Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Thơ: Ông Mặt trời

 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình dưới ánh nắng ban mai thật là ấm áp.

 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “óng ánh, nhíu mắt”

 - Giáo dục trẻ biết lợi ích của ánh nắng sớm là tổng hợp vitamin D dưới da, không được chơi ngoài nắng to, không được đi đầu trần ngoài nắng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 18931 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Thơ: Ông Mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 09 tháng 01 năm 2012
THƠ: ÔNG MẶT TRỜI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình dưới ánh nắng ban mai thật là ấm áp.
 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “óng ánh, nhíu mắt”
 - Giáo dục trẻ biết lợi ích của ánh nắng sớm là tổng hợp vitamin D dưới da, không được chơi ngoài nắng to, không được đi đầu trần ngoài nắng. 
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện:
 - Hát “Cháu vẽ ông mặt trời”
 - Các bạn vừa hát bài hát gì?
 - Hôm nay cô cũng có 1 bài thơ nói về ông mặt trời rất là hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
 Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
 - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
 + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
 + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Ông mặt trời” . Tác giả: Ngô Thị Bích Hiền.
 *Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
 - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
 + TTND: Bài thơ nói về ông mặt trời tỏa ánh nắng vào buổi sớm soi bóng 2 mẹ con đang dắt tay nhau đi trên đường thật là ấm áp.
 - Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
 + 4 câu thơ đầu “Ông mặt trời óng ánh… Dắt nhau đi trên đường”: Nói về hai mẹ con dắt nhau đi trên đường dưới cái nắng mát rượi.
 . Óng ánh: Là sự chiếu sáng của ông mặt trời phát ra. 
 + 4 câu tiếp theo: “Ông nhíu mắt nhìn em… Cháu ở dưới này thôi”: Nói về cách nhân hóa ví ông mặt trời như con người biết nhíu mắt nhìn và có sự đáp trả lại của em bé.
 . Nhíu mắt: Là khi mình nhìn vào vật gì đó phát ra ánh sáng quá lớn làm mắt ta không thể nhìn bình thường mà phải mở hí hí mới nhìn được.
 + 3 câu cuối: “Hai ông cháu cùng cười... Ông mặt trời óng ánh”: Tiếp tục dùng cách nhân hóa ví ông mặt trời như con người biết cười và 2 mẹ con lại đi dưới sự tỏa sáng của ông mặt trời.
 - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
 - Cho trẻ đọc thơ
 - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân.
 - Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
 - Cô sửa sai cho trẻ.
 *Đàm thoại:
 - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
 - Ông mặt trời gọi bóng và tỏa ánh nắng của ai? 
 - Ông mặt trời và em bé đã làm gì?
 - Ông mặt trời ở đâu và em bé ở đâu?
 - Ông và bé đang làm gì?
 - Hình ảnh của ông mặt trời thật là gần gũi đó là những hình ảnh về những ngày sinh hoạt của gia đình. Vì thế các con phải biết quý trọng ánh nắng sớm rất tốt cho da. 
 Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC
 - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
 *Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 23 tháng 02 năm 2012
THƠ: TRƯA HÈ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài thơ.
 - Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải tha thiết của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “vi vút, khoan thai, thiêm thiếp”
 - Giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe của mình vào mùa hè.
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
 - Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Trò chuyện:
 - Hát “Mùa hè đến”. (Trẻ hát cùng cô)
 - Cô hỏi: Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
 - Cô cũng biết 1 bài thơ nói về mùa hè rất hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
 Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
 - Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
 + Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
 + Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Trưa hè”. Tác giả: Dạ Thảo.
 *Dạy thơ: (Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
 - Cô đọc mẫu lần 1 diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
 + TTND: Bài thơ nói về trưa hè có ánh nắng mềm mại như tấm lụa thắt nơ, có gió như đang hát trên trời cao, có gà trống đỏ kiếm ăn, đàn vịt đang bơi ngoài ao, nội ru em bé ngủ với nụ cười thật là xinh.
 - Đọc lần 2 giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn
 + 4 câu thơ đầu “Nắng mềm như lụa… Vi vút tầng không”: Nói về cái nắng mềm mại như tấm lụa để thắt nơ trên đầu, gió thổi như đang hát bay tận trời cao.
 . Vi vút: Ý nói về độ cao rất cao.
 + 4 câu tiếp theo: “Chú gà trống đỏ… Bơi ngoài ao rộng”: Nói về con gà trống đi kiếm ăn trong vườn, đàn vịt thư thả bơi dưới ao rộng.
 . Khoan thai: nói lên sự thong thả, thư giãn.
 + 4 câu cuối: “Trưa đầy hương lúa… Mơ cười thật xinh”: Nói về vào buổi trưa hương thơm của lúa theo gió bay vào nhà khi bà nội đang ru em bé ngủ và mơ những giấc mơ đẹp với nụ cười thật xinh.
 . Thiêm thiếp: Là chưa ngủ thẳng giấc mà chỉ mới ngủ.
 - Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
 - Cho trẻ đọc thơ
 - Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân.
 - Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
 - Cô sửa sai cho trẻ.
 *Đàm thoại:
 - Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai? 
 - Nắng ở trong bài thơ như thế nào? 
 - Trong bài thơ có nói đến 2 con vật đó là những con gì?
 - Trong bài thơ có 2 người đó là ai? Họ đang làm gì?
 - Hình ảnh của bài thơ trưa hè trong lòng của trẻ sao mà gần gũi, yêu thương đến thế đó là những hình ảnh của mùa hè đối với con người. Vì thế các con phải biết bảo vệ sức khỏe của mình vào mùa hè
 Hoạt động 3: Ghép tranh – LQCC 
 - Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
 *Cô nhận xét, đánh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc
Giáo Án Liên Quan