Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề 4: Nghề nghiệp, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
* KPKH:
- Tìm hiểu về nghề xây dựng.
- Bác nông dân chăm chỉ.
- Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Trò chuyện về nghề y.
* Toán:
- So sánh chiều rộng của 2 đối tượng.
- Nhận biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- Tách gộp nhóm có 3 đối tượng ra làm 2 phần.
CHỦ ĐỀ 4 NGH Ề NGHI ỆP, NGÀY TLQĐNDVN 22/12 Thời gian thực hiện chủ đề: 5 tuần từ ngày 21/11 đến ngày 23/12/2011 I. MẠNG NỘI DUNG -MẠNG HOẠT ĐỘNG 1. Mạng nội dung: * Thơ: - Chú giải phóng quân. - Bé làm bao nhiêu nghề. - Đồng dao: “Nhớ ơn”. * Truyện: - Lợn và cừu. - Kể truyện sáng tạo: “Nghề y”.. * KPKH: - Tìm hiểu về nghề xây dựng. - Bác nông dân chăm chỉ. - Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. - Trò chuyện về nghề y. * Toán: - So sánh chiều rộng của 2 đối tượng. - Nhận biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng. - Tách gộp nhóm có 3 đối tượng ra làm 2 phần. 2. Mạng hoạt động: Phát triển nhận thức CÁC NHỀ PHỔ BIẾN, NGÀY TLQĐND 22/12 Phát triển tình cảm xã hội Phát triển thẩm mĩ Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ *VĐ: - Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn. - Trườn theo hướng thẳng. - Ném xa bằng 1 tay. - Bật nhảy từ trên cao xuống 30cm. - Đi trên ghế thể dục. * TCVĐ: - Thi xem đội nào nhanh, Cáo và thỏ, chạy tiếp cờ, ai nhanh hơn. - Tôn trọng yêu quý người làm nghề. - Trò chơi đóng vai: Đóng các vai nhân viên bán hàng, bố mẹ, chị em, công nhân, thợ thủ công trong nhà máy - Thể hiện tình cảm và tôn trọng lao động của các nghề khác nhau - Làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày kỉ niệm * Âm nhạc: Dạy hát, dạy vận động: - Cháu yêu cô chú công nhân. - Cháu yêu cô thợ dệt. - Cháu thương chú bộ đội. Nghe hát: Đi cấy. Cô giáo. Trò chơi: - Ai nhanh nhất, đoán tên bạn hát. * Tạo hình: - Nặn cái bát. - Xé dán hoa tặng chú bộ đội. - Vẽ dụng cụ sản phẩm của nghề dịch vụ. - V ẽ trang phục dụng cụ nghề y. MỞ CHỦ ĐỀ - Trưng bày tranh, ảnh về ngành nghề, các hình ảnh và 1 số sản phẩm của cô và trẻ hướng tới chủ đề ngành nghề - Trò chuyện với trẻ về các nghề trong xã hội: các con biết những nghề gì? nghề đó có những đồ dùng gì? Làm ra những cái gì?... Bố mẹ con làm nghề gì? Làm ra những cái gì ?. Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan. Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, chuyện, câu đố, tham quanvới nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề. CHUẨN BỊ Đồ dùng của cô: - Cô trang trí lớp, chủ đề lớn, các góc hoạt động theo chủ đề: Ngành nghề. - Văn học: Tranh minh họa các bài thơ: + Chú giải phóng quân. + Bé làm bao nhiêu nghề. + Đồng dao: “Nhớ ơn”. Truyện minh họa các câu chuyện: + Lợn và cừu. + Kể truyện sáng tạo: “Nghề y”.. - Toán: Thẻ giấy rộng, hẹp, dụng cụ các nghề có số lượng 5. - Âm nhạc: Đài, xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay, đàn. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn. - Thể dục: Túi cát, bóng, cổng, chiếu, đường dích dắc. - KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình (Con vật thật nếu có hoặc tranh) Đồ dùng của trẻ: - Toán: Hình vuông, hình tròn, các con vật có số lượng là 5, thẻ giấy dài và ngắn. - Âm nhạc: Xắc xô, phách tre, mũ chóp, mũ âm nhạc, hoa tay. - Tạo hình: Giấy vẽ, bút chì, sáp màu, giấy màu, keo dán, đất nặn - Thể dục: Túi cát, bóng, trang phục gọn gàng. - KPKH: Lô tô các con vật. Tuần 1: Chủ đề nhánh: Bé thích nghề xây dựng Thời gian thực hiện từ ngày 21/11đến ngày 25/11/2011 Thứ 2 ngày 21/11/2011. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Đề tài: VĐ: Đập và bắt bóng tại chỗ. - TCVĐ: Thả đỉa ba ba. I. Mục đích – yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay cho trẻ. - Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay, đập bóng xuống sàn, phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nẩy lên. - Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết với các bạn II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. - Bóng nhựa. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động. Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung. 2. Hoạt động 2: Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau: - Động tác tay: Đưa hai tay dang ngang, chân rộng bằng vai – Đưa thẳng hai tay về trước mặt lòng bàn tay úp – Đưa sang ngang – Về tư thế chuẩn bị. - Động tác chân: Đứng hai chân rộng bằng vai, một chân làm trụ, chân kia co cao quá đầu gối – Đổi chân. - Động tác phát triển cơ lưng bụng: Đứng thẳng chân rộng bằng vai – Tay đưa lên cao quá đầu – Cúi gập người tay chạm mũi bàn chân. - Động tác bật: Hai tay chống hông bật tại chỗ. b, Vận động cơ bản: Đập và bắt bóng tại chỗ. - Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần. * Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh. * Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác: - TTCB: Cô đứng tự nhiên, cầm bóng bằng hai tay, đặt bóng vào giữa hai lòng bàn tay. - Thực hiện: Cô đập bóng xuống sàn, phía trước mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nẩy lên. - Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát. - Sau đó cho cả lớp cùng tập 3 – 5 lần. - Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời. - Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ. c, Trò chơi vận động: Thả đỉa ba ba. - Lớp mình tập vận động rất giỏi cô thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “ Thả đỉa ba ba”. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần. Đổi vai chơi cho trẻ. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn. 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi. - Đi các kiểu chân, chạy. - Trẻ tập. (6 lần 4 nhịp) - Trẻ tập. (4 lần 4 nhịp) - Trẻ tập. (4 lần 4 nhịp) - Trẻ tập. (4 lần 4 nhịp) - Quan sát - Quan sát - Quan sát. - Tập - Tập - Tập. - Trả lời - Chơi trò chơi. - Trả lời. - Đi lại nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCVĐ: Cáo và thỏ. - TCDG: Lộn cầu vồng. - CTD: Chơi với đồ chơi ở các góc. I. Mục đích - yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển thể lực, khả năng tư duy. - Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”, “Cáo và thỏ”. - Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Đồ chơi ở các góc. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô, trẻ gọn gàng. - Đồ chơi ở các góc. - Mũ cáo, mũ thỏ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chơi. * Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Trẻ đứng đôi một cầm tay nhau và đọc lời thơ: "Lộn cầu vồng Lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Có cô mười bảy Con bé lên ba Có chị mười ba Đôi ta cùng lộn Ra lộn cầu vồng". Đọc đến câu cuối thì cả 2 cùng chui qua tay về 1 phía, quay lưng vào nhau, tay cầm nắm chặt rồi hạ xuống. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần. - Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ. * Trò chơi VĐ: Cáo và thỏ - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Luật chơi: - Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. + Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi. - Cách chơi: - Một bạn sẽ làm cáo ngồi ở góc lớp, các bạn còn lại sẽ làm thỏ và chuồng thỏ, cứ mỗi bạn làm thỏ thì sẽ có một bạn làm chuồng, xếp thành vòng tròn. các con thỏ phải nhó đúng chuồng của mình, các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy và đọc lời thơ. Trên bãi cỏ Có cáo gian Chú thỏ con Đang rình đấy Tìm rau ăn Thỏ nhớ nhé Rất vui vẻ Chạy cho nhanh Thỏ nhớ nhé Kẻo cáo gian Tha đi mất. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ở các góc. - Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị. - Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi. - Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Chơi trò chơi. - Trả lời. - Chơi với đồ chơi. - Thu dọn ĐC, rửa tay. TRÒ CHƠI MỚI: Người dầu bếp giỏi. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ chọn và gọi đúng tên đồ dùng trong bữa ăn. - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Người dầu bếp giỏi". - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp học. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. - Đồ chơi, lô tô, một số đồ dùng ăn uống và đồ dùng để nấu ăn. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi. ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé. * Cách chơi: - Hỏi bạn, hỏi bạn - Cá đã rán song - Canh chua cá quả - Xào rau muống - Nước cam tươi - Thịt kho dừa..... - Sau đó cho trẻ chơi:" Dọn bữa ăn" - Mỗi trẻ dọn một bữa ăn cho gia đình, cô giáo ra hiệu lệnh trẻ bắt đầu chọn đồ vật bày lên bàn. - Cô giáo đặt câu hỏi theo từng món ăn. * Luật chơi: - Nếu trẻ nào không làm đúng sẽ phải nhảy lò cò. 2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu. - Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát. 3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi . - Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ. 4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc. - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi. - Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ. ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn... Hỏi gì, hỏi gì/ Chọn và nói: Đĩa đây! Chọn và nói: Tô đây! Chọn và nói: Chảo đây Chọn và nói: Ly đây! Chọn và nói: Đĩa đây! - Trẻ lắng nghe - Quan sát - Chơi trò chơi - Trả lời NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 22/11/2011. HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Đề tài: - Nhận biết chữ số 3. I. Mục đích - yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển nhận thức. - Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 3. - Nhận biết chữ số 3. - Rèn cho trẻ kỹ năng đếm 3 và nhiều. - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ chú ý học bài, chơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị. - Mô hình nhà búp bê. - Chữ số 1 , 2, 3 đủ cho mỗi trẻ và cô. - Giường, tủ, bàn ghế, nhà, búp bê. - 3 hình vuông, 6 hình tam giác đủ cho cô và trẻ. - Xắc sô, que chỉ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết số lượng1, 2. - Các con ơi ! Hôm nay trên đường đến trường cô có ghé qua nhà bạn búp bê, bạn búp bê có nói với cô là muốn mời lớp mình đến thăm nhà bạn búp bê đấy. - Cô cho trẻ làm đoàn tàu nối đuôi nhau đến thăm nhà bạn búp bê, vừa đi vừa hát bài:"Cả nhà thương nhau". - Đến nhà bạn búp bê rồi chúng mình cùng chào bạn búp bê đi. - Cho trẻ quan sát nhà búp bê rồi cho trẻ nhận xét xem nhà bạn búp bê có những đồ dùng gì và đặt thẻ số tương vào đồ vật đó. - Cho trẻ nhẹ nhàng vào ghế ngồi. 2. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt số lượng trong phạm vi 3, nhận biết chữ số 3. - Các con ạ, sau một thời gian lao động vất vả, gia đình nhà bạn búp bê đã có cuộc sóng ấm no và đã chuẩn bị được vật liệu để làm nhà mới đấy, bây giờ cô cháu mình sẽ cùng nhau giúp nhà bạn búp bê dựng nhà mới nhé. + Trong rổ đồ chơi của chúng mình có gì ? + Bây giờ các con hãy tìm hình vuông trong rổ xếp ra bảng xếp theo một hàng ngang từ trái sang phải. + Các con hãy đếm xem có mấy hình vuông? + Muốn xếp được ngôi nhà cho búp bê chúng mình còn cần gì nữa ? - Bây giờ các con hãy tìm cho cô 2 hình tam giác xếp lên trên hình vuông. + Chúng mình xem đã xếp được mấy hình tam giác ? + Còn thiếu mấy hình tam giác nữa ? - Cho trẻ lấy thêm 1 hình tam giác ra xếp nữa. + 2 thêm 1 là mấy ? + Chúng mình cùng đếm xem có mấy hình tam giác? + Chúng mình đã xếp được gì rồi ? - Chúng mình cùng đếm xem có mấy ngôi nhà nhé. + Hình tam giác và hình vuông cùng có số lượng là mấy ? - Đúng rồi các con ạ, hình tam giác và hình vuông đều có số lượng là 3. Để chỉ các đồ vật có số lượng là 3, người ta dùng chữ số 3. - Giờ học hôm nay cô sẽ dạy chúng mình chữ số 3. - Cô đưa chữ số 3 ra giới thiệu rồi cho trẻ đọc. - Cô nói cấu tạo của chữ số 3:"Chữ số 3 gồm 2 nét cong hở phía bên trái và 2 nét cong hở được nối với nhau ở giữa. - Các con hãy nhìn lên đây cô có thẻ số 3 cả lớp mình cùng đọc"Số 3". - Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu ngôi nhà và đặt thẻ số tương ứng. - Yêu cầu trẻ lấy chữ số 3 ra rồi đặt vào đồ vật có số lượng là 3. - Cô cùng cả lớp cất dần hình tam giác và hình vuông, sau mỗi lần cất bớt cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. - Cho trẻ xếp 3 chiếc thuyền và cho trẻ đếm rồi dặt thẻ số tương ứng. - Cô cùng cả lớp cất dần từng chiếc thuyền, sau mỗi lần cất bớt cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng. - Hỏi lại tên bài. 3.Hoạt động 3: Trò chơi: "Kết bạn ”," Xếp hạt thành số". a, Trò chơi: "Kết bạn ” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. * Cách chơi: - Cô càm cầm thẻ số 1,2,3 đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh (Kết bạn ) trẻ nhanh chóng tìm bạn để kết nhóm với mình. Trẻ sẽ nhìn thẻ số trên tay cô để kết nhóm theo thẻ số của cô. * Luật chơi: - Bạn nào kết sai sẽ phải nhảy lò cò. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát, sửa sai cho trẻ. - Cô đổi vị trí các ngôi nhà, và cho các trẻ đổi hình cho nhau. - Sau mỗi lần trẻ chơi cô kiểm tra kết quả, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ. b,Trò chơi:" Xếp hạt thành số". - Cô cho trẻ đi về các góc chơi cô đã chuẩn bị một số loại hạt cho trẻ xếp thành những con số tùy theo ý thích của trẻ. - Cho trẻ ra chơi và hát:" Cháu yêu bà". - Trẻ hát. - Trẻ chào búp bê. - Trả lời và đặt thẻ số tương ứng. - Lắng nghe. - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trẻ đếm. - Trả lời - Trả lời - Lắng nghe. -Trẻ lên đếm và đặt thẻ số tương ứng. - Trả lời - Lắng nghe. - Chơi trò chơi. - Chơi trò chơi. - Trẻ hát. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QSCMĐ: Viên gạch. - CTD: Chơi với đồ chơi ở các góc. I. Mục đích – yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ. - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên viên gạch, biết được các đặc điểm của viên gạch, ích lợi - Trẻ hứng thú chơi với các đồ chơi ở các góc. - Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý những người lao động, chơi đoàn kết với bạn, chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô trẻ gọn gàng. - Chọn viên gạch cho trẻ quan sát. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: QSCMĐ: Viên gạch. - Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cho trẻ ra sân. - Cho trẻ đứng xung quanh viên gạch để quan sát 1, 2 phút. Cô hướng cho 2, 3 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, đặc điểm (hình dạng, màu sắc...), ích lợi của viên gạch. ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là viên gạch, được làm từ đất sét, lung qua lò lửa đã chuyển sang màu đỏ, viên gạch có dạng hình cữa nhật, ở giữa viên gạch có 2 lỗ để tiện cho việc vận chuyển viên gạch, viên gạch được dùng để làm vật liệu xây lên nhiều ngôi nhà.... ðGiáo dục trẻ phải biết quý trọng công sức của người lao động. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ở các góc. - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi cô đã chuẩn bị: Vòng, bóng, nút, khối gỗ, đồ chơi ngoài trời. Cô cho trẻ chơi theo nhóm để dễ bao quát trẻ. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ, nhắc trẻ chơi đoàn kết với bạn. - Gần hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay chuyển hoạt động. - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe - Trả lời. - Chơi với các đồ chơi. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Duyệt giáo án: Ngày /11/2011. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 4 ngày 23/11/2011. HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Đề tài: - Dạy vỗ tay theo nhịp: “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Nghe hát: Đi cấy. - TCAN: Đoán tên bạn hát. I: Mục đích yêu cầu: - Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ. - Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Chăm chú nghe cô hát bài “Đi cấy” và hưởng ứng cùng cô. - Hứng thú chơi trò chơi. - Trẻ thuộc thơ, hứng thú chơi trò chơi, hiểu cách chơi và luật chơi của trò chơi. - Giáo dục trẻ yêu quý các chú công nhân. II: Chuẩn bị: - Xắc xô, thanh gõ, mũ chóp. III: Tổ chức hoạt động: Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cho trẻ đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh” + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Cái bát do ai làm ra? =>Những cái bát do bàn tay cha, do bàn tay mẹ và các cô chú công nhân ở nhà máy Bát Tràng làm ra. Các cô công nhân thì dệt lên những tấm vải để may quần áo, còn những chú công nhân thì xây lên nhiều nhà cửa cho chúng mình ở đấy, các cô chú công nhân đều được mọi người yêu quý vì vậy Chú Hoàng Văn Yến đã sáng tác lên bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” để tặng lớp mình đấy. 2. Hoạt động 2: Dậy hát kết hợp vỗ tay theo nhịp “Cháu yêu cô chú công nhân”. - Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát " Cháu yêu cô chú công nhân ". - Để vỗ tay theo nhịp bài hát này cô giáo mời cả lớp mình hát lại bài hát này một lần. - Cô làm mẫu: Cô hát và kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát cho trẻ xem 2 lần. - Cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát cùng cô 2, 3 lần. - Sau đó cho các tổ, nhóm thi đua nhau hát và vỗ tay theo nhịp bài hát. - Cho 1,2 cá nhân lên hát + vỗ tay theo nhịp bài hát. - Trong khi trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ. - Bài hát này ngoài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp ra còn có thể hát và vận động vỗ xắc xô, gõ phách tre theo nhịp. Cô cho trẻ hát + vỗ xắc xô, gõ phách tre 1 lần. - Hỏi lại trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Nghe hát “Đi cấy”. - Trong xã hội có rất nhiều nghề ngoài nghề sản x
File đính kèm:
- TUẦN 1 - 12.doc