Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Nhận biết một số đồ dùng của bé

I. Mục đích - yêu cầu.

 - Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng của mình như: Khăn mặt, đôi dép, túi đi học, .

 - Trẻ biết được tác dụng của các đồ dùng mà trẻ đang sử dụng: Như túi đi học dùng để đựng quần áo, khăn mặt dùng để rửa mặt, bàn trải dùng để đánh răng.

 - Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân của mình.

II. Chuẩn bị.

 - Túi đựng đồ của trẻ.

 - Khăn mặt, bàn trải đánh răng.

 - Đôi dép, mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, nón, găng tay len, găng tay cao su, tất giầy.

 

doc20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13889 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Nhận biết một số đồ dùng của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6: Thời gian thực hiện từ ngày 10/10 đến ngày 14/10/2011
Thứ 2, ngày 10/10/2011. 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: - Nhận biết một số đồ dùng của bé.
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng của mình như: Khăn mặt, đôi dép, túi đi học, .....
 - Trẻ biết được tác dụng của các đồ dùng mà trẻ đang sử dụng: Như túi đi học dùng để đựng quần áo, khăn mặt dùng để rửa mặt, bàn trải dùng để đánh răng.....
 - Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ đồ dùng cá nhân của mình.
II. Chuẩn bị.
 - Túi đựng đồ của trẻ.
 - Khăn mặt, bàn trải đánh răng.
 - Đôi dép, mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, nón, găng tay len, găng tay cao su, tất giầy...
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
 - Cho trẻ đọc bài thơ: " Bé ơi".
 + Các con vừa đọc bài thơ gì ?
 + Bài thơ nói về điều gì ?
a Bài thơ khuyên chúng mình phải giữ gìn vệ sinh cơ thể khỏe mạnh, không nghịch bửn, nên chơi trong bóng mát, sau lúc ăn no thì không chạy nhảy và mỗi sáng ngủ dậy chúng mình phải rửa mặt đánh răng, vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn. Giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số đồ dùng cá nhân của bé nhé.
2. Hoạt động 2: Nhận biết một số đồ dùng của bé.
* Khăn mặt, bàn chải đánh răng.
- Chúng mình cùng nhìn lên đây xem cô có gì?
Cô cho trẻ quan sát cái khăn mặt, bàn chải đánh răng 1 - 2 phút rồi hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa quan sát cái gì?
+ Khăn mặt dùng làm gì?
+ Khăn mặt được làm bằng chất liệu gì?
+ Bàn trải đánh răng được dùng để làm gì?
a Hàng ngày mỗi sớm thức dậy chúng mình phải vệ sinh cá nhân như đánh răng, chúng mình dùng bàn trải để vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ và sẽ không bị sâu răng, đánh răng song chúng mình dùng khăn mặt rửa sạch mặt...
* Túi đi học.
- Chúng mình cùng nhìn lên đây xem cô có gì?
Cô cho trẻ quan sát chiếc túi đựng đồ của trẻ rồi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời. 
+ Chúng mình vừa quan sát cái gì?
+ Cái túi này dùng để làm gì?
+ Cái túi này được làm bằng chất liệu gì?
a Các con ạ, hàng ngày chúng mình đi học chúng mình được bố mẹ chuẩn bị đồ dùng như quần áo, mũ, khăn... cho vào chiếc túi này để mang đến trường đi học với cô giáo, chúng mình phải giữ gìn không được bôi bửn hay làm hỏng túi...
* Đôi dép.
Cô đọc câu đố rồi cho trẻ đoán:
 Đôi gì nho nhỏ
 Gồm có nhiều quai
 Bao lấy bên ngoài
 Giữ chân bé sạch.
+ Đố chúng mình biết câu đố nói về cái gì?
Cô xuất hiện đôi dép cho trẻ quan sát rồi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời:
+ Đây là cái gì?
+ Đôi dép có những đặc đặc điểm gì?
+ Dùng để làm gì?
a Đôi dép này giúp chúng mình bảo vệ đôi chân, giữ cho đôi chân luôn sạch đẹp, đôi dép này được làm bằng nhựa... chúng mình phải giữ gìn đôi dép luôn trắng sạch, không bôi bửn lên dép...
a Cô củng cố lại: tất cả những đồ dùng trên đều rất cần thiết đối với chúng mình, đôi dép giúp chúng mình luôn giữ cho chân sạch đẹp, khăn mặt, bàn chải đánh răng đều giúp cho chúng mình vệ sinh cơ thể sạch sẽ, túi đựng đồ dùng cá nhân giúp chúng mình đựng thật nhiều thứ như quần áo, giày dép, mũ...Vì vậy chúng mình phải giữ gìn và bảo vệ những đồ dùng này...
3. Hoạt động 3. Trò chơi " Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ cơ thể".
 Hôm nay cô thấy chúng mình học rất ngoan vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đố là trò chơi " Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ cơ thể".
 - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. 
 - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi.
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 - Hỏi lại tên trò chơi kết hợp giáo dục trẻ.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
 - Hỏi lại tên bài, kết hợp giáo dục trẻ.
 - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi rồi chuyển hoạt động khác.
- Trẻ đọc thơ.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ chơi.
- Trả lời.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Khám phá cái mũi của bé.
 - TCVĐ: Tạo dáng.
I. Mục đích - yêu cầu: 
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhận biết về hình dáng đặc điểm của cái mũi, biết được tác dụng của cái mũi dùng để thở, ngửi, để duy trì sự sống cho cơ thể
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Tạo dáng ”
 - Giáo dục: Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn
- Trang phục cô trẻ gọn gàng
 - Lọ nước hoa, cái gương...
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân
- Cô và trẻ cùng hát bài: " Cái mũi"
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Khám phá cái mũi của bé.
+ Chúng mình vừa hát bài gì?
+ Cái mũi nằm ở đâu?
- Cô cho trẻ nhìn vào gương và hỏi trẻ xem như thế nào.
- Các con hãy quan sát, sờ ngắm cái mũi và mô tả, nhận xét về cái mũi của mình.
- Bây giờ các con hãy lấy tay bịt mũi vào, nhớ phải nhậm cả miệng nhé.
+ Các con thấy như thế nào?
- Bây giờ các con hãy đưa tay ra, hít sâu vào và thở ra nào.
+ Các con thấy như thế nào?
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Các con thấy không khi bị bịt mũi, các con sẽ cảm thấy rất khó chịu vì không khí không vào được cơ thể. Do vậy mũi rất quan trọng với cơ thể, không có mũi chúng mình không thể thở được.
Cô cho trẻ trốn cô: 
Cô lấy một lọ nước hoa xịt vào một trẻ và hỏi trẻ:
+ Các con có thấy mùi gì không?
+ Mùi thơm ở đâu?
+ Vì sao con biết?
ðCô kết luận: Nhờ có mũi chúng mình có thể ngửi được mùi của thức ăn và nhiều thứ khác. Vì vậy các con phải giữ gìn cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cho cơ thể để không bị ngạt mũi.
3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động:"Tạo dáng".
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
4. Hoạt động 4: Kết thúc.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Trả hát.
- Trả lời.
- Trả lời. 
- Trả lời 
- Trả lời 
- Lắng nghe.
- Trẻ bịt mắt lại. 
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Trả lời
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi.
TRÒ CHƠI MỚI: Cho thỏ ăn.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Rèn luyện vận động thăng bằng, khéo léo cho trẻ.
 - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Cho thỏ ăn ”
 - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không xô đẩy bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp học.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. 
- Hai con thỏ nhựa.
- Mười khối vuông ( Có thể dùng gạch thay thế).
- Mỗi trẻ một tấm ảnh lô tô hình các loại quả.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được một trò chơi rất hay bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi nhé.
* Cách chơi:
-Cô chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm 1 con thỏ và 5 khối vuông.
- Mỗi nhóm xếp theo một hàng dọc, hang nọ cách hàng kia 1 m, trước mỗi hàng đặt các khối vuông theo hình dích dắc, cái nọ cách cái kia 15 - 20 cm đầu hàng bên kia đặt con thỏ đồ chơi.
- Cô giáo hướng dẫn trẻ cách đi: Tay trẻ cầm tấm ảnh, bước 1 chân lên khối vuông thứ nhất, bước tiếp chân sau lên khối vuông thứ 2, nhấc chân kia bước tiếp lên khối vuông thứ 3... khi bước hết 5 khối vuông đặt " thức ăn" (Tấm ảnh) trước con thỏ để cho thỏ ăn. Sau đó đi về xếp vào cuối hàng của mình, trẻ đứng thứ 2 bắt đầu bước lên khối vuông...cứ tiếp tục như vậy cho đến hết nhóm.
* Luật chơi:
- Chỉ được bước 1 chân lên khối gỗ vuông.
- Nhóm nào song trước và không có người trượt chân là người thắng cuộc.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát trước 1- 2 lần.
- Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cho cả lớp chơi ( 3-4 lần)
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy bạn...
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
- Trẻ chơi
- Trả lời.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 11/10/2011. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 Đề tài: - Thơ: Bé ơi.
I. Mục đích - yêu cầu:
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, thuộc bài thơ và biết đọc thơ cùng cô và các bạn.
 - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ chú ý học bài, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nghịch bửn, trước khi ăn phải rửa tay....
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh học bài thơ: Bé ơi.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Các con ơi, mỗi buổi sáng thức dậy chúng mình thường làm gì nhỉ?
- Trước bữa ăn chúng mình thường làm gì?
- Đúng rồi, hàng ngày mỗi sáng thức dậy chúng mình phải rửa mặt đánh răng, vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi ăn, ..... và cũng có một bài thơ rất hay khuyên các bạn nhỏ rất nhiều điều bổ ích, đó là bài thơ:" Bé ơi " do nhà thơ ( Phong Thu) sáng tác, bây giờ các con hãy ngồi ngoan lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé.
2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu.
- Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ 2 lần. Cô đọc chậm, đọc diễn cảm.
- Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp chi tranh minh họa theo nội dung của bài thơ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? 
- Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cái gì? 
- Bài thơ này khuyên các bạn nhỏ như thế nào? 
- Khi trời nắng to chúng mình phải làm gì?
ðĐoạn đầu bài thơ này khuyên các bạn nhỏ không nên nghịch bửn, không chơi đất cát, khi trời nắng thì không nên chơi đùa dưới nắng mà nên vào trong bóng râm mát để chơi.
- Ai giỏi hãy đọc những câu thơ khuyên các bạn nhỏ không nên nghịch bửn, và vào bóng mắt chơi khi trời nắng to.
- Trích dẫn: Bé này, bé ơi
 Đừng chơi đất cát
 Hãy vào bóng mát
 Khi trời nắng to.
- Sau lúc ăn no chúng mình không nên làm gì?
- Mỗi sớ ngủ dậy chúng mình thường làm gì?
ð Bài thơ này khuyên các bạn nhỏ không nên chạy nhảy sau lúc ăn no, phải rửa mặt đánh răng sau mỗi sáng ngủ dậy, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ thơm tho, như vậy thì cơ thể lúc nào cũng khỏe mạnh.
- Ai giỏi hãy đọc những câu thơ khuyên các bạn nhỏ không nên chạy nháy sau lúc ăn no, và phải rửa mặt đánh răng sau mỗi sớm ngủ dậy.
- Trích dẫn: Sau lúc ăn no
 Đừng cho chân chạy
 Mỗi sớm ngủ dậy
 Rửa mặt đánh răng.
- Sắp đến bữa ăn chúng mình phải làm gì?
ð Sắp đến bữa ăn chúng mình phải rửa chân tay sạch sẽ để khi ăn chúng mình không bị những con vi khuẩn không tốt xâm nhập vào cơ thể.
- Trích dẫn: Sắp đến bữa ăn 
 Rửa tay đã nhé
 Bé ơi, bé này.
ðGiáo dục: Hàng ngày mỗi sớm ngủ dậy chúng mình phải rửa mặt đánh răng rồi mới được ăn sáng, không nên ngịch bửn và chơi ngoài trời khi trời nắng to, trước lúc ăn phải rửa tay sạch sẽ, sau lúc ăn no thì phải nghỉ ngơi.
 4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2, 3 lần.
- Sau đó cho các tổ thi đua nhau đọc.
- Cho các nhóm đọc
- Cho 2,3 cá nhân trẻ lên đọc thơ.
- Trong khi trẻ đọc cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
5. Hoạt động 5: Trò chơi:" Mắt, mồm, tai".
- Chúng mình rất ngoan biết yêu quý và giữ gìn bảo vệ đôi mắt vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi " Mắt, mồm, tai".
- Cho trẻ chơi trò chơi " Mắt, mồm, tai " 2,3 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ hát bài:( Mời bạn ăn ) rồi nhẹ nhàng di ra ngoài chuyển hoạt động khác.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ trả lời
- Trích dẫn thơ.
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ đọc thơ. 
- Trẻ trả lời. 
- Chơi trò chơi.
- Trẻ hát rồi đi ra ngoài.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Đàn chột con.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Đàn chuột con”.
- Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo.
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Mũ chuột.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: Đàn chuột con.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: 
+ Khi nghe tiếng mèo kêu " Meo, meo" thì chuột bỏ chốn vào hang của mình.
+ Mèo chỉ được bắt các con chuột ở ngoài vòng.
- Cách chơi: 
+ Trẻ giả làm chuột cô giáo gải làm mèo, các con chuột bò khỏi hang của mình đi kiếm ăn vừa bò vừa kêu "chít, chít" cho trẻ bò khoảng 30 giây thì mèo xuất hện và kêu "meo, meo' khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột bò nhanh chốn vào hang mình, mèo cũng phải bò. sau đó mèo chốn đi, các con chuột lại bò ra kiếm ăn.. .
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: khối gỗ, nút nhựa, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án:
Ngày /10/2011.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 12/10/2011
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Dạy vận động theo lời bài hát: 
 "Nào! chúng ta cùng tập thể dục".
 - Nghe hát: Dậy đi bạn ơi.
 - TCAN: Đoán tên bạn hát.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.
- Trẻ biết hát và vận động cùng cô theo lời bài hát " Nào! chúng ta cùng tập thể dục''
- Lắng nghe cô hát và hát cùng cô bài hát "Dậy đi bạn ơi".
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Đoán tên bạn hát"
- Rèn kỹ năng vận động theo lời bài hát cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, chú ý học bài, chơi đoàn kết với bạn, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Hoa tay.
- Đàn (nếu có).
- Xắc xô, phách tre.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
+ Chúng mình đang học ở chủ đề gì?
+ Muốn có sức khỏe chúng mình phải làm gì?
- Muốn có sức khỏe tốt chúng mình phải ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục và có một bài hát rất hay nói về các bạn nhỏ chăm tập thể dục đó là bài hát:"Nào! chúng ta cùng tập thể dục".
2. Hoạt động 2: Dạy vận động theo lời bài hát: Nào! chúng ta cùng tập thể dục.
- Giờ học hôm nay cô sẽ dạy lớp mình vận động theo lời bài hát " Nào! chúng ta cùng tập thể dục ".
- Để vận động được theo lời bài hát này cô giáo mời cả lớp mình hát lại bài hát này một lần.
- Cô hát và vận động theo lời bài hát cho trẻ xem 2 lần.
- Cô dạy trẻ vận động theo cô từng câu (Mỗi câu 2 -3 lần).
- Cho cả lớp hát và vận động theo lời bài hát cùng cô 2, 3 lần.
- Sau đó cho các tổ, nhóm thi đua nhau hát và vận động theo lời bài hát.
- Cho 1,2 cá nhân lên hát + vận động theo lời bài hát.
- Trong khi trẻ hát và vận động theo lời bài hát cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ.
- Bài hát này ngoài vận động theo lời bài hát ra còn có thể hát và vận động vỗ xắc xô, gõ phách tre theo nhịp. Cô cho trẻ hát + vỗ xắc xô, gõ phách tre 1 lần.
- Hỏi lại trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Dậy đi bạn ơi”
- Dậy đi nào, mặt trời đã lên cao, con chim non rời tổ, đàn bướm lượn tung tăng.... Đó cũng chính là nội dung của bài hát "Dậy đi bạn ơi" Nhạc và lời (Thanh Hải).
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần, thể hiện tình cảm của bài hát.
- Lần 2: Cô hát kết hợp làm động tác minh họa cho trẻ xem.
ð Cô tóm tắt nội dung bài hát: Dậy đi nào, mặt trời đã lên cao, con chim non rời tổ, đàn bướm lượn tung tăng, con kiến đi kiếm mồi, thời gian là quý giá.... 
 - Cho trẻ đứng dậy hát cùng cô bài hát "Dậy đi bạn ơi"
4. Hoạt động 4: Trò chơi AN “ Đoán tên bạn hát”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Bao quát hướng dẫn trẻ chơi,sửa sai cho trẻ
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
- Trả lời
- Trả lời.
- Trẻ hát.
- Q/sát cô làm mẫu.
- Vận động theo cô.
- Vận động cùng cô theo lời bài hát.
- Hát và vận động theo lời bài hát.
- Hát và VĐ theo lời bài hát
- Hát và vỗ xắc xô, gõ phách tre.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Hát cùng cô.
- Trả lời.
- Chơi

File đính kèm:

  • docTuần3- 6.doc
Giáo Án Liên Quan