Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé

-Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở

-Trò chuyện về ngày nghĩ của trẻ

-Gợi ý trẻ lấy đồ chơi ra chơi

-Điểm danh trẻ

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6611 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN: III
Chủ đề nhánh: CÂY XANH QUANH BÉ
( Từ: 19 /1 đến 23 /1/2015)
 Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ,
Điểm danh
-Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở
-Trò chuyện về ngày nghĩ của trẻ
-Gợi ý trẻ lấy đồ chơi ra chơi
-Điểm danh trẻ
Thể dục sáng
-Hô hấp: Gà gáy
-Tay : Xoay tay dọc thân liên tục
-Chân : Bước 1 chân lên trước, gập chân
-Bụng : Hai tay chống hông, gập thân về phía trước
-Bật : Bật chân trước chân sau
Hoạt động học 
có chủ đích
Ném xa bằng 1 tay
( Tuyên)
Khám phá quá trình phát triển cây từ hạt( Thảo)
Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8 (Tuyên)
Tập tô nhóm chữ cái b, d, đ
VĐ: Em yêu cây xanh
-NH: Lý cây đa
( Tuyên)
Hoạt động 
ngoài trời
QS: Bong bóng
TCVĐ: Bóng tròn to
QS: Cây dừa
TC: Cây cao cây thấp
Làm nổi một vật chìm
Trò chơi vận động: Chim bói cá
TCDG: Vuốt hột nổ.
QS: Cây dừa
TC: Cây cao cây thấp
Quan sát: Cây bằng lăng 
Trò chơi vận động: Sói và dê.
Hoạt động góc
-Xây hồ cá
- Gia đình
- Cửa hàng bán thực phẩm sạch
Hoạt động chiều
- Nêu gương
Rèn kỹ năng đánh răng cho trẻ
Rèn kỹ năng cho trẻ
-Thơ: Cây dừa
Vệ sinh lớp học
I.Mục tiêu kế hoạch tuần:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài tập
- Trẻ biết dùng sức của cơ thể để ném xa bằng 1 tay
- Trẻ biết quá trình phát triển cây từ hạt
- Trẻ biết định hướng trong không gian
- Biết chơi trò chơi
- Trẻ vận động được bài em yêu cây xanh
- Trẻ nhận biết được một số màu cơ bản
- Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8
- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ: Cây dừa
- Trẻ nhớ tên trò chơi 
- Trẻ hiểu nội dung trò chơi. Chơi được trò chơi.
2.Kỹ năng:
- Dạy trẻ kỹ năng giữ thăng bằng cho cơ thể
- Tô màu đẹp không lem ra ngoài
- Rèn co trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ 
- Biết chơi trò chơi
- Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng nhanh nhẹn.
- Kỹ năng kể chuyện mạch lạc. 
3.Thái độ:
- Giáo dục có ý thức kỹ luật, tự giác cao trong giờ tập luyện.
- Trẻ chơi vui, đúng luật
- Trẻ biết yêu quý cây xanh
- Trẻ biết yêu quý sản phẩm của bạn và mình, biết yêu quý người lao động.
- Trẻ biết cất dọn đồ dùng sau khi học xong.
- Trẻ có cảm xúc đẹp với những bức tranh mình thích
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ, bóng
- Địa điểm sạch, thoáng mát, vạch xuất phát, băng nhạc, trò chơi
- Giấy A4, màu vẽ, bàn ghế, giấy màu
- Tranh mẫu, nhạc nền
- Bài thơ: cáo và thỏ, bụi cây. 
- Âm nhạc, trang phục cho trẻ múa minh họa với cô.
III. Thể dục sáng:
a. Khởi động:Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi:đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
b. Trọng động: BTPTC: 	Hô hấp : gà gáy
- Tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao
- Chân: đứng kiển gót chân
- Bụng: Tay chống hông gập người về trước
- Bật: Bật tách khép chân
c. Hồi tỉnh:
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
IV. Hoạt động góc:
1.Mục đích-yêu cầu:
- Trẻ biết tên và vị trí các góc chơi
- Trẻ biết hoạt động ở các góc theo đúng chủ đề-Trẻ biết thể hiện vai chơi và biết giao lưu giưa các góc chơi
- Rèn luyên kỹ năng giao tiếp-Trẻ biết phối hợp với bạn cùng chơi-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ không giành đồ chơi với bạn và biết giữ gìn đồ chơi
2.Chuẩn bị
- Đồ dùng đầy đủ màu sắc, số lượng
- Góc bác sĩ:tai nghe kim tiêm,một số loại thuốc,...
- Góc nghệ thuật:giấy A4, đất nặn, bút màu,...
- Góc học tập:Tranh, truyện, chữ cái
- Góc xây dựng: Hàng rào, cổng, cây,các 
- Góc bán hàng: rau,quả ,cũ, trái cây,
- Góc nấu ăn:xoong nồi bát,chảo,bếp,đồ lót xoong,...
3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”.Lớp mình đang học với chủ đề gì?
- Bây giờ đến hoạt động gì rồi?
- Vậy lớp mình có bao nhiêu góc chơi?
- Góc xây dựng làm gì?
- Góc phân vai gồm những vai chơi gì?
- Góc nghệ thuật làm gì?
- Góc thiên nhiên thì sao?
*Giáo dục:
- Trước khi chơi các con cần làm gì?
- Trong khi chơi thì như thế nào?
- Khi chơi xong thì thế nào?
- Bây giờ cô mời các con vào các góc chơi để chơi nào!Cô cùng chơi với trẻ
- Ra hiệu lệnh kết thúc giờ chơi, cho trẻ trưng bày sản phẩm và đi xem sản phẩm của bạn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 20tháng 1 năm 2015
1. Hoạt động học có chủ định: Khám phá quá trình phát triển cây từ hạt
1.1.Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
- Trẻ có biểu tượng về quá trình phát triển của cây từ hạt ( hạt - nẩy mầm - cây lớn lên - cây trưởng thành - cây ra hoa kết trái - thu hoạch)
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định phát triển óc sáng tạo của trẻ.
3 Thái độ:
- Trẻ thích gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây.
1.2Chuẩn bị:
- Gieo hạt và tổ chức cho trẻ trồng cây, quan sát quá trình phát triển của cây từ hạt.
- 2 mô hình phát triển của cây từ hạt (5 quá trình), hình mũi tên (5)
- Tranh vẽ rời các giai đoạn của quá trình phát triển của cây từ hạt (3 bộ).
1.3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài:
- Cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:
- Đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ:
- Các con nhìn xung quanh lớp mình có gì đặc biệt không nào?
- A! đúng rồi. Hôm nay lớp ta có rất là nhiều cây xanh. Cô đố các con đó là những loại cây gì (cho trẻ xem chậu cây cải, cây đậu xanh, cây ớt)
- Vậy muốn có các loại cây xanh này ta phải làm gì?
- Đúng rồi đó các con, các cây này đều được gieo từ hạt, các hạt sẽ rơi xuống đất, được con người chăm bón và nhờ ánh sáng, nước, đất và không khí các cây sẽ lớn lên, ra hoa kết quả.
- Có loại thì cho chúng ra lá cải (cho trẻ xem cây cải). Với cây cải chúng ta có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn, chúng ta ăn được những món nào từ cải nè.
- Có loại thì cho chúng ta quả (cho trẻ xem cây ớt) như cây ớt này nè, ớt khi ăn vào mùi vị nó sẽ ra sao?
- Còn có một cây rất đặc biệt, cô đố cả lớp mình nhé! Hôm vừa rồi lớp mình cùng với cô trồng vây gì nhỉ?
- Bây giờ lớp mình và cô nhớ lại quá trình mà chúng ta trồng cây đậu như thế nào nhé?
- Công việc đầu tiên của chúng ta làm gì hả con? ( cho trẻ xem hình gieo hạt)
- Sau khi gieo hạt xong ta thấy điều gì lạ xảy ra? (cho trẻ xem hình cây nẩy mầm)
- Đúng rồi, sau khi gieo hạt xuống đất một thời gian thì hạt đậu bắt đầu to nứt nẻ ra như một mầm nhỏ có màu trắng cắm xuống đất. Đầu kia sẽ lú ra mầm xanh đẩy vỏ đậu và tách hạt đậu ra làm đôi. Đó là giai đoạn nẩy mầm.
- Sau khi hạt nẩy mầm ta phải làm gì?
- Khi được chúng ra chăm sóc và tưới nước, cây mầm như thế nào vậy con?
- Đúng đó các con, khi được chúng ta chăm sóc mầm trắng sẽ lớn ra và cắm xuống đất và đẩy hạt đậu ra và vươn cao lên thành thân và có hai chiếc lá. Đây là quá trình mà cây lớn lên. (cho trẻ xem hình cây con)
- Khi cây con đã lớn, các con phải làm gì?
- Đúng rồi đó các con, cây cũng như mình, cây cũng cần có người chăm sóc. Chúng ta thì có mẹ chăm sóc còn cây thì có con người chúng ta chăm sóc.
- Nếu như bây giờ ta đem cây vào trong phòng kín lấy bao trùm lại thì vây sẽ như thế nào?
- Đúng rồi, vì thế chúng ta phải cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, phải tưới nước, bón phân cho cây và để cây ra ngoài không khí. Như thế cây mới phát triển.
- . Bây giờ cô lại đố các con. Khi cây phát triển cây như thế nào?
- Đúng rồi khi cây có nhiều lá và nhiều cành thì cũng là lúc cây trưởng thành ( cho trẻ xem hình cây trưởng thành)
- Và khi cây trưởng thành cây sẽ cho chúng ta những gì vậy con?
- A! cây lớn lên sẽ cho mình hoa và sẽ kết quả.
- Vậy cây đậu của mình sẽ cho quả gì vậy con?
- Như quá trình phát triển từ hạt đậu để cho quả đậu thì chúng ta phải qua rất nhiều giai đoạn: gieo hạt - nẩy mầm - cây lớn lên -cây trưởng thành -cây ra hoa kết trái -thu hoạch)
( cho xem hình vòng tròn khép kín của cây đậu)
- Vậy quá trình phát triển của cây đậu phải qua mấy giai đoạn?
- Bây giờ bạn nào có thể nói lại quá trình phát triển của cây đậu từ hạt cho các bạn nghe nào?
*Hoạt động 3:
Trò chơi 1: Gọi đúng tên tranh
Trò chơi 2 : Chuyền tin
*Hoạt động 4: Kết thúc:
- Khen trẻ.Cho trẻ nghĩ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*Quan sát : Cây dừa
*Vận động: Trò chơi: Cây cao cây thấp
*Chơi tự do: Chơi với hột hạt, que, diều, cà kheo, dây giun, chong chóng
2.1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết nêu nhận xét về đặc điểm của cây dừa
- Trẻ biết chơi trò chơi vận động cây cao cây thấp và được chơi trò chơi dân gian, chơi được các trò chơi tự do.
* Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phán đoán,ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Biết trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô.
- Rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn thông qua trò chơi.
* Thái độ;
- Thông qua giờ học giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh 
- Biết giữ tính kỹ luật trong khi chơi.
2.2. Chuẩn bị:
- Nơi quan sát sạch sẽ , thoáng mát.
- Cây dừa
- Một số đồ chơi: Các hình, dây thun, diều, cà kheo, sỏi, phấn.
2.3. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát: “Cây dừa”.
* Ổn định: Cho trẻ tập trung một nhóm
- Đến giờ hoạt động gì?
- Hôm nay cô cho các con ra sân chơi con thích không?
- Khi chơi các con chơi những nơi tháng mát và dim, không chơi ở ngoài nắng.
- Cô cho trẻ xem cây dừa
- Đây là cây gì?
- Cô cho trẻ cùng nhau quan sát xem có những đặc điểm gì nhé.
* Đàm thoại:
+ Ai có nhận xét gì về cây dừa ?Bạn nào còn có nhận xét khác nào? 
+ Cây dừa có ích lợi gì đối với chúng ta?
- Cô giáo dục trẻ:
* Hoạt động 2: Trò chơi “Cây cao cay thấp”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
Cô hỏi: Vừa rồi các con chơi có vui không?
*Hoạt động 4: Chơi tự do
- Cô giới thiệu một số đồ chơi, nhắc nhở trẻ trước khi chơi.
- Cô cho trẻ tự chọn nhóm chơi và chơi tự do theo nhóm.
- Cô quan sát và hướng dẩn trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng sau khi chơi và vệ sinh rửa tay cho trẻ
3. Hoạt động chiều
Rèn kỹ năng đánh răng cho trẻ
3.1. Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ nêu được các thao tác đánh răng
- Giúp trẻ biết cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng bệnh sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp 
- Biết chăm sóc răng đúng cách
*Kỹ năng:
- Hình thành ở trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng
- Ôn luyện kĩ năng đánh răng, súc miệng cho trẻ hằng ngày
*Thái độ:
- Trẻ thích được đánh răng 
- Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày
3.2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về răng miệng
- Bài chải, mô hình răng, kem đánh răng
3.3. Cách t:iến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ hát bài “ăn bánh đánh răng”
- Em đã làm gì hàng ngày để bảo vệ răng?
- Em cần đánh răng khi nào ?
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
Cô làm mẫu:
- Chuẩn bị cốc nước sạch
- Lấy kem đánh răng vào bàn chải
- Chải răng theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên
- Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai
- Súc miệng kĩ rồi nhả ra
- Rửa sạch và cất bàn chải 
- Mời cả lớp làm động tác mô phỏng cùng cô
- Gọi nhóm, cá nhân trẻ lên thực hiện (cô quan sát sữa sai cho trẻ)
- Giáo dục trẻ phải đánh răng đúng cách để có hàm răng đẹp, không ăn kẹo bánh trước lúc đi ngủ
*Hoạt động 3: Thực hành. Cô cho trẻ xếp hàng ra vòi nước thực hành đánh răng 
*HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tự nhạn xét mình và bạn.
- Trẻ biết tự nhận lỗi và sữa sai.
- Trẻ biết nhận cờ bằng 2 tay và nói cảm ơn.
- Trẻ thích được cắm cờ.
- Thông qua hoạt động nêu gương nhằm khuyến khích trẻ chăm ngoan, tham gia vào các hoạt động tốt hơn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng bé ngoan
- Cờ cho trẻ.
- Sàn lớp sạch sẽ.
III. Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú
Cho trẻ đọc thơ “Đến giờ nêu gương”
Cô giới thiệu: Cả ngày hôm nay ai cũng học rất ngoan nên hôm nay cô sẻ cho các con cắm cờ.
* Hoạt động 2: Nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày.
- Cho trẻ nhắc tiêu chuẩn : Bé sạch ,bé chăm, bé ngoan.
Cô chuẩn xác lại.
* Hoạt động 3: Nêu gương.
Cô cho trẻ lần lượt nhận xét tổ:
- Các con thấy tổ1 hôm nay có ai ngoan?
- Nếu có trẻ chưa ngoan cô nhẹ nhàng giúp trẻ nhận ra và biết sữa lỗi.
- Cô nêu gương 1 số bạn tốt.
* Hoạt động 4: Cắm cờ:
- Cô cho trẻ lần lượt lên cắm cờ theo tổ.
- Cho trẻ xen kẻ hát.
* Hoạt động 4: Kết thúc :
Cô nhận xét tuyên dương và nhắc nhở trẻ. 
4. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 9 tháng 1 năm 2015
1. Hoạt động học có chủ định: Thơ: Cây dừa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc nội dung bài thơ. Biết cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa qua bài thơ “ Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
2. Kỹ năng:
- Thể hiện những tình cảm qua diễn đạt ngữ điệu khi đọc bài thơ. Biết kết hợp các động tác qua nội dung từng khổ thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý và bảo vệ cây
II. Chuẩn bị
- Tranh minh học nội dung bài thơ
- Nhạc “ Lá xanh”
III.Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Ổn định tạo hứng thú
Cô đọc câu đố:
“ Cây gì thân cao
Lá thưa răng lược
Ai đem nước ngọt
Đựng đầy quả xanh”
( Cây dừa)
- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với bài thơ: Cây dùa do chú Trần Đăng Khoa sáng tác
*Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp động tác minh họa.
- Chúng mình cùng gặp lại cây dừa qua tranh minh họa nhé!
+ Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa
+Lần 3: Đàm thoại và trích dẫn
- Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? ( Cây dừa)
- Bài thơ “Cây dừa” do ai sáng tác? ( Chú Trần Đăng Khoa)
- Bài thơ nói lên hình ảnh của cây gì? (Cây dừa)
- Cây dừa dang tay làm gì? Và gật đầu gọi ai? (Dừa dang tay đón gió và gật đầu gọi trăng)
- Theo năm tháng thân dừa như thế nào? (Thân dừa bạc phếch)
- Vẻ đẹp của cây dừa đã được tác giả miêu tả như thế nào? (Hoa dừa nơi cùng sao, tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh)
- Nhà thơ ví quả dừa như thế nào? (Qủa dừa như đàn lợn con nằm trên cao)
- Tác giả ví tàu dừa giống đồ vật gì? (Như chiếc lược)
- Khi bổ quả dừa ở bên trong có gì? (Có nước và cùi dừa)
- Nước dừa có vị gì? (Vị ngọt và mát)
- Qủa dừa đã làm cho mùa hè trở nên thế nào?( Làm dịu nắng)
- Các con có thích ăn quả dừa không?
- Vậy các con cần phải làm gì để có cây dừa? (Chăm sóc cây)
** Giáo dục: Dừa là cây có ích cho cuộc sống, tàu dừa đã che nắng cho chúng ta, dừa ra hoa kết quả cho ta uống nước ngọt, ngon, nhờ có tàu dừa đung đưa, vi vu trong gió làm cho cái nắng buổi trưa dịu đi. Các con còn được ăn cùi dừa và uống nước dừa. Muốn cây dừa có nhiều tàu lá che mát, có nhiều quả để chúng mình ăn và uống nước thì chúng mình cần chăm sóc cho cây dừa nhé.!
*Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô và trẻ cùng đọc thơ.
- Cho trẻ đứng lên thể hiện nhịp điệu lời bài thơ
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc
*Hoạt động 3: Trò chơi “ Vận chuyển dừa về kho”
Cách chơi và luật chơi: Chia trẻ làm 2 đội thi đua nhau lên lấy dừa về kho của mình. Bạn đầu hàng lên chạy qua đường rích rắc chạy về cuối hàng thì bạn tiếp theo mới được chạy lên lấy. Khi trò chơi kết thúc đội nào lấy được nhiều là thắng cuộc.
- Cô bao quát động viên trẻ trong quá trình chơi
- Trẻ chơi xong, cô kiểm tra kết quả và nhận xét
- Cô cho trẻ hát bài “ Lá xanh” để kết thúc tiết học
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Khen trẻ.Cho trẻ nghĩ
2. Hoạt động ngoài trời
- Quan sát có mục đích: Quan sát con cua
- Trò chơi dân gian: Bắt cua bỏ giỏ
- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, vẽ phấn, nhặt lá vàng, chơi theo ý thích
2.1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú hoạt động và vui chơi.
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ biết được đặc điểm của con cua, lợi ích và công dụng của con cua
2.2.Chuẩn bị:
- Con mèo cho trẻ quan sát.
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn.
- Xắc xô, phấn, cát, nước, các đồ chơi có sẵn 
2.3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
1. Quan sát có mục đích: Quan sát con cua
- Đây là con gì? Ai có nhận xét gì về con cua này.
- Con cua có những đặc điểm gì? 
- Con cua có mấy chân? 
- Con đã ăn cua bao giờ chưa?Ăn cua giúp gì cho cơ thể các con?
* Hoạt động 2:Trò chơi vậdân gian: Bắt cua bỏ giỏ:
- Cô giải thích cách chơi – luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần 
* Hoạt động 3:Chơi tự do: Cô giới thiệu cho trẻ một số đồ chơi và cho trẻ chơi với các đồ chơi đã chuẩn bị sẵn.
- Hết giờ chơi, cô cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi vào lớp.
3. Hoạt động chiều:
LQCC: Tập tô nhóm chữ cái b, d, đ
.1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách tô b, d, đ theo mẫu.
- Nhận biết chữ cái b, d, đ nhận biết các nét chữ
- Trẻ biết ngồi đúng tư thế, biết cầm bút, đặt vở khi tập tô
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
1.2.Chuẩn bị:
1.Cho trẻ:
- Vở tập tô, bút chì
- Tranh mẫu, bút xạ
1.3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú
- Cho trẻ hát bài: Em yêu cây xanh
- Các con vừa hát bài gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc cây xanh
* Hoạt động 2: Ôn chữ cái:
- Cô đưa tranh : bé đi dép
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
*Giới thiệu chữ cái cần tập tô:
- Đây là mẫu chữ b, d, đ viết thường hôm nay cô sẽ hướng dẫn cho các con tập tô nhé
- Cho trẻ phân tích nét
- Lần 1: không phân tích nét
- Lần 2: phân tích nét nhấn mạnh nét chính
- Mời trẻ lên tô hết hang
- Cho trẻ tô vào vở
* Hoạt động 3: Trò chơi: Hái táo
- Bao quát, giúp đỡ trẻ.
* Hoạt động 4:
- Khen trẻ.Cho trẻ nghĩ
4. Đánh giá cuối ngày:
................
................
................

File đính kèm:

  • docgiao an thuc vat tuan 1.doc
Giáo Án Liên Quan