Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Tìm hiểu về một số con côn trùng
I. Mục đích – yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết được một số con côn trùng có lợi và có hại, biết được một số đặc điểm nổi bật của chúng.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- 3 tranh: + Tranh con ong
+ Tranh con chuồn chuồn
+ Tranh con muỗi
TUẦN 18 THỨ 3 NGÀY 3 THÁNG 1 NĂM 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC :MTXQ TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CON CÔN TRÙN I. Mục đích – yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được một số con côn trùng có lợi và có hại, biết được một số đặc điểm nổi bật của chúng. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục: Trẻ có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị: - 3 tranh: + Tranh con ong + Tranh con chuồn chuồn + Tranh con muỗi III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú - Cho trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm”? - Các con vừa đọc xong bài thơ gì? - Bài thơ nói về con vật gì? - Con ong và con bướm là con vật gì? - Cho trẻ kể về một số con côn trùng mà tre biết? - Muốn biết các con côn trùng sống như thế nào, chúng ăn gì giờ học hôm nay cô con mình cùng tìm hiểu và khám phá về loài côn trùng nhé. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số con côn trùng * Quan sát con châu chấu - Cô có một câu đố các con lắng nghe xem câu đố nói về con gì nhé. Mình mặc áo xanh Thân dài đầu nhỏ Thích ăn lá cỏ Hay đậu cành tre - Đố các con đó là con gì? - Cho trẻ xem tranh con châu chấu? - Cô chỉ vào từng bộ phận của con châu chấu (đầu, mình, cánh, chân) và gọi tên các bộ phận đó cho trẻ nghe? - Đầu con châu chấu có bộ phận gì? - Trên mình con châu chấu có gì? - Con châu chấu có mấy cánh? - Cánh của nó như thế nào? - Có mấy chân? => Con châu chấu là con côn trùng có hại nó thường ăn cỏ, lúa, có hai mắt, có 6 chân và 4 cánh. * Quan sát tranh con ong - Lắng nghe, lắng nghe? - Các con lắng nghe cô hát một câu xem câu hát nói về con gì nhé. “Chị bay đi tìm nhụy Làm mật ong nuôi đời” - Đố các con đấy là con gì? - Cho trẻ quan sát tranh con ong? - Con ong có đặc điểm gì? - Con ong có mấy phần? - Phần đầu con ong cò những bộ phận nào? - Cô chỉ vào thân con ong và hỏi trẻ: Đâylà gì? - Thân con ong có gì? - Cánh của nó như thế nào? - Con ong có mấy cánh? - Có mấy cái chân? - Con ong thích làm gì? - Con ong là con vật nhơ thế nào? => Con ong là con côn trùng có lợi, nó sống ở trong các lùm cây và thường làm tổ trên cây. Nó bay rất nhanh nhờ có đôi cánh mỏng. Trên đầu có hai cái dâu dài. Con ong thường hay bay tới các vườn hoa để hút nhụy làm mật. - Cho cả lớp đứng dậy làm chú ong bay? * Quan sát tranh con muỗi - Cho trẻ chơi trò chơi con muỗi. - Cô vừa đọc đoan thơ vừa vận động chân tay để chơi: Có con muỗi Vo ve, vo ve Đốt cái tay Đốt cái chân Rồi bay xa Úi chà ! Úi chà ! Giang tay ra Đập cái đốp Muỗi xẹp. - Các con đã nhìn thấy con muỗi chưa? - Cho trẻ quan sát tranh con muỗi? - Con muỗi có đặc điểm gì? - Ai có nhận xét gì về thân của con muỗi? - Chân của nó như thế nào? - Con muỗi là con vât như thế nào? - Con muỗi nó thường làm gì? - Nó sống ở đâu? => Con muỗi là con côn trùng có hại, nó thường đốt để hút máu người, các con vật. Nó đốt rất đau. Con muỗi rất nhỏ, nó sống trong các bụi rậm, xó nhà, những chỗ có rác bẩn.Nó còn gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy khi ngủ chúng ta phải mắc màn để tránh muỗi đốt nhé. * Mở rộng: Ngoài những con ong, con châu chấu, con muỗi các con còn biết những con côn trùng nào khác nữa? - Cho trẻ xem tranh các con côn trùng khác như: Con bọ ngựa, con kiến, con chuồn chuồn 3. Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập “Thi xem đội nào nhanh” * Cách chơi: - Cô đã chuẩn bị rất nhiều lô tô về các con côn trùng. Nhiệm vụ của các con mỗi bạn trong mỗi đội là lên chọn đúng lô tô vẽ về con côn trùng. Mỗi bạn chỉ được gắn một lô tô gắn xong các con chạy về thì bạn khác mới đợc lên. * Luật chơi: - Mỗi lượt chỉ đựơc một bạn lên chơi, lô tô nào chọn sai sẽ không đợc tính. - Cho trẻ chơi 1-2 lần? - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dơng trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô cho trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm” ra ngoài chơi. - Trẻ đọc cùng cô - Bài thơ “Ong và bướm” - Con ong , con bướm - Con côn trùng - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Con châu chấu - Trẻ quan sát - Tre xem và lắng nghe - Có mắt, mồm - Có cánh, chân - Hai cánh - Cánh nhỏ, dài - Trẻ đếm cùng cô - Trẻ lắng nghe - Nghe gì, nghe gì - Con ong - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Phần đầu, phần thân. - Có mắt, mồm, dâu - Thân con ong - Có cánh, chân - Cánh nhỏ - Trẻ đếm cùng cô - Tìm nhụy hoa - Chăm chỉ - Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động cùng cô - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ quan sát - Có đầu, thân - Có cánh, chân - Có nhiều chân nhỏ - Là con vật có hại - Hay đốt người, con vật - Bụi rậm, đống rác - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đọc thơ ra ngoài
File đính kèm:
- THỨ 5 NGÀY 5 THÁNG 1 NĂM 2012.doc