Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Mùa hè diệu kì - Đề tài: Đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ lắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi: Ô tô và chim sẻ.

2. Kỹ năng;

- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.

II. Chuẩn bị:

- Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng.

- 4 điểm dích dắc cách nhau 2m.

 

doc21 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Mùa hè diệu kì - Đề tài: Đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: Thời gian thực hiện từ ngày 9/4 đến ngày 13/4/2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Mùa hè diệu kì.
Thứ 2, ngày 9/4/2012. 
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
 Đề tài: -Đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh
 - TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ lắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi: Ô tô và chim sẻ.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng.
4 điểm dích dắc cách nhau 2m.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Khởi động.
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm.Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung:
Cô cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
* Động tác tay: 
- Nhịp 1; Bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa hai tay ra trước (lòng bàn tay sấp).
- Nhịp 2: Đưa tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
* Động tác chân:
- Nhịp 1: Hai tay đưa ra ngang, lòng bàn tay ngửa.
- Nhịp 2: Ngồi khụy gối, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
* Động tác bụng: Ngồi duỗi thẳng chân, quay người sang bên 90 độ.
- Nhịp 1: Quay người sang trái, tay phải chạm tay trái.
- Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị 
- Nhịp 3 Quay người sang phải,tay trái chạm tay phải.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị 
* Động tác bật: Bật luôn phiên chân trước, chân sau.
- Nhịp 1: Bật tách chân trái trước, chân phải sau.
- Nhịp 2: Bật đổi chân phải trước, chân trái sau.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Bật khép chân về tư thế chuẩn bị.
b. Vận động cơ bản: Đi dích dắc đổi hướng theo hiệu lệnh 
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần.
* Lần 1: Cô tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động tác: 
- TTCB: Cô đứng tự nhiên, đứng thẳng người trước vạch chuẩn.
- Thực hiện: cô đi tới vật chuẩn 1, vòng qua vật chuẩn 1 rồi đi tiếp tới vật chuẩn 2, cứ như vậy cho tới vật chuẩn cuối cùng, chú ý không được bỏ cách vật chuẩn nào, không chạm làm đổ vật chuẩn nào, sau đó đi về cuối hàng đứng.
- Cô gọi một trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho lần lượt từng 2 trẻ lên tập một lần.
- Cho 2 tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút.
- Khởi động.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập
- Trẻ tập.
- Trẻ tập
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi
- Đi lại nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cây hoa quân tử.
 - Trò chơi: Bóng tròn to, chuyển quả.
I. Mục đích - yêu cầu: 
 1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên cây hoa quân tử, biết được các đặc điểm của cây hoa quân tử, ích lợi
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Bóng tròn to ”, “Chuyển quả”
2. Kỹ năng;
 - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ
3. Thái độ:
- Giáo dục: Chăm sóc cây hoa, không bẻ cành, hái lá.GD trẻ chơi đoàn kết với các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Cây hoa quân tử, quả nhựa, rổ đựng, vòng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho cả lớp hát bài “ Màu hoa’. Hỏi trẻ :
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến những loại hoa có màu gì?
ð Giờ học hôm nay cô sẽ cho lớp mình quan sát cây hoa quân tử.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây hoa quân tử.
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây hoa quân tử, cho trẻ quan sát 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của cây hoa quân tử.
 ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu : Đây là cây hoa quân tử, cây hoa quân tử có gốc, thân, cành và có lá, lá cây tròn có màu xanh. Cây hoa quân tử còn có rất nhiều nụ hoa màu đỏ. Trồng cây hoa quân tử để trang trí, để làm cảnh.
ðGiáo dục trẻ phải chăm sóc và bảo vệ cây, hoa, không bẻ cành hái lá...
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bóng tròn to, chuyển quả..
- Đối với mỗi trò chơi cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Tổ chức cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
- Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi kết hợp giáo dục.
- Hát.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời 
TRÒ CHƠI MỚI: Lá và gió.
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi, bước đầu biết chơi trò chơi “Lá và gió” cùng cô và các bạn.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển thể lực.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ chơi, chơi đoàn kết với bạn...
II Chuẩn bị:
- Địa điểm: Lớp học.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
II. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi.
- Giờ học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con chơi một trò chơi đó là trò chơi “ Lá và gió”
* Cách chơi:
- Cô giả làm gió trẻ giả làm cây. Cô chạy xung quanh lớp và kêu “ vù, vù” làm gió thổi.Trẻ vừa chạy xung quang lớp, vừa nghiêng người sang hai bên và nói: “ Gió thổi, cây nghiêng”. Khi cô đứng im có nghĩa là gió lặng thì trẻ ngồi thụp xuống đất làm lá rụng và nói: “ Lá rụng , nhiều lá” 
* Luật chơi:
- Thực hiện các hành động theo hiệu lệnh của cô.
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu.
- Cô mời 2, 3 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát.
3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi .
- Trong khi trẻ chơi cô chơi cùng trẻ bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc.
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
 ðGiáo dục trẻ chú ý chơi trò chơi, chơi đoàn kết với bạn.
- Trẻ lắng nghe 
- Quan sát 
- Chơi trò chơi 
- Trả lời
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3, ngày 10/4/2012
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
 ĐỀ TÀI : - Truyện: Cô mây.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, thuộc truyện, bước đầu biết kể cùng cô và các bạn truyện “ Cô mây”.
- Trẻ biết được thời tiết mùa hè thường nóng bức và thỉnh thoảng có những cơn mưa rào.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ giữ gìn và bảo vệ nguồn nước sạch
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa câu chuyện “ Cô mây”.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề mùa hè.
? Khi trời nắng thì chúng mình thấy những đám mây có màu g? 
? Khi trời sắp mưa thì chúng mình thấy những đám mây có màu gì?
Cô có một câu chuyện rất hay nói về những đám mây để xem câu chuyện đó như thế nào chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “ Cô mây’’
2. Hoạt động 2: Cô kể mẫu.
- Cô kể mẫu cho trẻ nghe, cô kể chậm, kể diễn cảm, thể hiện giọng điệu của các nhân vật.
- Lần 2: Cô kể kết hợp chỉ tranh minh họa.
3. Hoạt động: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Khi đi chơi thì cô mây đã gặp ai?
- Chị gió đã nói gì với mây?
- Mây có đồng ý làm mưa không ? vì sao?
ðCô mây cứ suốt ngày nhởn nhơ bay lượn, nhưng bay mãi một mình cũng buồn, một hôm cô gặp chị gió chị gió đã rủ cô mây làm mưa và cô mây đã đồng ý.
- Ai giỏi kể cho cô đoạn truyện miêu tả cô mây đi chơi và gặp chị gió nào.
- Chị gió thổi cô mây đi đâu?
- cô mây đã gặp ai?
- Sau khi làm mưa cô mây đã biến thành cái gì?
ðCô mây đã được chị gió đưa đi làm mưa cô mây đã hoá thành những giọt nước tưới cho cỏ cây hoa lá mang nước đến cho vạn vật. 
- Ai giỏi kể cho cô đoạn truyện miêu tả cô mây hoá thành nước nào.
- Qua câu chuyện này thì chúng mình nên học tập ai?
- Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể.
- cả lớp kể cung cô 1 lần
- Cô cho một, hai nhóm trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Sau đó cho một vài cá nhân trẻ lên kể chuyện cùng cô.
- Trong khi trẻ kể cô bao quát, sửa sai cho trẻ, động viên khen trẻ.
5. Hoạt động 5: Kết thúc
 Hỏi lại tên bài kết hợp giáo dục trẻ
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trích dẫn.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trích dẫn.
- Trẻ kể
- Trẻ kể
- Trẻ kể
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 TRÒ CHƠI : Nhốt không khí vào túi.
 TCVĐ: Trời mưa.
 CTD: Hột hạt, đất nặn, đồ chơi của lớp.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Nhốt không khí vào túi”, “Trời mưa”.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển thể lực
3. Thái độ:
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Hột hạt, đất nặn, đồ chơi của lớp
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Hột hạt, đất nặn, đồ chơi của lớp
- Túi ni lông đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi:Nhốt không khí vào túi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ.
* Trò chơi VĐ: Trời mưa.
- Để có cơ thể khỏe mạnh thì môi trường xung quanh chúng ta phải như thế nào ?
- Cơ thể khỏe mạnh được không chỉ nhờ ăn đủ chất mà phải sống trong môi trường trong sạch có nhiều cây xanh, và phải chăm chỉ tập luyện nữa đấy vì vậy bây giờ cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi “Trời mưa” để rèn luyện cơ thể nhé.
- Bạn nào nhắc lại cách chơi và luật chơi nào ?
- Cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Hột hạt, đất nặn, đồ chơi của lớp, cho trẻ chơi theo nhóm để cô dễ bao quát trẻ.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt giáo án: 
Ngày /4/2012
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..
Thứ 4, ngày 11/4/2012
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Vẽ ông mặt trời.( ĐT)
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các nét vẽ cơ bản để vẽ ông mặt trời và tô màu ông mặt trời cho đẹp
2. Kỹ năng;.
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ mùa hè đi ngoài trời nắng phải đội mũ, che ô
II. Chuẩn bị:
- Bảng treo tranh, tranh vẽ ông mặt trời buổi sáng, buổi chiều.
- Giấy vẽ, sáp màu đủ cho cô và trẻ.
- Kẹp, giá treo tranh.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô cho cả lớpđọc bài thơ “Ông mặt trời”.
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài hát nói về ai?
+ Trong bài thơ ông mặt trời như thế nào?
+ Ông mặt trời thường xuất hiện vào thời gian nào trong ngày nhỉ?
ð Cô giáo cũng có những bức tranh vẽ ông mặt trời rất là đẹp, muốn tặng cho cả lớp mình, chúng mình có thích không?
2. Hoạt động 2: Quan sát - Đàm thoại tranh.
- Cô cho trẻ chơi “Trốn cô”, cô lần lượt đưa tranh vẽ ông mặt trời ra cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ:
+ Bức tranh của cô vẽ gì?
- Cho trẻ quan sát tranh ông mặt trời, cho 2, 3 trẻ tự đưa ra nhận xét về tranh:
+ Ông mặt trời có dạng hình gì ?
+ Xung quanh ông mặt trời có gì?
ð Ông mặt trời có dạng hình tròn, xung quanh ông mặt trời 
có các tia nắng, ông mặt trời tô màu da cam.
- Cô còn có một bức tranh nữa cũng vẽ ông mặt trời, các con 
cùng quan sát xem bức tranh này như thế nào nhé?
- Cho 2,3 trẻ quan sát tranh và nhận xét.
ð Ông mặt trời này cũng có dạng hình tròn, xung quanh ông mặt trời cũng có các tia nắng, nhưng ông mặt trời này tô màu đỏ.
ð Ông mặt trời được vẽ bằng một nét cong tròn khép kín, các tia nắng được vẽ bằng các nét xiên, ông mặt trời buổi trưa tỏa những tia nắng chói chang nên ta sẽ tô màu đỏ, ông mặt trời buổi chiều những tia nắng đã dịu đi lên ta sẽ tô màu cam.
- Ngoài ra cô còn vẽ thêm được những gì nữa nhỉ? Hoa tô màu gì? Cành và lá tô màu gì? Để cho bức tranh thêm đẹp cô còn tô màu nền cho bức tranh.
* Gợi hỏi ý tưởng của trẻ:
- Cô hỏi 2,3 trẻ:
+ Con định vẽ ông mặt trời như thế nào? 
+ Ngoài ra con có vẽ thêm gì nữa không?
- Cho trẻ nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
 - Cô phát đồ dùng cho trẻ vẽ ông mặt trời.
- Trong khi trẻ vẽ cô nhẹ nhàng đến bên hỏi trẻ:
+ Con đang vẽ gì vậy?
+ Con vẽ ông mặt trời như thế nào?
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn những trẻ còn lúng túng và gợi ý sáng tạo cho những trẻ đã thực hiện tốt, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
4. Hoạt động 4: Nhận xét trưng bày sản phẩm - kết thúc:
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày.
- Cho 1,2 trẻ tự giới thiệu về bài của mình:
+ Bài của con đâu?
+ Con vẽ được gì?
- Cho 2,3 trẻ nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bài nào nhất?
+ Vì sao con thích, bạn vẽ được con gì, bạn vẽ có đẹp không?
ð Cô nhận xét bài của cả lớp, động viên, khen trẻ.
- Cho trẻ hát bài “cháu vẽ ông mặt trời” - Ra chơi.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát và đưa ra nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát, nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ vẽ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Ra chơi.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 QSCMĐ: Quả chuối.
 TRÒ CHƠI: + Bắt chước tạo dáng.
 + Cáo và thỏ.
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên quả chuối, biết được các đặc điểm, ích lợi của quả chuối
- Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Bát chước tạo dáng”, “Cáo và thỏ”.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, thể lực.
3. Thái độ:
- Giáo dục: Giáo dục trẻ ăn quả chuối chín có chứa nhiều VTMChơi trò chơi đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Chuẩn bị quả chuối cho trẻ quan sát.
- Mũ cáo, mũ thỏ.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: QSCMĐ: Quả chuối.
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Tuần nay lớp mình đang tìm hiểu chủ đề gì nhỉ?
+ Ai giỏi kể cho cô tên những con vật sống trong rừng mà chúng mình biết?
+ Ở cửa hàng có bán những con gì?
- Cô cháu mình sẽ cùng mua một con chai ở cửa hàng về để quan sát nhé.
- Cô xuất hiện con chai, cho trẻ đứng xung quanh quan sát con chai 1,2 phút. Cô hướng cho 2,3 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, đặc điểm, ích lợi của con chai
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là con chai, con chai sống ở dưới nước, có vỏ màu đen và cứng, ăn các món ăn chế biến từ con chai chứa nhiều chất đạm, giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng”, “Cáo và thỏ”.
* Trò chơi: Bắt chước tạo dáng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ.
* Trò chơi: Cáo và thỏ.
* Luật chơi:
+ Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.
+ Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt và loại ra ngoài một lần chơi.
* Cách chơi: Chọn một cháu làm cáo và ngồi ở góc lớp, các cháu còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ mỗi trẻ làm thỏ thì một trẻ làm chuồng thỏ, trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn, cô yêu cầu các chú thỏ phải về đúng chuồng, các chú thỏ đi kiếm ăn vừa đi, vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vừa đọc bài thơ:
 “ Trên bãi cỏ Đang rình đấy
 Chú thỏ con Thỏ nhớ nhé
 Tìm rau ăn Chạy cho nhanh
 Rất vui vẻ Kẻo cáo gian
 Thỏ nhớ nhé Tha đi mất ”
 Có cáo gian
Khi đọc hết bài thơ cáo xuất hiện, cáo gừm gừm, đuổi bắt thỏ, thỏ phải chạy thật nhanh về chuồng của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi vai chơi cho trẻ.
- Cô nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
- Trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Chơi trò chơi. 
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 12/4 /2012 
 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
 Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của ngày: có mặt trời, mọi người đi học đi làm; đêm: trời tối, hoặc có trăng, là thời điểm mọi người nghỉ ngơi.
2. Kỹ năng:
 - Phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ thích khám phá hiện tượng tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Máy chiếu, máy tính, hình ảnh minh họa cho ngày: Mọi người đi làm, đi học, có mặt trời..
Hình ảnh tượng trưng cho ban đêm: Trời tối,có trăng, sao, mọi người nghỉ ngơi.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát bài: Cháu vẽ ông mặt trời
- Hỏi trẻ tên bài hát?
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Vậy các con có biết ông mặt trời xuất hiện lúc nào?
- Để biết 

File đính kèm:

  • docTuần 31.doc
Giáo Án Liên Quan