Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi

- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay.

- Lắp ráp các hình, xâu luồng các hạt, buộc dây.

- Cài, cởi cúc áo, quần, kéo khóa.

 

doc26 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 12074 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi( 1 tuần)
	(Từ ngày 06/10/2014 đến ngày 11/10/2014)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Mạng hoạt động
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
CS1: Bật xa tối thiểu 50cm
- Bật xa 40 – 50 cm chọn 
- Bật qua vật cản 15 – 20 cm.
- VĐCB:Bật liên tục vào vòng, nhảy xa 50cm.
- TC: Ai nhanh nhất
Chỉ số 5: Tự mặc và cởi được áo; quần
- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay và cổ tay.
- Lắp ráp các hình, xâu luồng các hạt, buộc dây.
- Cài, cởi cúc áo, quần, kéo khóa.
- Xem tranh ảnh lô tô thói quen tự phục vụ.
- TC: Mặc quần áo cho búp bê.
CS6: Tô màu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tự tô màu đều không chờm ra ngoài
- Vẽ và tô màu các bài tạo hình trong chủ đề trường bản thân.
- HĐH:Vẽ áo sơ mi.
- HĐG (tạo hình): Tô màu, vẽ bạn trai, bạn gái, vẽ đồ chơi của bé… 
CS15: Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Khi rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo, đi vệ sinh đứng nơi quy định, sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng quy cách
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng sau mỗi hoạt động, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- HĐNT: Quan sát tranh 6 bước rửa tay.
CS18: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
- Luôn giữ cho quần áo tươm tất, không bôi bẩn lên quần áo
- Biết giữ đầu tóc luôn sạch sẽ, gọn gàng, chải đầu nếu tóc rối
- Sau giờ ngủ trưa, hướng dẫn trẻ tự chải tóc, quần áo gọn gàng
2. Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
CS33: Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
- Tự giác làm việc
- Thể hiện sự thích thú khi được làm việc
- Những công việc cần làm vừa sức với mình
- Chủ động và độc lập trong công việc mình làm
- Lao động vệ sinh lớp học, trường học.
- Hoạt động góc (cất đồ chơi đúng nơi quy định); hoạt động học (tự kê bàn ghế);…
- Hoạt động học.
CS 35: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc: Vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ, qua tranh qua nét mặt, cử chỉ giọng nói của người khác.
- Giờ đón, trả trẻ.
- TC: Tôi vui tôi buồn.
- HĐG: Quan sát tranh chuyện, lô tô,…
CS 54: Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn
- Xưng hô lễ phép đúng lúc.
- Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với bạn bè và người lớn xung quanh.
- Dạy mọi lúc mọi nơi.
CS 59: Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình
- Sự khác biệt của mình với bạn.
- Sự khác biệt của mình và người lớn.
- Chấp nhận sự khác biệt của mình với người khác và biết đón nhận sự khác biệt của khác với mình
- HĐCCĐ: Đàm thoại, trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé (các giác quan, các bộ phận)
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
CS63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát.
- HĐNT: Quan sát các bộ phận trên cơ thể bé.
CS64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung chính của bài thơ, câu chuyện.
- Nội dung của các bài thơ, ca dao, đồng dao dành cho tuổi mầm non.
- Truyện “Giấc mơ kỳ lạ”
- Đồng dao “nu na nu nống”, “Tay đẹp”
CS65: Nói rõ ràng
- Phát âm đúng theo các âm phụ, âm đầu, âm cuối và các điệu
- Phát âm đúng các chữ cái tiếng việt.
- Nói rõ ràng các từ ngữ
- Phát âm rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được
- Sử dụng lời nói rõ ràng, dễ dàng, thoải mái, nói với âm lượng vùa đủ
Mọi lúc, mọi nơi.
CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt
- Giới thiệu chữ cái
- Cách phát âm chữ cái
- Cấu tạo của chữ cái
- Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái.
- Ôn: Làm quen chữ cái a, ă, â 
4. Lĩnh vực phát triển nhận thức
CS99: Nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh.
- Nghe hát: “Thật đáng chê”; 
CS101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bái hát
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát bản nhạc.
- Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Hát VĐ: Cái mũi
- TC: Bạn nào hát
CS104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 10.
- Chọn thẻ số tương ứng(hoặc viết) với số lượng đếm được
- Nhận biết số thứ tự từ 1 đến 5. Sắp xếp theo quy tắc.
CS 112: Hay đặt câu hỏi
- Sự hiểu biết , tò mò trước việc lạ
- Thể hiện sự khám phá, tìm tòi học hỏi sự vật xung quanh.
- Nói rõ ràng, trọn câu.
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, người...xung quanh
- HĐCCĐ: Đàm thoại, trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé (các giác quan, các bộ phận)
- Các HĐNT…
 KẾ HOẠCH TUẦN 2
(Tuần 2: từ ngày 06/10/2014 đến ngày 11/10/2014 )
THỂ DỤC SÁNG
 *Tập theo động tác kết hợp với lời ca bài “ồ sao bé không lắc”
 + Hô hấp: Ngửi hoa
 + Tay: 2 tay đưa trước ngực 
 + Chân: xoay đầu gối
 + Thân: Vặn mình,tay chống hông
 + Bật: Tại chỗ
 I. Mục đích – yêu cầu:
 - Trẻ biết xếp hàng và về hàng đúng vị trí.
 - Phát triển thể chất cho trẻ.
 - Luyện cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát,tinh thần thoải mái
 - Trẻ tập tốt.
 - Hứng thú, chú ý tập.
 II. CHUẨN BỊ
 - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, xắc xô, loa đài, nơ
 - Kiểm tra sức khỏe trẻ
 - Quần áo trang phục gọn gàng
 III. HƯỚNG DẪN
 1. Khởi động
 - Trẻ chuyển từ đội hình hàng dọc sang vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi: Đi thường –đi kiễng chân-đi thường -đi gót chân-đi thường- đi khom lưng-đi nhanh-chạy chậm-về đội hình hàng dọc-hàng ngang.
 2. Trọng động
 - Tập bài tập phát triển chung : Tập theo động tác kết hợp với lời ca bài “Ồ sao bé không lắc” 2 lần x 8 nhịp(tập theo sự hướng dẫn của cô giáo)
 - Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ kịp thời.
 3. Hồi tĩnh
 - Chơi nhẹ nhàng hoặc hát một bài trong chủ đề
 -----------------------------------------------------
 CÁC TRÒ CHƠI TRONG TUẦN
Trò chơi mới:
 + Đếm các bộ phận trên cơ thể
 + Chiếc túi kì lạ
Trò chơi cũ: 
 + Trời nắng trời mưa
 + Thi đi nhanh
 + Lộn cầu vòng
 + Mèo đuổi chuột
 + Truyền tin
 + Nghe giọng hát đoán tên bạn 
HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên chủ đề đang thực hiện “Bản thân” chủ đề nhánh “Cơ thể tôi”
 - Biết tên, vị trí từng góc chơi,biết nội dung từng góc chơi. 
 2. Kỹ năng
 - Thể hiện tốt vai chơi của mình
 - Biết phối hợp chơi với bạn tốt để hoàn thành công việc
 - Luyện những kỹ năng đã học
 - Phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc
 3.Thái độ
 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi. 
 - Yêu quý , chăm sóc, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình và người khác
 II. CHUẨN BỊ
 - Đồ chơi ở các góc chơi đủ cho trẻ,chỗ hoạt động hợp lí. Bài hát “Tay thơm tay ngoan”,
 - Góc phân vai :Đồ chơi gia đình, búp bê, bác sĩ, cô giáo
 - Góc tạo hình : giấy, bút chì ,bút màu, đất nặn, bảng , phấn
 - Góc âm nhạc : dụng cụ âm nhạc, xắc xô, một số bài hát trong chủ đề
 - Góc học tập : các con số, các hình hình học,các chữ cái
 - Góc xây dựng : đồ dùng xây dựng, gạch, hàng rào...
 III. HƯỚNG DẪN
 1. Giới thiệu góc chơi
 - Cho trẻ hát cùng cô bài “Tay thơm tay ngoan”, sau đó cô hỏi về nội dung bài hát?
 - Cô giới thiệu chủ đề nhánh : “Cơ thể tôi”hỏi trẻ về các bộ phận giác quan trên cơ thể
 =>Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh các bộ phận , yêu quý và tự hào về cơ thể mình, chăm sóc và bảo vệ...
 - Cô giới thiệu các góc chơi trong lớp, nội dung của từng góc chơi, cho trẻ tự nhận góc chơi và thỏa thuận vai chơi.
 + Góc phân vai: Chơi trò chơi cô giáo, mẹ con, bác sĩ
 + Góc học tập: Chơi với các chữ cái ,chơi với các con số. 
 + Góc tạo hình: Vẽ con đường đến trường, vẽ bạn trai, bạn gái,đồ dùng đồ chơi của bé
 + Góc âm nhạc: biểu diễn một số bài trong chủ đề
 + Góc xây dựng: Xếp hình “ bé tập thể dục”, xếp đường đến trường.
 + Góc khám phá khoa học: xem tranh và hình vẽ về các bộ phận trên cơ thể
 2. Tiến hành chơi ở các góc
 2.1:Góc phân vai :
 + Chơi :Cô giáo”
 + Chơi “mẹ con”
 + Chơi “bác sĩ” 
 - Cho trẻ thỏa thuận các vai chơi ( vai cô giáo,vai mẹ, vai con, bác sĩ, y tá phân công công việc
 - Tạo tình huống em bé đang đi học bị ốm, được mẹ và cô giáo đưa đến bệnh viện,ở đó được bác sĩ và y tá chữa bệnh , bốc thuốc ,động viên, an ủi..
 - Cô giúp trẻ lấy đồ dùng đồ chơi ra hoạt động 
 2.2: Góc học tập: Tập đọc viết các chữ cái,chơi với các con số.
 - Cô vẽ mẫu , cho trẻ vẽ và đọc theo.
 2.3: Góc tạo hình : Vẽ bạn trai, bạn gái, vẽ cô giáo, vẽ đồ dùng đồ chơi bé trai, bé gái yêu thích
 - Cô hỏi trẻ ý định vẽ gì ? vẽ như thế nào? Tô màu gì? 
 - Cô khích lệ, động viên óc sáng tạo của trẻ
 2.4: Góc xây dựng: Xếp hình “ bé tập thể dục”, lắp ghép lớp học, xếp đường đến trường, các khu vực trong trường, hàng rào...
 - Cô giúp trẻ lấy đồ chơi ra và hoạt động
 - Lần đầu cô hướng dẫn trẻ khi lúng túng(Xây lớp học ,trường học, bờ tường, cổng, vườn hoa...)
 2.5: Góc khám phá khoa học: xem tranh và hình vẽ về các bộ phận trên cơ thể
 3. Nhận xét hoàn thành các góc chơi
 - Cho trẻ thăm quan các góc chơi
 - Chọn 1 góc chơi chính, cô nhận xét từng góc chơi, từng cá nhân trong nhóm
 -----------------------000-----------------------
 THỨ 2 NGÀY 06/10/2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KPKH)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Đàm thoại , trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé
(các giác quan, các bộ phận)
 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên gọi chức năng của các bộ phận trên cơ thể
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích,kỹ năng so sánh ,phân biệt
 - Làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ 
 3. Thái độ
 - Trẻ có thái độ yêu quý, giữ gìn , bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể của mình, của bạn
 II .CHUẨN BỊ
Tranh vẽ cơ thể bé, hệ thống câu hỏi, chỗ ngồi hợp lí, bài hát : “Tôi bị ốm”, “Hãy xoay nào”
 III. HƯỚNG DẪN
 *HĐ 1:Ổn định tổ chức,giới thiệu bài
 - Cho trẻ hát bài “Tôi bị ốm”
 - Đàm thoại: Các con đã bao giờ bị ốm chưa?
 - Khi bị ốm các con thấy cơ thể mình như thể nào?
 - Ngoài bộ phận đó rất đau và mệt mỏi, còn bộ phận khác thì sao nhỉ ?
 =>Cô chốt lại nội dung giáo dục trẻ: cc ạ cơ thể chúng ta là 1 khối thống nhất do rất nhiều các bộ phận và các giác quan hợp thành, chúng có chức năng riêng, giữ những vai trò quan trọng khác nhau nhưng không thể thiếu 1 bộ phận giác quan nào..=>.dẫn dắt trẻ vào bài
 * HĐ 2:Đàm thoại , trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé (các giác quan, các bộ phận)
 - Cô cho trẻ qs tranh vẽ cơ thể bé
 - Đàm thoại :cơ thể chúng mình gồm có mấy phần?(3 phần :phần đầu, phần mình và tay chân)
 a. Phần đầu:
 - Cô hỏi trẻ:
 + Đầu đâu? Có mấy cái đầu?
 + Trên phần đầu có những bộ phận giác quan nào?
 + Có mấy mắt? mắt để làm gì?
 + Có mấy tai? Tai để làm gì?
 + Có mấy cái miệng ? Trong miệng có gì? có tác dụng gì?v.v…
 (Tương tự cô hỏi hết các bộ phận giác quan)
 =>Cô chốt lại nội dung:Trên cơ thể chúng ta thường có 5 giác quan đó là thính giác -là tai- dùng để nghe, thị giác - là mắt -dùng để nhìn, vị giác-là lưỡi dùng để cảm nhận các vị khác nhau của đồ ăn, nước uống, nóng, lạnh. Khứu giác( mũi).....các giác quan này vô cùng quan trọng đối với cs mỗi chúng mình ,để chúng luôn được khỏe mạnh và sạch đẹp cc phải biết bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc yêu quý các bộ phận, giác quan của mình cũng như của bạn.
 b. Phần thân:
 Tiếp theo cô cho trẻ nhận xét về phần thân?
 + Phần thân có những bộ phận , giác quan nào?có tác dụng gì? 
 - Phần tay, chân có đặc điểm gì?
 + Có mấy tay? Tay để làm gì? đâu là phần cánh tay? cổ tay? bàn tay?
 + Có mấy chân? Chân có tác dụng gì? đâu là phần đùi? bắp chân? Phần đầu gối? mắt cá chân? Bàn chân?
 =>Cô chốt lại nội dung giáo dục trẻ:Các con ạ cơ thể chúng ta là 1 khối thống nhất do rất nhiều các bộ phận và các giác quan hợp thành. Mỗi bộ phận- Giác quan chúng có những chức năng riêng, giúp cho cc có thể học tập, vui chơi , sinh hoạt 1 cách tốt nhất vì vậy các con phải nhớ yêu quý tự hào, cũng như phải chăm sóc, bảo vệ các bộ phận giác quan của mình cũng như của bạn
 *HĐ 3: Trò chơi củng cố:
 nói nhanh tên gọi, chức năng của các bô phận , giác quan cô chỉ(theo tranh)
 - Hát bài “Hãy xoay nào” và kết thúc.
 ------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
 * QSCMĐ: Quan sát tranh truyện “Giấc mơ kì lạ”
 * Trò chơi 
 TC(mới ) : “Đếm các bộ phận trên cơ thể”
 TCDG : “Lộn cầu vồng”
 * Chơi tự do(4 nhóm)
 I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Biết nhớ tên câu truyện, cảm nhận được nội dung câu truyện.
 - Trả lời tốt câu hỏi của cô
 2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
 3. Thái độ
 - Trẻ hứng thú chú ý học, yêu thích câu truyện “Giấc mơ kì lạ”
 II. Chuẩn bị
 - Chỗ ngồi, tranh truyện “Giấc mơ kì lạ”
 - Hệ thống câu hỏi
 - Bài đồng dao
 - Bài hát “Tôi bị ốm”
 III. Hướng dẫn
 a.HĐ 1:QSCMĐ
 * Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ:
 Cho trẻ hát bài “Tôi bị ốm”hỏi trẻ nội dung bài hát , trò chuyện về chủ đề “ cơ thể tôi”, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ và chăm sóc các bộ phận ...dẫn dắt trẻ vào hoạt động
 * QS tranh truyện: “Giấc mơ kì lạ”
 - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát
 + Nội dung bức tranh?
 + Bạn nhỏ đang làm gì?
 + Con thấy có những bộ phận, giác quan nào trong bức tranh?
 + Con thấy các bộ phận giác quan ấy như thế nào? Có bình thường không?v.v…
 =>Cô chốt lại nội dung. gd trẻ ăn uống đầy đủ để có 1 cơ thể khỏe mạnh...
 b. HĐ 2: Trò chơi:
 - TC (mới): “Đếm các bộ phận trên cơ thể” Cô giới thiệu tên trò chơi mới. Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi. Cô chơi mẫu, cho 2 trẻ chơi thử. Cho trẻ chơi 5-6 lần
 - Trò chơi “Lộn cầu vồng” cô cho trẻ nhắc lại lc, cc và chơi 3-4 lần
 c. HĐ 3:Chơi tự do:cô cho trẻ chơi theo nhóm, chú ý bao quát trẻ chơi
 --------------------------------------------------
 C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Ôn trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể
- Ôn trò chơi “Đếm các bộ phận trên cơ thể”
 - Nêu gương cuối ngày
 I. Mục đích – yêu cầu
 - Trẻ biết các bộ phận , giác quan trên cơ thể, tác dụng , cách chăm sóc và bảo vệ chúng
 - Trẻ biết luật chơi,cc và chơi tốt trò chơi 
 - Trẻ hứng thú, tích cực hoạt động
 II. Chuẩn bị :Chỗ hoạt động hợp lí, xắc xô, tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể
 III. Hướng dẫn
 - Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể, trò chuyện đàm thoại về tên gọi, chức năng, cách chăm sóc... 
 - Cô cho trẻ chơi nói lại lc, cc và chơi trò chơi 4-5 lần
 *Nêu gương cuối ngày :bình thưởng cờ bé ngoan, liên hoan văn nghệ
---------------------o0o-------------------
Thứ ba, ngày 07 tháng 10 năm 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT (Thể dục)
VĐCB: Bật liên tục vào vòng, nhảy xa 50 cm
TC: Ai nhanh nhất
 I. Mục đích-yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết bật liên tục vào vòng, nhảy xa 50 cm
 2. Kĩ năng
 - Có kĩ năng nhảy và bật xa.
 3. Thái độ 
 - Trẻ chú ý tập luyện và tham gia trò chơi tốt.
 - Tinh thần thoải mái khi luyện tập. 
 II. Chuẩn bị 
 - Vòng thể dục 5 cái; hai đường thẳng cách nhau 50cm, vạch chuẩn.
 - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.bài hát: "Đường và chân"
 - Kiểm tra sức khỏe trẻ, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
 III. Hướng dẫn.
*HĐ1: Gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề trường Bản thân. Cô hỏi các bộ phận trên cơ thể bé? Tác dụng của các bộ phận? 
=>Cô chốt lại nội dung- GD trẻ giữ gìn chăm sóc bảo vệ các giác quan.
*HĐ2: Nội dung.
a. Khởi động.
Cho trẻ thành vòng tròn thực hiện các kiểu đi về chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, mé bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, dàn hàng về ba tổ.
b. Trọng động.
* Bài tập phát triển chung:
+ Tay: 2 tay đưa trước lên cao.
+ Chân: 2 tay dang ngang đưa trước khuỵu gối.
+ Thân: Cúi người
+ Bật: Tách chụm.
- Cho trẻ tập các động tác cùng cô 2 lần x 8 nhịp. (Nhấn mạnh động tác chân tập 3 lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản “Bật liên tục vào vòng, nhảy xa 50 cm”
 - Cô giới thiệu với trẻ về bài tập.
 + Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
 + Lần 2: cô làm mẫu + phân tích động tác.
 - TTCB: Đứng sát vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh “bật” dùng sức của đôi bàn chân nhún chân sau đó bật liên tục vào vòng thể dục. Sau đó bật xa lên phía trước 50cm.
=> Động viên, sửa sai cho trẻ trẻ.
 - Cho 2 trẻ lên làm thử (sửa sai cho trẻ)
 - Cô cho cả lớp thực hiện (mỗi trẻ 2-3 lần)
 - Yêu cầu 2 trẻ thực hiện tốt lên thực hiện lại.
 * Trò chơi “Ai nhanh nhất”: Cô phổ biến luật chơi, cách chơi của trò chơi sau đó tiến hành cho trẻ chơi 4-5 lần (khuyến khích trẻ chơi).
 c. Hồi tĩnh.
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân hát bài "Đường và chân"
-------------------------------------
 B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
* HĐCMĐ: Làm quen với câu chuyện: "Giấc mơ kỳ lạ" của TG: Nguyễn Thị Bích Ngọc
 * Trò chơi:
 Bịt mắt bắt dê (TT).
Truyền tin.
Tập tầm vông
 * Chơi tự do.
 1. Mục đích-yêu cầu. 
 * Kiến thức.
 - Trẻ biết tên chuyện, tên tác giả, hiểu được nội dung câu chuyện. 
 - Biết được ích lợi của các bộ phận trên cơ thể.
 - Nhớ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Trẻ biết chơi tự do theo ý thích.
 * Kĩ năng.
 - Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, trẻ lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
 * Thái độ.
 - Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể.
 - Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi tốt.Chơi đoàn kết với bạn.
 2. Chuẩn bị : 
 - Ghế ngồi, câu hỏi đàm thoại, bài hát: “ Tôi bị ốm „
 - Tranh chuyện "Giấc mơi kỳ lạ"
 - Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát.
 - Bài đồng dao, khăn bịt mắt, (xắc xô,...)
 - Đồ chơi lớn (xích đu, cầu trượt,...) vòng, bóng, phấn.
 3 . Hướng dẫn 
a.HĐ1:HĐCMĐ:
* Ổn định tổ chức- gây hứng thú cho trẻ:
 Cô cùng trẻ hát bài “ Tôi bị ốm ” trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài.
*Làm quen với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ ”
- Cô kể cho trẻ nghe truyện sau đó đàm thoại với trẻ
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những ai? (2-3 trẻ kể)
+ Trong khi ngủ Mi Mi mơ thấy gì?
+ Mi Mi thấy anh Tay và anh Chân phàn nàn điều gì?
+ Tay và chân quyết định đi đâu?
+ Tay và Chân đã hỏi gì bác Tai?
+ Bác Tai trả lời ra sao?
+ Các bộ phận lại đi đến gặp ai?
+ Ai cũng xuất hiện ở nhà cô Mắt?
+ Tất cả cùng hỏi cô Mắt về vấn đề gì?
+ Cô Mắt trả lời ra sao?
+ Mi Mi tỉnh giấc và hiểu ra điều gì?
=> Cô chốt lại nội dung câu chuyện- GD trẻ chịu khó ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và chăm tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
b.HĐ2:Trò chơi
 Cô nói tên trò chơi, yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi của trò chơi. Trò chơi chính chơi 5-6 lần. Trò chơi phụ chơi 3-4 lần (động viên trẻ chơi)
 c.HĐ3:Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi theo nhóm.
----------------------------------
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Văn học)
Chuyện "Giấc mơ kỳ lạ" của TG: Nguyễn Thị Bích Ngọc
* Nêu gương cuối ngày
1. Mục đích-yêu cầu.
* Kiến thức.
- Trẻ biết nhớ tên chuyện, tên tác giả,các nhân vật trong câu chuyện. 
- Hiểu được nội dung câu chuyện.
* Kĩ năng.
- Trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Thái độ.
- Trẻ chú ý học trả lời các câu hỏi của cô giáo.
- Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể.
 2. Chuẩn bị.
 - Câu hỏi đàm thoại, bài hát: “Cái mũi ”. Trò chơi:“ Mắt- miệng- tai „ 
 - Tranh minh họa "Giấc mơ kỳ lạ". Máy tính
3. Hướng dẫn.
*HĐ1: Gây hứng thú
 - Cô cùng trẻ chơi trò chơi: :“ Mắt- miệng- tai „. Cô cùng trẻ trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể. Cô hỏi trẻ 
 - Các con đã bao giờ bị ốm chưa? Khi bị ốm các con cảm thấy thế nào? (2-3 trẻ kể)
- Có một bạn nhỏ trong 1 câu chuyện rất lười ăn khiến cho cơ thể mệt mỏi không muốn làm gì. Để biết diễn biến câu chuyện như thế nào các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Giấc mơ kỳ lạ" nhé! 
*HĐ2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe 
- Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe kết hợp với cử chỉ minh họa. 

File đính kèm:

  • docchu de nhanh co the toi khoi 5 tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan