Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông

* Dinh dưỡng sức khỏe:

- Biết các món ăn phù hợp vệ sinh khi đi đường.

- Biết ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe.

- Rèn nề nếp, hành vi khi ngồi trên tàu, xe.

* Phát triển vận động:

- Phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau theo chủ đề, gập đan các ngón tay, quay ngón tay, cổ tay.

- Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động: Đi chạy làm theo người dẫn đầu, đi trong đường hẹp, đi chạy làm đoàn tàu, máy bay, đi nối gót trên ghế, bật từ trên cao xuống.các trò chơi phù hợp với chủ đề.

- Phát triển phối hợp tay mắt.

 

doc26 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4422 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ điểm: Phương tiện và luật lệ giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề lớn “Phương tiện và luật kệ giao thông”.
Thực hiện trong 4 tuần. Từ ngày 14/3/2011 đến ngày 8/04/2011.
I. mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng sức khỏe:
- Biết các món ăn phù hợp vệ sinh khi đi đường.
- Biết ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ thể đối với sức khỏe.
- Rèn nề nếp, hành vi khi ngồi trên tàu, xe.
* Phát triển vận động:
- Phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau theo chủ đề, gập đan các ngón tay, quay ngón tay, cổ tay.
- Phát triển cơ lớn qua các bài tập vận động: Đi chạy làm theo người dẫn đầu, đi trong đường hẹp, đi chạy làm đoàn tàu, máy bay, đi nối gót trên ghế, bật từ trên cao xuống...các trò chơi phù hợp với chủ đề.
- Phát triển phối hợp tay mắt.
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá khoa học:
- Trẻ nhận được đặc điểm nổi bật và lợi ích của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết thực hiện một số luật giao thông đơn giản: Đội mũ bảo hiểm khi đi trên mô tô xe máy, đi ra đường phải có người lớn dắt, ngồi trên ô tô, tàu hỏa không được thò đầu, thò tay ra ngoài...
* Làm quen với Toán:
- So sánh phân loại các phương tiện giao thông.
- Trẻ nhận biết được hình dạng, kích thước của một số PTGT, biết xếp tương ứng 1-1.
- Nhận dạng hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật trong thực tế.
- Sử dụng các hình để chắp ghép các loại PTGT đơn giản.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
* Nghe:
- Biết nghe các âm thanh các loại PTGT.
- Nghe và hiểu nội dung chuyện kể, truyện dân gian, truyện đọc phù hợp với trẻ.
- Nghe và hiểu thơ, đồng dao, tục ngữ phù hợp với trẻ.
- Biết lắng nghe người khác nói.
* Nói:
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản thân bằng các câu đơn như: Con thích chơi ô tô, Con thích chơi xe đạp....
- Trả lời và đặt các câu hỏi: PTGT gì? để làm gì? chạy ở đâu?...
- Biết sử dụng các từ ngữ để miêu tả về đặc điểm các PTGT, màu sắc hình dạng...
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh, giao tiếp.
- Đọc thơ, đọc đồng dao.
- Biết kể lại sự việc thedo trình tự thời gian.
- Kể lại truyện đã được nghe.
4.Phát triển thẩm mỹ:
- Làm quen và biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của sự vật và tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
- Hát tự nhiên và biết vận động đơn giản theo nhạc vỗ tay, gõ đệm...
- Vẽ nặn cắt xé dán về PTGT.
- Tham gia tích cực và vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về PTGT.
5. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Biết quí trọng nghề tài xế, phi công.
- Thích học làm chú tài xế.
- Biết bảo quản các phương tiện giao thông.
- Biết tuân thủ một số luật lệ giao thông đơn giản.
_____________________________________
Kế hoạch chăm sóc sức khỏe Vệ sinh dinh dưỡng.
Chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông”.
Tt
Nội dung CS SK - VS DD
Mục đích yêu cầu
Tổ chức hoạt động
Kết quả mong đợi
I
NuôI dưỡng
- Ăn uống
- Giấc ngủ
- Trẻ được ăn đủ chất, đủ lượng. Trong ngày được ăn các món phù hợp, đủ năng lượng trong ngày.
- Uống nước đầy đủ.
- Trẻ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, phòng ngủ ấm áp về mùa đông.
- Hàng ngày, cô chế biến các món ăn và thay đổi các món ăn thướng xuyên, động viên trẻ ăm hết suất ngon miệng.
- Uống nước sau khi ăn...
- Hướng dẫn trẻ lấy gối chăn, nằm ngủ đúng tư thế ngủ ngon.
- Cô theo dõi giấc ngủ của trẻ, trẻ khó ngủ cô vỗ về hát ru cho trẻ ngủ. Khi ngủ dậy cô cho trẻ dậy từ2 không làm trẻ dậy đột ngột.
- 100% trẻ ăn hết suất ngôn miệng, khỏe mạnh.
- Trẻ ngủ trọn giấc.
- Tinh thần thoải mái khi ngủ dậy.
II
Vệ sinh
- Vệ sinh cô
- Vệ sinh trẻ
- Đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nhóm lớp vệ sinh sạch sẽ.
- Đồ dùng đồ chơi lau chùi sạch sẽ.
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày rửa tay, rửa mặt.
- Trẻ biết ăn mặc gọn gàng.
- Hàng ngày, cô gọn gàng sạch sẽ trước khi lên lớp. Làm tốt công tác vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi được cô và trẻ lau chùi sạch sẽ.
- Cô hướng dẫn cho trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.
- Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ mặc quần áo đúng mùa. Giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Trẻ biết tự rửa mặt, rửa tay đúng thao tác và một số vệ sinh hàng ngày
III
VS Môi trường.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. Biết tạo môi trường Xanh-sạch-đẹp.
- Cô th.xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác vào sọt, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường.
- Có ý thức vệ sinh môi trường chung.
IV
An toàn
- An toàn sức khỏe, An toàn tính mạng, an toàn tinh thần.
- Giáo viên phối hợp với gia đình chăm sóc và phòng bệnh tật tốt.
- Cô tạo không khí thân mật như ở Gia đình.
- Không đểt trẻ xảy ra tai nạn và thất lạc.
- Cô biết một số bài thuốc thông thường để sơ cứu.
- Tiếp xúc vui vẻ với trẻ.
- Không để trẻ xảy ra tai nạn, thất lạc trẻ.
- An toàn tuyệt đối đối với trẻ.
IV
Chăm sóc sức khỏe
- Cô chú ý theo dõi sức khỏe hàng ngày cho trẻ.
- Hàng ngày cô theo dõi phát hiện tình hình sức khỏe trẻ, thông báo cho P.huynh để kiểm tra sức khỏe kịp thời.
- Trẻ được khám sức khỏe định kỳ kịp thời.
________________________________
Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
chủ đề nhánh: “Phương tiện giao thông đường bộ”.
Thực hiện: Từ ngày 14/3 đến ngày 18/3.
I. yêu cầu:
- Kiến thức: + Trẻ gọi đúng tên một số phương tiện giao thông và biết công dụng của chúng đối với đời sống con người.
	+ Trr biết so sánh nhận xét được những điểm giống và khác nhau rõ nét giữa hai loại phương tiện giao thông.
- Kỹ năng: + Luyện kỹ năng phân nhóm so sánh các loại phương tiện giao thông to nhỏ, ngắn dài, biết về một số luật lệ giao thông đường bộ.
- Thái độ: + Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ.
Kế hoạch tuần.
	Ngày
H. động
Ngày thứ nhất
Ngày thứ hai
Ngày thứ ba
Ngày thứ tư
Ngày thứ năm
đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ: Cho trẻ xem tranh, ảnh và trò chuyện với trẻ về một số loại PTGT đường bộ.
- Trò chuyện với trẻ: Trên đường tới trường con nhìn thấy những loại xe gì?
- Thể dục sáng: Tập theo băng nhạc.
Hoạt động có chủ định
 PTNT: KPKH 
“Trò chuyện với trẻ về một số PTGT đường bộ”.
PTTM:
Tạo hình “Dán ô tô”.
PTTC:
- Bò chui. Bật ô.
PTNN:
Thơ: “Bé và mẹ”.
PTTM: ÂN 
- Hát VĐ Em tập lái Ô tô.
- Nghe hát: Nhớ lời cô dặn
- Tcvđ: Tín hiệu.
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Đóng vai bác lái xe chở hàng.
- Góc âm nhạc - tạo hình: + Nghe, biểu diễn văn nghệ về chủ đề.
 + Tô màu dán vẽ các loại xe.
- Góc KH-toán: Tô biển số ô tô, xe máy. Phân loại PTGT.
- Góc sách chuyện: Xem truyện tranh, trò chuyện về các loại quả và tập kể chuyện theo tranh, dán và làm sách tranh về các loại PTGT.
- Góc xây dựng, lắp ráp: Xây ga ra ô tô, Lắp ráp ô tô.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát xe đạp, xe máy.
- Nhặt lá cây, hoa để về làm đồ chơi.
- Chơi: “lái xe”, bắt chước tiếng còi tiếng động cơ của các loại xe.
- Trò chơi: Ô tô vào bến – bánh xe quay.
- Vẽ tự do trên sân.
Hoạt động chiều
- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về các loại PTGT đường bộ.
- Luyện đọc diễn cảm bài thơ: “Đèn giao thông”.
- Tập kể lại chuyện: “Xe đạp trên con đường phố”.
- Làm trạnh sách về các loại xe
Thể dục sáng:
	- Thứ 2 - 4 - 6: tập theo lời ca.
	- Thứ 3 - 5: tập bài phát triển chung.
* Yêu cầu: Trẻ tập theo cô các động tác đúng, đều, đẹp.
Rèn cho trẻ có tính nhanh nhẹn và phát triển các cơ vận động. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
* Chuẩn bị: Sân sạch sẽ an toàn.
	Băng đài và các động tác.
* Tiến hành:
- Bài tập theo lời ca: 
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Trẻ chạy theo cô đi vòng tròn và kết hợp khởi động các kiểu đi (mũi bàn
 chân, gót chân, đi thường) theo hiệu lệnh.
* Hoạt động 2: Trọng động:
- ĐT1:
+ Hô hấp gà gáy: 
+ Động tác tay: tay đưa ngang gấp sau gáy.
+ Động tác chân: Đứng co một chân.
+ Động tác bụng: Cúi gấp người về phía trước:
+ Tập 4 lần x 4 nhịp.
+ Tâp 4 lần x 4 nhịp.
+ Tâp 4 lần x 4 nhịp.
+ Tâp 4 lần x 4 nhịp.
+ Động tác bật: bật tách chân khép chân. + Tập 4 lần x 4 nhịp.
Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô và trẻ đi 1-2 vòng xung quanh sân.
___________________________________
Kế hoạch hoạt động góc.
 Chủ đề nhánh: “Phương tiện giao thông đường bộ”.
tt
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Quá trình thực hiện
Lưu ý
I
Góc phân vai
- Đóng vai các Bác lái xe chở hàng.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi: Đóng vai bác lái xe chở khách, chở hàng.
- Một số vòng thể dục để làm vô lăng.
- GV giới thiệu góc chơi nhóm chơi mới trong chủ điểm.
- Trẻ về nhóm, về các góc chơi.
II
Góc xây dựng
- Xây dựng bến xe con cuông.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn để xây dựng bến xe con cuông có bờ rào bao bọc có nhà bán vé, trong bến xe có các luồng xe đậu chở khách.
- Đồ chơi lắp ghép. Đồ chơi, gạch cây, thảm cỏ, sỏi...
- GV đi sâu sát từng góc một để hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ nhập vào các vai chơi.
- GV có thể là một vai chơi nào đó.
III
Góc nghệ thuật.
Nghe biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. 
- Tô màu, dán vẽ các PTGT.
- Hát múa hưởng ứng lời ca các bài hát về các PTGT.
- Trẻ tham gia các hoạt động tô vẽ nặn về các loại PTGT đường bộ.
- Băng, đài có bài hát theo chủ đề. Bút màu, keo dán. 
- Giáo viên vừa gợi hỏi trẻ vừa hướng dẫn trẻ để trẻ tự tin hơn về sản phẩm của mình.
IV
Góc sách 
- Xem truyện tranh, trò chuyện về các PTGT và tập kể chuyện theo tranh.
- Trẻ biết giở tranh chuyện và trả lời câu hỏi khi trò chuyện. Biết tập kể chuyện theo tranh
- Góc sách và một số hình ảnh.
- Con đang xem gì? về PTGT nào?
- Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trẻ lời.
V
Góc kh - toán
- Chọn & phân loại lô tô. ghép tranh.
- Trẻ phân loại lô tô về các loại PTGT.
- Lô tô các loại PTGT.
- Gv có thể tìm hiểu kiến thức của trẻ qua góc học tập. Hỏi trẻ, quan sát trẻ chơi để đánh giá nhận thức của trẻ.
- Trẻ về góc học tập chơi.
________________________________
 Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2011
Kế hoạch hoạt động ngày.
i. đón trẻ:
- Cô đón trẻ vui vẻ niềm nở, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Trò chuyện cùng trẻ về PTGT đường bộ.
- Điểm danh trẻ.
ii. Thể dục sáng: 
Tập theo lời ca.
iii. hoạt động có chủ đích:
Phát triển nhận thức.
 KPKH:
Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường bộ.
1. Yêu cầu:
- Kiến thức: + Trẻ nhận biết gọi đúng tên một số Phương tiện giao thông đường bộ.
	 + Trẻ biết một số đặc điểm và công dụng của chúng. Biết so sánh sự giống khác nhau giữa hai loại phuong tiện giao thông.
- Kỹ năng: + Luyện kỹ năng quan sát nhận xét, so sánh, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Thái độ: + Giáo dục trẻ biết kính trọng người điều khiển các loại phương tiện GT.
	+ Biết một sốa hành vi văn minh khi đi trên xe. Biết giữ an toàn cho bản thân
2. Chuẩn bị:
Cô
- Tranh xe đạp – xe máy - ô tô.
- Tranh 3 bến: xe đạp – xe máy - ô tô.
Trẻ
- Tâm thế trẻ thoải mái, lô tô đủ cho trẻ.
3. Tiến hành:
Cô
- HĐ1: ổn định giới thiệu bài:
- Cho trẻ hát bài: “Em tập lái ô tô”. 
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Ô tô là loại phương tiện giao thông đường gì? Ngoài ô tô đường bộ còn có những loại xe gì nữa? Cho trẻ tìm hiểu các phương tiện đường bộ.
- HĐ2: Quan sát đàm thoại:
* Quan sát xe ô tô con:
- Ai có nhận xét gì về ô tô con nào?
- Xe ô tô có mấy bánh?
- Bánh xe có hình dạng gì?
- Tiếng còi của ô tô như thế nào?
- Xe ô tô con chạy bằng gì?
- Xe ô tô con dùng để làm gì?
- Ngoài xe ô tô còn có xe gì nữa?
- Tất cả các loại xe ô tô chạy ở đâu? Còn gọi là phương tiện giao thông đường gì?
- Tương tự cho trẻ quan sát xe đạp và xe máy.
* Trò chơi:
- Xe gì chạy mất.
* So sánh: Xe đạp – xe máy.
- Giống nhau: Đều có 2 bánh và là phuong tiện giao thông đường bộ.
- Khác nhau: Xe máy chạy nhanh hơn xe đạp. Xe máy chạy bằng xăng, xe đạp chạy bằng sức người.
- Mở rộng: Ngoài các loại xe trên còn có những phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ.
- HĐ3: Luyện tâp:
* Trò chơi: Bắt nhanh đoán tài:
- Cho trẻ chơi.
* Trò chơi: Về đúng bến
- Cô gi.thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ.
* Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra chơi.
Trẻ
- Cả lớp hát.
- Em tập lái ô tô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nhận xét.
- 4 bánh.
- Hình tròn.
- Ô tô chạy bằng xăng.
- Chở người.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi.
- Trẻ quan sát so sánh.
- Trẻ kể các loại PTGT đường bộ.
- Trẻ chơi.
- Trẻ hứng thú chơi.
iv. hoạt động ngoài trời:
+ HĐCMĐ: Quan sát xe máy.
	+ T/CVĐ: Lái xe.
	+ Chơi tự do trên sân.
V. hoạt động góc:	
	+ Góc phân vai: Đóng vai bác lái xe chở hàng.
	+ Góc xây dựng: Xây bến xe con cuông.
	+ Góc nghệ thuât: tô màu các loại xe.
	+ Góc khoa học: Chọn và phân loại PTGT.
+ Góc sách chuyện: Xem truyện tranh về PTGT đường bộ.
vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác.
- Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ.
vii. hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
- Vệ sinh cá nhân.
Hoạt động chính:
Tô màu tranh ô tô.
a. Yêu cầu:
	- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải tô màu tranh ô tô.
	- Luyện kỹ năng tô màu không lem ra ngoài.
	- Giáo dục trẻ biết kính trọng người điều khiển các phương tiện giao thông.
b. Chuẩn bị:
	- Một góc trưng bày về ô tô.
	- Một số bài hát về ô tô.
c. Tiến hành:
	- Cho trẻ đọc bài thơ: “Em tập lái ô tô”.
	- Các con vừa đọc bài thơ gì?
	- Cô trò chuyện cùng trẻ.
	- Cô giới thiệu bức tranh: Cho trẻ về góc tô màu tranh ô tô.
	- Cô nhận xét trẻ tô.
d. Kết thúc:
	Cho trẻ chơi tự do.
Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh.
VIII. Đánh giá cuối ngày:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................………….........................................................................................................................................................................................
______________________________________
Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2011.
Kế hoạch hoạt động ngày
i. đón trẻ:
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng nơi qui định.
- Cho trẻ xem tranh về phương tiện giao thông đường bộ.
- Điểm danh trẻ.
ii. Thể dục sáng:
Tập bài thể dục phát triển chung.
iii. hoạt động có chủ đích:	
PTTM:
Đề tài: Tạo hình: Dán ô tô.
1. Yêu cầu: 
- Kiến thức: + Trẻ biết phết hồ vào mặt sau để dán thành ô tô.
	+ Trẻ biết biết sử dụng màu sắc để dán, bố cục bức tranh tạo nên bức tranh tươi sáng, biết đặt tên cho bức tranh.
- Kỹ năng: + Luyện kỹ năng phết hồ và dán.
- Thái độ: + Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình. Biết kính trọng người điều khiển các phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị:
Cô
- Tranh mẫu của cô
- Hồ dán, giấy màu cô xé sẵn.
- Đàn ghi bài hát: “Em tập lái ô tô”.
Trẻ
- Mỗi trẻ 1 hộp kéo, rổ, giấy.
3. Tiến hành:
Cô
- HĐ1: ổn định giới thiệu bài:
- Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”. 
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về PTGT đường gì?
- Hôm nay cô sẽ cho các con dán ô tô.
- HĐ2: Quan sát tranh gợi ý:
- Cô có bức tranh dán gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh.
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô dùng kỹ năng gì để dán. (Cô chỉ vào thùng xe, đầu xe...)
- Cho trẻ xem tranh thứ 2. (tương tự).
- Cho trẻ nhận xét bức tranh.
- Mở rộng: Mời trẻ kể về các loại PTGT đường bộ khác mà con biết.
- Cô hỏi ý định của trẻ.(hỏi 3-4 trẻ)
- Con dán xe gì? vì sao con lại chọn xe đó.
- HĐ3: Trẻ thực hiện:
- Cho trẻ về chỗ thực hiện.
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết, gợi ý cho trẻ có sáng tạo.
- HĐ4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày.
- Hỏi: các con xé dán cây gì?
- Cả lớp quan sát và nhận xét.
Hỏi: Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Tác giả lên giới thiệu bức tranh của mình.
- Cô nhận xét chung.
* Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng ra chơi.
Trẻ
- Cả lớp hát.
- Em tập lái ô tô.
- Đường bộ.
- Trẻ chú ý xem.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu ý định.
- Trẻ về góc thực hiện.
- Trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày và nhận xét.
- Tác giả lên giới thiệu.
- Trẻ lắng nghe.
iv. hoạt động ngoài trời:
+ HĐCMĐ: Quan sát xe đạp.
	+ T/CVĐ: Lái xe
	+ Chơi tự do trên sân.
V. hoạt động góc:
+ Góc phân vai: Đóng vai bác lái xe chở hàng.
	+ Góc xây dựng: Xây bến xe con cuông.
	+ Góc nghệ thuât: tô màu các loại xe.
	+ Góc khoa học: Chọn và phân loại PTGT.
+ Góc sách chuyện: Xem truyện tranh về PTGT đường bộ.	
vi. vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Trẻ vệ sinh rửa mặt rửa tay đúng thao tác.
- Tổ chức cho trẻ ăn trưa, ngủ trưa đúng giờ.
vii. hoạt động chiều:
- Cho trẻ ăn quà chiều.
- Vệ sinh cá nhân.
Hoạt động chính:
Xem tranh về Phương tiện giao thông đường bộ.
a. Yêu cầu:
	- Trẻ được quan sát tranh về PTGT, biết trả lời một số hình ảnh trong bức tranh.
	- Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ.
	- GD trẻ biết kính trọng người điều khiển PTGT.
b. Chuẩn bị:
	- Tranh vẽ PTGT đường bộ.
c. Tiến hành:
	- Cho cả lớp hát bài: “Bác đưa thư vui tính”.
	- Các con vừa hát bài hát gì?
	- Cô trò chuyện cùng trẻ về PTGT đường bộ.
	- Cô có bức tranh vẽ về phương tiện gì?
	- Cô đàm thoại về bức tranh.
	- Hỏi: các con vừa quan sát gì?
	- Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ một số loại cây.
d. Kết thúc:
	Cho trẻ chơi tự do.
Trả trẻ: Cô trả trẻ tận tay phụ huynh.
VIII. Đánh giá cuối ngày:
.................................................................................................................................
...............................................................................…………......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2011.
Kế hoạch hoạt động ngày
i. đón trẻ:
- Đón trẻ, nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ. Cho trẻ cất đồ dùng nơi qui định.
- Trò chuyện cùng trẻ về PTGT đường bộ.
- Điểm danh trẻ.
ii. Thể dục sáng:
Tập theo lời ca.
iii. hoạt động có chủ đích:
Phát triển thể chất.
Đề tài: Ném xa.
Cây cao cỏ thấp.
1. Yêu cầu:
- Kiến thức: + Trẻ biết đưa tay cao để ném xa.
	+ Trẻ biết chơi trò chơi cây cao cỏ thấp.
- Kỹ năng: 	+ Luyện cho trẻ kỹ năng khéo léo, cẩn thận nhanh nhẹn cho trẻ. Nhằm phát triển cơ tay cho trẻ.
- Thái độ: 	+ Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập. Không xô đẩy nhau. 
2. Chuẩn bị:
Cô
- Túi cát: 5-7 túi.
- Sân tập sách sẽ, gọn gàng.
- Trang phục gọn gàng.
Trẻ
Tâm thế trẻ thoải mái. Trang phục gọn gàng.
3. Tiến hành:
Cô
- HĐ1: Khởi động:
- Trẻ đi chạy vòng tròn hát bài: “Một đoàn tàu.”. Sau đó kết hợp đi các kiểu đi: mũi bàn chân, gót chân, kiểng chân. Về đứng 2 hàng ngang dàn hàng. 
- HĐ2: Trọng động:
Trẻ
- Trẻ khởi động nhịp nhàng.
- ĐT1:
+ Động tác tay: 
+ Động tác chân: 
+ Động tác bụng: 
+ Động tác bật:
Vận động cơ bản: Ném xa
- Cô trò chuyện và giới thiệu bài.
- Trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện nhau 3m.
- Cô làm mẫu 2 lần. (2 lần phân tích, đứng vào vị trí xuất phát, tay gì cô cầm túi cát? tay cô cầm túi cát giơ hơi cao ra phía sau và dùng sức ném mạnh ra phía trước.
- Mời 2 trẻ khá ra ném xa trước cho cả lớp xem.
- Trẻ thực hiện: Lần lượt mời 2 trẻ đầu hàng lên ném. (Cô quan sát và sửa sai. Chú ý nhắc trẻ đưa tay cao để ném).
- Mời nhóm lên ném.
- Hỏi trẻ tên bài học
- GD trẻ không ném vào bạn.
- Cho 2 trẻ lên ném lần nữa.
* Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp.
- Cô giới thiệu tên trò chơi vận động - cách chơi cho trẻ.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
- HĐ3: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi 1-2 vòng rồi nhẹ nhàng ra chơi.
+ Tập 6 lần x 4 nhịp.
+ Tập 6 lần x 4 nhịp.
+ Tập 4 lần x 4 nhịp.
+ Tập 4 lần x 4 nhịp.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý xem cô làm mẫu
- 2 trẻ lên thực hiện.
- Trẻ lần lượt thực hiện
- 2 tổ thi đua.
- Ném xa
- Trẻ hứng thú chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
iv. hoạt động ngoài trời:
+ HĐCMĐ: Quan sát các loại xe qua đường.
	+ T/CVĐ: Lái xe.
	+ Chơi tự do trên sân.	
V. hoạt động góc:
+ Góc phân vai: Đóng vai bác lái xe chở hàng.
	+ Góc xây dựng: Xây bến xe con cuông.
	+ Góc nghệ thuât

File đính kèm:

  • docPT giao thong khong vo la hoi han.doc
Giáo Án Liên Quan