Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 3: Nghề truyền thông

- Các cháu nhận biết được các sản phẩm của các nghề truyền thống khác nhau.

- Trẻ biết thêm tên các nghề truyền thống.

 

doc10 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7666 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 3: Nghề truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD- ĐT QUẬN NAM TỪ LIÊM
 TRƯỜNG MN DREAM FOR KIDS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 3 THÁNG 3/ 2015 ( từ 13/4 đến 17/4//2015)
Nhánh 3: Nghề truyền thống
Lứa tuổi MGN ( 4 – 5 tuổi )
Chủ đề: Nghề nghiệp
Thời gian
 HĐ
 Nội dung
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Mục đích
7h – 7h30
Đón trẻ
Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân
7h30 – 8h30
 Ăn sáng 
8h30 – 8h45
 Thể dục sáng
8h45 – 9h
 Điểm danh – Đi vệ sinh cá nhân – Uống sữa
9h – 9h30
9h35’- 10h05
HĐ có chủ đích
Hoạt động khác
Tạo hình:
Tô màu những sản phẩm của nghề truyền thống.
 ( Theo đề tài)
KPKH
Trò chuyện về các nghề truyền thống.
LQVT:
Ôn: So sánh trong phạm vi 7.
LQHV:
Thơ:
Rềnh rềnh ràng ràng.
Âm nhạc:
DH: Cháu yêu cô thợ dệt.
NH: Lớn lên cháu lái máy cày.
TC: Làm theo hiệu lệnh
Phát triển khả ngăng quan sát , tư duy và ngôn ngữ cho trẻ 
PTVĐ;
VĐCB: Ném xa bằng hai tay và bật xa..
TC: Dệt vải.
VH:
Thần sắt
PTTM:
Vẽ dụng cụ gia đình
LQVT:
Ôn tập So sánh trong phạm vi 7
Tạo hình:
Nặn lọ hoa. 
Học võ
10h05 – 10h20
HĐ góc
Góc làng nghề: Quan sát các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Góc khám phá: Khám phá các nghề truyền thống em chưa biết.
Góc tạo hình: Vẽ, tô màu các sản phẩm thủ công
Góc xây dựng: Xây xí nghiệp làm nghề thủ công.
Bé được tự mình đóng vai, thể hiện mình trong trò chơi
10h 20– 10h40
HĐ ngoài trời
HĐCMĐ: Quan sát các sản phẩm của làng nghề Việt Nam.
-TC: Nặn cái bát.
HĐCMĐ: Quan sát các cách làm một só sản phẩm thủ công 
- Trò chơi: Chơi nhặt lá.
HĐCMĐ: Q/S: Các loại nguyên liệu làm ra sản phẩm thủ công
- Trò chơi:Chơivẽ phấn 
 HĐCMĐ: - Quan sát: 
Các sản phẩm thủ công
-Trò chơi: 
Chơi:Nhặt lá rụng.
HĐCMĐ: - Quan sát: 
Làng vải lụa HÀ Đông qua video.
TC:Tròi nắng, trời mưa.
Chơi: với đồ chơi ngoài trời
Củng cố lại kiến thức, kĩ năng mới cho trẻ
10h40-1130
 Ăn trưa
11h30-1145
 Vệ sinh cá nhân – Chơi nhẹ trước khi ngủ
11h45-14h
 Ngủ trưa
14h – 14h30
 Vệ sinh cá nhân – Ăn quà chiều
15h – 16h
HĐ chiều
Mỹ thuật 
Xé, dán bộ ấm chén
 Hoạt động theo ý thích ở góc.
- Học NKTiếngAnh
Giải câu đố về nghề nghiệp
-TC: Trời nắng trời mưa 
Chơi tự chọn với đồ chơi trẻ thích.
Hát các bài về nghề nghiệp
Chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.
Chơi phân 2 nhóm trong phạm vi 7
Trò Chơi Trời nắng, trời mưa.
- Học NK Tiếng Anh
- Nhận xét.Bình bầu bé ngoan
Phát triển các giác quan của bé
16h – 17h30
 Uống sữa – Vệ sinh cá nhân – Chơi tự do – Trả trẻ
 GIÁO ÁN TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2015- LỚP MGN ( 4 - 5 Tuổi )
(Từ ngày 13/4 đến 17/4/2015)
Chủ đề : Nghề nghiệp. 
Nhánh 3: Nghề truyền thống
GV: Nguyễn Thị Yến
Thứ hai, ngày 13/4/2015
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Tạo hình:
Tô màu những sản phẩm của nghề truyền thống.
1. Kiến thức:
- Các cháu nhận biết được các sản phẩm của các nghề truyền thống khác nhau.
- Trẻ biết thêm tên các nghề truyền thống.
.
 2. Kỹ năng:
- Trẻ biết tô màu các sản phẩm truyền thống đúng màu và mẫu mã đẹp.
- Vẽ thêm cảnh xung quanh.
* Phát triển: Rèn phát triển ngôn ngữ qua gọi tên nghề và sản phẩm của các nghệ nhân.
3. Thái độ:
- - Biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm lao động.
- Những vật thật, video các nghề truyền thống.
- Tranh vẽ các sản phẩm để học sinh tô màu.
. 
1. Ôn định tổ chức:
Cô cháu nói chuyện về tên các nghề.
2. Nội dung
2.1. Quan sát mẫu và đàm thoại.
 Các con thấy lớp mình hôm nay có gì lạ ? (Nhiều đồ vật lạ: cốc, chén, tranh…)
- Cô cháu mình cùng xem những sản phẩm này tại sao lại xuất hiện trong lớp mình nhé.
- Con nhìn thấy các sản phẩm này bao giờ chưa?
- Đó là sản phẩm của những ngành, nghề gì? (gốm sứ, thêu..)
- Những loại sản phẩm đó thường có hình dạng và mẫu mã gì mà em đã nhìn thấy? (đa dạng...)
* Hoạt động 2: Bé xem tranh mẫu
- Bức tranh của cô vẽ gì? (lọ hoa, bát, chén, bàn,...)
- Những sản phẩm này có mẫu mã thế nào?
* Đây là những sản phẩm của các bác nghệ nhân tạo ra bằng chính bàn tay mình.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Hình trong tranh của bạn tô màu rất là đẹp, còn các con làm những chú hoạ sĩ tí hon hảy tô màu cho mình những sản phẩm cho đúng và cho đẹp giống như bạn nhé.
- Cô cho trẻ mô phỏng lại cách ngồi, cầm sáp màu tô.
- Cô nhắc tư thế ngồi cho trẻ.
* Hoạt động 4: Lọ hoa nào đẹp.
- Cô cho trẻ nhận xét tranh của bạn của mình, cô nhận xét chung cả lớp.
- * Khuyến khích hs học tốt để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình.
3. Kết thúc:
- Khuyến khích, động viên trẻ.
 Thứ ba, ngày 14/4/2015 
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
KPKH:
Trò chuyện về nghề truyền thống 
1. Kiến thức:
- Các cháu nhận biết, nêu được những thông tin lien quan đến nghề truyền thống, nêu được nhiều tên của các sản phẩm khác nhau trong các nghề truyền thống.
- Trẻ biết thêm tên các nghề chưa biết.
 2. Kỹ năng:
* Phát triển: Rèn phát triển ngôn ngữ qua gọi tên các nghề.
3. Thái độ:
- Mỗi nghề đều có lợi ích riêng trong cuộc sống, hỗ trợ cho nhau để cùng tạo ra xã hội tốt đẹp.
- Chăm học để thực hiện ước mơ nghề nghiệp.
 - Tranh mẫu, video của cô.
. 
1. Ôn định tổ chức:
- Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
2. Nội dung
Hoạt động 1. Quan sát mô hình và trò chuyện.
- Cho trẻ quan sát video các hoạt động trong một quy trình sản xuất của làng nghề Bát Tràng.
- Con biết tên nghề được nhắc đến trong video không? (Làm đồ gốm sứ.)
- Họ ấy làm những việc gì vậy? (Lấy nguyên liệu, cho vào lò đúc, làm sản phẩm theo khuôn, phơi khô.)
- Nguyên liệu là gì? (Đất...)
- Bàn tay của họ thế nào ? (bẩn khi cầm đất, nhanh nhẹn...) 
- Lò đúc của họ thế nào ? (quay tròn, đơn sơ...)
- Con đã thấy những sản phẩm gì của họ ? (bát, chén, lọ hoa, chum...)
- Ngoài nghề làm gốm như các con đã xem trên video thì các con biết những nghề truyền thống nào nữa ? (thêu, tạc tượng, dệt, gỗ...)
- Những người làm nghề truyền thống như vậy thường được gọi là gì ? (Nghệ nhân)
* Hoạt động 2: Bé tập làm nghệ nhân.
- Con muốn sau này mình làm nghệ nhân không?? (trả lời)
- Tại sao con muốn làm nghề đó? (tạo ra nhiều sản phẩm đẹp...)
- Tổ chức cho trẻ nặn đất làm lọ hoa, bát, chén...
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét chung giờ học.
- Khuyến khích, động viên trẻ.
 Thứ 4 (Ngày 15/4/2015)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
LQVT:
Ôn: So sánh trong phạm vi 7.
1.Kiến thức:
Trẻ ôn tập thêm bớt một nhóm đối tượng trong phạm vi 7. Tạo nhóm có số lượng là 7. Ôn các số trong phạm vi 7
  2. Kỹ năng:
- Trẻ hứng thú học, củng cố kỹ năng xếp tương ứng, thêm bớt.
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát có chủ định 
3. Giáo dục : 
- Giáo dục trẻ biết quả có nhiều vitamin và muối khoáng rất tốt cho cơ thể 
* Đồ dùng của trẻ
 7 giỏ quả .7 rổ số (các thẻ số 3,5,4,2,6,7) 
- Mối trẻ một cái giỏ, mỗi cái giỏ có 7 cái đĩa 
* Đồ dùng của cô
- Máy tính ,đèn chiếu
- Giỏ quả cho cô 
- Câu đố 
- Đồ dùng của cô lớn hơn của trẻ ( 7 cái đĩa , 7 quả táo, các thẻ số 3,5,4,2,6,7) 
- 2 bảng ( có hoa và số 3,4,5,6.
1.Ổn định tổ chức:
- cả lớp hát bài “Tập đếm”
2.Bài mói : 
Hoạt động 1 : Luyện đếm đến 7. Nhận biết các số trong phạm vi 7
-Trò chơi : Chọn số theo yêu cầu của cô 
Hãy chọn số 3,5,4,2,6,7 ( sau mỗi lần trẻ chọn cô cho trẻ giơ số lên và đọc to, cô kiểm tra số trẻ chọn )
* Hoạt động 2 : So sánh, Ghép tách, thêm bớt trong phạm vi 7.
- Con hãy xếp 7 cái đĩa có trong rổ ra 
- Xếp 6 quả ra, các con xếp tương ứng cứ 1 cái đĩa xếp 1 quả . 
- Đếm số đĩa (7 cái đĩa ) đặt số 7
- Đếm số quả (6 quả ) đặt số 6
-Số đĩa và số quả như thế nào với nhau ?(số đĩa và số quả không bằng nhau ,số đĩa nhiều hơn số quả là 1 )
-Vì sao cháu biết ? ( vì có 1 cái đĩa không có quả ) 
Còn ý kiến nào khác ? ( số đĩa và số quả không bằng nhau ,số quả ít hơn số đĩa là 1 ) .Vì sao cháu biết ?( Vì thừa ra một cái đĩa ) 
-Muốn số đĩa và số quả bằng nhau ta phải làm gì ?(thêm một quả hoặc bớt đi một cái đĩa ) cả hai ý kiến đều đúng. Nhưng cô muốn đĩa nào cũng đều có quả ,vậy các cháu hãy thêm 1 quả .( trẻ cùng cô thêm 1 quả )
-Số đĩa và số quả lúc này như thế nào với nhau ? (bằng nhau ) cùng bằng mấy ? ( bằng 7 )
-Các cháu đếm số đĩa và số quả 
-Có 2 quả cô đã chia cho bạn lớp bên cạnh ( trẻ cất 2 quả ) vậy 7 quả bớt 2 quả còn lại mấy quả ? (5 quả )
-Số đĩa và số quả như thế nào với nhau ? số đĩa và số quả số nào nhiều hơn? nhiều hơn là mấy ? ( cô và trẻ đếm số đĩa và số quả : 7 đĩa ,5 quả )
-Muốn số quả bằng số đĩa ta phải làm sao ?( thêm 2 quả )
-Có 5 quả thêm 2 quả , vậy có tất cả là bao nhiêu quả ? (7 quả )
-Bây giờ lại cho các em lớp bé 4 quả , còn lại mấy quả ? (3 quả )
-Có 7 cái đĩa nhưng chỉ có 3 quả, số nào ít hơn? ít hơn là mấy ? (4 )
-Muốn 7 cái đĩa đều có quả ta phải làm gì? ( thêm 4 quả )
-Bây giờ các bạn đã dùng hết 3 quả rồi, còn lại mấy quả ? (4)
-Để số đĩa và số quả bằng nhau và cùng bằng 7 ta phải làm gì ? ( thêm 3 quả )
-Có 4 quả thêm 3 quả , là mấy quả ? (7 quả )
-Lần này các bạn đã chia cho bạn 5 quả, còn lại mấy quả ? (2 quả )
-Tiếp tục chia cho bạn 1 quả nũa, còn lại mấy quả ? (1 quả )
Tương tự như vậy cất dần cho đến hết quả 
-Các đĩa không còn đựng quả nữa, các cháu cũng cất hết vào giỏ. 
* Hoạt động 3 : Chơi luyện tập 
* Chơi : Giải câu đố qua hình ảnh ( 2 hình ảnh : hoa, quả )
- Trẻ chọn hoa, hay quả tùy ý thích của mình, trẻ chọn loại gì ,cô cho trẻ xem hình ảnh và đố loại đó 
* Chơi :Giải câu đố không có hình ảnh 
Nghe vẻ ,nghe ve ,nghe vè câu đố
Vườn ta cây trái tốt tươi
Tìm ra 3 mít 4 xoài để ăn
Bây giờ xoài mít chín rồi
Ta cùng nhau đếm, hát cùng bao nhiêu?(7 quả )
*Chơi: Trẻ tự đặt câu đố cho bạn trong lớp trả lời ( 1 bạn ) 
3.Kết thúc:
Nhận xét ,chuyển hoạt động..
 Thứ 5 (Ngày 16/4/2015)
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Thơ(Đồng dao):
Rềnh rềnh ràng ràng.
1. Kiến thức:
- Cháu hiếu nội dung bài đồng dao: Các bạn nhỏ cùng nhau dệt vải cho bà để may áo.
2.Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại tốt, biết kể chuyện sáng tạo theo tranh.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết quý trọng các sản phẩm lao động.
- Tranh minh họa
- Que chỉ
1. Ổn định tổ chức:
- Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
2. Bài mới:
 - Cô giới thiệu bài đồng dao (tên bài đồng dao).
 - Cô đọc lần 1
- Cô kể lần 2 sử dụng tranh minh họa.
* Đàm thoại :
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao gì? (Rềnh rềnh ràng ràng)
- Trong bài thơ có những nhân vật nào? (Các bạn nhỏ)
- Các bạn nhỏ làm gì vậy? (cùng nhau dệt vải cho bà)
- Khi dệt các bạn đã dùng đến bộ phận nào để tạo ra vải? (đôi chân khéo léo)
* Dạy trẻ học thơ.
- Cô dạy trẻ từng câu, đoạn trong bài đồng dao.
- Cho cả lớp, nhóm, cá nhân trẻ đọc bài đồng dao.
* Giáo dục trẻ: 
- Con có ước mơ gì sau này? 
- Tại sao con lại có ước mơ đó? 
- Muốn thực hiện ước mơ đó thì con cần làm gì? (nghe lời bố mẹ, cô giáo, chăm ngoan và học giỏ)
- Cho trẻ xem video hát “rềnh rềnh ràng ràng”
3. Kết thúc:
- Nhận xét giờ học.
- Khen động viên trẻ.tranh minh họa.
 Thứ năm, ngày 16/4/2015
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
(Tiết 2)
PTVĐ:
VĐCB: Ném xa bằng hai tay và bật xa..
TC: Dệt vải.
1. Kiến thức:
- Trẻ Ném xa bằng hai tay và bật xa..
đúng kĩ thuật.
2. Kĩ năng:
- Phát triển cơ tay, vai, chân.
   - Rèn luyện sự khéo léo mạnh dạn tự tin trong luyện tập.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ trật tự trong giờ học,chú ý lắng nghe cô.
- Sân tập bằng phẳng. 
- Xắc xô.
1. Ôn định tổ chức:
2: Bài mới: 
a. Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn ,kết hợp đi các kiểu chân
b. Trọng động
*Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay : Xoay cổ tay (4 lần x 2 nhịp)
- Động tác chân : Giậm chân tại chỗ (6 lần x 2 nhịp)
- Động tác lườn : Gió thổi cây nghiêng (4 lần x 2 nhịp).
- Động tác bật : Tiến tại chỗ (2 lần x 4 nhịp)
* Vận động cơ bản:
 - Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động: Ném xa bằng hai tay và bật xa.
     * Cô làm mẫu:
       - Lần 1: Không giải thích.
       - Lần 2: Giải thích.
       - TTCB: Cô chuẩn bị ở vạch xuất phát, bàn chân đứng sát vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh thì ném bóng ra xa, sau đó bật xa.
     - Mời 2 trẻ khá thực hiện cho cả lớp xem.
- Mỗi trẻ tập 2 lần ,tập xong cẩ lớp cùng tung và bắt bóng 
      - Hỏi lại tên vận động: Cô vừa thực hiện xong vận động gì? (Ném xa bằng hai tay và bật xa.)
     * Trẻ thực hiện:
       - Cho mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần.
      => Trong quá trình trẻ thực hiện cô vừa hướng dẫn vừa quan sát sửa sai cho trẻ, khích lệ trẻ.
c.TC: Dệt vải
-Cô giới thiệu tên trò chơi
-Cô nhắc cách chơi,luật chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, hai bàn tay (chân) úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca bài đồng dao: Rềnh rềnh rang rang.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần .
3.Kết thúc :
- Nhận xét giờ học.
 Thứ 6 (17/04/2015)
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Âm Nhạc
DH: Cháu yêu cô thợ dệt.
NH: Lớn lên cháu lái máy cày.
TC: Làm theo hiệu lệnh
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát và vaanj động tự nhiên theo lời bài hát..
- Qua nội dung bài hát trẻ hiểu thêm về nghề truyền thống
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc.của trẻ
- Phát triển tai nghe cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm ngoan ,học giỏi
Đĩa nhạc
1. Ổn định tổ chức:
 - Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
2. Bài mới:
a. DH : “Cháu yêu cô thợ dệt”
- Cô giới thiệu tên bài hát .
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần cùng nhạc
- Cô đọc chậm lời bài hát cho trẻ nghe.
- Cô vận động theo nhạc và lời bài hát cho trẻ nhìn.
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Cho trẻ hát, vận động cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ xung phong lên biểu diễn cá nhân trước lớp.
* Giáo dục trẻ biết quý sản phẩm lao động
b. Nghe hát : “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Cô giáo thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lân, Khuyến khích trẻ vận động cùng cô.
- cô vừa hát tặng cả lớp bài hát gì?
- Giai điệu của bài hát này như thế nào?
- Cô mở đĩa nhạc cho trẻ nghe.
c.TCÂN: Làm theo hiệu lệnh
- Gợi ý cho trẻ nói cách chơi ,luật chơi
- Cho trẻ chơi 3-4 lần ,
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docgiaoantuan3 chude nghenghiep 4tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan