Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam (Thủ đô Hà Nội)

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết chạy theo đường dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.

- Trẻ lắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi: Ô tô và chim sẻ.

2. Kỹ năng;

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.

II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng.

- 4 điểm dích dắc cách nhau 2m.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6788 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Đất nước Việt Nam (Thủ đô Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: CHỦ ĐỀ NHÁNH: Đất nước việt Nam ( thủ đô Hà Nội)
Thời gian thực hiện từ ngày 30/4 đến ngày 4/5/2012
.
Thứ 2, ngày 30/4/2012. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: Chạy theo đường dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
 - TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chạy theo đường dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
- Trẻ lắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng.
4 điểm dích dắc cách nhau 2m.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Khởi động.
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm.Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung:
Cô cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
* Động tác tay: 
- Nhịp 1; Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước (lòng bàn tay sấp).
- Nhịp 2: Đưa tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
* Động tác chân:
- Nhịp 1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
* Động tác bụng: Ngồi duỗi thẳng chân, quay người sang bên 90 độ.
- Nhịp 1: Quay người sang trái, tay phải chạm tay trái.
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị 
- Nhịp 3 Quay người sang phải,tay trái chạm tay phải.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị 
* Động tác bật: Bật luôn phiên chân trước, chân sau.
- Nhịp 1: Bật tách chân trái trước, chân phải sau.
- Nhịp 2: Bật đổi chân phải trước, chân trái sau.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Bật khép chân về tư thế chuẩn bị.
b. Vận động cơ bản: Chạy theo đường dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần.
* Lần 1: Cô tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động tác: 
- TTCB: Cô đứng tự nhiên, đứng thẳng người trước vạch chuẩn.
- Thực hiện: cô chạy đến vật chuẩn 1, vòng qua vật chuẩn 1 rồi chạy tiếp tới vật chuẩn 2, cứ như vậy cho tới vật chuẩn cuối cùng, chú ý không được bỏ cách vật chuẩn nào, không chạm làm đổ vật chuẩn nào, sau đó đi về cuối hàng đứng.
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng 2 trẻ lên tập một lần.
- Cho 2 tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút.
- Khởi động.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập
- Trẻ tập.
- Trẻ tập
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi
- Đi lại nhẹ nhàng.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
 TRÒ CHƠI : Lá và gió.
 TRÒ CHƠI VĐ: Luồn luồn cổng dế.
 CTD: Phấn, giấy, lá khô.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Lá và gió”, “Luồn luồn cổng dế”.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
3. Thái độ
- Hứng thú chơi với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô.- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, giấy, lá khô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi : Lá và gió.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ.
* Trò chơi vận động: Luồn luồn cổng dế
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
* Luật chơi: Bạn nào bị chụp lại ở cổng thì bị loại ra ngoài một lần chơi.
* Cách chơi: Cô cho hai trẻ cầm tay nhau giơ cao làm cổng, các trẻ còn lại bám đuôi áo nhau, chui qua cổng vừa chui qua vừa đọc theo lời:
 “Luồn luồn cổng dế.
 Bắt con dế sang sông.
 Bắt con rồng sang biển.
 Bắt con kiến bẻ đôi.
 Nào anh em ơi!
 Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi.”
Đến câu “Hãy chụp lấy cái đuôi của tôi” thì hai trẻ làm cổng sẽ chụp tay xuống chụp nhanh lấy bạn đi sau cùng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, giấy, lá khô.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Phấn, giấy, lá khô.
- Cô bao quát trẻ chơi, nhắc trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn đồ chơi.
TRÒ CHƠI MỚI: Thi nói nhanh
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi, chơi đoàn kết
2. Kỹ năng
- Rèn tính chú ý ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi đúng luật
II. Chuẩn bị:
- Ghế ngồi
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gợi mở giới thiệu tên T/C.
	- Dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi: “Thi nói nhanh”
Hoạt động 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi.
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ. 
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô nói mẫu: VD: “ Hôm qua tôi đi chơi ở vườn bách thú tôi nhìn thấy con voi”. Trẻ phải nói lại nguyên văn câu cô nói và thêm một từ ( Hôm qua tôi đi chơi ở vườn bách thú tôi nhìn thấy con voi và con khỉ...) Cứ như vậy cho đến trẻ cuối cùng.
- Luật chơi: Trẻ nói sau phải nhắc lại đầy đủ câu của người nói trước và thêm một từ có cùng nội dung
+ Ai nói sai phải nhảy lò cò một vòng.
Hoạt động 3: Cô chơi mẫu
	- Cô mời 2-3 trẻ lên chơi mẫu cùng cô 1-2 lần
	- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
Trẻ chơi thạo cô cho trẻ chơi theo nhóm, một trẻ trong nhóm tự kể về một vấn đề nào đó mà trẻ thích. Các trẻ khác trong nhóm nói tiếp từ phù hợp với nội dung mà bạn đưa ra.
	- Trẻ chơi cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.
	-> Củng cố: Hỏi lại trẻ tên trò chơi
	Kt: Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 1/5/2012. 
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Dạy hát: Cùng mua vui.
 - Nghe hát: Trái đất này là của chúng mình.
 - TCAN: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng.
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên tác giả và giai điệu bài hát “Cùng mua vui.”.
- Trẻ biết chơi trò chơi: “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng”.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng hát cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ chăm chú nghe, nhận ra giai điệu bài hát, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.
- Giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- Đài. - 4 chiếc vòng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Trò chuyện về Bác Hồ.
- Các con ạ, khi còn sống Bác hồ là vị lãnh tụ cao nhất của Việt Nam, Bác còn rất yêu quý các bạn nhỏ, dù bận việc nhưng Bác vẫn dành tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên nhi đồng, vì vậy ai ai cũng kính trọng và biết ơn Bác hồ.
- Muốn biết Bác Hồ đã dành tình cảm cho các cháu thiếu nhi như thế nào thì chúng mình cùng nhìn lên đây.
+ Cô đưa tranh Bác Hồ đang bế em bé cho trẻ quan sát.
? Đây là hình ảnh của ai?
? Bác đang làm gì?
+ Cô xuất hiện tranh Bác Hồ múa hát với các cháu thiếu niên nhi đồng.
? Bức ảnh này có ai?
? Bác đang làm gì?
- Bác Hồ là người luôn quan tâm tới các cháu, Bác múa hát với các cháu thiếu niên nhi đồng, vào những dịp tết trung thu hay tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 Bác không đến thăm được thì Bác viết thư hỏi thăm các cháu thiếu niên nhi đồng đấy các con ạ.
 ð Còn khi các con sinh ra thì Bác Hồ đã không còn, tuy Bác không còn nhưng hình ảnh của Bác vẫn luôn rất gần gũi với chúng mình. Bài hát “Cùng mua vui.” được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết rất hay. 
2. Hoạt động 2: Dạy hát: “Cùng mua vui”
- Bây giờ cả lớp mình hãy lắng nghe cô hát bài hát: “Cùng mua vui” do nhạc sĩ (Phan Huỳnh Điểu) sáng tác (Hát 2 lần theo đàn).
+ Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Bây giờ cả lớp mình sẽ hát bài hát này cùng cô nhé.
* Cô dạy trẻ hát: Cô bắt nhịp cho trẻ hát chậm cùng cô không có nhạc 2 – 3 lần.
- Trong quá trình trẻ hát, cô chú ý lắng nghe để sửa sai cho trẻ, nếu trẻ chưa hát đúng cô hát to cùng trẻ để trẻ hát theo.
- Cô bật nhạc và cho cả lớp hát cùng cô 2 – 3 l ần. 
- Sau đó cho các tổ, nhóm thi đua nhau hát.
- Cho 1,2 cá nhân lên hát.
- Bài hát này sẽ hay hơn nếu các con vỗ đệm cùng đấy, nào chúng mình cùng hát và vỗ đệm lại nào. 
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
+ Chúng mình có yêu quí Bác Hồ không?
+ Yêu quí bác chúng mình phải làm gì?
- Để có được như ngày hôm nay Bác Hồ của chúng ta đã phải rất vất vả, công lao của Bác rất to lớn vì vậy chúng mình phải biết kính trọng Bác Hồ, chăm ngoan học giỏi để chở thành cháu ngoan Bác hồ.
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Trái đất này là của chúng mình.”
- Các con rất giỏi bây giờ cô sẽ hát tặng chúng mình bài hát: “Trái đất này là của chúng mình.” 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần:
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm của bài hát 
- Lần 2: Cô hát kết hợp làm động tác minh họa cho trẻ xem 
- Lần 3: Cô mở đài cho trẻ đứng dậy hưởng ứng cùng cô bài hát “Trái đất này là của chúng mình.” 
- Chúng mình vừa được nghe cô hát bài gì? Do ai sáng tác?
* Giáo dục: Qua bài hát này cô muốn nhắc nhở chúng mình phải luôn kính trọng Bác, vì nhờ công lao to lớn của Bác chúng mình mới có cuộc sống ấm no, được đến trường học được vui chơinhư ngày hôm nay chúng mình nhớ chưa.
- Chúng mình rất giỏi bây giờ cô sẽ cho cả lớp mình cùng chơi trò chơi nhé.
4. Hoạt động 4: Trò chơi AN “Nghe tiếng hát nhảy vào vòng.”
- Cô sẽ thưởng cho chúng mình trò chơi: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng.
- Trên tay cô có gì hả các con?
- Thế chiếc vòng này có dạng hình gì? Màu gì?
- Chúng mình cùng đoán xem cô có mấy chiếc vòng.
* Cách chơi: Trên đây cô có 5 chiếc vòng thể dục khi cô hát to thì các con đi xung quanh những chiếc vòng, khi cô nói tìm vòng tìm vòng thì chúng mình nhanh chân nhảy vào vòng.
* Luật chơi: Bạn nào mà không nhẩy được vào vòng thì sẽ phải nhẩy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần.
+ Lần 1: Cô cho 6 trẻ lên chơi.
+ Lần 2: Cô cho 7 trẻ lên chơi.
+ Lần 3: Cô cho 8 trẻ lên chơi.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
 - Bây giờ chúng mình cùng làm đoàn tàu ra sân chơi nào.
- Còn 1 bài thơ cũng rất hay nói về Bác đó là bài thơ: Bác hồ của em do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác.
- Cho trẻ đọc rồi đi ra ngoài.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe cô hát 
- Trả lời
- Hát.
- Hát.
- Hát. 
- Hát và vỗ tay
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Hưởng ứng cùng cô.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Đếm
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Đọc thơ rồi đi ra ngoài.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Mèo bắt chuột, Dung dăng dung dẻ
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “mèo bắt chuột”, Dung dăng dung dẻ
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
3. Thái độ
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, mũ mèo, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuột phải bò nhanh về ổ của mình, mèo chỉ được bắt những con chuột ở ngoài vòng tròn.
- Cách chơi: Cho một bạn làm “mèo” Ngồi ở góc lớp, các bạn khác làm “chuột” bò ở trong “ổ” (trong vòng tròn), cô nói “chuột” đi kiếm ăn , các con “chuột” vừa bò đi vừa kêu “chít, chít”, khoảng 30 giây, “mèo” xuất hiện và kêu “meo, meo”, vừa bò và bắt “chuột”, các “con chuột” phải bò nhanh về “ổ” của mình, “con chuột” nào bò chậm sẽ bị “mèo” bắt được và bị ra ngoài một vòng chơi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
*TC: Dung dăng dung dẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
-Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. . 
Duyệt giáo án:
Ngày / /2012.
Thứ 4, ngày 2/5/2012. 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: Vẽ ao cá của Bác Hồ.( mẫu)
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản để vẽ về ao cá của Bác Hồ và biết tô màu bức tranh thật đẹp.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay và của các ngón tay.
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình II.Chuẩn bị: 
và của bạn.
- Tranh mẫu vẽ ao cá của Bác Hồ.
- Giấy A4, sáp màu đủ cho cô và trẻ.
- Kẹp, giá treo tranh.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1, Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho cả lớp hát bài “Nhớ ơn Bác”.
- Hỏi trẻ:
? Các con vừa hát bài gì?
? Bài hát nói về ai?
? Bác Hồ đã sống và làm việc như thế nào?
- Bác đã dành cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam, nhưng Bac sống rất giản dị bên nhà Bác làm việc Bac trồng rất nhiều cây ăn quả, có cả ao cá trước nhà có rất nhiều cá, hôm nay chúng mình hãy vẽ ao cá của Bác nhé.
2, Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại tranh mẫu.
- Cô cho trẻ chơi “Trốn cô”, cô đưa tranh vẽ về ao cá cô vẽ mẫu ra cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ về ao cá, cho 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về tranh 
? Bức tranh của cô vẽ gì ?
? cô vẽ như thế nào?
? Ngoài ra cô còn vẽ thêm được gì nữa?
? Cô tô màu như thế nào? Tô có đẹp không?
- Để vẽ được bức tranh như thế này các con hãy quan sát cô giáo vẽ mẫu nhé.
3, Hoạt động 3: Cô làm mẫu.
- Cô vừa vẽ mẫu vừa phân tích cho trẻ quan sát
- cô nói cách vẽ kết hợp vẽ để trẻ vừa được nghe cô nói cách vẽ vừa được xem cô vẽ.
- Gợi hỏi trẻ với những câu kích thích tính tò mò của trẻ.
- Cô sẽ vẽ gì trước?
- Vẽ như thế nào?
- Để bức tranh thêm đẹp thì làm như thế nào?...
4, Hoạt động 4: Trẻ thực hiện.
 - Cô phát đồ dùng cho trẻ vẽ về miền núi
- Trong khi trẻ vẽ cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
? Con đang vẽ gì vậy?
? Con vẽ nhà sàn như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
5, Hoạt động 5: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
? Bài của con đâu?
? Con vẽ được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
? Con thích bài nào nhất?
? Vì sao con thích, bạn vẽ được con gì, bạn vẽ có đẹp không?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Trẻ hát.
- Nhớ ơn Bác
- Bác Hồ
- Quan sát tranh và thảo luận cùng cô về bức tranh.
- Quan sát cô vẽ mẫu.
- Trẻ hứng thú vẽ.
- Mang bài lên trưng bày.
- Trả lời.
- Ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát cây phượng
- Trò chơi: Chó sói xấu tính+ Dung dăng dung dẻ
- Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, lá, cát, sỏi..
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ gọi đúng tên và cácđặc điểm của cây ( thân, cành , lá , hoa ... Biết được ích lợi của cây . 
 - Biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết 
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị:
	- 1 số đồ chơi.
	- Địa điểm tại sân trường 
	- Mũ chó sói
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát cây phượng 
- Cho trẻ dạo chơi tắm nắng trên sân trường sau đó cho trẻ đứng xung quanh cây phượng. Cô nói rõ mục đích quan sát 
	- Cô hướng cho trẻ quan sát 1- 2 phútvà gợi hỏi để trẻ nói nên những nhận xét trẻ thấy.
	VD: Đây là cây gì ? thân cây, lá, hoa như thế nào
 	+ Hoa phượng màu gì?
	+ Nó thường nở vào mùa nào?
	+ Trồng cây để làm gì ?
	+ Muốn cây xanh tốt chúng mình phải làm gì?
	+ Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ cuộc sống của cây..
2.Hoạt động 2: 	Trò chơi : “Chó sói xấu tính” “Dung dăng dung dẻ”.
 - Trò chơi : Chó sói xấu tính
	- cô nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần , động viên nhận xét sau mỗi lần chơi .
	- Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ”
	- Cô tổ chức cho trẻ chơi
	 Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
	- Cô giới thiệu các nhóm chơi.
	- Cô cho trẻ chọn nhóm chơi theo ý thích
	- Cô bao quát chung đảm bảo an toàn cho trẻ.
	- Nhận xét và cho trẻ vào lớp.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuần 34.doc
Giáo Án Liên Quan