Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Bé tìm hiểu về nghề may - Lê Thị Liên

1. Kiến thúc:

- Trẻ hiểu nghề thợ may là nghề làm ra các sản phẩm như áo, quần, mũ, chăn .

- Trẻ biết được một số công việc, quy trình làm ra sản phẩm (áo, quần .) của người thợ may (đo, vẽ phấn, cắt, may, là, thùa khuy )

- Biết 1 số đồ dùng của nghề thợ may và công dụng của đồ dùng đó: máy khâu, kéo, bàn là .

2. Kỹ năng

- Nói về công việc của nghề thợ may.

- Trang trí sản phẩm hình quần áo bằng giấy

- Xếp tranh theo quy trình công việc người thợ may.

- Có kỹ năng quan sat, tu duy, trả lời câu hỏi, có sự hợp tác trong nhóm chơi.

 

docx7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 16648 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Đề tài: Bé tìm hiểu về nghề may - Lê Thị Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động : Khám phá xã hội 
Đề tài: Bé tìm hiểu về nghề may
Chủ đề : Nghề nghiệp 
Đối tượng : Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Thời gian : 30 - 35 phút
Ngày dạy : 9/12/2014
Người soạn và dạy : Lê Thị Liên.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thúc:
- Trẻ hiểu nghề thợ may là nghề làm ra các sản phẩm như áo, quần, mũ, chăn.
- Trẻ biết được một số công việc, quy trình làm ra sản phẩm (áo, quần.) của người thợ may (đo, vẽ phấn, cắt, may, là, thùa khuy )
- Biết 1 số đồ dùng của nghề thợ may và công dụng của đồ dùng đó: máy khâu, kéo, bàn là.
2. Kỹ năng
- Nói về công việc của nghề thợ may.
- Trang trí sản phẩm hình quần áo bằng giấy
- Xếp tranh theo quy trình công việc người thợ may.
- Có kỹ năng quan sat, tu duy, trả lời câu hỏi, có sự hợp tác trong nhóm chơi.
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào hoạt động
- Yêu quý, kính trọng người thợ may, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ:
 *Địa điểm: trong lớp
* Đồ dùng của cô:
- Video, Các slide về nghề nghề may: 
đo-> vẽ phấn -> cắt-> máy->là->đính cúc-> áo
Hộp quà: đựng đĩa, đựng nguyên liệu để trẻ dán trang trí sản phẩm của nghề may làm bằng giấy.
- Nhạc các bài hát: “cháu yêu cô chú công nhân, cháu yêu cô thợ dệt, nhạc biểu diễn”
* Đồ dùng của trẻ:
 - 3 rổ đựng thước đo được làm bằng vải
- Các hình ảnh về các công đoạn của nghề may-3 cái bảng
- 3 hộp quà bên trong đựng nguyên liệu, đồ dùng trang trí sản phẩm của nghề may được làm bằng giấy.
- Xắc xô
III. TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
 Cô trẻ cùng chơi trò chơi: “Dệt vải”. 
Trẻ chơi
Chơi trò chơi nói về nghề gì?
Nghề thợ dệt làm ra những sản phẩm gì?
Đến với lớp học A3 hôm nay, các cô chú thợ dệt gửi tặng các con 1 món quà. Các con có muốn khám khá xem đó là món quà gì không? ( Cô mời 1 trẻ lên mở)
Cái gì đây các con? Không biết bên trong cái đĩa có gì cô sẽ mở chiếc đĩa để cô con mình cùng tìm hiểu nhé.
2. Hoạt động 2: Nội dung.
 Cô mở chiếc đĩa và cô thợ may cùng trò chuyện với trẻ.
Các con vừa xem hình ảnh về ai?
Các con có biết cô thợ may là người làm ra những sản phẩm gì ?
Ai biết để làm ra cái áo cô thợ may đã làm như thế nào?
Không biết ý kiến của bạn nói có đúng hay không cô con mình cùng tìm hiểu.
- Vâng ạ
Trẻ trả lời
*Slide 1: Cho trẻ xem hình ảnh cô thợ may đang đo kích thước của khách.
Ai đây các con? Các con có biết bạn Ngọc Minh đang đi đâu không?
Ngọc Minh con đến nhà cô thợ may để làm gì?
Cô thợ may đang làm gì đây? Cô đo gì?
 Cô sử dụng cái gì để đo?
- Trẻ xem hình ảnh thợ may đang đo
- Tại sao Cô thợ may lại phải đo bạn Ng.Minh?
=> Để cắt được chiếc áo cho bạn vừa với cơ thể của bạn nên cô phải đo để biết được các số đo trên cơ thể bạn.
- Cô thợ may đã biết số đo của bạn Ng.Minh rồi đấy. 
Các con có muốn biết số đo của các bạn lớp mình không? Cô mời các con cùng tìm bạn để đo và bạn gái lấy dây đo.
- Vì đo xong mới có số đo để cắt
Tìm bạn
Trẻ làm thao tác đo.
- Có được số đo trên cơ thể của bạn rồi, bước tiếp theo cô thợ may phải làm gì?
=> sau khi đo cô sẽ vẽ những kích thước đã đo trên vải thành những hình nhỏ đấy.
Để vẽ được cô sử dụng đến đồ dùng gì?
- Gấp vải, kẻ phấn, cắt may
Phấn vẽ và thước
* Slide 2:Xem hình ảnh cô thợ may đang cắt 
- Trẻ xem hình ảnh đang cắt quần áo.
- Cô thợ may đang làm gì?
- Đang cắt quần áo.
- Dùng cái gì để cắt?
- Dùng kéo để cắt.
- Sau khi cắt xong cô thợ may sẽ phải làm gì?
- Phải may ghép lại 
* Slide 3:Xem hình ảnh cô thợ may đang may quần áo.
- Trẻ xem hình ảnh 
cô thợ may đang làm gì?
- Cô thợ đang may quần áo
- Để máy được cô thợ may cần dụng cụ gì đây?
Chỉ có máy khâu không cô có ghép những mảnh vải đó lại với nhau được không? Cần phải có gì nữa?
=>Phải có chỉ luồn qua lỗ kim ở máy khâu thì cô thợ may mới ghép những mảnh vải đó với nhau để tạo thành chiếc áo.
Ngoài máy khâu ra, còn có đồ dùng gì giúp cô thợ may ghép những mảnh vải với nhau được?
Kim để cô thợ may làm gì?
Các con có biết khâu kim như thế nào không?
Cô đã tạo thành cái gì đây?
Để chiếc áo này được phẳng cô phải làm gì?
*Slide4 : Cho trẻ xem h/a cô thợ may đang là áo:
Khi là cô cần phải sử dụng đến đồ dùng gì?
Khi chiếc bàn là cô đang sử dụng các con có được chạm tay vào không? Vì sao?
=>Bàn là được cắm điện rất nóng dễ bị bỏng, rất nguy hiểm nên các con không được chạm tay vào mặt của bàn là vì rất nóng .
- Máy khâu, kim, chỉ 
 Khâu
Cái áo.
Là áo.
Không. Dễ bị bỏng
- Để đóng được những chiếc cúc áo cô thợ may phải làm gì?
- Thùa khuy, đính cúc
* Slide 5:Cho trẻ xem hình ảnh thùa khuy, đính cúc.
- Tại sao lại phải thùa khuy, đính cúc?
Vậy là cô thợ may đã làm ra chiếc áo hoàn chỉnh cho bạn Ng.Minh rồi.
- Vì không đóng cúc thì không mặc được.
=>Phải rất vất vả, trải qua rất nhiều công đoạn, sử dụng rất nhiều đồ dùng cô thợ may mới làm ra được chiếc áo. Đầu tiên cô phải làm gì? Tiếp theo cô phải làm gì? (Cô kết hợp cho trẻ xem hình ảnh về quy trình làm ra sản phẩm của nghề may: Đo->vẽ phấn->cắt->máy->là-> đính khuy->áo.	
Trẻ trả lời câu hỏi
=>Mở rộng: Ngoài may ra những chiếc áo cô thợ may còn may được những gì?
váy, khăn, chăn, màn, ga, gối, rèm
*Slide 6:Cho trẻ xem hình ảnh sản phẩm nghề may như: váy, chăn, màn, ga, gối, rèm 
- Lớn lên ai thích làm nghề thợ may? Vì sao? 
Trẻ trả lời
=> Các con ạ! Các cô thợ may làm ra rất nhiều sản phẩm có ích phục vụ nhu cầu của con người: quần áo các con mặc, chăn màn các con ngủ.Các con thấy cô thợ may làm việc như thế nào?
Các con có yêu quý cô thợ may không?
Để tỏ lòng biết ơn tới cô thợ may các con phải làm gì? 
-Hát: “cháu yêu cô chú công nhân” 
Đến với lớp học mình các cô thợ may muốn mời các con thử tài các con đấy.
Vất vả
(học giỏi, giữ gìn quần áo gọn gàng sạch sẽ)
Trẻ hát
3. Trò chơi.
*Trò chơi: “Nhanh và đúng”.
- Cách chơi: cô chia trẻ thành 3 nhóm.Các bé chơi theo hình thức tiếp sức để gắn quy trình làm ra sản phẩm của nghề thợ may.
- Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.
- Trẻ xếp hình ảnh theo quy trình công việc của cô thợ may (đo,vẽ phấn, cắt, may, là, đính khuy)
*Trò chơi: “ Thi khéo tay”
Cách chơi: trẻ sử dụng nguyên liệu sẵn có và sản phẩm cô đã làm ở bên trong hộp quà để trang trí cho sản phẩm được đẹp hơn.( Cô mở nhạc : cháu yêu cô thợ dệt” khi trẻ thục hiện)
Trẻ ngồi thành 3 đội và trang trí.
 4. Kết thúc 
* Biểu diễn thời trang
Và ngay sau đây chúng ta cùng chào đón người mẫu.. ( bé mặc trang phục và đi lên).
Để có được những sản phẩm đẹp như thế này xin cảm ơn đôi bàn tay khéo léo của các bé lớp A3.
- Đội người mẫu biểu diễn theo nhạc

File đính kèm:

  • docxgiao an(1).docx