Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên

*Thể dục sáng: Tập theo nhạc

- Hô hấp: Thổi nơ

- Tay: đưa lên cao, giang ngang

- Chân: đưa ra phía trước, lên cao.

- Bụng: tay giang ngang, xoay sang phải, sang trái.

- Bật: phía trước, phía sau.

VĐCB:

+Trẻ nhớ tên vận động cơ bản

+Trẻ biết phối hợp tay chân khi bật , biết dùng sức để bật và bật không chạm vào vạch

+Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và hoạt động tích cực.

 

doc62 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10273 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ : HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
THỜI GIAN: Từ ngày 05/01 – 23/01/2015
Lĩnh vực
Mục tiêu
Nội dung
Mạng hoạt động
Phát triển thể chất
a) Phát triển vận động: 
* Trẻ thực hiện vận động của nhóm cơ lớn:
- Trẻ biết dùng sức bật qua suối nhỏ
- Trẻ thực hiện vận động bật qua suối, đi theo đường zichzăc
- Trẻ biết dùng 2 tay để lăn bóng .
b)Giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe:
- Trẻ biết tự mặc và cởi được áo quần, biết mắc áo quần phù hợp với thời tiết, mang tất, choàng khăn khi trời lạnh (5)
- Trẻ có một số hành vi tốt về giữ gìn vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật như: biết và không, uống một số thức ăn có hại cho sức khoẻ , không ăn những thức ăn ôi, thiu (20)
-Trẻ biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng (cơm , canh, thịt, cá, trứng, rau củ….) để cơ thể khoẻ mạnh .
*Thể dục sáng: Tập theo nhạc
- Hô hấp: Thổi nơ
- Tay: đưa lên cao, giang ngang
- Chân: đưa ra phía trước, lên cao.
- Bụng: tay giang ngang, xoay sang phải, sang trái.
- Bật: phía trước, phía sau.
VĐCB:
+Trẻ nhớ tên vận động cơ bản
+Trẻ biết phối hợp tay chân khi bật , biết dùng sức để bật và bật không chạm vào vạch
+Trẻ hứng thú tham gia trò chơi và hoạt động tích cực.
+Trẻ biết bật qua suối đi theo đường zich zắc. Khi đi mắt hướng về phía trước, không chạm vào vật chuẩn,đầu không cúi.
+Trẻ biết phối hợp khéo léo chân tay nhịp nhàng khi bật,đi theo đường zich zắc. Khi đi mắt hướng về phía trước không chạm vào vật chuẩn, đầu không cúi
+Trẻ hứng thú tham gia tích cực hoạt động. 
+Trẻ nhớ tên vận động cơ bản, biết lăn bóng bằng 2 tay.
+ Trẻ biết dùng 2 tay để giữ bóng và biết dùng 2 tay để lăn bóng về phía trước.
+Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động .
- Trẻ biết mặc áo quần phù hợp với thời tiết, mang tất, choàng khăn khi trời lạnh.
- Trẻ có một số hành vi tốt về giữ gìn vệ sinh và phòng ngừa các bệnh tật như: ăn uống hợp vệ sinh, không ăn những thức ăn ôi thiu, không uống nước lã.
-Trẻ biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng; (cơm ,thịt, cá, trứng, rau củ…)luôn ăn hết xuất ăn, không vừa ăn vừa nói.
 - Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vức rác bừa bãi
- Bật qua suối nhỏ
- Bật qua suối, đi theo đường zichzăc
- Lăn bóng bằng 2 tay.
-Trò chuyện với trẻ một số hành vi tốt về giữ gìn vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật .
-Trò chuyện với trẻ về cách ăn uống đúng cách và đủ các chất dinh dưỡng.
 -Rèn cho trẻ các thao tác vệ sinh hàng ngày và mọi lúc mọi nơi.
Phát triển nhận thức
a) Khám phá xã hội:
-Trẻ biết nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. (93)
*Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống (94)
*Trẻ biết quan sát, so sánh, phán đoán về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. (95)
- Phát tiển óc quan sát, khả năng phán đoán nhận xét các sự vật hiện tượng xung quanh
-Tích cực khám phá về các sự vật và hiện tượng tự nhiên xung quanh.
b) Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán:
-Trẻ nhận biết thứ tự, chữ số và số lượng trong phạm vi 8.
 - Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7
- Trẻ biết tách gộp các đối tượng trong phạm vi 7 ra làm hai phần.
*Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước
+Trẻ biết được một số nguồn nước, biết được tính chất trạng thái của nước.
+ Biết được ích lợi, tác dụng của nước đối với đời sống con người , cây cối và con vật.
+Phát triển tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ
*Tìm hiểu các mùa trong năm
+ Trẻ biết tên gọi các mùa trong năm
+Nhận ra sự thay đổi từng mùa, đặc điểm rõ nét.
+ Trẻ biết mặc áo quần phù hợp từng mùa
+ Biết được ảnh hưởng của thời tiết từng mùa đến con người, cây cối, con vật .
*Tìm hiểu về gió
+ Trẻ biết được gió tự nhiên và gió nhân tạothông qua các đồ vật.
+Trẻ biết gió tự nhiên là gió đến từ bầu trời , gió đến từ cây cối
+Gió nhân tạo là gió đến từ quạt
+Trẻ biết tạo ra gió khi trời nóng bức
+Phát triển tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ.
 +Trẻ biết đếm đến 8 đối tượng, biết đếm từ trái sang phải, nhận biết chữ số 8.
+Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định , kỷ năng sắp xếp từng đối tượng.
+Giáo dục trẻ biết tham gia hoạt động tích cực.
+Trẻ biết đếm các nhóm đồ vật có số lượng từ 1-8, nhận biết số từ 1-8, nhận biết các nhóm có 1-8 đối tượng
+Trẻ biết chọn số tương ứng 
+Trẻ biết tập trung chú ý và biết giơ tay phát biểu
+ Trẻ tách gộp số lượng 7 làm hai phần theo nhiều cách khác nhau.
+ Rèn kĩ năng phân loại, so sánh trong mọi hoạt đông.
+ Giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn khi chơi, tham gia tích cực các hoạt động.
-Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước 
*Tìm hiểu các mùa trong năm
- Tìm hiểu về gió
- Đếm đến 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8, nhận biết số 8. 
- Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 8.
- Tách gộp trong phạm vi 8.
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết và hiểu nội dung câu chuyện "Giọt nước tí xíu"
* Trẻ biết đọc diễn cảm, minh họa, thể hiện tình cảm khi đọc bài thơ "Giọt nắng"
- Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ " Cầu vồng".
- Trẻ biết và hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.(63)
- Trẻ biết kể về một sự vật, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được. (70)
+ Trẻ nhớ tên câu chuyện, biết tên các nhân vật trong truyện.
+ Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và trả lời các câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
+ Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động.
+ Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ "Giọt nắng"
- Đọc rõ lời thể hiện âm điệu vui, êm dịu nhịp điệu chậm rải khi đọc thơ.
- Thông qua bài thơ trẻ biết các mùa trong năm
+ Trẻ nhớ tên và thuộc nội dung bài thơ.
+Trẻ biết đọc thơ to rõ ràng, diễn cảm và biết minh họa theo bài thơ 
+Trẻ tham gia vào tiết học, chú ý nghe cô đọc thơ.
+ Trẻ biết kể về một sự vật hay một hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe được xảy ra trong thời gian nào, ở đâu... để người khác hiểu.
+ Trẻ biết phát âm trọn vẹn câu. 
- Kể chuyện : Giọt nước tí xíu.
- Đọc thơ : Giọt nắng
- Đọc thơ : Cầu vồng
Phát triển TCKN-XH
- Trẻ biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
- Trẻ có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, thể hiện sự thích thú trước cái đẹp (38)
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vức rác bừa bãi xuống ao hồ ,sông, suối, biển…
- Trẻ biết chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn(51)
- Trẻ biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
- Trẻ có một số kỹ năng, thói quen cần thiết để bảo vệ môi trường sống, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vức rác bừa bãi 
- Trẻ biết quan tâm đến người thân và bạn bè.
-Trò chơi: Chi chi chành chành , dung dăng dung dẻ, cướp cờ, mèo đuổi chuột.
- Xây dựng công viên nước, công viên mùa xuân, bể bơi..
-Bán hàng, trao đổi giữa các nhóm chơi, biết phụ giúp các công việc đơn giản khi cô phân công.
- Trẻ biết tiết kiệm nước thông qua giờ đánh răng, rửa mặt hàng ngày.
-Trò chuyện hàng ngày với trẻ và tập cho trẻ ứng xử khi cần thiết
-Giáo dục trẻ biết không vức rác bừa bãi xuống ao hồ, sông, suối, biển…
-Thông qua các hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi …
Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết sử dụng các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ biết múa minh hoạ theo lời bài hát "Mùa xuân đến rồi".
-Trẻ hát và vận động theo nhạc bài: Cho tôi đi làm mưa với 
- Trẻ hát tự nhiên hát được các bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết dùng những nét cong để tạo ra sản phẩm.
-Trẻ biết vẽ tô màu trang phục mùa hè, mùa đông. 
+ Trẻ biết sử dụng các nét thẳng, nét xiên để vẽ cảnh trời mưa.
+ Trẻ biết thể hiện bố cục hợp lí và biết phối hợp khi tô màu.
+ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
+ Trẻ biết tên và biết múa minh hoạ theo bài hát.
+ Rèn cho trẻ kỹ năng mềm dẻo của cơ thể.
+ Giáo dục trẻ về những vẻ đẹp của mùa xuân thông qua bài hát.
+Trẻ biết hát và vận động minh hoa theo bài hát.
+ Nghe hát và cảm nhận bài hát:Bốn mùa. 
+ Chơi thành thạo trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Trẻ hát tự nhiên hát được các bài hát trong chủ đề
+Trẻ biết dùng những nét cong để vẽ cầu vồng.
+Trẻ nói được sản phẩm của mình 
 + Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm
+Trẻ biết vẽ tô màu trang phục mùa hè, mùa đông.
+Trẻ biết cầm bút vẽ và phối màu để tô .
+Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học và thể hiện được tình cảm của mình khi tạo ra sản phẩm
- Vẽ cảnh trời mưa.
- VĐ múa : Mùa xuân đến rồi.
-Vận động theo nhạc bài: Cho tôi đi làm mưa với.
-Vẽ cầu vồng.
-Vẽ tô màu trang phục mùa hè, mùa đông theo ý thích
CHUẨN BỊ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
I. Đối với giáo viên:
- Các bài thơ, bài hát, câu đố, câu chuyện theo chủ đề nhánh
- Tranh (slide) thơ, truyện
- Slide một số hình ảnh về chủ đề hiện tượng tự nhiên
- Thẻ số 1,2,3, 4,5,6,7,8
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc
- Tranh mẫu
- Slide (thẻ chữ cái)
- Giấy vẽ, bút chì, bút màu
- Hột hạt các loại
- Đồ dùng đồ chơi chủ đề hiện tượng tự nhiên
II. Đối với trẻ:
- Vở tạo hình, vở toán, bút chì, bút màu, vở nhận biết và làm quen chữ cái, giấy A4
- Sách tranh truyện
- Con giống học toán
- Lô tô về chủ đề hiện tượng tự nhiên
- Các bài hát, thơ trong chủ đề
- Bóng, đồ chơi ngoài trời
- Túi cát
- Mũ chóp kín
III. Đối với phụ huynh:
- Gv động viên, khuyến khích phụ huynh cho trẻ ăn sáng trước khi đến lớp.
- Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ mặc áo quần ấm khi đến lớp.
- Tuyên truyền đến phụ huỵnh về việc xin phụ huynh một số nguyện vật liệu phế thải
- Nhắc nhở phụ huynh cho trẻ đi học đúng giờ, đi học chuyên cần để trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động
KẾ HOẠCH TUẦN 19 : HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
THỜI GIAN: (Từ 05/01 – 10/01/2015)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đóntrẻ
- Cô ân cần niềm nở, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp
-Trò chuyện với trẻ về những ngày cuối tuần, về chủ đề mới
TDS
- Tập theo nhạc (tập toàn trường) 
ĐD
- Cho trẻ điểm danh bạn vắng
Hoạt động có chủ đích
Phát triển 
nhận thức
( KPKH)
-Tìm hiểu sự kỳ diệu của nước
Phát triển thể chất
*VĐCB: Bật qua suối nhỏ.
Phát triển 
nhận thức
 (LQVT)
 - Đếm đến 8, nhận biết SL trong phạm vi 8, nhận biết số 8.
Phát triển ngôn ngữ
- Kể chuyện: Giọt nước tí xíu
Phát triển thẩm mỹ 
 HĐTH:
 -Vẽ cảnh trời mưa
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát Vật chìm vật nổi, quan sát thời tiết, quan sát các nguồn nước…
- Trò chơi vận động: Chi Chi Chành Chành - Lộn cầu vồng - Tung và bắt bóng - Kéo co - Tạo dáng ...
- Chơi tự do: Chơi với bóng - Nhảy dây - chơi với đồ chơi ngoài trời – chơi với các ,nước...
Hoạt động góc
* GÓC PHÂN VAI:
- Gia đình: mẹ con
- Bán hàng: bán các đồ dùng dựng nước
- Phòng khám đa khoa
*GÓC NGHỆ THUẬT:
 - Âm nhạc: Hát, múa các bài hát theo chủ đề
- Tạo hình: vẽ, tô màu sóng nước,ao hồ
*GÓC HỌC TẬP: 
- Xem tranh ảnh về các nguồn nước
*GÓC XÂY DỰNG: 
- Xây dựng công viên nước , ao hồ nuôi cá.
Hoạt động chiều
- LQCC: L, N, M.
- Nêu gương
- Làm quen các câu đố trong chủ đề.
 Nêu gương
- Chơi tự do
- Làm quen truyện :Giọt nước tí xíu
- Nêu gương
- Chơi tự do
-Làm quen các bài hát trong chủ đề
- Nêu gương 
- Văn nghệ cuối tuần
- Nêu gương cuối tuần
- Vệ sinh các góc chơi
I/ Mục tiêu kế hoạch tuần 
1.Kiến thức :
- Trẻ biết được tên và đặc điểm tiếng của một số hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ nhớ và phát âm đúng chữ cái l, n, m
- Trẻ nhớ tên bài vận động cơ bản : bật qua suối nhỏ.
- Trẻ biết nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung câu chuyện : Giọt nước tí xíu.
- Trẻ hát thuộc các bài hát trong chủ đề
 2. Kĩ năng
- Trẻ luyện kỹ năng đi bật qua suối , phát triển tay và chân cho trẻ thông qua bài vận động cơ bản và bài tập phát triển chung
- Luyện kỹ nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chuyện về một hiện tượng tự nhiên hằng ngày.
 3. Giáo dục
- Trẻ biết chú ý trong giờ học
II/ Chuẩn bị:
- Các bài hát, bài thơ phù hợp với chủ đề nhánh.
- Các loại tranh ảnh, tư liệu về một số hiện tượng tự nhiên để trẻ tìm hiểu khám phá.
- Đồ dùng dạy cho trẻ nhận biết số thứ tự trong phạm vi 8
- Đồ dùng cho các góc chơi
III/ Thể dục sáng
a/ Khởi động:
- Cho trẻ ra sân xếp hàng theo tổ, theo lớp.
- Khởi động theo nhạc
- Dàn hàng ngang theo tổ lớp.
- Thực hiện bài thể dục trên nền nhạc bài hát theo chủ đề hiện tượng tự nhiên
b/ Trọng động:
- Trẻ thực hiện các động tác theo nhạc bài hát chủ đề 
c/ Hồi tĩnh:
- Trẻ đứng tại chổ làm động tác hồi tình theo nhạc
IV/ Hoạt động góc:
1/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết các góc chơi trong lớp mình
- Biết phân vai trong quá trình chơi, cách diễn xuất để trở thành một vai chơi thành thạo.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
- Biết đoàn kết, phối hợp với nhau trong lúc chơi.
 2/ Chuẩn bị:
- Các góc chơi phù hợp chủ đề nhánh.
- Đồ chơi để các góc chơi.
 3/ Tiến trình hoạt động
*Hoạt động 1:Ổn định trò chuyện 
- Cô và trẻ cùng hát bài hát và vận động múa bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện đàm thoại về chủ đề mới:
*Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi
+ Các con ơi! Trong lớp mình có mấy góc chơi? Cô mời trẻ kể
Cô hỏi trẻ thích chơi góc chơi nào, và góc chơi đó sẽ có nội dung chơi như thế nào 
+ Vậy bây giờ cô mời các bạn hãy về góc chơi của mình đi nào!
- Cô quan sát trẻ chơi, có thể hướng dẫn nếu trẻ chưa biết nhập vai chơi
- Nhắc nhở trẻ để trẻ tận dụng hết đồ dùng đồ chơi trong lớp để chơi.
- Cho trẻ liên kết các góc chơi.
- Cô đi từng góc chơi và khen trẻ tực tiếp
*Hoạt động 3 : kết thúc giờ chơi
- Cô cho trẻ hát bài “bạn ơi hết giờ rồi”
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển sang hoạt động khác
$1.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2015
KHÁM PHÁ KHOA HỌC: TÌM HIỂU SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC
I/Mục đích, yêu cầu
1/ Kiến thức:
- Trẻ nắm được đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước
- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước
2/ Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi…
- Phát triển ngôn ngữ, vỗn từ của trẻ
3/ Thái độ:
- Trẻ hào hứng tíc cực tham gia các hoạt động
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch
II/ Chuẩn bị:
- 2 cốc thủy tinh, 3 cái thìa nhỏ, 1 cái thìa to, 3 cái cốc nhựa, 2 túi đựng đá, 2 tấm kính, 1 hộp sữa tươi , 1 chai nước lọc, 1 phích nước đựng nước đun sôi
- Chậu nước trong góc thiên nhiên, chai , ca đong nước.
- Bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
III- Cách tiến hành 
*Ho¹t ®éng 1: Ổn ®Þnh ,g©y høng thó
- Cho trẻ hát bài : Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô cháu mỉnh vừa hát bài gì?
- Mưa mang đến cho chúng ta điều gì các con?
- Các con thấy nước có ở đâu?
*Ho¹t ®éng 2:	
a.Giới thiệu các nguồn nước , ích lợi của nước.
 - Hỏi trẻ nước có ở những đâu?
 +Cho trẻ quan sát nước ở biển. 
 - Cho trẻ đọc tên nguồn nước biển.
 - Nước ở biển có vị gì? Nước biển có ích lợi gì?
 - Các con rửa tay bằng nước ở đâu?
 - Nước ở vòi là nguồn nước ở đâu?
- Cho trẻ quan sát nguồn nước giếng qua tranh, cho trẻ đọc tên.
 - Nước giếng là nguồn nước sạch hay nước bẩn, nước giếng có uống được ngay không?
 - Nước giếng có những ích lợi gì?
-Ngoài ra nguồn nước có những ở nơi đâu?
+ Tiếp tục cho trẻ tìm hiểu nguồn nước ao , hồ, giọt , mưa tương tự.
Cô tóm lại nước có khắp mọi nơi, nước còn mang lại cho chúng ta rất nhiều kì diệu, mời các con cùng khám phá.
 b. Khám phá tính chất đặc điểm của nước:
 - Cô đưa cốc cho trẻ quan sát nhận xét trong cốc có gì?
 - Cô rót nước hỏi trẻ nước trong cốc có màu gì?
 - Cô rót sữa vào cốc khác cho trẻ nhận xét xem 2 cốc nước này có gì khác
 - Nước có màu không? Nếu cô cho cái thìa này vào trong cốc các con thấy thế nào? Vì sao con vẫn nhìn thấy thìa?
 - Vậy bây giờ cô cho thìa vào cốc sữa con có nhìn thấy thì không ? Vì sao?
 - Đưa cục đá cho trẻ nhận xét vì sao có đá?
 - Đá có tác dụng gì?
 - Nước có mùi gì và vị gì? Cho trẻ ngửi cốc nước và uống 1 ngụm để nhận xét.
Cô tóm lại nước không mùi không màu không vị nếu ta pha vào nước 1 loại nước dâu thì nó sẽ có màu có mùi có vị.
Như vậy dù nước không màu không mùi không vị nhưng nước vô cùng có ích đối với đời sống con người , động vật , cỏ cây…GD trẻ biết bảo vệ nguồn nước không vứt bẩn vào nước và tiết kiệm nước, không uống nước lạnh, không uống nhiều nước đá ...
* Hoạt động 3:
- Trò chơi: Chiếc túi kì diệu
 + Cô cho trẻ sờ vào túi và hỏi trẻ đây là cái gì?
 + Nước đá ở đâu mà có?
 + Cô cho trẻ chơi
*Hoạt động 4 : Kết thúc
- Củng cố, tuyên dương.
$2.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát có mục đích : Quan sát thời tiết
* Trò chơi vận động : Lộn cầu vồng
 1/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết miêu tả đặc điểm của thời tiết, sử dụng mũ nón khi ra ngoài trời nắng, biết sử dụng áo mưa khi trời mưa.
- Trẻ biết chơi các trò chơi do cô tổ chức.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động, hào hứng khi được chơi cùng bạn.
2/ Chuẩn bị :
- Sân trường sạch, an toàn
- Đồ chơi ngoài trời.
- Bài hát : Cháu vẽ ông mặt trời.
3/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện
- Hát bài hát : Cháu vẽ ông mặt trời
- Trò chuyện về bài hát.
* Hoạt động 2: Quan sát thời tiết
- Các con ơi, nhìn xem hôm nay thời tiết thế nào nhỉ ?
- Cho trẻ tự do miêu tả đặc điểm của thời tiết lúc bấy giờ
- Bạn nào quan sát và nói rõ cho cô và các bạn biết thời tiết hôm nay như thế nào? 
- Thế ai cho cô biết bây giờ là mùa gì nào ?
- Mùa đông thì trời sẽ có mưa và lạnh nữa, vì thế khi đi học các con phải nhớ nhắc ba mẹ mang áo quần thật ấm nha.
* Hoạt động 3 :
- Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.
+ Cô nêu luật chơi và cách chơi
+ Cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cho trẻ chơi tự do trên sân với các đồ chơi ngoài trời cô đã chuẩn bị.
- Cô bao quát trẻ.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Củng cố, tuyên dương trẻ.
$3. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Đề tài: PTNN: Làm quen chữ cái l, n, m . – Nêu gương.
I/.Mục đích yêu cầu:
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái l, n, m
- Trẻ biết phát âm chính xác các chữ cái: l, n, m
- Trẻ biết tìm và phân biệt được chữ cái l, n, m trong từ, trong nhóm.
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái l, n, m
- Trẻ nhận biết được các chữ cái l, n, m thông qua các trò chơi.
- Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình.
- Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ. 
- Chơi và biết phối hợp với bạn.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II/.Chuẩn bị: 
- Thẻ chữ cái l, n, m ( của cô và của trẻ ).
- Tranh ảnh có từ ghép “lộp bộp ”, “chai nước ” , “ trời mưa ”.
- Các thẻ chữ cái l, n, m kiểu in thường, viết thường, in hoa.
- Bài hát: Cho tôi đi làm mưa với
III/.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định – đàm thoại
- Ổn định tổ chức gây hứng thú : cô và trẻ cùng hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Đàm thoại: trò chuyện về bài hát. 
* Hoạt động 2: Trẻ làm quen với chữ cái l, n, m
* Làm quen với chữ “ l ”:
 + Các con ơi, khi trời mưa thì các con nghe được tiếng gì ?
 + Nhìn xem cô có tranh có chữ gì đây nào ? (lộp bộp)
 + Cô cho trẻ đọc từ “ lộp bộp”
 + Cô yêu cầu trẻ rút những chữ cái đã học và phát âm
 + Giới thiệu và phát âm chữ “ l”, yêu cầu trẻ phát âm theo
 + Cô nêu cấu tạo của chữ “ ” : chữ l gồm một nét thẳng 
+ Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ l.
 + Cô giới thiệu chữ b in hoa , in thường và viết thường
* Làm quen với chữ “n”:
- Tương tự cho trẻ hoạt động với bức tranh “chai nước”, để giới thiệu chữ n
- Cô nêu cấu tạo của chữ : chữ n gồm một nét cong trái và một nét cong phải.
- Cô giới thiệu chữ d in hoa, in thường và viết thường
- Cô cũng cho trẻ làm quen chữ “m” tương tự như thế.
* So sánh : Cô cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của 
* Củng cố: Chiều hôm nay cô cho các con làm quen nhóm chữ cái gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố ôn luyện chữ cái l, n, m.
 - Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo yêu cầu
 - Trò chơi 2: ai nhanh nhất
 + Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
* Hoạt động 4: Kết thúc giờ học cô động viên, khen ngợi trẻ.
* Hoạt động 5 : Nêu gương
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: 
- Trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ nhận xét theo tổ
- Cô nhận xét chung và nhắc trẻ đi học đều
- Trẻ ngoan lên cắm cờ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGAMTXQ.doc
Giáo Án Liên Quan