Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 3: Ngành nghề và ngày 20/11

- Trẻ nhận biết và tránh những nơi nguy hiểm đối với bản thân: ổ điện, nước sôi, vật nhọn

- Có một số kỹ năng và giữ thăng bằng khi thực hiện VĐ: Ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 15m; Ném trúng đích thẳng đứng; đi theo đường dích dắc, đầu đội túi cát; chuyền bóng qua phải, qua trái.

- Thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác của một vài ngành nghề

- Biết làm một số công việc tự phục vụ.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe con người

- Thực hiện được một số thao tác vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống.

 

doc19 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 3: Ngành nghề và ngày 20/11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH
CHỦ ĐỀ 3: Ngành nghề và ngày 20/11
( 4 tuần: từ 1/11/10 đến 26/11/2010 )
I. MỤC TIÊU:
1.Phát triển thể chất:
- Trẻ nhận biết và tránh những nơi nguy hiểm đối với bản thân: ổ điện, nước sôi, vật nhọn…
- Có một số kỹ năng và giữ thăng bằng khi thực hiện VĐ: Ném xa bằng hai tay, chạy nhanh 15m; Ném trúng đích thẳng đứng; đi theo đường dích dắc, đầu đội túi cát; chuyền bóng qua phải, qua trái...
- Thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác của một vài ngành nghề…
- Biết làm một số công việc tự phục vụ.
- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe con người 
- Thực hiện được một số thao tác vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết tắt quạt, đèn khi ra khỏi phòng, lớp…
- Biết xã hội có nhiều nghề, lợi ích của nghề đó đối với đời sống con người.
- Trẻ biết minh họa một số nghề qua hoạt động tạo hình, thơ, truyện, múa, hát…
- Phát hiện được vài mối liên hệ đơn giản gần gũi giữa các nghề.
- Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyển thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. Phân loại dụng cụ-sản phẩm của nghề…
- Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Tạo nhóm có số lượng 7, so sánh, thêm bớt trong PV 7.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe, hiểu lời nói giao tiếp hàng ngày.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò truyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương.
- Khả năng biểu đạt: Phát âm vài tiếng có chứa âm khó, trả lời câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu?, từ lễ phép, đọc thơ, đồng dao, kể lại truyện đơn giản đã được nghe 
- Kể lại sự việc tự nhiên, tham gia đóng kịch, hát, múa, vẽ đọc thơ…
- Làm quen việc đọc viết: xem sách, kỹ năng cầm sách, thích vẽ, nhận ra một vài ký hiệu gần gũi, nhìn vào tranh gọi tên nhân vật trong truyện.
- Nhận biết một số chữ cái e, ê và u, ư. Phát âm chính xác.
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Quý trọng người lao động, biết giữ gìn, tôn trọng thành quả, sản phẩm của người lao động.
- Biết nêu lên ước mơ của bản thân, của bạn -> biết hiện tại cần làm gì để thực hiện được ước mơ đó.
- Có ý thức BV MT: Bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc cây cối…
- Biết tô, vẽ, kể chuyện một số nghề.
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Biết phối hợp đường nét, màu sắc trong trang trí.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn…
II. NỘI DUNG:
1.Phát triển thể chất:
- Tập đầy đủ các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp
- Phân nhóm thực phẩm: thịt, cá …có nhiều đạm ( tương tự đ/ v đường, béo, vitamin )
- Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng đúng cách.
- Nhặt thức ăn khi rơi vãi xuống bàn. Ho, hắt hơi phải che miệng và qua ra sau
2. Phát triển nhận thức:
- Đặt câu hỏi thắc mắc: tại sao…?
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng của các dụng cụ, sản phẩm của 1 số ngành nghề. 
- Nhận xét về đặc điểm khác nhau, giống nhau của 1 số ngành nghề trong xã hội.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Trò chuyện mô tả về dụng cụ, sản phẩm của các nghề trẻ biết…
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố về dụng cụ, sản phẩm của 1 số ngành nghề. 
- Trả lời câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu? Tại sao, vì sao? 
- Đọc thơ, đồng dao, kể lại truyện đơn giản đã được nghe: cái bát xinh xinh, hạt gạo làng ta …
- Nhận dạng các chữ cái: e, ê, u, ư.
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Yêu quí tất cả các nghề. Kính trọng cô chú công nhân. Giữ gìn các sản phẩm, đồ dùng…
5. Phát triển thẩm mỹ:
- Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
- Tô vẽ, cắt, xé dán về các dụng cụ, sản phẩm của các ngành nghề.
- Hát đúng giai điệu, rõ lời, vận động nhịp nhàng: vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, cô giáo miền xuôi, Bác đưa thư vui tính … 
 HT GV
 Thanh Trúc
MẠNG NỘI DUNG
Tuần 1
Nghề xung quanh bé
Từ 5/11 –9 /11/2012 
Tuần 2
Nghề của cha mẹ
Từ 12/11-16/11/2012 
Ngành nghề và ngày 20/11
Từ 05/11 – 30/11 
Tuần 4
Nghề chính trong xã hội
Từ 19/11-23/11/2012 
Tuần 3
Cô giáo là mẹ hiền
Từ 26/11-30/11/2012
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
1
PT NT:
- Trẻ thảo luận cùng bạn và cô để phát triển ngôn ngữ về “Công việc của Bác nông dân” 
PTTC: 
- Biết dùng sức của tay để đẩy vật đi xa.
PTTM
- Trẻ cảm nhận được lời của bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
PTNT:
- Trẻ nhận biết số 7, nhóm có số lượng 7. 
PTTM: 
- Trẻ thực hiện được các kỹ năng nặn người. 
 2
MTXQ
………………
………………
………………
………………
………………
……………………………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
 3
MTXQ
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
……………...
…
………………
………………
………………
………………
……………...……………...……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
………………
……………..
.
 4 
MTXQ
………………
………………
………………
………………
………………
………………………………..
…
………………
………………
………………
………………
………………
……………………………….
…
………………
………………
………………
………………
………………
……………………………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
……………………………...
…
………………
………………
………………
………………
………………
……………………………...
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
CHỦ ĐỀ: Ngành nghề và ngày 20/11
 Thời gian: 4 tuần ( Từ 01/11/ 10 đến 26/11/ 10 )
1/ Mở chủ đề:
- Sưu tầm hình ảnh, trang trí lớp theo chủ đề Ngành nghề và ngày 20/11
- Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về một số nghề gần gũi với trẻ: Công việc, dụng cụ, sản phẩm, mối liên hệ giữa các nghề …
- Tạo tranh chủ đề nhánh
- Làm các bài tập góc, 1 số đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề.
- Mở chủ đề nhánh 1: Nghề xung quanh bé.
2/ Các hoạt động khám phá: 
* Tìm hiểu khám phá các hoạt động
- Xem băng hình, tranh ảnh về các nghề, trò chuyện về một số nghề xung quanh trẻ và các nghề truyền thống ở địa phương. 
- Trò chuyện đưa ra những câu hỏi khuyến khích trẻ mô tả về hành động của một số nghề mà trẻ biết: Như thế nào?
- Tổ chức cho trẻ nghe các câu chuyện, bài hát, thơ về các ngành nghề, công cụ và sản phẩm của các ngành nghề mà trẻ biết. 
- Tổ chức các góc chơi đa dạng với các loại bài tập mở để giúp trẻ khám phá.
- Chơi các trò chơi vận động ( tinh, thô) , học tập, TCDG, KPKH,….
- Tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân như: đánh răng, rửa tay, lau mặt, sắp xếp quần áo, bàn ghế để học, trãi nệm để ngủ…..
* Ngày hội, ngày lễ:
- Giáo dục trẻ ý nghĩa ngày 20/11
3/ Đóng chủ đề: 
- Đóng các chủ đề nhỏ hàng tuần
- Đàm thoại với trẻ về nội dung chủ đề đã học.
- Tham gia sinh hoạt tập thể: trình diễn các sản phẩm, diễn văn nghệ, đọc thơ, kể chuyện…. liên quan đến chủ đề đã học (ngành nghề và ngày 20/11)
- Trò chuyện, sắp xếp và trưng bày các hình ảnh về chủ đề mới ( thế giới động vật)
- Giao nhiệm vụ cho trẻ: sưu tầm hình ảnh về chủ đề, cùng cô làm đồ chơi cho lớp.
- Phối hợp phụ huynh trong việc thực hiện chủ đề mới.
KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI
CHỦ ĐỀ: Ngành nghề và ngày 20/11
	 Thời gian: 4 tuần (Từ 01/11/ 10 đến 26/11/ 10)
A. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN:
ND-NHIỆM VỤ
CÁC BIỆN PHÁP
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
1/ TCĐV: Giúp trẻ phát triển nội dung chơi, thể hiện vai chơi, cách xử lý tình huống và cách xưng vai khi chơi.
- Quan sát, trò chuyện về công việc của người bán quán ăn: đi chợ mua thực phẩm về quán, chế biến. Khách đếnv quán xem thực đơn, kêu món ăn… 
- Bác sĩ khám bệnh, ghi toa thuốc, cấp thuốc cho bệnh nhân…
- Gợi ý tình huống chơi: người bán quán ăn nói gì khi khách đến ăn: kêu món bò kho mà không có thì bán quán sẽ nói gì với khách. 
- Giúp trẻ phát triển thêm nội dung chơi: Người bán hàng chuyển làm người tài xế chở khách đi du lịch
- Tiếp tục rèn cách xưng vai khi chơi và phải đeo chuổi khi vào góc chơi.
- Khuyến khích trẻ xưng hô vai chơi…
2/ TCXD: giúp trẻ phát triển kỹ năng xây và khả năng phối hợp với bạn.
- Rèn nề nếp cất lấy đồ chơi đúng nơi qui định.
- Trao đổi với trẻ về công việc của người thợ xây và một số mẫu xây dựng: Bệnh viện, công viên…
- Nhắc nhở nề nếp của trẻ khi xây dựng.
- Cô bao quát xem trẻ phối hợp nhau trong khi chơi, cách lấy, cất nguyên vật liệu để xây….
- Nhắc nhỡ trẻ kỹ năng xếp cạnh, xếp xen kẽ ngay ngắn phù hợp với công trình 
- Tiếp tục nhắc nhở trẻ cách phối hợp với bạn để công trình hoàn thành tốt hơn.
3.TCHT: Rèn kiến thức về toán, chữ cái, xem và lật sách...
- Rèn kỹ năng: xếp tương ứng, tập viết, sao chép chữ, lật sách và xem sách.
- Bổ sung Domino, dụng cụ, sản phẩm ngành nghề, ĐD, các dạng rối.
- Ứng dụng kidsmart “phân nhóm phân loại” dụng cụ sản phẩm các ngành 
nghề.
- Xem sách và kể chuyện sáng tạo…
4.TCĐV: Rèn khả năng phối hợp với bạn
- Tham khảo t/c dân gian cò chẹp, nhảy bao.
- Tiếp tục rèn nề nếp chơi: không la hét khi cổ vũ bạn.
B/ Chuẩn bị:
- Bộ đồ dùng dụng cụ bác sĩ: Quần áo, mủ nón BS, y tá, kim chích, đồ cập nhiệt…
- Nắp chai, hột hạt các loại…
- Sách truyện chữ to, bài thơ, lô tô … 
- Quạt múa, mũ mão…
KẾ HOẠCH RÈN NỀ NẾP VỆ SINH
CĐ 3: Ngành nghề và ngày 20/11 
( 4 tuần: từ 01/11 đến 26/11/2010 )
1/ Lễ giáo:
- Giáo dục trẻ biết tự giác chào hỏi, lễ phép với ông bà, cha mẹ, người lớn xung quanh dưới nhiều hình thức khác nhau như đọc thơ, kể chuyện, mẫu gương tốt, bài hát, yêu thương, giúp đỡ em nhỏ….
- Kính trọng các cô chú công nhân, không phân biệt các nghề. Biết giữ gìn các đồ dùng…
2/ Nề nếp thói quen: 
- Biết cùng cô chuẩn bị cho hoạt động ( sắp xếp bàn, ghế, viết, tập …) cùng bạn học nhóm, giơ tay phát biểu, biết chia sẽ với bạn cùng tham gia hoạt động. 
- Biết nhận vai chơi, đeo chuổi, đăng ký góc chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn….
- Ăn hết suất cơm, không rơi vãi thức ăn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa, ăn từ tốn, không nói chuyện ồn ào khi ngủ, ngủ đủ giấc, 
- Thực hiện theo nhóm khi rửa tay bằng xà phòng sau khi VS, sau khi chơi, trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn cơm, biết lau mặt, lau tay khi tay, mặt bị bẩn 
3/ Vệ sinh, môi trường:
- Biết tự giác giữ VS phòng lớp, trường học(nhặt rác bỏ vào thùng rác, không vẽ bậy lên tường, không xã rác bừa bãi, không ngắt hoa, bẽ cành) biết chăm sóc cây xanh, tưới nước, bắt sâu, tỉa lá vàng…
4/ Nhiệm vụ của cô:
- Thực hiện chương trình GDMN -> soạn giảng trên máy tính
- Nhắc nhở những trẻ móng tay còn dài, quần áo đồng phục, đầu tóc ngắn, gọn gàng đeo khăn vào buổi chiều.
- Tiếp tục tạo môi trường thân thiện, học sinh tích cực ( phòng lớp sạch sẽ, bé thích đến lớp) tăng cường cây xanh trong lớp, phía sau phòng lớp 
- Chú ý giờ tập thể dục sáng thực hiện theo lịch 
- Thực hiện đúng chế độ sinh hoạt ở các hoạt động trong ngày
- Dự họp đầy đủ của chuyên môn, tổ khối 
- Tham gia tổ chức bé tập làm nội trợ” Bánh mì kẹp nhân” kết hợp tổ chức sinh nhật cho cháu: văn nghệ, làm đồ dùng trang trí lớp làm thiệp…. mời khách dự sinh nhật
- Hưởng ứng tháng hàng động vì trẻ thơ để chào mừng ngày “ Nhà giáo VN 20/11”( tiết dạy tốt, chăm sóc tốt, tập Văn nghệ….) 
- Cân đo chấm biểu đồ, theo dõi sức khỏe trẻ
5/ Ngày Hội:
 - Giáo dục trẻ ý nghĩa của ngày nhà giáo VN 20/11.
- Tổ chức văn nghệ, làm đồ dùng trang trí lớp, làm thiệp mừng ngày 20/11 … 
CHUẨN BỊ
- Giấy A0 để làm tranh chủ đề.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện, bài thơ…liên quan đến chủ đề.
- Hình ảnh về các ngành nghề gần gũi với bé…
MẠNG
Chủ đề nhánh: NGHỀ XUNG QUANH BÉ
( Từ 01/11/10đến 05/11/10 )
- Quan sát tranh và trò về nghề nông (công việc của bác nông dân khi trồng lúa), nghề dệt may, nghề mộc
- Tạo ra trang phục bằng lá cây, giấy báo các loại, bọc nilon
- Tạo nhóm, nhận biết số 7, đếm theo khả năng
- Hát: cháu yêu cô chú công nhân. 
- T/C: Bao nhiêu bạn hát
- XD: xây bệnh viện
Dụng cụ
Bé biết nghề gì?
Tuần 1:
 NGHỀ XUNG QUANH BÉ 
Sản phẩm 
Thái độ của trẻ đối với các nghề
- Trò chuyện về nghề gốm
- VĐCB: Ném xa bằng 2 tay, chạy nhanh 15m.
- Nặn người thông qua hành động: khom người cấy lúa, làm mộc …
- Trò chuyện về nghề mộc.
- Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ các sản phẩm: tủ, bàn, ghế …
- Biết kính trọng các cô chú công nhân
- Toán: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7.
Lịch Tuần 1: 
Nghề May
( từ 05/11đến 09/11/2012 )
Thời điểm
Thứ hai
1/11
Thứ ba
2/11
Thứ tư
3/11
Thứ năm
4/11
Thứ sáu
5/11
Đón trẻ
- Rèn thói quen lấy, cất cặp da đúng chỗ qui định.
- Phối hợp PH: Trao đổi về sức khỏe, học tập của trẻ, xin vật liệu trang trí…
Hoạt động sáng
- Điểm danh: Tổ trưởng điểm danh-> báo cáo với cô. Quan tâm đến bạn vắng.
- Thời gian + Thời tiết: Gở lịch, gắn băng từ thứ, ngày, tháng. QS và nhận xét bầu trời
- Thông tin + Giới thiệu sách mới: 
- Tâm trạng: vui, buồn, ngạc nhiên -> trẻ nêu được vì sao vui, buồn, ngạc nhiên.
- Chủ đề nhỏ: 
TDS
Bài tập 3 ( mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp)
Hoạt động chung
PTTM
- Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
PT NT:
 - Tạo nhóm có số lượng 7, nhận biết số 7. 
PTTM: 
- Nặn người. 
HĐNT
- QS: công việc của Bác làm vườn, công việc của chú công nhân xây dựng …
- TCVĐ: chim sổ lồng, Bỏ khăn, chạy tiếp sức, bẩy chuột 
- TC dân gian: Nhảy cò chẹp, nhảy bao, kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do: Các đồ chơi ngoài trời, cát, nước, nhặt lá cây, bún thun, nhảy dây, cầu lông, bóng, nhổ cỏ cho hoa…
HĐVC
- Đóng vai: BS, y tá
- Âm nhạc: Hát, vận động bài “Bác đưa thư vui tính, cháu yêu cô chú công nhân …”
- Xây dựng: Bệnh viện
- Tạo hình: Vẽ sản phẩm, dụng cụ của các ngành nghề, làm thiệp SN 
- Học tập: Lô tô, phân loại dụng cụ, sản phẩm ... 
- Thư viện: kể truyện, đọc thơ
- Khám phá: Pha, trộn màu nước
- TH: Vẽ sản phẩm, dụng cụ của các ngành nghề
- Đóng vai: người bán quán ăn.
- Học tập: phân nhóm, phân loại các dụng cụ, sản phẩm.
VS, ăn, ngủ
- Rèn nề nếp đánh răng sau khi ăn 
- Giới thiệu món ăn kết hợp lồng dinh dưỡng
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngủ
Hoạt động chiều
- Chơi ở các góc thực hiện và hoàn thành sản phẩm
- Chơi TCVĐ: Bẫy chuột
- Đóng chủ đề: biểu diễn văn nghệ, trưng bày sản phẩm của chủ đề tuần
- Mở chủ đề : Nghề của cha mẹ
Trả trẻ
- Chơi vận động, chơi ở các góc 
- Nghe nhạc phù hợp theo chủ đề
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC GIỜ CHƠI
TUẦN 1: Nghề xung quanh bé 
( Từ 012/11/10 -> 05/11/10)
I/ Chuẩn bị: 
1/ Xây dựng: Mô hình Bệnh viện, các khối chữ nhật, hộp giấy, hộp sữa, sỏi, cây xanh. 
2/ Đóng vai: Bộ đồ dùng nấu bếp, tạp dề, các loại rau, củ thật, quần áo BS, y tá ….
3/ Khám phá: màu nước ( màu cam, màu trắng), giấy + bút, bảng ghi nhận, theo dõi kết quả.
4/ Thư viện: sách truyện, tranh có hình ảnh đẹp phù hợp theo chủ đề, giấy, bút màu để làm một số ký hiệu đơn giản ( chữ cái )
5/ Nghệ thuật: Giấy báo, lịch cũ các loại, các vật liệu tạo hình khác ( đất nặn, màu nước, các loại giấy xúc có màu…. ), sưu tầm một số hình ảnh trong sách báo về trang phục….
6/ Học tập: lô tô về đồ dùng, dụng cụ của các nghề….
II/ Phân công:
Thời điểm
Phân công
Thanh Trúc ( cô A ) 
Bích Trâm ( cô B ) 
Đầu giờ
- Chuẩn bị nơi chơi cho các góc, các đồ chơi, bài tập, phương tiện chơi
- Tập trung dặn dò nề nếp chơi
- Sắp xếp đồ chơi, phương tiện chơi theo bộ ở các góc chơi để trẻ dễ nhìn, dễ lấy
Giữa giờ
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở góc khác
Bao quát và triển khai khả năng chơi của trẻ ở các góc trọng tâm trong ngày khác
Kết thúc
- Thu dọn đồ dùng đồ chơi, thu hút trẻ phụ giúp sắp xếp đồ dùng đồ chơi
 - Tập hợp trẻ để nhận xét cuối buổi chơi
- Thu dọn đồ chơi cùng trẻ
III/ Nhiệm vụ- PP- hướng dẫn:
1/ TCXD:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về “Bệnh viện” nơi đó có gì? Trẻ tự thỏa thuận với nhau để chọn vật liệu phù hợp. (Tình huống: bệnh viện có Căn tin. Biện pháp: ta phải xây từng khu riêng biệt) 
2/ TCĐV: 
- Gợi ý giúp trẻ bàn về ý tưởng chơi: BS và y tá sẽ làm những việc gì? Người bán quán ăn làm những công việc gì?... 
3/ TCKP:
+ Yêu cầu: Quan sát, so sánh, vẽ lại kết quả thí nghiệm.
+ Tiến hành: Điều gì xảy ra khi Pha trộn màu cam và màu trắng.
4/TCHT:
- Thực hiện các bài tập góc phù hợp theo chủ điểm: Đếm theo khả năng, So sánh số lượng, phân loại các đồ dùng, dụng cụ của một số nghề. 
5/ TCVĐ: Cò chẹp, nhảy bao 
a/ “Cò chẹp”
- Yêu cầu: Bật 1 và 2 chân, không chạm vạch. 
- Chuẩn bị: thẻ số cho mỗi cháu, Ô để bật.
- Tiến hành: Cháu cầm thẻ số thẩy thẻ số lần lượt vào ô thứ 1 -> trẻ bật 1 chân vào ô lẻ, 2 chân vào ô chẳn, cứ như thế bật đến hết các ô và quay trở lại nhặt thẻ số của mình lên.
b/ “Nhảy bao”
- Yêu cầu: nhảy thật nhanh, không được ngã và lấy cờ cắm vào vị trí qui định. 
- Chuẩn bị: 4 cái bao, cờ màu xanh, đỏ 
- Tiến hành: Trẻ chia làm hai đội, sau khi nghe hiệu lệnh “xuất phát” bạn thứ nhất của hai đội cầm cây cờ đứng trong cái bao bật thật nhanh về trước cắm cây cờ vào lon, rồi sau đó bạn thứ hai bật tiếp cứ như thế đội nào về đích trước thì đội đó thắng.
6. TCNT:
- Tô, vẽ, xé dán, nặn các công cụ, sản phẩm của các ngành nghề và tư thế làm việc của các cô chú công nhân.
	KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG SÁNG
Tuần 1: Từ ngày 01/11 -> 05/11
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết tên các bạn trong tổ. Quan tâm đến thông tin thời sự
- Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. Cùng chia sẽ với cô và bạn
- Tích cực trao đổi cùng cô và bạn.
II/ Chuẩn bị: 
- Các loại bảng biểu ( điểm danh, thời tiết, thời gian, chế độ sinh hoạt, thông tin … )
III/ Tiến hành:
1/ Điểm danh: 
- Cho các tổ trưởng kiểm tra xem tổ mình có vắng bạn nào không? 
- Báo cáo cho cô và các bạn cùng nghe -> Sau đó các tổ trưởng lên gắn hình bạn vắng
- Cô đếm xem có mấy bạn vắng
=> Giáo dục trẻ quan tâm hỏi thăm bạn vắng
2/ Thời tiết + Thời gian:
- Bầu trời hôm nay như thế nào? Gió mạnh hay gió nhẹ? Tại sao con biết? => cháu lên gắn biểu tượng thời tiết
- Hôm qua thứ mấy? ngày? Tháng? => Cháu lên gở lịch và chỉ vào lịch nói tô “ hôm nay thứ mấy? ngày mấy? tháng mấy? năm? => Cháu gắn thứ, ngày, tháng
* Trò chuyện đầu tuần: Hỏi xem thứ bảy, chủ nhật ở nhà cháu làm gì? Đi đâu chơi? Và nhắc nhở tiêu chuẩn bé ngoan
3/ Giới thiệu sách: “chuyện của bác đưa thư”
- Giới thiệu sách mới, trẻ biết tên, cô không đọc mà khuyến khích trẻ tìm đọc ở góc sách
4/ Tâm trạng: Vui, buồn, ngạc nhiên…. Vì sao ?
5/ Chủ đề nhỏ: 
- Trao đổi một số ngành nghề tạo ra sản phẩm: Nghề nông, dệt may, thợ mộc, nghề gốm … (công cụ, sản phẩm của nghề đó) => GD biết giữ gìn sản phẩm, kính trọng các cô chú công nhân
Kết thúc: Trò chơi “ lộn cầu vòng ” 
Thứ 2 ngày 01/11/10
	KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết được công việc của bác làm vườn.
- Bắt chước hành động chăm sóc cây: tưới nước, xới đất…Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi
- Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi khi trò chuyện.
II/ Chuẩn bị: 
- Liên hệ trước với Bác làm vườn.
- Địa điểm: sân bằng phẳng, rộng, sạch, an toàn cho trẻ
- Đồ chơi tự do: vòng, bóng,dây thun, cầu lông, phấn ….
III/ Tiến hành:
1/ Quan sát: Công việc của bác làm vườn
- Trẻ quan sát, trao đổi về công việc của Bác làm vườn.
- Bác làm gì, khi trồng cây cần những dụng cụ nào, lợi ích của việc trồng cây.
=> Giáo dục trẻ yêu quí kính trọng Bác. Biết giữ gìn bảo vệ cây xanh…
2/ Trò chơi vận động: Chim sổ lồng 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: Trẻ tập trung thành vòng tròn, 2 bạn đứng đối diện nắm tay nhau làm lồng, 1 bạn làm chim chui vào lồng. khi có hiệu lệnh chim sổ lồng thì các chú chim bay ra tìm lồng khác chui vào. Nếu chú chim nào chậm, không có lồng chui vào thì bị ra ngoài 1 vòng chơi.
- Luật chơi: Mỗi chú chim chỉ chui vào 1 lồng. - Cháu chơi 2-3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
3/ Trò chơi dân gian: Cò chẹp
- Cháu cầm thẻ số, thẩy thẻ số lần lượt vào ô thứ 1 -> trẻ bật 1 chân vào ô lẻ, 2 chân vào ô chẳn, cứ như thế bật đến hết các ô và quay trở lại nhặt thẻ số của mình lên. 
- Cháu chơi 2- 3 lần ( nhận xét sau mỗi lần chơi )
4/ Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, bóng, vòng, cầu lông, dây thun….
Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương
Thứ 2 ngày 01 tháng 11 năm 2010
Chủ đề: Ngành nghề và ngày 20/11
Chủ đề nhánh: Nghề xung quan

File đính kèm:

  • docGA-T1cd3.doc
Giáo Án Liên Quan