Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề - Tham quan doanh trại bộ đội - Truyện: Hai anh em - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo cô
- Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện.
- GD trẻ tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, thật thà trong giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép.
- Trẻ: Ghép tranh
Thứ năm, ngày 01 tháng 12 năm 2011 TRUYỆN: HAI ANH EM I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết nhắc lại tên truyện, tên nhân vật trong truyện và kể lại các chi tiết chính theo cô - Nghe hiểu được ngôn ngữ truyện, biết trả lời và có cảm xúc qua truyện. - GD trẻ tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, thật thà trong giao tiếp. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh chữ to, tranh rời, 3 tranh ghép. - Trẻ: Ghép tranh III.TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề qua bài hát “Cánh đồng và các bé ngoan”. - Các bạn vừa hát bài hát gì? Đồng lúa thì như thế nào các bạn? (Thật vàng, vàng thì óng ánh) - Hôm nay cô có 1 câu truyện rất là hay. Đó là truyện “Hai anh em” của Bội Ngọc kể, cho trẻ nhắc lại 2 – 3 lần. Để biết được điều gì xảy ra trong câu truyện các bạn chú ý lắng nghe cô kể nhé! Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. - TTND: Câu chuyện kể về hai anh em của 1 gia đình khi cha mẹ mất sớm, người anh thì siêng năng, cần cù, chịu khó, còn người em thì ngược lại rất là làm biếng. - Trích dẫn: + Cha mẹ mất đi để lại ít của cải… ta về gặp nhau. + Ta có cây bí ngô … để cứu sống nó. + Con khó nhọc vì ruộng bí… quả bí to nhất + Gặt lúa đau lưng lắm…. + Tại em lười biếng… sung sướng như mọi người àHát bài: “Cả nhà thương nhau” - Kể lần 2: Qua tranh rời, cô vừa kể vừa gợi ý cho cháu kể theo cô. Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Người anh siêng năng thì được mọi người đề đáp những gì? - Còn người em thì ra sao? Và hậu quả của người em gặp phải là như thế nào? - Người anh tìm gặp người em và đã nói những gì? - Sau cùng người em có sửa đổi không? àGiáo dục: GD trẻ tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, thật thà trong giao tiếp. - Chơi trò chơi: “Trời mưa” - Cách chơi: cô xếp ghế ít hơn số trẻ, cách nhau 1 khoảng khi có hiệu lệnh “trời mưa” thì trẻ chạy vào ghế ngồi nếu ai không có ghế ngồi coi như phạm luật và bị phạt. Luyện tập: Chơi ghép tranh: Chia 3 tổ thi ghép tranh, cô giới hạn thời gian 3 tổ cùng thi đua àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2011 TRUYỆN: HAI ANH EM I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết kể lại truyện một cách diễn cảm. - Thuộc các lời thoại của nhân vật mà trẻ đóng, thể hiện được tình cảm của mình qua cách lên giọng và xuống giọng của trẻ. - GD trẻ tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, thật thà trong giao tiếp. II.CHUẨN BỊ: - Cô: Tranh chữ to, tranh rời - Trẻ: Tâm lí vui vẻ III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Trò chuyện chủ đề. - Cô kể lại một đoạn truyện và cho trẻ đoán tên truyện, tên tác giả? - Cho cả lớp nhắc lại? àHôm nay cô và các bạn sẽ kể lại truyện “Hai anh em”. Cho cả lớp nhắc lại 2 – 3 lần tên đề tài. Hoạt động 2: Trọng tâm - Cô kể lần 1 trọn vẹn câu truyện kết hợp giọng kể và điệu bộ minh họa. -TTND: Câu chuyện kể về hai anh em của 1 gia đình khi cha mẹ mất sớm, người anh thì siêng năng, cần cù, chịu khó, còn người em thì ngược lại rất là làm biếng. - Cô kể lần 2 khuyến khích trẻ kể theo cô. * Trẻ kể lại truyện: - Một vài trẻ kể lại truyện? - Cả lớp kể lại truyện cùng cô 2,3 lần? - Cô chú ý sửa sai cho cháu? Đàm thoại: - Cô và các con vừa kể lại truyện gì? - Người anh siêng năng thì được mọi người đề đáp những gì? - Còn người em thì ra sao? Và hậu quả của người em gặp phải là như thế nào? - Người anh tìm gặp người em và đã nói những gì? - Sau cùng người em có sửa đổi không? àGiáo dục: GD trẻ tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, thật thà trong giao tiếp. àKết thúc: Nhận xét tiết học. *Lưu ý:…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- TRUYÊN.doc