dụng kéo, bút, giấy thủ công để vẽ và dán tranh và thực hiện các yêu cầu của cô 
- Tô, vẽ về các hình ảnh liên quan đến phương tiện giao thông
2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe:
- Trẻ biết vệ sinh cá nhân và giữ môi trường sạch sẽ, biết tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường như: Đạp xe đạp hưởng ứng giờ trái đất quanh hồ gươm, nhặt lá dưới sân trường và vườn hoa
- Trẻ biết thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh thực hành đã có.
1. Phát triển vận động:
a. Phát triển cơ lớn, cơ nhỏ và hô hấp.
- Trẻ tập bài múa theo nhạc của trường
b. Kỹ năng vận động:
- Đi trong đường hẹp có mang vật trên đầu
- Bước lên xuống bục cao (30cm)
- TCVĐ: Qua đường, tàu hoả, chim sẻ và ô tô, đuổi bóng
c. Tập các vận động bàn tay:
- Vẽ ô tô, Dán các bộ phận còn thiếu của tàu hoả và tô màu bức tranh, vẽ cảnh biển, vẽ thuyền, làm các bức tranh màu sắc
2. Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe: 
- Trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường cùng với cô giáo và các bạn.
- Trẻ duy trì rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh, xúc miệng bằng nước muối…
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1/ Khám phá MTXQ:
- Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động của xe máy, xích lô, máy bay, thuyền
- Biết quan sát và nhận xét sự giống và khác nhau giữa hai loại phương tiện giao thông theo dấu hiệu rõ nét
- Nhận ra và hiểu ý nghĩa của quy định giao thông đèn xanh, đèn đỏ.
- Biết ý nghĩa của ngày 8-3
2/ Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:
- Trẻ biết cách phân biệt phía phải, phía trái
- Trẻ biết phân biệt hình tam giác hình vuông
1/ Khám phá MTXQ:
- Trò chuyện về xe máy, xích lô, máy bay trực thăng, thuyền buồm, tàu thuỷ
- Tìm hiểu một số luật lệ giao thông giành cho người đi bộ
- Trò chuyện về ngày 8-3
2/ Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
- Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái
- Dạy trẻ biết phân hình tam giác hình vuông
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1/ Nghe:
- Hiểu và làm theo các yêu cầu 
- Nghe và trả lời được câu hỏi của cô.
- Nghe hiểu nội dung truyện kể
 - Nghe các bài hát, bài thơ về chủ đề giao thông
2/ Nói:
- Biết sử dụng các câu đơn giản để kể về những phương tiện giao thông quen thuộc bé biết
- Đọc được thơ, kể lại chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề vềgiao thông,...với sự giúp đỡ của người lớn.
tranh.
- Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
3 Làm quen đọc, viết:
- Trẻ hiểu được các luật lệ giao thông đường bộ đơn giản và thông thường. 
- Biết cách đọc truyện qua tranh vẽ.
1/ Nghe
- Trẻ hiểu làm theo yêu cầu của cô.
- Hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện, bài hát.
- Truyện đọc: Xe lu xe ca, chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng
- Thơ: Gió từ tay mẹ, thuyền giấy
* Âm nhạc:
- Hát và nghe , các bài hát trong chủ đề: Nhớ lời cô, em đi qua ngã tư đường phố, anh phi công ơi…
2/ Nói
- Trẻ trò chuyện với cô về những phương tiện giao thông trẻ biết
- Trẻ được nói và bày tỏ những cảm xúc đơn giản của mình 
- Trẻ được đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề về giao thông, với sự giúp đỡ của người lớn.
3 Làm quen đọc, viết:
- Thực hành cầm sách, xem sách, nghe cô đọc truyện.
- Tập “đọc” truyện cho bạn nghe.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
1/ Phát triển tình cảm:
-Thông qua các hoạt động học tập cũng như sự giao lưu giữa trẻ với trẻ…
- Trẻ biết chấp hành luật giao thông đường bộ
- Biết biểu lộ cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, lời nói, qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện.
2/ Phát triển kỹ năng xã hội:
- Thực hiện tốt quy đinh ở những nơi công cộng
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn)
- Chờ đến lượt
1/ Phát triển tình cảm:
- Khuyến khích trẻ trò chuyện với nhau, đặt câu hỏi mở để trẻ hiểu về chủ đề giao thông
- Trẻ biết chấp hành luật giao thông đường bộ
- Trẻ biểu diễn các bài hát, tập đọc thơ các bài trong chủ đề
2/ Phát triển kỹ năng xã hội:
- Thực hiện tốt quy đinh ở những nơi công cộng
- Cử chỉ, lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn)
- Chờ đến lượt
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
1/ Cảm nhận cảm xúc
- Trẻ biết bộc lộ tình cảm của mình với những điều bé thích, bé không thích khi nói chuyện về các phương tiện giao thông ( khói xe, bụi)
- Biểu lộ trạng thái, cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động.
2/ Kỹ năng:
a. Tạo hình:
- Sử dụng 1 số kĩ năng vẽ, xé dán để tạo ra sản phẩm đơn giản (vẽ ô tô, dán thuyền, tàu hoả)
b. Âm nhạc:
- Hát đúng giai diệu, lời ca bài hát về chủ đề giao thông
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc
3/ Sáng tạo:
- Tô màu, vẽ, dán để tạo ra các sản phẩm tạo hình bé thích (tô màu phong phú, dán trang trí các chi tiết khác nhau)
1/ Cảm nhận cảm xúc:
- Trẻ được bộc lộ tình cảm của mình khi nghe và hát các bài hát về chủ đề, khi nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ.
2/ Kỹ năng:
a. Tạo hình:
- Vẽ ô tô
-Dán các bộ phận còn thiếu của tàu hoả và tô màu bức tranh
- Vẽ cảnh biển, vẽ thuyền, làm các bức tranh màu sắc
-Biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
b. Âm nhạc
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát: Hoa bé ngoan, đoàn tàu nhỏ xíu, nhớ lời cô, em đi qua ngã tư đường phố
- Trẻ biết hưởng ứng cùng cô khi nghe hát 
3/ Sáng tạo:
- Xé dán hình cột đèn giao thông
- 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng học liệu, CSVC
 - Đồ dùng đồ chơi trong các góc.
 - Đồ dùng tranh ảnh phục vụ cho chủ đề giao thông
 - Các loai phế liệu, nguyên liệu: Bìa , giấy, các loại vỏ hộp, mầu nước …phục vụ các hoạt động trong chủ đề . 
 2.Đối với giáo viên
 - Chuẩn bị môi trường lớp có nội dung của chủ đề “Giao thông”, sạch sẽ, gọn gàng.
 - Chuẩn bị 1 số bài tập toán cho trẻ
 - Tên các góc chơi và 1 số đồ dùng cho góc chơi
 - Chuẩn bị giấy mầu, các loại hộp, phế liệu, mầu nước, mầu sáp, …làm các sản phẩm về chủ đề.
 - Sưu tầm băng đĩa nhạc có nội dung về chủ đề cho trẻ nghe và dạy trẻ hát, đọc thơ kể chuyện…
 - Thông báo cho phụ huynh về chủ đề mới 
 3.Đối với trẻ
 - Làm quen với tên chủ đề, các góc chủ đề mới và khuyến khích trẻ tạo hứng thú, yêu thích chủ đề.
 - Sưu tầm các nguyên liệu để làm sản phẩm.
4.Đối với phụ huynh.
 - Đóng góp học liệu: Tranh ảnh, sách báo, giấy màu, có nội dung của chủ đề mới để phục vụ cho các hoạt động ở lớp.
 - Trao đổi với giáo viên về các hoạt động diễn ra ở lớp, thường xuyên trò chuyện với trẻ để ôn luyện củng cố thêm cho trẻ
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thực hiện trong hoạt động trò chuyện đầu tuần về chủ đề giao thông
- Cho trẻ nghe bài: “Đường em đi” 
- Cô hỏi trẻ bài hát hát nói về điều gì?
- Cho trẻ nói về những hiểu biết của mình về những luật giao thông giành cho người đi bộ mà trẻ biết
- Để biết thêm nhiều hơn nữa cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu qua chủ đề “Một số phương tiện và luật lệ giao thông”
2. Khám phá chủ đề:
KẾ HOẠCH TUẦN 1
Bé chào đón ngày 8-3
(Từ 02/03 đến 06/03/2015 
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
ĐÓN- TRẢ TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề: “Bé chào đón ngày 8-3”, chia trẻ thành từng nhóm nhỏ, cô cho trẻ xem các bức tranh và trình chiếu một số hình ảnh mít tinh lien quan tới chủ đề về ngày 8-3 và đàm thoại.
- Ý nghĩa ngày 8-3
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà và khi ở lớp.
THỂ DỤC SÁNG
Tập theo nhạc bài liên khúc
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Trò chuyện đầu tuần và tìm hiểu ngày 8-3
Dạy hát: “Hoa bé ngoan”
Nghe hát: “Bông hoa mừng cô”
TCÂN: “Tai ai tinh”
VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên đầu
TCVĐ: Đoàn tàu hỏa
Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái
Thơ: Gió từ tay mẹ
CHƠI NGOÀI TRỜI
Vẽ hoa bằng phấn
TCVĐ: Chim mẹ chim con
Quan sát vườn rau của lớp và tưới cây
TCVĐ: Cáo và thỏ
Chơi vận động tại phòng thể chất
TCVĐ: Dung dăng dung dẻ
Quan sát bể cá
TCVĐ: Ôtô và chim sẻ
Chơi vận động tại tầng 1
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
* Góc phân vai: Gia đình ngày 8-3, cửa hàng bán cây, bán hoa
*Góc lắp ghép: Lắp ghép theo ý thích.
* Góc khám phá : tưới cây, chăm sóc cá
*Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, cắt, dán, in hình hoa từ các loại quả tặng cô giáo và mẹ, bà, chị
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tiếng anh
Tiếng anh
Tạo hình
Tiếng anh
Múa- võ
Tiếng anh
Tạo hình
Tiếng anh
Múa- võ
NN-TQ-VS-SK
- Tiếp tục rèn tính tự giác biết gọi cô thay quần áo khi bị bẩn, ướt.
- Tiếp tục duy trì những kĩ năng chăm sóc và vệ sinh cá nhân cho trẻ: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, xúc miệng nước muối, uống nhiều nước.
- Chào hỏi người lớn
- Rửa tay khi vào trường và ra về
Thứ ngày tháng năm
Giáo viên:
Văn hoá
Trò chuyện đầu tuần và tìm hiểu ngày 8-3
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết ngày mồng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày dành cho các bà, các mẹ, các cô giáo, các chị.... 
- Trẻ biết một số hoạt động của ngày 8/3. Như mít tinh, toạ đàm, vui văn nghệ, thể thao, tặng hoa, tặng quà… Cho các bà, các mẹ, cô giáo, các bạn gái...
- Trẻ biết dán những bông hoa rời tạo thành bức tranh. 
2. Kỹ năng: 
- Thông qua hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 
- Củng cố kĩ năng dán cho trẻ.
3. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bà, mẹ, cô giáo......chăm ngoan học giỏi, Biết thể hiện tình cảm của mình nhân ngày 8/3.
II. Chuẩn bị: Tranh một số hoạt động của ngày 8/3:
+ Tranh 1: Các cô giáo vui văn nghệ kỉ niệm ngày 8/3.
+ Tranh 2: Các bạn nhỏ tặng hoa cho cô giáo ngày 8/3
+ Tranh 3: Bé tặng hoa cho mẹ.
- Giá treo tranh, que chỉ, sắc xô, Đàn, chiếu ngồi.
- 3 tranh vẽ bó hoa và một số bông hoa cắt rời
III. Tiến hành: 
HĐ1: Ổn định: 
Cô cùng trẻ ngồi quây quần bên nhau cùng trò chuyện:
- Các con có biết trong tháng 3 có ngày gì đặc biệt?
- Cô đố các con ngày 8- 3 là ngày gì?
Giới thiệu: Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày dành riêng cho các bà, các mẹ, các cô…. để biết được trong ngày này mọi người thường tổ chức những hoạt động gì. Hôm nay cô cùng các con cùng trò chuyện tìm hiểu.
* HĐ2: Trò chuyện về ngày 8/3.
- Ngày mùng 8/3 là ngày gì? 
=> À đúng rồi ngày mùng 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô....
- Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức hoạt động gì?
* Tranh 1: Các cô giáo vui văn nghệ kỷ niệm ngày 8/3.
- Cô giáo có bức tranh gì đây?
- Các con thấy các cô giáo đang làm gì?
- Đố chúng mình biết các cô giáo hát về ngày gì?
=> Ngày mùng 8/3 mọi người thường tổ chức toạ đàm, ôn lại ý nghĩa của ngày này và vui văn nghệ.....
- Ngoài vui văn nghệ mọi người còn làm gì?
* Tranh 2: Bé tặng hoa cô giáo
- Các con xem cô còn có tranh gì đây?
- Bé tặng hoa cô giáo nhân ngày gì?
=> Cô giáo là người hàng ngày quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các con để thể hiện tình cảm của mình trong ngày mồng 8/ 3 các bạn nhỏ đã mang những bó hoa tươi thắm đến tặng cô giáo.
- Các bạn nhỏ trong tranh tặng hoa cho cô giáo thế còn các con có ý định tặng gì cho cô giáo của mình trong ngày mồng 8/3.
* Tranh 3: Bé tặng hoa cho mẹ
- Ngoài tặng hoa, tặng quà cho cô giáo, ngày 8/3 các con còn tặng quà cho những ai?
- Em bé đang làm gì?
- Vì sao bé lại tặng hoa cho mẹ?
= > Mẹ là người sinh ra các con, nuôi các con khôn lớn để tỏ lòng biết ơn công lao của mẹ ngày mùng 8/3 bé đã chọn những bông hoa đẹp nhất tặng cho mẹ.
- Thế còn các con có dự định tặng gì cho mẹ vào ngày mùng 8/3.
- Ngoài mẹ trong gia đình con còn tặng hoa cho ai nữa?
* Hoạt động 3: Chơi "Thi dán hoa"
- Sắp tới ngày 8/3 rồi, ngoài tặng hoa, tặng quà các con làm gì để tặng quà cho bà,mẹ, cô giáo?
Bằng những đôi bàn tay khéo léo chúng mình hãy làm những bức tranh thật đẹp tặng cô giáo, tặng bà, tặng mẹ qua trò chơi: Thi dán hoa nhé.
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét giờ học: khen những bạn tích cực tham gia, động viên các bạn còn lại.
IV. NHẬT KÝ:
1-Tình hình sức khỏe trẻ: …………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………..
2- Xúc cảm – tình cảm – hành vi trẻ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………..
3. Kiến thức- kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ngày tháng năm
Giáo viên:
Âm nhạc:
*Dạy hát: “Hoa bé ngoan”
*Nghe hát: “Bông hoa mừng cô”
*TCÂN: “Tai ai tinh
I . Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát thuộc lời, nhớ tên bài hát, tên tác giả, biết thể hiện tình cảm vui tươi khi hát 
- Trẻ được nghe bài hát: Bông hoa mừng cô và hưởng ứng cùng cô..
2. Kỹ năng: 
- Luyện kỹ năng ca hát, vận động cho trẻ. Luyện thính giác cho trẻ.
3. Giáo dục: 
- Trẻ biết ý nghĩa ngày 8-3.....
II. Chuẩn bị: 
- Mũ múa
 - Đàn ghi bài hát: Bông hoa mừng cô, Hoa bé ngoan
HĐ1: Ổn định – Giới thiệu: 
- Cô cho cả lớp xem clip hình ảnh về ngày 8-3
- Các con vừa xem gì?
- Đó là hình ảnh nói về ngày gì?
- Vậy 8/3 là ngày gì?
- Vào ngày 8/3 các con thường làm gì?
- Giới thiệu: (Đúng rồi ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ, là ngày hội của các bà, mẹ, cô giáo, các chị và các bạn gái nữa đấy. Vào ngày 8/3 chúng mình thường tặng hoa, tặng quà cho bà, mẹ, cô giáo để tỏ lòng biết ơn đấy các con.
- Vậy hôm nay cô cùng chúng mình học bài hát `”Hoa bé ngoan” để hát tặng bà, tặng mẹ và các cô của nhạc sĩ ``Hoàng Văn Yến`` nhé.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 không nhạc.
+ Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Lần 2 cô hát cho trẻ nghe bài hát, đàm thoại về bài hát
 - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
 - Của ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
Nội dung bài hát:
- Các con ạ trong thiên nhiên co rất nhiều loài hoa đẹp. Bài hát hoa bé ngoan cô Hoàng Yến đã mượn hình ảnh những bong hoa đẹp đó để nói lên vẻ đẹp xinh xắn đáng yêu của các bạn nhỏ và những bạn nhỏ được cô khen đẹp như hoa đều là những bạn biết nghe lời ông bà, bố mẹ, cô giáo đấy.
- Vậy ai muốn làm bé ngoan nào? Vậy các con phải làm thế nào để trở thành bé ngoan?
- Đúng rồi chúng mình phải ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ, ông bà và các cô như vậy mỗi bạn sẽ thành một bông hoa bé ngoan đấy.
- Dạy trẻ hát 
- Cho trẻ hát: Lớp (1 lần), tổ( 3 tổ), nhóm( 2 nhóm), cá nhân(2 trẻ)
- Trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Nghe hát “Bông hoa mừng cô". Tác giả: Trần thị duyên
- Hôm nay là ngày gì các con biết không?
- Đó là ngày gì vậy các con?
- Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ. Đó là ngày tết của bà, của mẹ, của chị và các bạn gái đó các con. Cô biết có 1 bài hát cũng nói về ngày 8/3, các con biết đó là bài gì không? Chúng mình cùng lắng nghe nhé…
- Giới thiệu bài hát cho trẻ nghe
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, yêu cầu trẻ vỗ tay cùng cô
- Lần 1: Không nhạc.
- Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả
- Lần 2: Cô hát cùng nhạc
- Để bài hát vui hơn các con cùng múa với cô nào.
- Cho trẻ nghe đĩa – khuyến khích trẻ biểu diễn bài hát cùng cô.
- Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào?
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Tai ai tinh”
- Cô cùng trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
Luật chơi: Ai nghe và phát âm sai tên nhạc cụ sẽ phải nhảy lò cò
Cách chơi: Tất cả đi vòng tròn vừa đi vừa nghe âm thanh và đoán xem nhạc cụ đó tên gì.
*Kết thúc: Nhận xét chuyển hoạt động
IV. NHẬT KÝ
Tình hình sức khỏe trẻ: ...................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Xúc cảm-tình cảm - hành vi của trẻ: ...............................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
3: Kiến thức-kỹ năng: .............................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Thứ ngày tháng năm
Giáo viên:
Thể chất
BTPTC: Tập với vòng
*VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên đầu
*TCVĐ: Đoàn tàu hỏa
I.MỤC ĐÍCH:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động, biết cách Đi trong đương hẹp có mang vật trên đầu
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Đoàn tàu hoả” cho đúng luật.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo của chân, mắt, đầu để có thể đi qua đường hẹp mà không bị rơi túi cát
- Rèn kĩ năng phối hợp nhịp nhàng đầu và chân, mắt
+ Trẻ đi không lê chân, cúi đầu
+ Rèn tố chất khéo, khả năng thăng bằng.
 - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Trẻ biết nghe hiệu lệnh
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ thích tập thể dục
- Mạnh dạn tự tin, hào hứng khi tham gia hoạt động. Tuân thủ kỷ luật của giờ học.
II.CHUẨN BỊ:-
* Chuẩn bị của cô:
- Túi cát
- Không gian thoáng mát, rộng rãi
- Đường hẹp to, nhỏ
1.Ổn định: Cô và trẻ hát bài: Hoa bé ngoan.
2. Nội dung chính
*Khởi động: Cho trẻ tập các kiểu đi và chạy theo hiệu lệnh hoặc nhạc.
*Trọng động:
- Bài tậpphát triển chung: Tập với vòng
+ĐT 1: Giơ vòng lên cao và hạ xuống.
+ ĐT 2: Nhún chân giơ vòng trước măt.
+ĐT 3: Đưa vòng sang trái, sang phải.
+ĐT 4: Cầm vòng trước ngực, nhẩy chụm tách chân
- VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên đầu
- Cho trẻ xem con đường hẹp
+ Đây là gì?
+ Thực hiện vận động gì?
- Cô gới thiệu tên vận động và cho 3 trẻ lên đi thử.
+ Con đường nào đi khó hơn? Vì sao?
+ Con đường nào đi nhanh hơn? Vì sao
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần
+ Lần 1: không giải thích động tácà hỏi lại trẻ tên bài tập.
+ Lần 2 giải thích động tác à nhấn mạnh đầu đội túi cát mắt nhìn thẳng, không dẫm ra ngoài đường, không lê chân
“ Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đứng trước vạch tay cầm túi cát để lên đầu, mắt và đầu nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh “Đi” cô sẽ đi trong đường hẹp, hai tai cô đưa sang ngang để giữ thăng bằng. Sau đó cô đi hết đường và bỏ túi cát vào rổ rồi đi về chỗ của mình.
- Các con tự chọn con đường mình muốn đi. Khi có hiệu lệnh mới được đi.
- Trẻ tập:
+Cả lớp tập: trẻ chia 2 hàng và lần lượt đi. Mỗi trẻ đi 2 lần.
 +Cả lớp tập liên tiếp: cô cho trẻ xếp hàng lần lượt đi hết cả 2 con đường. Cô bao quát động viên trẻ tập liên tục.
*TC: Đoàn tàu hoả
- Cô nói tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 2 lần.
3. Kết thúc
 Cô nhận xét giờ học: khen những bạn tích cực tham gia vận động và thực hiện tốt, động viên các bạn còn lại.
IV. NHẬT KÝ:
1-Tình hình sức khỏe trẻ: ……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2- Xúc cảm – tình cảm – hành vi trẻ……………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Kiến thức- kỹ năng: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ngày tháng năm 
Giáo viên:
THƠ
Gió từ tay mẹ
I.Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ 
- Kỹ năng: Trẻ nói đúng tên bài thơ, đọc cùng cô cùng bạn bài thơ, trả lời những câu hỏi đàm thoại của cô
- Thá

File đính kèm:

  • docxChu de phuong tien giao thong.docx