Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé tham gia thực hiện luật giao thông

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết ném trúng đích bằng hai tay.

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi Chạy tiếp cờ.

2. Kĩ năng:

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

 

docx20 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bé tham gia thực hiện luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: CHỦ ĐỀ NHÁNH: Bé tham gia thực hiện luật giao thông
Thời gian thực hiện từ ngày 26/3 đến ngày 30/3/2012
Thứ 2, ngày 26/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: - Ném trúng đích bằng hai tay
 - TCVĐ: Chạy tiếp cờ
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ném trúng đích bằng hai tay.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của trò chơi Chạy tiếp cờ.
2. Kĩ năng:
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, trang phục cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau.
- Động tác chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối.
- Động tác lườn: Chân bước rộng bằng vai, hai tay chống hông, xoay người sang phải, xoay người sang trái
- Động tác bật: hai tay chống hông bật cao tại chỗ 
* Vận động : Ném trúng đích bằng hai tay
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng trẻ lên tập 2 lần 
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Chạy tiếp cờ
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Đi, chạy các kiểu chân.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Trò chơi: Ô tô và chim sẻ - Chi chi chành chành
 - Chơi tự do: Chơi với vỏ ngao, đá sỏi
I: Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi , chơi đoàn kết
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận động phát triển thể lực cho trẻ
3. Thái độ: 
 - Tạo cho trẻ có không khí thoả mái sau tiết học
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi
II: Chuẩn bị: 
 - Vỏ ngao, đá sỏi,vô lăng ô tô
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Kiểm tra sức khoẻ của trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Ô tô và chim sẻ - Chi chi chành chành.
 - Cô dùng thủ thuật để đứ trẻ vào trò chơi
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi
 - Cô bao quát lớp động viên trẻ chơi
 - Cô nhận xét giờ chơi
3. Hoạt động 3: Chơi với vỏ ngao, đá sỏi.
 - Cô hướng cho trẻ lấy vỏ ngao , đá sỏi ra chơi theo ý thích của trẻ 
 - Hết giờ cho trẻ thu dọn vỏ ngao, đá sỏi
 - Cô tập chung trẻ lại nhận xét về buổi dạo chơi
 - Cho trẻ vệ sinh cá nhân rửa tay chân
- Trẻ nhắc lại
- Cả lớp cùng chơi
- Trẻ lấy vỏ ngao, đá sỏi ra chơi theo ý thích của trẻ 
TRÒ CHƠI MỚI: Đi qua ngã tư đường phố
I: Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi 
 2. Kỹ năng
 - Củng cố một số hiểu biết về luật giao thông cho trẻ 
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ có ý thức khi tham gia giao thông
II: Chuẩn bị:
 - Hai đèn hiệu xanh đỏ làm bằng bìa( lá cờ)
 - Trẻ gọn gàng, vẽ ngã tư đường phố
III: Tổ chức hoạt động:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1. Họat động 1: Giới thiệu tên trò chơi.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi
 - Cách chơi: Cô làm người điều khiển giao thông, chia trẻ thành 4 nhóm đứng ở 4 ngã tư đường . vừa đi vừa hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” Khi có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại, tín hiệu đèn xanh thì qua đường
 - Luật chơi: Đèn xanh mới được qua đường 
2. Họat động 2: Cô chơi mẫu
 - Cô cùng 1 nhóm trẻ chơi mẫu 1- 2 lần 
3. Họat động 3: Tổ chức chơi
 - Cô hỏi trẻ về tín hiệu đèn giao thông 
 - Cô cho 1 nhóm chơi thử 1-2 lần 
 - Cho cả lớp chơi 2-3 lần 
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp hát cùng cô
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 27/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Quan sát, trò chuyện về 1 số luật lệ giao thông đường bộ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết được 1 số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến, nhận biết trò chuyện cùng cô về 1 số biển báo giao thông đường bộ.
 2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông ( đi bên phải đường, qua đường phải có người lớn dắt đi,).
II. Chuẩn bị.
- Tranh 1 số biển báo giao thông, người và xe đang đi trên đường.
- Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng.
III, Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1, Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “ em đi qua ngã tư đường phố”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về ai? Các ban nhỏ đang làm gì?
- Khi đèn đỏ bật lên các ban làm gì?
- Đèn xanh bật lên thì các ban làm gì?
- Khi đi đường tham gia giao thông các con phải hiểu được luật lệ giao thông. Khi chúng mình đi đúng luật lệ thì sẽ không sảy ra tai nạn chính vì vậy mà hôm nay cô cùng các con sẽ trò chuyện cùng nhau về 1 số luật lệ giao thông đường bộ.
2, Hoạt động 2: Quan sát trò chuyện 1 số luật lệ giao thông đường bộ phổ biến.
- Các con có biết khi đi đường thì phải đi về bên nào không?
- Vậy ban nào thử nói cho cô thu biết khi các con đi bộ thì đi như thế nào?
- Khi đi đường các con phải đi bên phải đường và đi bộ thì phải đi sát vào lề đường bên phải ở mép đường đấy.
- Cho trẻ quan sát tranh cảnh người đang đi trên đường.
- Trong bức tranh này thì người đi ở đâu? Xe đi ở đâu?
- Muốn sang đường phải làm gì? Khi nào thì được sang đường?
- Muốn sang đường thì các con phải có người lớn dắt tay và phải nhìn sang trái, nhìn sang phải nếu không có xe qua lại thì mới được sang đường.
- Các con ai đã được đi Điện Biên rồi? Con có được đi qua ngã tư đường phố ở trên thành phố không?
- Ở ngã tư đường phố có gì?
- Khi đèn đỏ bật lên thì như thế nào?
- Đèn vàng bật lên thì phải làm gì?
- Đèn xanh bật lên thì như thế nào?
- Khi đến ngã tư đường phố có đèn tín hiệu giao thông chúng mình phải chấp hành đúng tín hiệu đèn: đèn đổ thì chúng mình phải dừng lại, đèn vàng thì chuẩn bị nếu đang đi thấy đèn vàng phải đi chậm lại nếu đang dừng thì chuẩn bị đi, đèn xanh bật lên thì được đi.
- Vậy các con thấy người đi bộ muốn qua đường thì phải đi ở đâu?
- Khi đi trên đường chúng mình còn thường xuyên gặp các biển báo giao thông, ở đây cô cũng có một số biển báo giao thông muốn giới thiệu với lớp mình các con xem đó là những biển báo nào nhé.
- Cô đưa từng biển báo giao thông ra cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ về chúng.
- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về cái gì?
- Giáo dục trẻ.
3, Hoạt động 3: Trò chơi tín hiệu.
- Các con! Bạn nào học luật giao thông cũng rất giỏi nên cô thưởng cho các con trò chơi “ tín hiệu”.
- Cô nói cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Nhận xét giờ học và ra chơi.
- Trẻ hát.
- Em đi qua ngã tư đường phố.
- Dừng lai.
- Đi.
- Bên phải.
- Đi bên phải, sát vào lề đường.
- Vỉa hè, lòng đường.
- Nhìn xe,
- Trả lời.
- Đèn tín hiệu giao thông.
- Dừng lại.
- Chuẩn bị.
- Được đi.
- Vạch sơn dành cho người đi bộ.
- Quan sát tranh và trò chuyện cùng cô.
- Trả lời.
- Chú ý nghe.
- Hứng thú chơi trò chơi
- Ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Trò chơi: + Máy bay.
 + Thuyền về bến.
 - Chơi tự do: Nhổ cỏ vườn hoa, chăm sóc hoa.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Máy bay”, “Thuyền về bến”.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực, khả năng phản ứng nhanh.
 - Hứng thú tham gia vào hoạt động lao động: Nhổ cỏ vườn hoa, chăm sóc hoa cùng cô.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
 - Xô đựng nước, gáo múc nước.
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi : Máy bay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
* Trò chơi vận động: Thuyền về bến.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Luật chơi: Thuyền về đúng bến theo đúng tín hiệu.
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một thuyền có màu khác nhau, khi cô nói: “Tất cả các thuyền ra khơi đánh cá”, các cháu làm động tác chèo thuyền, vượt sóng. Khi nào cô nói: “Trời sắp có bão to”, thì tất cả các thuyền sẽ về bến của mình (thuyền màu nào về bến có cờ màu ấy), lần sau cô đổi chỗ các bến, và cho trẻ đổi thuyền cho nhau.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi thuyền cho trẻ, đổi chỗ bến.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Nhổ cỏ vườn hoa, chăm sóc hoa 
- Cô cho trẻ tham gia hoạt động lao động: Nhổ cỏ vườn hoa, chăm sóc hoa, tưới nước
- Cô bao quát, hướng dẫn và làm cùng trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ rửa tay, chuyển hoạt động khác.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tưới hoa, chăm sóc hoa cùng với cô.
- Thu dọn đồ chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt giáo án:
Ngày / /2012.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4, ngày 28/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN.
 Đề tài: - Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
I. Mục đích - yêu cầu :
 1. Kiến thức
 -Trẻ nhận biết chư số 5, biết đếm nhóm đồ vật có số lượng là 5.
 - Trẻ biết thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 5.
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng so sánh và đếm số lượng của trẻ.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị :
 - xe mấy, ô tô đặt xung quanh lớp 
 - 5 xe máy, 5 mũ bảo hiểm. Thẻ số từ 1 – 5 cho cô và trẻ
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 5.
 - Cho trẻ lên tìm xung quanh lớp nhóm PTGT có số lượng là 5
2-3 trẻ lên tìm đếm các nhóm xe máy có số lượng là 4 và 5 rồi lấy thẻ số tương ứng đặt vào 
 - Sau mỗi lần trẻ lên tìm đếm cô cùng cả lớp kiểm tra lại 
3. Hoạt động 3: So sánh thêm bớt tạo nhóm có 5 đối tượng.
- Cho trẻ nhận xét trong rổ có những gì?
 - Trẻ xếp tất cả xe máy ra bàn thành hàng ngang từ trái sang phải cách đều nhau
 - Cho cả lớp đếm số Xe máy ( có 5 xe máy )
 - Các con hãy chọn xếp 4 cái mũ bảo hiểm sao cho mỗi xe máy có 1 mũ. 
 + Có tất cả mấy mũ ?(4 mũ ạ)
* So sánh 2 nhóm với nhau.
+ Nhóm xe máy và mũ có bằng nhau không ?(Không bằng nhau)
+ Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?(xe máy nhiều hơn, nhiều hơn là 1)
 + Nhóm nào ít hơn, ít hơn là mấy?(mũ ít hơn, ít hơn là 1) 
 + Muốn cho nhóm mũ bằng nhóm xe máy ta làm thế nào ?
( Thêm 1 mũ vào nhóm mũ)
 - Trẻ thêm 1 mũ dưới 1 xe máy
 + 4 mũ thêm 1 mũ thành mấy cái mũ? ( Thành 5 mũ ạ )
 - Lần lượt cho trẻ đếm cả 2 nhóm
 + Bây giờ cả 2 nhóm như thế nào với nhau? ( Bằng nhau, đều bằng 5)
 - Cho trẻ thêm bớt biến đổi số mũ trong phạm vi 5. sau mỗi lần thêm bớt cho trẻ so sánh nhóm mới tạo thành với 5 xe máy để xem nhóm mới nhiều hơn là mấy?
 + Muốn có 5 mũ để cho 5 xe máy phải thêm bao nhiêu mũ ?
 - Cho trẻ thêm bớt và tạo sự bằng nhau 4-5 lần 
 - Cho trẻ cất dần mũ và xe máy
4. Hoạt động 4: Luyện tập.
 - Luyện so sánh thêm bớt tạo nhóm đồ vật có số lường là 5.
 - Cho trẻ tìm xung quanh lớp những nhóm đồ vật có số lượng ít hơn 5 lấy thêm đặt vào cho đủ là 5.
 - Cô gài thẻ số từ 1- 5 lên bảng cho trẻ đếm rồi gài thẻ chấm tròn có số lượng tương ứng với thẻ số.
VD: 1 2 3 4 5
 - Cho trẻ thêm bớt bằng que tính .
 - Cô vỗ tay ít hơn 4 cho trẻ vỗ tay tiếp cho đủ 4 tiếng
- 1-2 trẻ kể
- Cả lớp hát
- 2-3 trẻ lên tìm cả lớp kiểm tra lại
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ trả lời
- Cả lớp thực hiện
- Trẻ đếm
- Cả lớp thực hiện
2 - 3 trẻ lên làm cả lớp kiểm tra lại
- Cả lớp thực hiện.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Trò chơi: + Bắt chước tiếng kêu của các loại PTGT.
 + Bánh xe quay.
 - Chơi tự do: Giấy, nút, vòng, khối gỗ.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao thông”, “Bánh xe quay”.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
 - Hứng thú chơi với các đồ chơi: Giấy, nút, vòng, khối gỗ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
 - Giấy, nút, vòng, khối gỗ. Vẽ hai vòng tròn; Một vòng tròn to, một vòng tròn nhỏ.
 III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi : Bắt chước tiếng kêu của các phương tiện giao thông.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
* Trò chơi vận động: Bánh xe quay.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Luật chơi: Khi tiếng xắc xô dừng thì tất cả trẻ phải ngồi xuống.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, khi cô vỗ xắc xô thì trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn, trẻ ở vòng tròn bên trong chạy ngược chiều trẻ ở vòng tròn bên ngoài, cô vỗ xắc xô nhanh thì trẻ chạy nhanh, cô vỗ chậm thì trẻ chạy chậm, cô ngừng không vỗ thì trẻ đừng lại và ngồi xuống.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Giấy, nút, vòng, khối gỗ
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Giấy, nút, vòng, khối gỗ
- Cô bao quát trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn đồ chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ 5, ngày 29/3/2012. 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Cắt, dán đèn báo giao thông ở ngã tư đường.
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng cơ bản để xé và dán đèn giao thông ở ngã tư đường (đèn màu xanh, đỏ, vàng).
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của bàn tay và của các ngón tay.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị: 
- Giấy A4, giấy màu xanh, đỏ, vàng, keo dán.
- Giá treo tranh.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐcủa trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Hỏi trẻ: 
+Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát khi đi qua ngã tư đường phố thì các bạn nhỏ gặp tín hiệu đèn gì nhỉ?
+ Đèn xanh thì như thế nào? Đèn đỏ thì như thế nào?
ð Khi đi qua ngã tư đường phố, nếu đèn tín hiệu giao thông báo màu xanh thì chúng mình mới được đi, báo màu vàng chúng mình phải chờ, báo màu đỏ phải dừng lại. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con xé, dán đèn báo giao thông ở ngã tư đường nhé.
2. Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại tranh mẫu.
- Cô cho trẻ chơi “Trốn cô”, cô đưa tranh mẫu cô xé, dán đèn báo giao thông ở ngã tư đường ra cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát tranh 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về tranh cô xé, dán đèn báo giao thông.
+ Bức tranh xé, dán gì?
+ Đèn báo giao thông gồm có những đèn màu gì? Và được sắp xếp như thế nào?
+ Các đèn có dạng hình gì, xé đèn báo giao thông như thế nào?
- Để xé, dán được những đèn báo giao thông như thế này chúng mình hãy quan sát cô làm mẫu nhé. 
3. Hoạt động 3: Cô làm mẫu.
- Cô vừa cắt mẫu vừa phân tích cho trẻ quan sát:
+ Cô cát đèn màu xanh trước, cô cầm kéo 3 đầu ngón tay, cô cắt lượn theo đường cong, khi cắt chú ý không cắt vào đường kẻ, cô cắt xong đèn xanh đèn màu vàng và đèn màu đỏ tương tự như cắt đèn màu xanh.
+ Khi cắtxong các đèn, cô sắp xếp vị trí các đèn vào khung đèn như thế nào nhỉ? Sau khi sắp xếp vị trí các đèn cho cân đối (xanh, vàng, đỏ) cô lật mặt sau của tờ giấy lên chấm hồ xoa đều và dán lần lượt từng đèn, miết cho đều, cho phẳng.
4. Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
 - Cô phát đồ dùng cho trẻ cắt, dán đèn báo giao thông.
- Trong khi trẻ thực hiện cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang cắt, dán gì vậy?
+ Con cắt, dán đèn báo giao thông như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
5 Hoạt động 5: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con xé, dán được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bài nào nhất?
+ Vì sao con thích, bạn xé, dán được con gì, bạn xé, dán có đẹp không?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Đèn xanh - Đèn đỏ ” - Ra chơi.
- Trẻ hát.
- Trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát và đưa ra nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Hát và ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Quan sát:

File đính kèm:

  • docxTUẦN 29.docx