Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về giấy

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về giấy: Nhẵn, sần sùi, giấy có thể tạo ra âm thanh, ngâm vào nước dễ bị mủn, rách, giấy có thể cháy

- Trẻ biết được ích lợi của giấy với cuộc sống.

2. Kỹ năng:

- Trẻ kể tên các loại giấy: Giấy vẽ, giấy ăn, giấy bìa cát tông

- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học.

- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.

- Sử dụng tích kiệm giấy, không vứt giấy làm ô nhiềm môi trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 3683 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Chồi - Đề tài: Khám phá về giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
Cấp Quận
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
 Hoạt động: Khám phá
 	Đề tài: Khám phá về giấy
 Đối tượng: MGN3 (4 - 5 tuổi)
 Số lượng: 20– 25trẻ.
 Thời gian: 25 - 30 phút.
 Ngày dạy: 26/04/2018
 Giáo viên: Vũ Thị Bích Ngọc
NĂM HỌC 2017 – 2018
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ có một số hiểu biết về giấy: Nhẵn, sần sùi, giấy có thể tạo ra âm thanh, ngâm vào nước dễ bị mủn, rách, giấy có thể cháy
- Trẻ biết được ích lợi của giấy với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Trẻ kể tên các loại giấy: Giấy vẽ, giấy ăn, giấy bìa cát tông
- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng biết nhường nhịn đồ chơi với bạn, đoàn kết khi chơi.
- Sử dụng tích kiệm giấy, không vứt giấy làm ô nhiềm môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Học trong lớp hoặc ngoài sân cỏ, trẻ ngồi trên xốp hình chữ U, ngối xung quanh bàn, ngối hai hàng ngang.
2. Đồ dùng dạy học:
- Hộp quà
- Giấy: vẽ, giấy ăn, giấy bìa, giấy báo, giấy bìa cát tông, giấy bìa các màu, giấy màu
- Một số nguyên liệu cho trẻ trải nghiệm: Giấy bìa, giấy màu, màu nước, hoa giấy, nước lọc, màu sáp, kéo 
- 3 tờ giấy báo to
- Hộp đựng nước.
- Khăn lau tay.
- Máy tính
- Nhạc không lời bài hát, nhạc ảo thuật, nhạc vè.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3”
20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Khám phá về giấy
2.2. Mở rộng
2.3. Giáo dục
2.4. Trải nghiệm về giấy
3. Kết thúc
- Cô và trẻ chơi trò chơi “Vũ điệu trên giấy”
Cc: Khi bản nhạc (bài hát) bắt đầu trẻ sẽ nhún nhảy quanh tờ giấy khi nhạc dừng trẻ sẽ nhảy vào trong tờ giấy sao cho chân đứng vào trong tờ giấy. Bạn nào không đứng vào trong tờ giấy hoặc chạm chân ra ngoài là bị thua cuộc. (Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần)
+ Cô trò chuyện với trẻ về trò chơi.
Cô phụ: Các con đã xem ảo thuật chưa? Hôm nay cô Ngọc sẽ là 1 ảo thuật gia đấy các con ạ. Chúng mình cùng đếm 1.2.3 để tiết mục ảo thuật được bắt đầu nào.
+ Tiết mục ảo thuật 1: Biến giấy rách thành giấy lành.
+ Tiết mục ảo thuật 2: Giấy cháy nhanh, cháy chậm.
-> Cô Ngọc vừa biểu diễn xong tiết mục ảo thuật rồi. Các bạn nhỏ lớp N3 dành cho cô 1 tràng pháo tay nào?
- Các con thấy cô biểu diễn ảo thuật như thế nào?
GD: Giấy có thể cắt, đốt cháytuy nhiên các con còn nhỏ chúng mình không nên đốt giấy, cắt giấy vì có thể gây nguy hiểm bỏng tay, cháy nhà, đứt tay các con nhớ chưa nào?
Cô còn mang đến cho lớp mình 1 chiếc hộp chúng mình cùng đoán xem bên trong hộp có gì nào? (giấy vẽ, giấy ăn, giấy bìa cattong)
- Với những tờ giấy này chúng mình sẽ tìm hiểu về điều gì?
* Ngoài việc giấy có thể cắt được này, đốt cháy này không biết giấy còn có đặc điểm gì nữa nhỉ? Các con hãy cùng cô tìm hiểu nhé.
Trước khi tìm hiểu cô mời các con sẽ chọn và lấy một tờ giấy (loại giấy) mình thích nào.
- Mỗi bạn đã lấy cho mình 1 tờ giấy chưa?
- Con có tờ giấy gì?
- Bạn nào có tờ giấy giống cô không? 
+ Giấy gì đây? 
+ Ai có tờ giấy vẽ giơ nên cô xem nào?
- Đúng rồi đấy đây là tờ giấy vẽ. Bây giờ Các con đặt tờ giấy của mình xuống mặt bàn và để tay nên tờ giấy sờ xem tờ giấy của mình như thế nào? (Nhẵn hay sần sùi)
+ Mời trẻ trả lời (Mời 2-3 trẻ)
- Các con có biết những tờ giấy mềm và nhẵn dùng để làm gì không? (Mời 2-3 trẻ trả lời)
* Theo các con giấy có bay được không? (Cho trẻ thổi tờ giấy của mình và nói cảm nhận)
- Chúng mình cùng cầm tờ giấy lên và thổi xem tờ giấy nào bay được nhé? Cô đếm 1.2.3 cho trẻ thổi.
- Tờ giấy nào bay được?
+ Giấy của con có bay được không? Vì sao nó không bay được?
(Vì những tờ giấy nào mỏng thì nó sẽ bay được còn những tờ bìa dày như bìa cát tông sẽ không bay được đâu đúng không nào?
* Cô tạo âm thanh từ giấy
- Các con có biết âm thanh đó phát ra từ đâu không? Đúng rồi đấy cô vừa tạo ra âm thanh từ tờ giấy của mình. Bây giờ con sẽ tạo ra âm thanh từ tờ giấy của mình nhé? Cô nghĩ với những tờ giấy dày mỏng khác nhau sẽ tạo ra âm thanh rất thú vị đấy. Các con đã sẵn sàng chưa nào?
- Cô còn chuẩn bị rất nhiều thí nghiệm vui với giấy đấy. các con có muốn tham gia gia không nào? Cô mời các con cất giấy vào khay và lấy đồ dùng về 2 nhóm.
- Các con nhìn xem trên bàn có gì?
+ Mời trẻ trả lời (3- 4 trẻ)
=> Cô thấy trên bàn có nước và có rất nhiều các loại giấy.
+ Theo các con nước dùng để làm gì?
+ Trong rổ có những loại giấy gì?
- Các con chọn 1 loại giấy mỏng nhất, mềm nhất? Giấy gì đấy?
- Con thả tờ giấy đó vào nước và nhấc lên xem điều gì xảy ra? Con sờ xem? Con thấy như thế nào?
- Vậy là giấy đã thấm nước chưa? Giấy ăn thấm nhanh hay chậm?
=> Giấy ăn thấm nước. Thấm nước nhanh
+ Cho trẻ để giấy ăn vào khay.
- Con hãy tìm và chọn giúp cô 1 loại giấy mà các con hay sử dụng để vẽ. Giấy gì nào?
+ Các con xem giấy vẽ có thấm nước không? (Cho trẻ nhúng từ giấy vẽ vào nước)
+ Con thấy thế nào? Con sờ xem?
+ Giấy vẽ có thấm nước không?
=> Giấy vẽ thấm nước. Thấm nước nhanh
+ Cho trẻ để giấy vẽ vào khay
- Trong rổ còn tờ giấy gì đây?
+ Các con cầm nên và sờ xem tờ giấy bìa cát tông này như nào?
+ Chúng mình cùng đoán xem tờ giấy bìa cát tông này có thấm nước không?
+ Cho trẻ nhúng tờ giấy bìa cát tông vào nước.
+ Nó thấm nước chưa? Cho trẻ bóp ở phần giấy nhúng nước?
+ Lớp giấy ở phía trong chưa ngấm nước.
+ Cho trẻ nhúng lại tờ giấy bìa cát tông vào nước. Con thấy thế nào?
- Các loại giấy này khi cho vào nước sẽ như nào?
+ Giấy mỏng sẽ thấm nước nhanh hay chậm?
+ Giấy dầy sẽ thấm nước nhanh hay chậm?
=> Cô và các con vừa làm 1 thí nghiệm và thấy giấy vẽ, giấy ăn, giấy bìa cát tông đều thấm nước. giấy mỏng như giấy vẽ, giấy ăn thì thấm nước nhanh hơn. Giấy dày như bìa cát tông thì thấm nước chậm hơn. 
* Ngoài giấy vẽ, giấy ăn, giấy bìa cát tông con còn biết những loại giấy nào?
- Cô cho trẻ xem 1 số loại giấy.
* Trong cuộc sống hàng ngày giấy dùng để làm gì? Con sẽ làm gì?
* Cô chuẩn bị cho các con rất nhiều nhóm chơi và rất nhiều các nguyên liệu tại các nhóm.
* Nhóm 1: Trang trí, vẽ trên giấy, làm hoa giấy(Giấy màu, giấy vẽ, giấy bìa, màu sáp, băng dính)
* Nhóm 2: Gấp quạt giấy (Giấy màu, giấy vẽ, giấy bìa, giấy báo
* Nhóm 3: Sự đổi màu của giấy ( Màu nước các màu, giấy ăn)
* Nhóm 4: Thí nghiệm hoa giấy nở trong nước (Hoa giấy, bình thủy tinh, nước)
- Con thích trải nghiệm ở nhóm nào thì về nhóm đó nhé.
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
+ Hôm nay các con tìm hiểu về điều gì?
+ Cho trẻ đọc vè tờ giấy.
Chuyển hoạt động.
-Trẻ tham gia chơi trò chơi “Vũ điệu trên giấy”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem ảo thuật
- Trẻ về nhóm thực hiện
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lấy giấy
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ giơ giấy
- Trẻ đặt giấy, cảm nhận và trả lời.
-Trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ thổi vào giấy
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
- 3-4 Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chọn giấy
- Trẻ trả lời
- Trẻ thả giấy vào nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chọn giấy
-Trẻ trả lời
- Trẻ nhúng giấy vào nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhúng giấy vào nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhúng giấy vào nước
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể tên
- Trẻ xem
-Trẻ trả lời và lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về nhóm trải nghiệm
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
- Trẻ đọc vè

File đính kèm:

  • doc202003302025435.doc
Giáo Án Liên Quan