Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Sự kiện khám sức khỏe - Khám phá: Trò chuyện về khả năng, sở thích và tình cảm của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

- Hát “Cả nhà thương nhau”

- Khi đến lớp, ngoài các cô giáo ra còn ai? (các bạn)

- Đến lớp các bạn thích chơi với bạn nào nhất? Người bạn đó tên gì?

- Khi chơi với bạn thì các bạn phải làm gì?

- Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về khả năng, sở thích và tình cảm của mình nhé!

- Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 11671 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Sự kiện khám sức khỏe - Khám phá: Trò chuyện về khả năng, sở thích và tình cảm của bé - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2011
 KHÁM PHÁ
 TRÒ CHUYỆN VỀ KHẢ NĂNG, SỞ THÍCH VÀ TÌNH CẢM CỦA BÉ 
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết trò chuyện cùng cô và bạn về khả năng, sở thích và tình cảm của trẻ.
- Trẻ biết được trẻ là bé trai hay là bé gái, tính tình của trẻ.
- GD trẻ biết nhường nhịn bạn, không chọc phá bạn, xô đẩy bạn...
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: quần áo gọn gàng.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Cả nhà thương nhau”
- Khi đến lớp, ngoài các cô giáo ra còn ai? (các bạn)
- Đến lớp các bạn thích chơi với bạn nào nhất? Người bạn đó tên gì?
- Khi chơi với bạn thì các bạn phải làm gì?
- Hôm nay cô cùng các bạn trò chuyện về khả năng, sở thích và tình cảm của mình nhé!
- Cho trẻ nhắc lại tên chủ đề.
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Ở nhà của các bạn người sinh ra các bạn là ai? (mẹ)
- Ai sinh ra mẹ, ba của các bạn?( Bà ngoại, bà nội)
- Bạn nào nói cho cô và các bạn biết con có khả năng về các hoạt động khác nhau? 
- Bạn nào nói cho cô và các bạn biết con yêu thích gì và ghét gì nhất?
- Con thích và không thích giao tiếp, kết bạn với những ai?
- Cô đố các bạn tại sao bạn nhìn mà biết bạn đó là trai hay gái? Tại sao bạn biết?
- Nếu là trai thì tóc ngắn nhưng nếu bạn đó để tóc dài thì sao? Còn bạn gái thì như thế nào?
- Bạn trai, bạn gái có được đeo khoen tai không nào?
- Bạn trai, bạn gái đó có tính tình như thế nào?
- GD trẻ biết nhường nhịn bạn, không chọc phá bạn, xô đẩy bạn...
Hoạt động 3: Chơi “Bạn nào hát”
- 1 cháu và 1 cháu đoán, sau đó cháu đoán nhắm mắt lại cô mời cháu kia hát cháu nhắm mắt phát hiện bạn nào hát nói tên bạn đó, nói đúng thì ta đổi vai chơi trò chơi lại tiếp tục. Trẻ chơi 3 – 4 lần.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc tô màu tranh bản thân.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
 KHÁM PHÁ
 TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ CỦA BÉ
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được các giác quan của mình.
- Trẻ biết nói tên và công dụng của các giác quan đó
- GD cháu giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc các giác quan để giúp cho cơ thể mạnh khỏe.
 II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Các bức tranh về các giác quan.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Chiếc khăn tay”
- Các bạn vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có nhắc đến cái gì để giữ sạch hằng ngày?
- Vậy các bạn làm gì để giữ cho đôi tay sạch?
- Hôm nay chúng ta cùng “Trò chuyện về các bộ phận cơ thể của bé” nhé!
- Cho trẻ nhắc tên chủ đề 2 – 3 lần.
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng bài thơ: “Bé ơi”
- Trên cơ thể mình có mấy bộ phận?
- Bạn nào kể cho cô biết đó là những bộ phận nào?
- Cô dùng cái gì để xem tranh, phim, truyện? (mắt)Người ta gọi đôi mắt là gì?
- Cô muốn nghe các bạn hát thì cô dùng cái gì để nghe? (Tai)Người ta gọi lỗ tai là gì?
- Cô phát hiện lớp mình có mùi thơm thì cô dùng cái gì để ngửi? (Mũi) Người ta gọi mũi là gì?
- Cô ăn kẹo thấy ngọt, ăn chanh thấy chua cô dùng cái gì để nếm?( Lưỡi) Người ta gọi lưỡi là gì?
 - Cô có nhiều đồ chơi cô bỏ vào 1 cái túi cô muốn lấy chiếc xe từ trong túi ra cô dùng cái gì để sờ? ( Tay) Người ta gọi đôi bàn tay là gì?
- Cô treo tranh về các giác quan và hỏi trẻ nhắc lại.
- GD cháu giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc các giác quan để giúp cho cơ thể mạnh khỏe.
Hoạt động 3: Chơi “Bức tranh nào biến mất”
- Cháu gọi tên những bức tranh đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi từng bức tranh cháu phát hiện bức tranh nào đã biến mất tên gọi của bức tranh đó.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ lại các giác quan.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
 KHÁM PHÁ
TRÒ CHUYỆN VỀ SỰ KIỆN KHÁM SỨC KHỎE
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết đặc điểm và cách sử dụng đồ chơi của lớp về nghề bác sĩ.
- Trẻ biết công dụng và lợi ích của các đồ chơi đó.
- GD trẻ tính giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình.
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: Quần áo, các dụng cụ để khám sức khỏe, toa thuốc, thuốc tượng trưng.
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát “Chiếc khăn tay”
- Khi bị bệnh ba mẹ thường chở các bạn đi đâu nè?
- Ai là người khám bệnh? Họ thường mặc trang phục gì? 
- Để cho cơ thể khỏe mạnh các bạn phải làm gì?
- Hôm nay cô và các bạn cùng tìm hiểu về sự kiện khám sức khỏe nhé! (cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần).
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Cô lần lượt đưa những đồ chơi, cháu gọi tên phân biệt màu sắc và đặc điểm, công dụng của chúng.
- Mời cá nhân trả lời, sau đó nhóm nhắc lại
- Cho cháu phân biệt công dụng của từng loại đồ dùng nào bác sĩ dùng để khám, chích, toa thuốc, thuốc.
- So sánh xem thuốc nhiều loại, ống tiêm nhiều kích cỡ nhưng tên gọi thì có 1 hoặc 2.
- Bác sĩ mặc đồ gì? Màu gì?
- GD trẻ tính giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình.
Hoạt động 3: Chơi “Cái gì biến mất”
- Cháu gọi tên những đồ chơi đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi từng đồ chơi cháu phát hiện đồ chơi đã mất tên gọi, hình dạng công dụng của đồ chơi đó.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ lại những món đồ chơi mà cháu thích.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2011
 KHÁM PHÁ
 TRÒ CHUYỆN VỀ LỢI ÍCH CỦA DINH DƯỠNG VỚI SỨC KHỎE
I/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết được 4 nhóm thực phẩm
- Trẻ biết gọi tên, công dụng và lợi ích của 4 nhóm thực phẩm đó.
- GD trẻ tính giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình.
II/. CHUẨN BỊ:
- Cô: tranh về 4 nhóm thực phẩm, quả, rau củ…
- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện
-Đọc thơ “Bé ơi”
- Các bạn vừa đọc bài thơ gì? 
- Để có 1 cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật các bạn phải làm gì? 
- Hôm nay cô và các bạn cùng “Trò chuyện về lợi ích của dinh dưỡng với sức khỏe” nhé!( cho trẻ nhắc lại 2- 3 lần).
Hoạt động 2:
- Chuyển đội hình bằng câu hỏi: “Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào!”
- Cô đố các bạn mình có mấy nhóm thực phẩm?.
- Đó là nhóm gì với nhóm gì?
- Bạn nào hãy kể cho cô biết 1 số món ăn ngoài cơm ra?
- Cơm, mì, bún, phở,…Đó là nhóm gì?( tinh bột)
- Ăn nhiều tinh bột có ích gì cho cơ thể?
- Thịt, cá, trứng...Đó là nhóm gì?(Đạm)
- Bạn nào kể cho cô biết cá gồm những con cá nào?
- Ăn nhiều chất đạm có ích gì cho cơ thể?
- Mỡ, dầu, đậu phộng, mè,… Đó là nhóm gì?(chất béo)
- Chất béo có ích gì cho cơ thể
- Các bạn ăn cơm xong rồi ăn gì và sau đó ăn tráng miệng là gì?
- Các bạn thường ăn canh gì ? Nó là những loại rau, rau củ gì?
- Ăn tráng miệng là những loại trái cây nào?
- Hai loại canh và trái cây đó là nhóm gì? (vitamin và muối khoáng)
- Ăn nhiều vitamin và muối khoáng có ích gì cho cơ thể?
- Cô cho trẻ xem tranh về 4 nhóm thực phẩm và 1 số trái cây, rau củ.
- GD trẻ tính giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình.
Hoạt động 3: Chơi “Cái gì biến mất”
- Cháu gọi tên một số loại thực phẩm đó, sau đó cháu nhắm mắt lại cô lần lượt cất đi một loại thực phẩm cháu phát hiện loại thực phẩm đã mất tên gọi loại thực phẩm đó.
*Tạo sản phẩm:
Cho cháu vào góc vẽ lại 4 nhóm thực phẩm mà cháu thích.
*Cô nhận xét:
* Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docKP TH 10.doc
Giáo Án Liên Quan