Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề - Tham quan doanh trại bộ đội - Thơ: Làm anh - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ biết được tâm trạng của người làm anh: nhận biết làm anh phải dỗ dành, dịu dàng, chia quà bánh, nhường đồ chơi, nhưng mà thật vui.

- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải trìu mến của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “khóc, dỗ dành, dịu dàng, khó, nhường”

- Giáo dục trẻ phải yêu thương, vâng lời, quí trọng người lớn tuổi hơn mình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề - Tham quan doanh trại bộ đội - Thơ: Làm anh - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010
THƠ: LÀM ANH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ biết được tâm trạng của người làm anh: nhận biết làm anh phải dỗ dành, dịu dàng, chia quà bánh, nhường đồ chơi, nhưng mà thật vui.
- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải trìu mến của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “khóc, dỗ dành, dịu dàng, khó, nhường”
- Giáo dục trẻ phải yêu thương, vâng lời, quí trọng người lớn tuổi hơn mình.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
- Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Cô chuyển đội hình bằng câu hỏi: “ Cô đâu, cô đâu. Lại đây với cô nào!”
- TC “ Trời tối, trời sáng”. Các bạn nhìn xem cô đang cầm bức tranh vẽ về ai đây?
- Hôm nay cô có 1 bài thơ nói về 2 anh em rất là hay các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ( trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Làm anh” . Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn.
*Dạy thơ: ( trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
- Đọc lần 2 kết hợp xem tranh.
- Đọc lần 3 trích dẫn kết hợp làm rõ từ khó.
+ 4 câu thơ đầu” Làm anh khó đấy…Phải “người lớn” cơ”: Nói về làm anh rất khó không phải dễ, phải thể hiện mình là người lớn.
- Từ “khó”: không dễ.
+ 4 câu kế: “Khi em bé khóc…Anh nâng dịu dàng”: Nói lên sự trìu mến, yêu thương của anh đối với em nhỏ.
- Từ “khóc”, “dỗ dành”, “dịu dàng”:chảy nước mắt, an ủi, nói ngọt, bằng cử chỉ kết hợp lời nói.
+ 4 câu tiếp: “Mẹ cho quà bánh…Cũng nhường em luôn”:Nói lên tình thương yêu của anh đối với em là vô bờ bến, có thể sẻ chia mọi thứ mình có.
- Từ “nhường”: sẻ chia, nhường nhịn.
+ 4 câu cuối: “Làm anh thật khó…Thì làm được thôi”: Nói lên tình yêu thương cao cả của anh.
- Nhưng mà thật vui: anh rất là vui sướng khi có em nhỏ hơn mình cùng chơi cùng đùa.
- Cho trẻ đọc thơ
- Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
- Cô sửa sai cho trẻ.
*Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai?(bài “ Làm anh”, tác giả Phan Thị Thanh Nhàn).
- Với em gái bé thì phải gì các bạn? ( “Người lớn” cơ).
- Khi em bé khóc thì anh làm gì?( Phải dỗ dành).
- Mẹ cho quà bánh anh đã làm gì? (Chia em phần hơn)
- Hình ảnh của anh rất đẹp, rất là cao cả. Vì thế các con phải biết yêu thương, vâng lời, quí trọng người lớn tuổi hơn mình.
- Khi ở nhà các bạn có vâng lời người lớn không? Các bạn có yêu quí những người thân trong gia đình không?
Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC
- Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
*Cô nhận xét, đanh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 22 tháng 12 năm 2011
THƠ: CHÚ GIẢI PHÓNG QUÂN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cảm nhận được giai điệu bài thơ, trẻ thể hiện được tình cảm của mình đối với các chú Bộ Đội sẵn sàng quên mình đứng canh gác ở ngoài biên giới để bảo vệ hòa bình cho đất nước. 
- Trẻ thuộc bài thơ, thể hiện giọng điệu vui tươi, vừa phải trìu mến của bài thơ. Rèn cháu phát âm từ “tiền tuyến, mũ tai bèo, chắp tay, vượt đèo”
- GD trẻ biết kính trọng, yêu thương, vâng lời... những người chiến sĩ đã ra sức bảo vệ quê hương đất nước được yên lành.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh khổ to, tranh ghép, giá để tranh, que chỉ.
- Trẻ: Tranh ghép
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện:
- Cô chuyển đội hình bằng TC “Gió thổi, cây nghiêng”. Các bạn nhìn xem cô đang cầm bức tranh vẽ về cái gì?
- Hôm nay cô có 1 bài thơ nói về một bạn nhỏ có ước mơ trở thành cô giải phóng vượt đeo Trường Sơn các con cùng xem với cô nhé! (Trẻ trò chuyện cùng cô)
Hoạt động 2: Tri giác thơ (trẻ chú ý quan sát).
- Cho trẻ tri giác thơ 2 lần
+ Lần 1: Tri giác trọn vẹn tập thơ.
+ Lần 2: Cô gợi hỏi từng tranh khổ to. Sau đó cô giới thiệu bài thơ “Chú giải phóng quân” sáng tác Cẩm Thơ (Cho trẻ nhắc lại 2 -3 lần)
*Dạy thơ: ( Trẻ chú ý xem cô đọc thơ).
- Cô đọc mẫu 1 lần diễn cảm thể hiện giọng câu, nhịp điệu.
- TTND: Bài thơ nói về bạn nhỏ rất muốn trở thành cô du kích để giúp đỡ các chú Bộ Đội ở ngoài tiền tuyến, thích nghe các chú kể về việc mĩ đánh thua ta “Chắp tay lại má xin cơm”, thích chiếc mũ tai bèo để làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn. 
- Đọc lần 2 + tranh, giải thích từ khó, diễn giải nội dung theo đoạn.
+ 6 câu thơ đầu “Chú là chú em…Y như em đã mơ rồi đêm nao”: Bạn nhỏ kể về chú của mình đi Bộ Đội ở ngoài mặt trận về thăm nhà lúc nửa đêm làm cả nhà mừng quá y như là mơ. 
- Từ “tiền tuyến”: là nơi xảy ra chiến tranh.
- Từ “mũ tai bèo”: là nói về chiếc nón rộng vành màu xanh.
+ 4 câu kế: “Chú về kể chuyện vui sao…Em mà có đói, chẳng hèn thế đâu”: Chú kể cho cả nhà nghe bọn mĩ đánh thua mình và bị đói nên quỳ lại xin cơm ăn để không bị chết đói đó là sự hèn nhát của bọn giặc.
- Từ “chắp tay”: là thể hiện sự xin lỗi mong được tha thứ.
+ 2 câu cuối: “Muốn xin chiếc mũ tai bèo.Làm cô giải phóng, vượt đèo Trường Sơn”: Nói lên tình cảm yêu quí ngôi nhà thật đẹp của mình: có hoa sen, ếch, dé mèn.
- Từ “vượt đèo”: sự khó khăn cực khổ của các cô du kích ngày xưa phải trèo đèo vượt suối đi tiếp tế cho Bộ Đội ở ngoài tiền tuyến.
- Đọc lần 3 đọc bài thơ chữ to có tranh
- Cho trẻ đọc thơ
- Cho lớp đọc theo cô 2 lần, tổ nhóm, cá nhân. Rèn cá nhân yếu đọc rõ lời nhịp nhàng.
- Cô sửa sai cho trẻ.
*Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả là ai?
- Bây giờ bạn nào nói cho cô biết chú giải phóng quân ở đâu chú về và về lúc nào?
- Chú về kể cho cả nhà nghe những chuyện gì?
- Bạn nhỏ muốn xin cái gì và có ước mơ làm gì?
- Hình ảnh chú giải phóng quân trong bài thơ rất đẹp. Vì thế các con phải biết yêu quí ngôi nhà của mình nhé!
- GD trẻ biết kính trọng, yêu thương, vâng lời... những người chiến sĩ đã ra sức bảo vệ quê hương đất nước được yên lành.
Hoạt động 3: Ghép tranh- LQCC
- Cô chia 3 tổ cho trẻ thi đua ghép tranh theo nội dung. Cho trẻ nêu nội dung tranh đã ghép.
*Cô nhận xét, đanh giá tiết học:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTHƠ.doc
Giáo Án Liên Quan