Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Ngôi nhà thân yêu của bé - Chủ đề nhánh: Ai cũng yêu bé

- Góc chơi phân vai : - Gia đình, cửa hàng thực phẩm phòng khám bệnh

- Góc chơi xây dựng: - Xây nhà 2 tầng

- Góc tạo hình: Nặn, xếp hình, vẽ, tô màu cắt dán ngôi nhà, các kiểu nhà.

- Góc âm nhạc: Múa hát đọc thơ, kể chuyện có nội dung về chủ đề. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm

 - Góc học tập : So sánh sắp xếp chiều dài của 3 đồ dùng

- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh, cây hoa

- Góc sách: Xem tranh ảnh .Kể chuyện theo tranh về chủ đề

 

doc15 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6204 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Ngôi nhà thân yêu của bé - Chủ đề nhánh: Ai cũng yêu bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC – GD TRẺ 4 – 5 TUỔI
CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ THÂN YÊU CỦA BÉ (3 TUẦN)
TUẦN 10: CHỦ ĐỀ NHÁNH: AI CŨNG YÊU BÉ
Thời gian thực hiện: Từ 27/10 – 31/ 10/2014
ThứThời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ,chơi thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp. Trò chuyện với trẻ về các kiểu nhà các nguyên vật liệu làm ra nhà, nghề nghiệp làm ra ngôi nhà.
Hô hấp: 3 Tay: 3 Chân:3 Bụng: 1 Bật: 1
HĐ chơi ngoài trời
TCVĐ: Giữ thăng bằng trên giây
TCDG : Bịt mắt bắt dê
TCHT: Cái túi kì lạ
Hoạt động học
LV:PTVĐ
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
LV:PTNT
-Dạy trẻ phân biệt hình tròn, hình vông, hình chữ nhật, hình tam giác
LV:PTNN
Truyện: Dê con nhanh trí
LV: VSRM
- Bài 3: Làm thế nào cho răng sạch
Câu truyện : Hai chú thỏ
LV:PTTM
- Dạy hát: 
“Mẹ đi vắng”
Chơi hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai : - Gia đình, cửa hàng thực phẩm phòng khám bệnh 
- Góc chơi xây dựng: - Xây nhà 2 tầng
- Góc tạo hình: Nặn, xếp hình, vẽ, tô màu cắt dán ngôi nhà, các kiểu nhà.
- Góc âm nhạc: Múa hát đọc thơ, kể chuyện có nội dung về chủ đề. Sử dụng các dụng cụ gõ đệm
 - Góc học tập : So sánh sắp xếp chiều dài của 3 đồ dùng
- Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh, cây hoa
- Góc sách: Xem tranh ảnh .Kể chuyện theo tranh về chủ đề
 Ăn,ngủ
- Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn,sau khi đi vệ sinh,lau miệng sau khi ăn.
- Rèn cho trẻ kỹ năng biết cầm thìa đúng cách,biết tự xúc cơm ăn.
Chơi hoạt động theo ý thích
- Cho trẻ chơi tập thể, chơi theo nhóm, chơi tự do
- Chơi theo ý thích ở các góc
- Nhún nhảy theo nhịp bài hát « cháu yêu bà »
- Nhận xét nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
I) Thể dục sáng:
1)Khởi động: Cho trẻ đi nhẹ nhàng thành vòng tròn khởi động tay, vai, eo, chân. Sau đó quay mặt vào trong tập thể dục 
 2)Trọng động: Bài tập phát triển chung
- ĐT tay (6)N1 đứng thẳng 
N2, 2 tay đưa về phía trước,
 N3.Hai tay đưa lên cao 
- ĐT chân (1) N1.đứng thẳng
chân đứng thẳng N2.hai tay đưa 
 sang ngang , N3. Đưa 2 tay ra 
trước chân khuỵu gối 
- ĐT bụng (4)nghiêng người
2 bên sang trái, phải 
- ĐT bật(2) bật tách, 
 TH
3)Hồi tĩnh: Cho cả lớp đi nhẹ nhàng hít thở sâu
II)Hoạt động ngoài trời:
1)Hoạt động có chủ đích :
a)Dạo chơi : Cho trẻ đi vòng quanh sân trường hỏi trẻ xem thời thiết như thế nào ,có mây,có gió không ? 
- Nhắc trẻ trời nắng nóng phải mặc quần áo thoáng mát khi tới trường. 
b)Ôn cũ – gợi mới : Cho trẻ ôn lại những bài hát bài thơ đã học ở tuần trước ,sau đó làm quen kiến thức mới 
a)Trò chơi vận động: - Giữ thăng bằng trên giây.
*)Mục đích: - Phát triển ở trẻ cảm giác thăng bằng.
*) Chuẩn bị: - Sợi dây thừng mảnh có chiều dài 3,5 m.
*)Cách chơi: - Cô trải sợi dây xuống nền nhà sao cho có đoạn thẳng có đoạn cong, lượn
- Trẻ xếp hàng xuất phát trước đầu của sợi dây. Khi cô ra lệnh bắt đầu chơi, lần lượt trẻ sẽ đi trên sợi dây đó sao cho không đưa chân ra ngoài. Sau khi đi hết trẻ lại quay lại đi tiếp lần 2. Trẻ nào bị ngã hoặc không dẫm lên sợi dây để đi thì phải quay trở lại chờ các bạn đi hết thì đi lại ở lượt chơi tiếp theo.
b)Trò chơi dân gian: - Bịt mắt bắt dê.
*) Mục đích: - Khơi gợi sự tò mò ham hiểu biết của trẻ.
- Phát triển các giác quan.
*) Chuẩn bị: - Khăn bịt mắt. Cần một sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi.
*)Cách chơi: - Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
c)Trò chơi học tập:- Cái túi kì lạ.
*) Chuẩn bị: - 1 cái túi vải đẹp. Một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình hằng ngày.
*) Cách chơi: - Trẻ không nhìn vào túi tự lấy được đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Trẻ ngồi xung quanh cô giáo cầm túi và nói” Cô có 1 cái túi rất đẹp nhưng không biết trong này có cái gì. Các con hãy lên sò và đoán xem trong túi có những gì?
- Cô gọi lần lượt từng cháu lên lấy đồ vật và gọi tên sau đó lấy ra và giơ lên cho cả lớp xem. Cô hỏi trẻ đây là cái gì? Dùng để làm gì? Làm bằng gì?
- Khi trẻ lấy hết đồ trong túi ra cô yêu cầu trẻ đếm xem có bao nhiêu đồ dùng.
2)Chơi tự do :
*)Chuẩn bị: Sân chơi thoáng mát,bóng,phấn để vẽ ,chong chóng kéo ,lá cây khô 
*)Cách chơi:
- Cho các cháu chơi tự do dưới hình thức vẽ dưới đất,chơi với bóng ..
III)Hoạt động góc:
Tên góc chơi
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành chơi
Góc xây dựng:
- Xây nhà 2 tầng.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành công trình nhà 2 tầng.
- Vật liệu xây dựng: Gạch, hàng rào, cỏ, hoa,cây xanh.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau 
- Cô gợi ý cho trẻ xây dựng nhà 2 tầng cần có những nguyên vật liệu gì
- Dạy trẻ biết cách sắp xếp hàng rào, hoa, và xếp một cách hợp lý có khoa học.
- Trẻ biết bố trí khuôn viên ngôi nhà một cách hợp lý, đẹp mắt.
- Trẻ chơi xong cô và trẻ cùng nhau nhận xét góc chơi của trẻ.
Góc phân vai:
Gia đình cửa hàng thực phẩm phòng khám bệnh.
 - Trẻ tái tạo lại được quang cảnh của gia đình,cửa hàng thực phẩm, phòng khám bệnh biết chọn vai phù hợp để thể hiện được nét đặc trưng của từng vai chơi biết thái độ ứng xử phù hợp với từng vai chơi với nhau.
- Bộ đồ dùng,đồ chơi,quần áo bác sĩ, ống tiêm, đồ dùng khám bệnh của bác sĩ .Một số thực phẩm.
- Trẻ được đóng vai các thành viên trong gia đình. Cửa hàng thực phẩm phải có người bán hàng, người mua hàng và có rất nhiều thực phẩm
- Phòng khám bệnh có bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân,bác sĩ có thái độ ân cần hỏi thăm bệnh nhân và khám bệnh cho bệnh nhân . Bệnh nhân nói cho bác sĩ biết bệnh tình của mình và phải uống thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trẻ chơi xong cô cùng trẻ nhận xét góc chơi. 
Góc tạo hình:
- Nặn, xếp hình vẽ, tô màu, cắt dán ngôi nhà, các kiểu nhà.
- Cháu biết dùng đất nặn, đồ lắp ráp, kéo, bút chì để tạo thành ngôi nhà và các kiểu nhà khác nhau.
- Bút chì, màu sáp, giấy màu, đất nặn, đồ lắp ráp, bàn ghế. 
- Trẻ về góc chơi của mình ,biết sử dụng bút chì để vẽ kéo để cắt dán đất nặn để nặn và bút màu để tô.
- Cô động viên trẻ hoàn thành sản phẩm của mình
Góc âm nhạc:
- Múa hát đọc thơ kể chuyện có nội dung về chủ đề.Sử dụng các dụng cụ gõ đệm.
- Trẻ thuộc các bài hát , bài thơ câu chuyện về chủ đề .Sử dụng các dụng cụ âm nhạc. Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ.
- Xắc xô,mũ văn nghệ,trống, phách tre, các dụng cụ âm nhạc, băng đĩa nhạc và bài hát về chủ đề .
- Trẻ thể hiện được năng khiếu âm nhạc , đọc và kể diễn cảm thông qua biểu diễn văn nghệ và sử dụng dụng cụ gõ đệm.
- Trẻ mạnh dạn,tự tin, thể hiện mình trước đám đông.
- Cô động viên,khích lệ, khen ngợi trẻ kịp thời.
Góc học tập:
- So sánh sắp xếp thứ tự chiều dài của 3 đồ dùng.
- Trẻ biết so sánh và sắp xếp chiều dài của 3 đồ dùng trong gia đình.
- Đồ dùng có chiều dài khác nhau.
- Trẻ nhận vai chơi và về góc chơi của mình.
- Trẻ biết cách chơi và chơi đoàn kết với nhau.
 - Trẻ nói được thứ tự chiều dài của 3 đồ dùng
Góc sách:
- Xem tranh ảnh,kể chuyện theo tranh về chủ đề.
- Trẻ biết cách dở sách từng trang,giữ gìn sách không để quăn góc, biết cách xem sách từng trang và từ trên xuống dưới.
- Nhìn các hình ảnh trong tranh và có thể kể lại được câu chuyện.
- Bộ tranh ảnh về chủ đề bản thân.
- Góc chơi có nhiều tranh truyện nói về chủ đề.
- Cô cho trẻ trò chuyện với trẻ về vai chơi,cho trẻ nhận vai chơi và về góc chơi của mình .
- Trẻ chơi vui vẻ, hòa đồng cùng các bạn.Thích nghe kể chuyện và kể được lại chuyện một cách lưu loát, tự tin khi kể chuyện.
- Trẻ thể hiện được vai chơi và nhận xét được góc chơi của mình.
****************************************************************
Thứ hai, ngày 27 tháng 10 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC
I. Mục tiêu giáo dục:
1) Kiến thức:
- Dạy trẻ thực hiện vận động trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
- Khi trườn trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn sát sàn trèo qua ghế nhẹ nhàng nhanh nhẹn .
- Phát triển tố chất vận động: sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân
2) Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng trườn sấp phối hợp tay và chân khi trườn.
3)Giáo dục:
- Thích tập luyện thể dục mỗi ngày, yêu trường lớp, chăm chỉ rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh.
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì ,tham gia hoạt động 1 cách trật tự.
4) Phương pháp theo dõi: - Quan sát, thực hành và dùng lời.
II. Chuẩn bị:
- Ghế thể dục
- Địa điểm tập: Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ
IV.Tiến hành họat động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1) Khởi động:
- Cả lớp đi, chạy theo cô 1- 2 vòng tròn, xoay cổ , tay,vai ,eo ,cổ tay ,cổ chân .. 
2) Trọng động.
a) Hoạt động 1: Bài tập PTC : - Cả lớp xếp thành 02 hàng ngang
- Động tác hô hấp (5)
- Động tác tay (2)
- Động tác chân (4):
 - Động tác bụng (6):
- Động tác bật (2):
b) Hoạt động 2: Vận động cơ bản: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục.
- Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, cách nhau khoảng 3 m, giữa xếp cổng vòng cung.
a) Cô làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. 
- Lần 2 cô vừa làm, vừa giải thích: Cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế.
- Cô mời 2_3 đã tập trước lên thực hiện làm mẫu, cô nhắc trẻ chú ý trườn liên tục, khi chui qua cổng không chạm vào cổng ,cô quan sát sửa sai, động viên trẻ thực hiện đúng.
c) Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Cô tổ chức lần lượt cho 2_4 trẻ lên thực hiện . Nhắc trẻ chú ý bò liên tục, khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế,sau đó đứng lên và đi về cuối hàng ,trẻ tập lần lượt cho đến hết cả lớp.
- Cho trẻ thực hiên 2- 3 lần, cô bao quát cho trẻ thực hiện, động viên những cháu chưa thực hiện được.
d) Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
 - Cả lớp đi nhẹ nhàng 1-2 lần,hít thở sâu, thả lỏng toàn thân,làm động tác chim bay cò bay.
e) Hoạt động 5: Kết thúc tiết học cô động viên khuyến khích trẻ cố gắng hơn ở tiết học sau.
- Cả lớp thực hiện.
- Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung.
- Trẻ quan sát nhìn cô làm mẫu
- 2 – 3 Trẻ lên thực hiện làm mẫu.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp hít thở sâu,thả lỏng toàn thân.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe: 
...............
.................................................................................................................................
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: 
..................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng:
.................
................................................................................................................................. 
**************************************************************** 
Thứ ba, ngày 28 tháng 10 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG HÌNH TRÒN HÌNH CHỮ NHẬT HÌNH TAM GIÁC
I) Mục tiêu giáo dục:
1)Kiến thức: - Ôn kỹ năng nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác hình chữ nhật.
- Ôn kỹ năng sờ và lăn hình.
- Trẻ sử dụng các từ: Có góc, không có góc và gọi đúng tên các hình lăn được và không lăn được.
2) Kỹ năng: - Rèn kỹ năng, phân biệt cho trẻ.
3) Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý bản thân, có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
4) Phương pháp theo dõi: - Quan sát ,dùng lời và đàm thoại, thực hành
II) Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Một phong bì lớn đựng hình tròn, hình vuông hình tam giác, hình chữ nhật
- Một hình đựng vài hình tròn, hình vuông hình tam giác, hình chữ nhật
- Một vài tấm bìa vẽ những đồ vật có dạng hình hình tròn, hình vuông hình tam giác, hình chữ nhật
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi cháu có một hình ( tròn, vuông, tam giác, chữ nhật )
IV.Tiến hành hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1) Ổn định – giới thiệu bài:
- Các con ơi cô có nhận được 1 bức thư của bạn búp bê gửi cho lớp chúng ta. Bạn búp bê để lẫn lộn các hình với nhau và bạn búp bê không biết đâu là hình tròn, đâu là hình vuông ,đâu là hình tam giác, đâu là hình chữ nhật bạn búp bê nhờ lớp mình chỉ giúp.Vậy hôm nay lớp mình cùng giúp bạn búp bê nhé.
2) Hoạt động trọng tâm:
a)Hoạt động 1: Ôn cũ
- Cho trẻ quan sát xung quanh lớp tìm và gọi tên hình tròn, hình vuông hình chữ nhật hình tam giác.
b)Hoạt động 2: Bài mới: Phân biệt hình vuông ,hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.
- Bạn nào lên giúp bạn búp bê tìm ra trong phong bì đâu là hình tròn nào?
- Sao con biết đây là hình tròn? Hình tròn có lăn được không? Con lăn hình tròn như thế nào?
- Tiếp theo bạn nào lên tìm giúp bạn búp bê hình tam giác.
- Sao con biết đây là hình tam giác? Hình tam giác có lăn được không? Vì sao?
- Bạn nào lên tìm giúp bạn búp bê hình vuông nào?
- Sao con biết đây là hình vuông? Hình vuông có lăn được không? Con lăn hình vuông như thế nào?
- Vậy còn lại là hình gì?
- Sao con biết đây là hình chữ nhât? Hình chữ nhật có lăn được không? Con lăn hình chữ nhật như thế nào?
c)Hoạt động 3: Luyện tập 
*LTCN: Cô mời 1-2 trẻ chọn và lấy hình theo yêu cầu của cô.
* LTCL: Bạn búp bê còn gửi tới cho các con rất nhiều hình bây giờ chúng mình cùng chơi với các hình này nhé.
- Các con hãy lấy cho cô hình lăn được và để bên tay trái, Hình có 3 cạnh để bên tay phải, hình có 4 cạnh bằng nhau để bên trên cái rổ, hình còn lại là hình gì? 
- Các con để bên phải rổ cho cô. Bây giờ cô gọi tên hình gì các con nhanh tay giơ lên gọi tên và bỏ vào rổ.
d) Hoạt động 4: Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 hình khi nào trẻ cầm hình trên tay đi dạo chơi khi nào nghe hiệu lệnh của cô thì trẻ cầm hình nào thì nhanh chóng về nhà có kí hiệu hình đó. Bạn nào về nhầm nhà thì sẽ bị loại ra 1 lần chơi.
- Cuối trò chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ chơi.
*Kết thúc: Lớp hát “Bé quét nhà”
- Trẻ lắng nghe
- 3 - 4 cháu đi tìm lớp kiểm tra lại.
- 1 cháu lên lấy
- Trẻ trả lời
1 cháu lên lấy
- Trẻ trả lời
1 cháu lên lấy
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 1 - 2 trẻ thực hiện
- Lớp thực hiện
- Lớp chơi
- Lớp hát
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe:
...............
.................................................................................................................................
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: 
..................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng:
.................
................................................................................................................................. 
**************************************************************** 
Thứ tư, ngày 01 tháng 10 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
Truyện: “DÊ CON NHANH TRÍ”
I. Mục đích yêu cầu 
 1) Kiến thức : - Trẻ nhớ được tên chuyện: “ Dê con nhanh trí”, và hiểu được nội dung của câu chuyện.
- Nhớ tên các nhân vật trong câu truyện “ Dê con nhanh trí”.
- Trẻ nắm được trình tự iễn biến của câu chuyện.
2) Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nghe, hiểu và thể hiện được ngữ điệu của các nhân vật khi trả lời câu hỏi.
- Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3) Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu thích các môn học, tích cực tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
4) Phương pháp theo dõi: - Lắng nghe, quan sát – đàm thoại.
II. Chuẩn bị.
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện " Dê con nhanh trí " .
- Tranh chữ + tranh hình ảnh truyện: “ Dê con nhanh trí”.
*Nội dung tích hợp: Văn học, thể dục, âm nhạc, môi trường xung quanh, tạo hình .
III)Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1) Ôn định – giới thiệu bài: 
- Báo tin! Báo tin! Cô vừa đi qua 1 trườn đê thấy các chú dê đang nô đùa rất vui vẻ, khiến cô ngắm nhìn mãi. Bất chợt có 1 chú Dê đỏ gọi cô : “ Cô ơi xuống đây chơi cùng đi”. Các con có biết cô trả lời ntn không? Cô bảo: “ Chờ cô 1 chút để cô về mời các bạn của cô cùng xuống chơi nữa nhé”.
- Vậy các con có đồng ý làm bạn và đi chơi cùng với cô không? Chúng ta cùng nhau chơi 1 trò chơi về các chú Dê nhé. Đó là trò chơi bịt mắt bắt dê nhé.
- Hôm nay cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu về câu chuyện : “ Dê con nhanh trí” nhé. 
2) Hoạt động trọng tâm: 
a) Hoạt động 1: Dạy trẻ kể chuyện
- Cô kể diễn cảm trọn vẹn câu chuyện cho trẻ nghe lần 1.
- Ai cho cô biết cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
*) Giảng nội dung: Câu chuyện kể về chú dê con rất thông minh, mưu trí và dũng cảm nên thắng được sự nham hiểm và mưu mô của chó Sói. Qua câu chuyện các con cần học hỏi đức tính thông minh của dê con nhé.
- Cô kể lần 2 : Trích dẫn từng đoạn, giảng nội dung, giải thích từ khó.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ... " Mở cửa cho mẹ"
- Đoạn chuyện nói về sự dặn dò của dê mẹ với dê con trước khi dêmẹ đi kiếm ăn.
+ Đoạn 2 từ : “ Cho mẹ .. nhọn lắm ".
- Đoạn chuyện nói về sự mưu mô, sảo quyệt của chó Sói, tìm đủ mọi cách để lừa ăn thịt Dê con, nhưng nhờ có sự thông minh, nhanh nhẹn của Dê con mà chó Sói không ăn thịt được Dê con.
+ Đoạn 3: Là đoạn còn lại.
- Đoạn chuyện nói về sự thất thế cuae chó Sói vì không lừa được Dê con nên đã bỏ chạy để thoát thân và sự trở về của Dê mẹ.
Từ khó: 
+ Lem luốc: Nghĩa là bẩn thủi không sạch sẽ.
+ Cảm gió: Nghĩa là ra ngoài gặp gió nên bị ốm.
+ Đi khuất: Nghĩa là không nhìn thấy nữa
b) Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Dê mẹ nói với Dê con điều gì trước khi ra đồng ăn cỏ?
- Dê con hỏi mẹ điều gì?
- Dê mẹ nói điều bí mật gì với con?
- Cuộc nói chuyện của 2 mẹ con Dê bị ai nghe trộm?
- Con Sói giả mẹ Dê gõ ntn?
- Sau khi phát hiện chính xá là Sói dê con đã nói gì?
- Sói đã tính kế gì để lừa?
- Qua câu chuyện con thấy chú De con là người ntn?
- Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
- Cô giáo dục trẻ: Qua câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng phải ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, và phải thông minh , nhanh trí, gan dạ, để không bị kẻ xấu bắt nạt. 
- Ai có thể dặt tựa đề khác cho câu chuyện này nào?
c)Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện
- Mời 1 cháu lên kể lại câu chuyện
- Mời đại diện 3 tổ lên kể nối tiếp
- Lớp hát: Cả nhà thương nhau.
d) Hoạt động 4: Trò chơi : Tô màu tranh
- Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 4 bạn chơi, cô phát cho mỗi đội 4 bức tranh, nhiệm vụ của 2 đội chơi là phải tô màu bức tranh Dê con cho thật nhanh và đẹp. Khi trò chơi kết thúc đội nào tô được bức tranh hơn là đội thắng cuộc.Cô mở nhạc cho trẻ nghe.
- Kết thúc: Lớp đọc thơ : “ Lời chào”
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ nghe cô kể chuyện.
- TC: Dê con nhanh trí.
- TC: Dê mẹ bảo dê con ở nhà ngoan ai gọi cũng đừng mở cửa.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc từ khó
- Trẻ kể.
- TC: Dê con ở nhà ngoan, ai gọi cửa cũng đừng mở nhé.
-TC: Thế mẹ vềmở cửa.
- TC: Con Sóinó đi.
- TC: Chó Sói. 
- TC: Cạchcạch
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đặt tựa đề cho câu chuyện
- 1 Trẻ lên kể lại câu chuyện
- Trẻ lên kể nối tiếp câu chuyện.
- Lớp hát
- 2 đội lên chơi
- CL đọc thơ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Tình trạng sức khỏe: 
...............
.................................................................................................................................
-Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: 
..................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kĩ năng:
.................
................................................................................................................................. 
**************************************************************** 
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014
VỆ SINH RĂNG MIỆNG
ĐỀ TÀI: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO RĂNG SẠCH
TRUYỆN: HAI CHÚ THỎ C

File đính kèm:

  • docgiao an nghe nghiep choi.doc
Giáo Án Liên Quan