Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Trung thu của bé

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với tất cả các em nhỏ.

- Trẻ biết được thời điểm diễn ra trung thu: rằm tháng 8 hàng năm.

- Thuộc lời và hiểu nội dung bài thơ: " Ước mơ của bé ".

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình: “Vẽ đèn trung thu”.

- Rèn kỹ năng vận động thông qua hoạt động vận động: “Bật qua 3 ô”.

- Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi đơn giản về hoạt động trung thu của trẻ theo gợi ý của cô.

3. Thái độ:

- Vui thích khi kể về ngày hội trung thu cùng cô và các bạn.

- Thích thú, phấn khởi khi được tặng quà nhân ngày hội trung thu.

- Khi hát thể hiện được niềm hạnh phúc, vui sướng, hồ hỡi về ngày hội trung thu.

- Thích thú, sôi nổi khi tham gia các trò chơi.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 11529 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề nhánh: Trung thu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề nhánh : “TRUNG THU CỦA BÉ”
1 tuần ( Từ ngày 20/ 9 đến ngày 24/09/2010)
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với tất cả các em nhỏ.	 
- Trẻ biết được thời điểm diễn ra trung thu: rằm tháng 8 hàng năm.
- Thuộc lời và hiểu nội dung bài thơ: " Ước mơ của bé ".
 2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình: “Vẽ đèn trung thu”.
- Rèn kỹ năng vận động thông qua hoạt động vận động: “Bật qua 3 ô”.
- Rèn kỹ năng trả lời một số câu hỏi đơn giản về hoạt động trung thu của trẻ theo gợi ý của cô.
3. Thái độ:
- Vui thích khi kể về ngày hội trung thu cùng cô và các bạn.
- Thích thú, phấn khởi khi được tặng quà nhân ngày hội trung thu.
- Khi hát thể hiện được niềm hạnh phúc, vui sướng, hồ hỡi về ngày hội trung thu.
- Thích thú, sôi nổi khi tham gia các trò chơi.
II. CHUẨN BỊ: 
- Vẽ ô, bóng nhựa.
- Đàn, băng đĩa.
- Máy chiếu: Trình chiếu về các hoạt động trong ngày hội trung thu của bé.
- Vở tạo hình, bút sáp màu.
- Một số tranh ảnh về ngày hội trung thu.
- Một số đồ dùng đồ chơi liên quan chủ đề ở các góc hoạt động: Tranh ảnh, hoạ báo...cho trẻ làm sách tranh và khám phá thêm.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
Tập theo nhạc.
- -Hô hấp: Thổi nơ.
-Tay: Hai tay đưa ngang, gập khủy tay (4l x 4n).
-Chân: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ngang ra trước(4l x 4n)
-Lưng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao. Cúi xuống, tay chạm đất.(4l x 4n) 
-Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(5l x 4n)
Hoạt động học có chủ đích
HĐVĐ: Bật qua 3 ô.
HĐÂN: Vỗ phách “Rước đèn dưới trăng”.
KPTH: Vẽ đèn trung thu.
HĐVH: Thơ:Ước mơ của bé.
HĐKPXH: Ngày trung thu của bé.
Hoạt động ngoài trời
QS: Đèn ông sao.
TC:
- Thi ai nhiều quà.
- Lộn cầu vồng.
QS: Đầu lân.
TC:
- Lá và gió.
- Cây cao, cỏ thấp.
QS: Mâm ngủ quả.
TC: 
- Múa sư tử.
- Tập tầm vông.
QS: Góc đồ chơi trung thu.
TC:
- Bịch mắt bắt dê.
- Gió thổi cây nghiêng.
QS: Tranh dêm rằm trung thu.
TC:
- Rồng rắn lên mây.
- Trời mưa.
Hoạt động góc
*Góc xây dựng: Trang trí, xây dựng sân chơi tết trung thu.
*Góc phân vai: Chơi mẹ con; bác sỹ; bán hàng đdđc về tết trung thu.
*Góc thư viện: Xem sách tranh; đọc thơ, truyện về lễ hội trung thu của bé.
Hoạt động chiều
-Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
-Tập cho trẻ lau mặt.
- Trò chuyện về trung thu.
- Vẽ theo ý thích.
- Tổ chức tết trung thu.
- Chơi ở các góc.
- Tập chơi trò chơi: Bắt vịt con.
- TC: Uống nước chanh.
Đóng, mở chủ đề.
CMHTT. BBN.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Thứ 2 / 20 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐVĐ:
“Bật qua 3 ô”.
HĐNT
- QS: Đèn ông sao.
- TC:
+Thi ai nhiều quà.
+ Lộn cầu vồng.
HĐC:
-Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
-Tập cho trẻ lau mặt.
- Trẻ biết bật qua 3 ô theo yêu cầu của cô.
- Phát triển cơ chân thông qua vận động bật.
- Rèn phản xạ nhanh, khéo léo và sự phối hợp vận động cùng nhau.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
- Trẻ biết quan sát, biết đặc điểm nổi bật của đèn ông sao.
- Nắm được cách và luật chơi.
-Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi, của trò chơi.
-Trẻ biết các thao tác lau mặt.
- 6 - 8 ô kẽ, mỗi ô 30-40 cm.
- 3 quả bóng nhựa.
- Xắc xô, sân bải sạch sẽ
- 3-4 chiếc đèn ông sao, đồ chơi ngoài trời.
- Sân bãi sạch sẽ, xắc xô.
- Khăn lau mặt.
*Hoạt động 1: "Rèn các kiểu đi, chạy"
 Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy với tốc độ khác nhau.
* Hoạt động 2: "Bài tập phát triển chung"
-Tay: Hai tay đưa ngang, gập khủy tay (4l x 4n).
-Chân: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ngang ra trước(4l x 4n)
-Lưng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao. Cúi xuống, tay chạm đất.(4l x 4n) 
-Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ.(5l x 4n)
* Hoạt động 3: Vận động cơ bản: “Bật qua 3 ô"
- Với những ô vẽ trên sân vận động c/c sẽ làm gì? ( Nhảy lò cò, bật qua ô...).
- Đúng rồi, con sẽ bật nhưng bật như thế nào con? ( Cho trẻ lên thực hiện).
- Cô làm mẫu:
 +Lần 1: LM toàn phần không dùng lời.
+Lần 2: LM kết hợp giải thích rỏ ràng: Hai tay chống hông, đầu gối hơi khuỵu, khi có hiệu lệnh bật liên tục vào các ô chân không được chạm vạch kẽ.
- Trẻ thực hiện: Cô mời một trẻ lên làm thử, sau đó lần lượt trẻ thực hiện cho đến hết lớp (1 lần). Cô chú ý sửa sai.
- Cô tổ chức thi đua giữa các trẻ với nhau . Cô chú ý sửa sai cho trẻ
 * Hoạt động 4: Trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 1-2 lần.
* Hoạt động 5: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
*Hoạt động 1: Qs đèn ông sao.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát đèn ông sao. Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã dược quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- TC1: Thi ai nhiều quà.
- TC2: Lộn cầu vồng.
 Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
 Nhận xét trẻ chơi.
-Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
-Cho trẻ xuống sân chơi
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
-Cho trẻ chơi.
-Cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ chơi đúng.
-Hỏi trẻ về các bước lau mặt. Cô hướng dẫn trẻ các bước lau mặt. Cho trẻ thực hiện.
 III. ĐÁNH GIÁ. 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
Thứ 3 / 21 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐÂN: Hát, vỗ phách: “Rước đèn dưới trăng” NH: Gác trăng.
TC:
Đoán xem bao nhiêu bạn hát.
HĐNT: 
- QS: Đầu lân.
- TC: 
+ Lá và gió.
+ Cây cao, cỏ thấp.
HĐC:
- Trò chuyện về trung thu.
- Vẽ theo ý thích.
- Trẻ biết vổ tay theo phách nhịp nhàng .
- Nắm được cách chơi của trò chơi “Đoán xem bạn nào hát".
- Biết thể hiện tình cảm của mình khi nghe hát.
-Trẻ nhận xét được một số đặc điểm nổi bật, và công dụng, ý nghĩa của đầu lân.
- Nắm được cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết kể về một số hoạt động, ý nghĩa của ngày hội trung thu cùng cô và các bạn.
- Rèn kỹ năng vẽ.
- Đàn, thanh gõ, xắc xô, mũ đội che mặt.
- Đầu lân, đồ chơi ngoài trời.
- Một số tranh ảnh về ngày hội trung thu.
- Giấy vẽ, bút màu
*Hoạt động1: “Trò chuyện cùng trẻ"
- Trò chuyện với trẻ: Các con có biết sắp đến ngày gì không?
-Vậy trong ngày tết trung thu các con thường làm gì?
* Hoạt động 2: “ Bé nào thông minh?”
- Bây giờ c/c chú ý lắng nghe xem đây là nhạc của bài hát nào nhé! Cô mỡ một đoạn nhạc cho trẻ nghe và nói tên bài hát.
- Cô và trẻ hát bài: Rước đèn dưới trăng.(1 lần ) để kiểm tra khả năng của trẻ.
- Để bài hát sinh động hơn, hôm nay cô sẽ hướng dẫn c/c vừa hát vừa vỗ theo phách nhé!
- Dạy trẻ vổ phách.
- Cô vổ theo phách kết hợp lời bài hát cho trẻ xem.
- Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ( Tổ, nhóm, cá nhân).
- Trong quá trình trẻ vổ cô chú ý nhắc trẻ vổ phách mạnh vào chử "Dinh". Khi trẻ vổ được cô kết hợp cho trẻ cầm dụng cụ gõ.
*Hoạt động 3: " Bé nghe hát cùng cô”
- Cô giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát "Gác trăng" (1 lần) diển cảm kết hợp động tác.
- Lần 2 cho nghe nghe băng
*Hoạt động 4: TC: “Bao nhiêu bạn hát”.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô đọc câu đố:
 "Đố bạn biết bạn biết.
Trò chơi gì lắng nghe
Đoán được tên bài hát
Lại đoán được số người
Đó là trò chơi gì?
- Cho cả lớp vổ theo phách bài: “Rước đèn dưới trăng”.
*Hoạt động 1: Qs đầu lân.
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát tranh đầu lân. Cô gợi ý cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
-TC1: Lá và gió.
-TC2: Cây cao, cỏ thấp.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Nhặt lá.
- Cho trẻ nhặt lá vàng ở sân trường và bỏ vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Cô ổn định lớp. Cô cùng trẻ trò chuyện về các hoạt động, ý nghĩa của ngày hội trung thu.
- Cho trẻ vẽ theo ý thích về ngày hội trung thu mà trẻ thích.
Cô bao quát hướng dẫn trẻ vẽ.
 III. ĐÁNH GIÁ.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Thứ 4 / 22 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐTH: Vẽ đèn trung thu.
HĐNT:
 - QS: Mâm ngủ quả.
- TC:
+ Múa sư tử.
+ Tập tầm vông.
HĐC: 
- Tổ chức tết trung thu
- Hoạt động tự chọn: Chơi tự do ở các góc
- Trẻ biết sữ dụng các kỹ năng vẽ nét uốn cong để tạo thành chiếc đèn lồng trung thu.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. 
- Trẻ nhận xét được một số đặc điểm nổi bật và ý nghĩa của mâm ngủ quả trong ngày hội trung thu.
- Nắm được cách chơi và luật chơi.
- Trẻ biết được ý nghĩa của ngày hội trung thu đối với các bạn nhỏ.
- Thích thú khi được tham gia một số hoạt động và nhận quà trong ngày trong ngày trung thu.
- Vật thật cho trẻ quan sát, tranh vẽ mẫu.
- Giấy vẽ, bút màu cho trẻ vẽ,
giá trưng bày sản phẩm.
- Tranh mâm ngủ quả, đồ chơi ngoài trời.
Sân trường (Lớp học) sạch sẽ, thông thoáng.
- Một số đồ chơi trong ngày trung thu.
*Hoạt động 1: "Gây hứng thú".
- Đàm thoại về những đồ chơi trong ngày trung thu.
- Cho trẻ quan sát vật thật và nhận xét về chiếc đèn lồng.
- Con thấy những chiếc đèn lồng này như thế nào? ( Hình dáng, màu sắc...) Nó được làm như thế nào và làm bằng chất liệu gì? 
* Hoạt động 2: "Bé tập làm hoạ sĩ".
- Nhận xét tranh chiếc đèn lồng qua tranh mẫu: 
+ Bức tranh này có gì? Những chiếc đèn lồng này như thế nào? Màu sắc..?
- Cho 2-3 trẻ nhận xét.
- Các con có muốn làm cho mình một chiếc đèn lồng trung thu không? Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con vẽ một chiếc đèn lồng trung thu, các con có thích không nào?
 *Cô khái quát lại và vẽ mẫu, giải thích cách vẽ: Cô vẽ đèn lồng trung thu bằng một đường cong bên trái rồi một dường cong bên phải hướng vào nhau, sau đó vẽ tiếp hai đường cong phía trên để tạo phần miệng của đèn lồng, tiếp tục vẽ một đường công phía dưới.Vẽ xong cô tô màu đèn lồng
- Cho trẻ nhắc lại cách vẽ. Và tập vẽ trên không.
*Trẻ vẽ: Trẻ thực hiện cô đi đến từng bàn để gợi ý, nhắc nhở trẻ vẽ và tô màu.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
* Hoạt động 3"Phòng trưng bày"
 Cho tất cả trẻ trưng bày sản phẩm và cùng cô nhận xét.
*Hoạt động 1: QS tranh mâm ngủ 
quả
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát tranh mâm ngủ quả. Cô gợi ý cho trẻ tự nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát.
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
* Hoạt động 2: TCVĐ: 
- TC1: Múa sư tử.
- TC2: Tập tầm vông.
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
*Hoạt động 3: Vẽ ngày hội trung thu.
- Cho trẻ vẽ trên sân trường với những gì mà trẻ thích về ngày hội trung thu.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ.
- Cô hỏi trẻ: C/c có biết hôm nay là ngày gì không? ( Ngày trung thu).
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày trung thu và cùng hoạt động một số trò chơi, hát múa thường diễn ra trong ngày trung thu.
- Cô phát quà cho cháu: Bánh, kẹo...
- Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc, cô bao quát trẻ chơi
 III. ĐÁNH GIÁ
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 / 23 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
HĐLQVH: Thơ "Ước mơ của bé".
HĐNT: 
QS: Góc đồ chơi trung thu.
TC:
+ Bịt mắt bắt dê.
+ Gió thổi cây nghiêng.
HĐC:
- Tập chơi trò chơi: Bắt vịt con.
- TC: Uống nước chanh.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ và đọc thuộc bài thơ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi rỏ ràng.
- Trẻ mong muốn được làm những điều tốt.
- Trẻ biết quan sát, biết được một số đồ chơi thường có trong ngày trung thu.
- Nắm được cách và luật chơi.
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi,luật chơi, của trò chơi.
-Trẻ biết thực hiện các thao tác làm nước chanh.
- Ô cửa bí mật.
- Tranh về bài thơ.
- Giấy, bút vẽ.
- Góc đồ chơi có nhiều đồ chơi trong ngày trung thu như: Đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ, trống lắc....
Sân trường ( Lớp học) sạch sẽ, thông thoáng.
*Hoạt động 1: “Ai đoán tài nhất!”
Cho trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”. Khám phá xem đằng sau ô cửa có gì?
- Có một bạn nhỏ đã gửi gắm ước mơ của mình vào một đêm trăng sáng và điều đó được thể hiện trong bài thơ “ Ước mơ của bé ”.
*Hoạt động 2: “Bé nào nhanh trí?”
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp động tác.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp chỉ tranh.
*Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói đến ai?
- Em bé ở trong bài thơ thầm ước điều gì vào đêm trăng sáng?
- Em đã nghĩ gì đến các bạn nhỏ ở khắp mọi nơi?
- Vào đêm rằm trung thu con đã ước điều gì?
* Giáo dục trẻ biết chia sẽ niềm vui với bạn bè .
* Hoạt động 3: “Bé đọc thơ cùng cô”
Dạy trẻ đọc thơ:+ Cả lớp đọc theo cô 2 lần.
 + 3 tổ đọc thơ.
 + Nhóm, cá nhân đọc.
 + Cả lớp đọc thơ.
Khi trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai cho trẻ và hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm. 
*Hoạt động 4: “Bạn nào khéo tay?”
Cho trẻ về nhóm tô màu những hình ảnh liên quan đến bài thơ.
*Hoạt động 1: Qs góc đồ chơi trung thu
- Cô dặn dò và giao nhiệm vụ cho trẻ.
- Cho trẻ quan sát góc đồ chơi trung thu. Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã dược quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung giáo dục.
*Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- TC1: Bịt mắt bắt dê.
- TC2: Gió thổi cây nghiêng.
Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần
 Nhận xét trẻ chơi.
-Cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi.
- Cho trẻ xuống sân chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sát và hướng dẫn, giúp đỡ trẻ chơi đúng.
- Cho trẻ làm động tác làm nước chanh để uống. Giáo dục trẻ nên uống nhiều nước trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh.
III. ĐÁNH GIÁ
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 / 24 / 9 /2010
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
HĐKPXH : Trung thu của bé.
HĐNT:
- QS: Tranh đêm rằm trung thu.
- TC:
+ Rồng rắn lên mây. 
+ Trời mưa.
HĐC:
Đóng, mở chủ đề.CMHTT.BBN.
- Biết được thời điểm diễn ra tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu đối với trẻ.
-Trả lời được các câu hỏi cô đưa ra.
- Trẻ có ý thức tham gia vào hoạt động tập thể. 
- Trẻ nhận xét được hình ảnh đêm rằm trung thu.
- Nắm được cách chơi và luật chơi.
 -Trẻ nhớ lại các nội dung đã học thông qua các hoạt động như: Trò chuyện, múa hát, đọc thơ.
-Biết cùng cô nói lên những gì trẻ thấy ở mảng chủ đề mới.
-Thích múa hát cùng bạn bè.
-Biết cùng cô nhận xét mình và bình xét cho bạn.
Máy chiếu, các hình ảnh về trung thu như: Những hoạt động của bé trong ngày trung thu, mâm ngũ quả.
- Tranh minh hoạ, đồ chơi ngoài trời.
-Xắc xô, sân bãi sạch sẽ.
-Băng nhạc.
-Trang trí chủ đề mới.
* Hoạt động 1: "Trò chuyện cùng trẻ"
- Trò chuyện với trẻ: Cho trẻ kể lại các hoạt động trong ngày trung thu vừa qua theo trí nhớ của trẻ.
*Hoạt động 2:"Cùng nhau quan sát"
- Cô mở máy cho trẻ xem lần lượt từng hình ảnh về ngày tết trung thu nhằm khắc sâu cho trẻ về ngày hội trung thu.
- Cho trẻ trao đổi, đàm thoại về những hình ảnh đó.
- Cô khái quát lại sau mổi lần trẻ nhận xét.
 - Bức tranh này nói về đêm trung thu các bạn nhỏ đang vui đón tết ,múa hát dưới ánh trăng , khi vui hát múa xong còn được phá cỗ ăn kẹo bánh ..
*Giáo dục: Khi ăn quả bánh kẹo nhớ phải rữa tay , rữa quả mới được ăn.
 - Các con ở đây có điều kiện để đón tết còn có nhiều bạn ở xa những vùng khó khăn không được đón tết như các con, Các con phải biết yêu thương và chia sẽ , giúp đỡ các bạn...
* Đàm thoại mở rộng:
- Cho 3-4 trẻ kể về sự chuẩn bị của bố mẹ dành cho bé, kể về đêm trung thu, kể về các anh chị múa lân...
* Hoạt động 3: “Ai nhanh tay?”.
- T/C1: Thi xem đội nào nhanh.
 Cách chơi : Chia trẻ thành 3 đội để sắp xếp mâm ngũ quả. 
- T/C 2: Thi ai nhanh tay.
Cách chơi: Cho trẻ về 3 nhóm lên chọn những hình ảnh về đêm trung thu, đồ chơi trung thu để dán.
*Hoạt động 1: QS tranh đêm rằm trung thu.
- Dặn dò trẻ trước khi xuống sân .
- Giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ tự nói lên những gì trẻ thấy ,trẻ biết ở bức tranh.
- Cô bổ sung và khái quát giáo dục trẻ.
*Hoạt động 2: TCVĐ: 
TC1: Rồng rắn lên mây.
TC2: Trời mưa.
 - Cô cùng trẻ nhắc lại cách và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
*Hoạt động 3: Vẽ theo ý thích
-Cho trẻ vẽ trên sân trường với những gì mà trẻ thích.
-Cô bao quát, hướng dẫn trẻ vẽ
*Đóng, mở chủ đề: 
-Cô cùng trẻ ôn lại các nội dung của chủ đề thông qua các hoạt động ( trò chuyện, hát múa, đọc thơ về lễ hội trung thu).
-Trò chuyện với trẻ về chủ đề mới. ( Trẻ cùng cô nêu lên những gì được cô trang trí ở mảng chủ đề mới) 
*CMHTT: Trẻ múa hát các bài hát trong chủ đề trên sân trường.
*BBN: Trẻ cùng cô nhận xét về bản thân mình, bạn. 
III. ĐÁNH GIÁ
......................................................................................................

File đính kèm:

  • docHDKPXH TRUNG THU CUA BE.doc
Giáo Án Liên Quan