Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề - Tham quan doanh trại bộ đội - Vẽ viên gạch - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

Hoạt động 1:Trò chuyện

- Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Trong bài có những ai nào?

- Cô chú công nhân làm những công việc gì?

- Vậy bây giờ cô cùng các bạn sẽ vẽ những viên gạch để cho các bác thợ xây có nhiều gạch để xây nhà nhé!

- Cô giới thiệu tên đề tài. (vẽ viên gạch) cho trẻ lặp lại 2 – 3 lần.

Hoạt động 2: Quan sát tranh

- Cô treo tranh mẫu gợi hỏi về đặc điểm, hình dạng, màu sắc của tranh

- GD biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp.

- Cô làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích: Để vẽ viên gạch trước tiên cô vẽ 1 hình chữ nhật nằm ngang. Tiếp theo cô vẽ 1 nét thẳng đứng trong hình chữ nhật làm độ dày của viên gạch, cô vẽ thêm 1 nét thẳng nằm ngang chia đều hình chữ nhật, từ độ dày của hcn cô vẽ thêm 2 hình tròn nhỏ làm 2 cái lỗ của viên gạch.

- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp đàm thoại: Để vẽ viên gạch cô vẽ hình gì trước?

- Tiếp theo cô vẽ gì nữa? Cô vẽ nét gì?

- Từ độ dày của hcn cô vẽ thêm 2 hình gì? Cô vẽ bằng nét gì?

- Cô hỏi lại trẻ kỹ năng vẽ viên gạch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7005 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Ngành nghề - Tham quan doanh trại bộ đội - Vẽ viên gạch - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 07 tháng 12 năm 2011
TH VẼ: VẼ VIÊN GẠCH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:	
- Cháu thể hiện hình ảnh về viên gạch qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ vẽ sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ tô màu sáng, rõ không lem ra ngoài, tô đúng kỹ năng.
GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
 + Trẻ biết yêu thương, kính trọng, lễ phép, vâng lời với người lớn.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc.
- Trẻ: Giấy vẽ, bút màu.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:Trò chuyện
- Cho trẻ hát “Cháu yêu cô chú công nhân” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Trong bài có những ai nào? 
- Cô chú công nhân làm những công việc gì?
- Vậy bây giờ cô cùng các bạn sẽ vẽ những viên gạch để cho các bác thợ xây có nhiều gạch để xây nhà nhé!
- Cô giới thiệu tên đề tài. (vẽ viên gạch) cho trẻ lặp lại 2 – 3 lần.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Cô treo tranh mẫu gợi hỏi về đặc điểm, hình dạng, màu sắc của tranh
- GD biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp.
- Cô làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích: Để vẽ viên gạch trước tiên cô vẽ 1 hình chữ nhật nằm ngang. Tiếp theo cô vẽ 1 nét thẳng đứng trong hình chữ nhật làm độ dày của viên gạch, cô vẽ thêm 1 nét thẳng nằm ngang chia đều hình chữ nhật, từ độ dày của hcn cô vẽ thêm 2 hình tròn nhỏ làm 2 cái lỗ của viên gạch.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp đàm thoại: Để vẽ viên gạch cô vẽ hình gì trước? 
- Tiếp theo cô vẽ gì nữa? Cô vẽ nét gì?
- Từ độ dày của hcn cô vẽ thêm 2 hình gì? Cô vẽ bằng nét gì?
- Cô hỏi lại trẻ kỹ năng vẽ viên gạch.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
+ Cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nghề”
+ Cho trẻ về bàn thực hiện vẽ, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo, tô màu đều bức tranh không lan ra ngoài.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ.
- Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ treo sản phẩm, cô hỏi trẻ lại tên đề tài.(vẽ viên gạch)
- Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, chưa đẹp, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn)
- Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ vẽ sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu.
- Cô cùng trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
Nhận xét, đánh giá tiết học:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 8 tháng 11 năm 2012
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN : TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI :XÉ, DÁN BÔNG HOA TRANG TRÍ TRANG PHỤC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Cháu biết thể hiện quần áo qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết xé, dán sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên lá cờ cân đối, trẻ phối hợp giấy màu màu này với giấy màu màu khác để tạo thành 1 lá cờ đẹp của trẻ .
GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
 + Trẻ phải biết yêu thương, quý trọng, giữ gìn những trang phục đẹp của những cô thợ may.
II.CHUẨN BỊ:
- Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc. ĐD tương tự trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
- Trẻ: Giấy màu, keo, dĩa, rổ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:Trò chuyện
- Cho trẻ hát “Chiếc khăn tay” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Trong bài nói về cái gì? 
- Ngoài chiếc khăn tay ra mẹ các bạn còn biết may cái gì nữa?
- Cô giới thiệu tên đề tài. ( Xé, dán trang phục) cho trẻ lặp lại 2 – 3 lần.
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- Cô treo 2 - 3 tranh gợi ý. (Trẻ quan sát và nêu đặc điểm tranh)
- Cô hỏi những đặc điểm của các kiểu trang phục: Cái áo này xé theo hình gì?, Cái quần này xé theo hình gì? Còn áo đầm thì sao nó là hình gì, áo đầm thì có đầm liền và đầm rời, đầm rời thì xé áo riêng và xé thêm váy riêng? Cái áo thì có xé thêm gì không? (cổ áo, túi áo, nút áo,…)
- Sau đó cô hỏi trẻ cách xé áo và quần như thế nào? Dùng kỹ năng gì? Sau đó cô cất tranh (1,2 trẻ nêu ý định xé, kỹ năng xé)
- GD cháu biết tiết kiệm keo, biết dán sản phẩm đúng vị trí trên giấy và sạch đẹp.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
+ Cho trẻ chơi “Tách nhóm, tách nhóm”
+ Cho trẻ về bàn thực hiện xé, dán trang phục, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ xé, dán sáng tạo hơn.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ.
- Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết.
Hoạt động 4:Trưng bày sản phẩm:
- Cho trẻ treo sản phẩm.
- Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, chưa đẹp, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn)
- Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ xé, dán sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu.
- Cô cùng trẻ đọc đồng dao “Dích dích dắc dắc”
* Nhận xét tiết học :
* Đánh giá :
…………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTH vẽ, xé.doc
Giáo Án Liên Quan