Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chuyên đề: Cùng bé bảo vệ nguồn nước - Đặng Thị Đượm

I. Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ nhận biết những việc làm tốt, không tốt đối với môi trường nước, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.

- Biết nước sạch là nước: không màu, không mùi, không vị.

- Biết được một số nguồn nước khác nhau: nước máy, nước giếng, nước sông, nước biển, nước suối. và biết nước có thể sử dụng được là nước máy.

- Nhận biết được nguyên nhân nước bẩn: do rác thải, do cá chết, bụi bẩn

- Biết một số biện pháp bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước trong sinh hoạt.

- Rèn kỹ năng lựa chọn hành động đúng để bảo vệ nguồn nước, làm bảng tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.

- Giáo dục trẻ không thải rác xuống sông, sử dụng nước tiết kiệm. nên sử dụng nước sạch.

II. Chuẩn bị:

- Tranh trẻ vứt rác xuống sông, sử dụng nước không tiết kiệm để nước chảy ra sàn, quét rác, .

- Ảnh các nguồn nước: nước máy, nước giếng, nước sông, suối.

- 3 lọ thủy tinh chứa nước sạch, que, một ít cát, lá cây khô, đất.

- 2 tờ lịch cũ, một số hình ảnh giữ gìn, tiết kiệm nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 23567 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chuyên đề: Cùng bé bảo vệ nguồn nước - Đặng Thị Đượm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: CÙNG BÉ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
-----------oOo----------
Lớp: Lá 1
Người thực hiện: Đặng Thị Đượm
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ nhận biết những việc làm tốt, không tốt đối với môi trường nước, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết nước sạch là nước: không màu, không mùi, không vị.
- Biết được một số nguồn nước khác nhau: nước máy, nước giếng, nước sông, nước biển, nước suối. và biết nước có thể sử dụng được là nước máy.
- Nhận biết được nguyên nhân nước bẩn: do rác thải, do cá chết, bụi bẩn…
- Biết một số biện pháp bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước trong sinh hoạt.
- Rèn kỹ năng lựa chọn hành động đúng để bảo vệ nguồn nước, làm bảng tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
- Giáo dục trẻ không thải rác xuống sông, sử dụng nước tiết kiệm. nên sử dụng nước sạch.
II. Chuẩn bị:
- Tranh trẻ vứt rác xuống sông, sử dụng nước không tiết kiệm để nước chảy ra sàn, quét rác, ……..
- Ảnh các nguồn nước: nước máy, nước giếng, nước sông, suối.
- 3 lọ thủy tinh chứa nước sạch, que, một ít cát, lá cây khô, đất.
- 2 tờ lịch cũ, một số hình ảnh giữ gìn, tiết kiệm nước.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ai đúng ai sai:
- Trò chơi nói về điều gì?
- Khi nào thì con thấy vui?(Thấy hành động gì?)
- Khi nào con thấy buồn?
à Đúng rồi! Khuôn mặt thể hiện hết trạng thái buồn vui, ghét – thương, hờn giận của con người. 
- Xem cô có gì?
à Đúng vậy! khuôn mặt vui thể hiện bạn vui khi thấy các bạn biết bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước; còn mặt buồn vì bạn nhìn thấy có một số bạn không biết bảo vệ nguồn nước, lãng phí nước đó.
- Vật các con hãy giúp các bạn lớp mình nhận thấy những việc làm đúng sai của các bạn đi.
- Nhận xét sau khi trẻ tìm và dán.
* Hoạt động 2: Trò chuyện về các nguồn nước:
- Các con vừa làm gì?
- Có những nguồn nước nào?
- Cùng trẻ xem các nguồn nước:
 + Nước máy: là nước được lọc tại các nhà máy nước, qua nhiều giai đoạn lọc, được kiểm tra an toàn vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng nên nước máy là nguồn nước đảm bảo cho chúng ta sử dụng.
 + Nước giếng: do con người đào 1 cái giếng sâu xuống lòng đất và lấy nước sử dụng, nước này có thể sử dụng nhưng không đảm bảo vệ sinh lắm, vì có thể ở xung quanh nguồn nước có thể có chất thải độc hại thấm vào lòng đất nhiễm vào nước.
 + Nước sông: là nước bẩn vì có nhiều người không ý thức ném rác, xác động thực vật xuống sông làm cho nguồn nước này bẩn.
 + Nước biển: không sử dụng được vì rất là mặn.
 + Nước suối: Là một loại nước khoáng, nhưng vẫn phải qua giai đoạn tiệt trùng mới sử dụng được.
 + Giếng khoan: có thể sử dụng trong sinh hoạt chứ không nên uống.
* Hoạt động 3: Thí nghiệm nước bẩn:
- Thế con có biết nước sachjlaf nước có đặc điểm gì không?
- Cùng làm thí nghiệm nhỏ về nước thích không?
- Nguồn nước sạch: cô có chuẩn bị 1 lọ nước sạch: trẻ so sánh 4 lọ nước và đưa ra nhận xét: Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Khi sử dụng thì chúng ta chỉ sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe, và nhớ phải sử dụng tiết kiệm nước: không lãng phí …
- Ngoài những nguyên nhân do đất, cát, lá cây làm cho nước bẩn, con còn biết những nguyên nhân nào làm cho nước bẩn nữa không?
* Hoạt động 4: Những tuyên truyền viên về bảo vệ nguồn nước:
- Làm sao để mọi người cùng hiểu được lợi ích của nước sạch mà bảo vệ nước, sử dụng tiết kiệm nguồn nước?
- Cô muốn 1 bạn của lớp ta là 1 tuyên truyền viên về giữ gìn nguồn nước sạch, đồng ý không?
- Mình làm gì để tuyên truyền đến mọi người bây giờ?
- Mình sẽ làm bảng tuyên truyền nhé!
- Nhận xét khi trẻ làm xong.
* Hoạt động 4: Cùng nhau mang bảng tuyên truyền treo ngoài sân để mọi người nhìn thấy và có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tiết kiệm nước đi nào!
- TC: Nhìn vào trong gương.
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
- Mặt vui, mặt buồn.
- Trẻ chia thành 2 đội. tìm và dán lên những việc làm đúng để bảo vệ nguồn nước – dán vào mặt cười; còn những việc làm không đúng thì dán vào khuôn mặt khóc.
- Tìm hành động đúng, sai.
- Trẻ kể.
- Cùng cô xem ảnh các nguồn nước và đàm thoại về tính chất các nguồn nước đó.( trên máy tính).
- Trẻ nói theo hiểu biết.
- Trẻ chia thành 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có một lọ nước sạch và các mẩu thí nghiệm:
 + Nhóm 1: bỏ cát vào chậu nước.
 + Nhóm 2: ------- đất-----------.
 + Nhóm 3: ------- lá cây khô--.
Dùng que khuấy lên và quan sát. Nhận xét kết quả.
- Quan sát trên máy một số nguyên nhân làm cho nước bẩn.
- Nói cho mọi người biết.
- Đồng ý.
- Làm bảng tuyên truyền.
- Chia 2 nhóm: bạn trai, bạn gái. Cùng nhau làm bảng tuyên truyền bằng cách dán những hình ảnh về bảo vệ, tiết kiệm nước.

File đính kèm:

  • doctruyen chu de den.doc
Giáo Án Liên Quan