Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Mường Ảng quê em

1. Kiến thức

- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên tác giả và giai điệu bài hát “Nhớ ơn Bác”.

- Biết vận động theo lời bài hát cùng cô

- Trẻ biết chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vận động cho trẻ

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc.

- Trẻ chăm chú nghe, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng Bác Hồ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Mường Ảng quê em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: CHỦ ĐỀ NHÁNH: MƯỜNG ẢNG QUÊ EM
Thời gian thực hiện từ ngày 23/4 đến ngày 27/4/2012
.
Thứ 2, ngày 23/4/2012. 
 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
 Đề tài: - Dạy vận động theo lời bài hát: Nhớ ơn Bác.
 - Nghe hát: Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác.
 - TCAN: Ai nhanh hơn.
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên tác giả và giai điệu bài hát “Nhớ ơn Bác”.
- Biết vận động theo lời bài hát cùng cô
- Trẻ biết chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận động cho trẻ
- Trẻ chơi thành thạo trò chơi, phản ứng linh hoạt với âm nhạc.
- Trẻ chăm chú nghe, biết hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu và kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
- Đài. vòng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô có câu đố về một người: Đây là một người rất yêu quý các bạn nhỏ, các bạn thiếu niên nhi đồng, và cũng được các bạn nhỏ trên cả nước kính yêu. Đố là ai?( Cô gọi 2-3 trẻ)
- Muốn biết có đúng như các bạn đoán không chúng mình cùng nhìn lên màm hình nào.
+ Cô xh hình ảnh Bác Hồ đang bế em bé cho trẻ quan sát.
? Đây là hình ảnh của ai?
? Bác đang làm gì?
+ Cô xuất hiện tranh Bác Hồ múa hát với các cháu thiếu niên nhi đồng.
? Bức ảnh này có ai?
? Bác đang làm gì?
- Bác Hồ là người luôn quan tâm tới các cháu, Bác múa hát với các cháu thiếu niên nhi đồng, vào những dịp tết trung thu hay tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 Bác không đến thăm được thì Bác viết thư hỏi thăm các cháu thiếu niên nhi đồng đấy các con ạ.
 ð Còn khi các con sinh ra thì Bác Hồ đã không còn, tuy Bác không còn nhưng hình ảnh của Bác vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân việt nam. Trong mỗi bài thơ câu hát, câu chuyện còn đi sâu. Để nhớ ơn bác hồ kính yêu nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã viết lên bài hát Nhớ ơn Bác, mà hôm nay cô sẽ dạy các con múa theo lời bài hát này.
2. Hoạt động 2: Dạy vận động theo lời bài hát: “Nhớ ơn Bác”
- Bây giờ cả lớp mình hãy cùng cô hát lại bài hát: “Nhớ ơn Bác” do nhạc sĩ (Phan Huỳnh Điểu) sáng tác.( Bật nhạc)
+ Bây giờ cô giáo sẽ hát và mùa bài hát này nhé.(2- 3 lần)
- Bây giờ cả lớp mình sẽ hát ,múa bài hát này cùng cô nhé.
- Cô bật nhạc và cho cả lớp hát, múa cùng cô 2 – 3 lần. 
- Sau đó cho các tổ, nhóm thi đua nhau hát, múa.
- Cho 1,2 cá nhân lên hát, múa.
+ Ngoài vận động theo lời bài hát ra, còn có thể vỗ tay theo xắc xô nữa đấy. cô hát và vỗ tay cho trẻ quan sát.
- Cô giáo dục trẻ yêu quý bác Hồ
- Các con rất giỏi bây giờ cô có 1 điều bí mật muốn dành tặng chúng mình, chúng mình hãy chú ý lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu bài hát gì nhé.
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bá”
- Cô cho trẻ nghe giai diệu bài hát: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.
- Bạn nào biết đó là giai điệu bài hát nào ?
- Các con rất giỏi bây giờ cô sẽ hát tặng chúng mình bài hát: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác”.
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần:
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm của bài hát (Hát theo đàn)
- Lần 2: Cô hát kết hợp làm động tác minh họa cho trẻ xem (Hát theo đàn).
- Lần 3: Cô mở đài cho trẻ đứng dậy hưởng ứng cùng cô bài hát “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” 1 lần.
4. Hoạt động 4: Trò chơi AN “Ai nhanh hơn.”
- Cô sẽ thưởng cho chúng mình trò chơi: Ai nhanh hơn
- Trên tay cô có gì hả các con?
- Thế chiếc vòng này có dạng hình gì? 
- Chúng mình cùng đoán xem cô có mấy chiếc vòng.
* Cách chơi: Trên đây cô có 5 chiếc vòng thể dục khi cô hát to thì các con đi xung quanh những chiếc vòng, khi cô nói tìm vòng tìm vòng thì chúng mình nhanh chân nhảy vào vòng.
* Luật chơi: Bạn nào mà không nhẩy được vào vòng thì sẽ phải nhẩy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 – 5 lần.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, giáo dục trẻ.
 - Cho trẻ đọc bài thơ Ảnh bác ra chơi
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- hát cùng cô 
- Hát, múa.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Hưởng ứng cùng cô
- Trả lời
- Trả lời
- Đếm
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Đọc thơ rồi đi ra ngoài.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - QSCMĐ: Cây Hoa lan ý.
 - Trò chơi : Mèo và chim sẻ + Dung dăng dung dẻ.
 - Chơi tự do: Hột hạt, sỏi, nút nhựa, lá cây khô....
I. Mục đích – Yêu cầu:
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên, các bộ phận và đặc điểm, ích lợi của cây hoa lan ý.
 - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi các trò chơi “ Mèo và chim sẻ”, Dung dăng dung dẻ.
2. Kỹ năng: 
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, thể lực.
3. Thái độ
 - Giáo dục biết chăm sóc bảo vệ cây, yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Mũ mèo, mũ chim. - Trang phục cô trẻ gọn gàng.
 - Chậu hoa lan ý. - Hột hạt, sỏi, nút nhựa, lá cây khô....
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân.
- Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”. Hỏi trẻ:
? Các con vừa hát bài gì ?
? Bài hát này nói về các bạn nhỏ trồng cây để làm gì ?
ð Các con vừa cùng cô hát bài hát em yêu cây xanh, bài hát này nói lên rằng các bạn nhỏ rất thích trồng cây xanh vì trồng cây xanh sẽ mang lại bóng mát và còn giúp không khí trong lành nữa đấy. giờ học ngày hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về 1 loại cây, chúng mình cùng xem đó là loại cây gì nhé.
2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Cây hoa lan ý.
 - Cô đưa trẻ tới chỗ cây hoa lan ý, trẻ đứng xung quanh cây hoa lan ý quan sát 1, 2 phút , cô hướng cho 3, 4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, các bộ phận, đặc điểm, ích lợi của cây.
+ Các con đang quan sát cây gì ?
+ Cây hoa lan ý có đặc điểm gì ?
ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung gì trẻ chưa trả lời được: Cô cũng có ý kiến giống chúng mình đây là cây hoa lan ý, cây lan ý có lá to dài và nhẵn màu xanh, lá thì có cuống lá, hoa lan ý có màu trắng, cánh hoa to, giứa cánh hoa có nhị hoa.
+ Trồng cây hoa lan ý này để làm gì?
+ Muốn cây tươi tốt ra hoa đẹp thì phải làm gì?
+ Có nhà bạn nào trồng cây lan ý không?
ðGiáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ cây xanh để tạo môi trường xanh sạch đẹp.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Mèo và chim sẻ + Dung dăng dung dẻ.
* Mèo và chim sẻ. - Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi lại trẻ cách chơi và luật của trò chơi.
- Nếu trẻ chưa nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Khi trẻ chơi cô bao quát, giúp đỡ động viên trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
* Dung dăng dung dẻ. 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi lại trẻ cách chơi và luật của trò chơi.
- Nếu trẻ chưa nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Khi trẻ chơi cô bao quát, giúp đỡ động viên trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Hột hạt, sỏi, nút nhựa, lá cây khô....
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Vòng, hột hạt, gậy...
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Quan sát và nhận xét.
 - Trả lời.
- Lắng nghe 
- Trả lời.
- Trả lời
- Chơi trò chơi. 
- Trả lời
- Chơi trò chơi
- Chơi trò chơi.
- Thu dọn vào lớp
TRÒ CHƠI MỚI: Đoán xem ai vào 
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, chơi đúng luật và hứng thú chơi
2. Kỹ năng: 
- Rèn khả năng quan sát cho trẻ 
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết chơi đúng luật
II. Chuẩn bị:
- Khăn bịt mặt
- Địa điểm: trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gợi mở giới thiệu tên T/C.
	- Dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi: “Đoán xem ai vào”
Hoạt động 2: Phổ biến cách chơi, luật chơi.
	- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ. 
Hoạt động 3: Cô chơi mẫu
	- Cô mời 2-3 trẻ lên chơi mẫu cùng cô 1-2 lần
	- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
Hoạt động 4: Trẻ thực hiện
	+ Lần 1: Cho 1 nhóm trẻ lên chơi
	+ Lần 2: Cô cho từng tổ lên chơi.( mỗi tổ chơi 1 lần)
	+ Lần 3: Cô cho cả lớp chơi 3-4 lần
	Khuyến khích trẻ đoán nhanh và đoán đúng
	- Trẻ chơi cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.
	-> Củng cố: Hỏi lại trẻ tên trò chơi
	Kt: Cô cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chơi trò chơi.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Thứ 3, ngày 24/4/2012. 
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
 Đề tài: Vẽ quê em miềm núi.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng đã học để vẽ về quê hương . Biết trò chuyện về quê hương. 
. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu cho trẻ. 
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ quê quê hương. 
II. Chuẩn bị:
- Giấy vẽ, bút màu cho trẻ.
- Tranh gợi ý của cô. 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Hát “ Inh lả ơi ”.
- Cô cùng trẻ hát “ Inh lả ơi” 1 lần
- Bài hát “ Inh lả ơi” là dân ca của dân tộc nào ?
- Điện Biên ngoài dân tộc thái còn có dân tộc gì nữa?
- Quê hương con có những danh lam thắng cảnh gì ?
- Các con có yêu quê hương của mình không?
- Yêu quê hương các con làm gì ?
=> Cô củng cố lại và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh, đàm thoại. 
* Tranh 1: Vẽ nhà sàn có đồi núi....
- Cô xuất hiện tranh cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
- Cô có tranh vẽ gì?
- Nhà sàn vẽ như thế nào ? Cho trẻ quan sát nêu nhận xét
- Xung quanh nhà có gì ?
- Phía trên nhà sàn có gì ?
- Bố cục bức tranh thế nào ?
- Cô gọi 3-4 trẻ nhận xét, cô củng cố lại
* Tranh 2: Vẽ ruộng bậc thang...
- Gọi 3 - 4 trẻ nêu nhận xét về bức tranh, cô củng cố lại 
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô gọi 2-3 trẻ nêu ý định của mình.
- Hỏi lại trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. 
- Trẻ vẽ cô đến bên trẻ gợi ý để trẻ vẽ. Giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ dừng tay trưng bày tranh lên giá.
- Cho trẻ quan sát, nhận xét bài của bạn, giới thiệu bài của mình.
 - Cô nhận xét tuyên dương những bài đẹp, động viên những bài chưa hoàn thiện.
 - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trẻ vẽ
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - TCVĐ: Tung bóng.
 - CTD: Chơi với phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “Tung bóng”.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực, trí tưởng tượng, vận động
3. Thái độ
- Hứng thú chơi với các đồ chơi mà cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô, trẻ gọn gàng.
- Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chơi.
* Trò chơi VĐ: Tung bóng:
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Luật chơi: + Ném bắt bóng bằng hai tay.
 + Ai bị rơi 2 lần liền phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành nhóm 5 - 7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt song lại tung cho bạn khác đối diện mình. yêu cầu trẻ phải chú ý để bắt bóng không để rơi bóng, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu.
Quả bóng con con Quả bóng con con 
Quả bóng tròn tròn Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài Em bắt rất tài.
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
- Cho một trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ chơi 3, 4 lần.
- Cô bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ, nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ.
2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Phấn, bóng, lá cây, hột hạt.
- Cô cho trẻ chơi tự do với những đồ chơi cô đã chuẩn bị: Phấn, bóng, hột hạt, lá khô.Cô cho trẻ chơi theo nhóm, bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Gần hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi rửa tay rồi vào lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi.
- Trả lời.
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Duyệt giáo án: 
Ngày / /2012
Thứ 4, ngày 25/5/2012
 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC 
 Đề tài: - VĐ: Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân
 - TCVĐ: Thuyền về bến.
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân khi bạn chuyền cho.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Thuyền về bến”.
. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ tay cho trẻ.
- Rèn kỹ năng ném trúng đích cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt, chơi đoàn kết vơi bạn
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
- Bóng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Cô cho trẻ đi thành vòng tròn ( vừa đi vừa hát bài " Đoàn tàu nhỏ xíu" kết hợp các kiểu đi, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm. Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2. Hoạt động 2: Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau:
- Động tác tay: Đưa hai tay sang ngang cao bằng vai, giơ thẳng cao quá đầu - Đưa sang ngang cao bằng vai - Hạ xuống xuôi theo người.
- Động tác chân: Đứng thẳng - Nhảy tách hai chân sang ngang, kết hợp đưa hai tay dang ngang - Nhảy đưa chân về, hai tay xuôi theo người.
- Động tác bụng: Hai tay chống - Nghiêng sang phải - Đứng 
thẳng - Hai tay chống hông nghiêng sang trái.
- Động tác bật: TTCB: Đứng thẳng tay chống hông hoặc tay đưa cao. Bật nhảy tại chỗ.
b, Vận động cơ bản: Chuyền, bắt bóng qua đầu qua chân
 - Cô cho trẻ đứng theo đội hình hai hàng ngang đối diện nhau.
 - Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần:
* Lần 1: Tập mẫu hoàn chỉnh.
* Lần 2: Tập kết hợp phân tích động tác:
- TTCB: Đứng 2 chân rộng bằng vai tay cầm bóng trước ngực, khi có hiệu lệnh chuyền bóng cô cầm bóng đưa lên cao qua đầu, sau đó bạn đằng sau sẽ bắt lấy bóng và chuyền tiếp cho bạn đằng sau mình, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng, sau đó bạn cuối hàng lại chuyền bóng qua chân cho bạn trước mình cứ như vậy cho đến hết bạn trong hàng của mình.
- Cô gọi một số trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát.
- Sau đó cho hai hàng chuyền bắt bóng qua đầu qua chân 2 lần 
- Cho hai tổ thi đua nhau tập.
- Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ.
c, Trò chơi vận động: Thuyền về bến.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi.
- Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
 Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập theo cô 4 lần x 4 nhịp.
- Trẻ tập theo cô 3 lần x 4 nhịp.
- Trẻ tập theo cô 3 lần x 4 nhịp.
- Trẻ tập theo cô 3 lần x 4 nhịp.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trẻ tập.
- Trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Ra chơi
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát có chủ đích: Cây xoài
 Trò chơi: Gieo hạt + Chó sói xấu tính
 Chơi tự do: phấn, sỏi, vòng, bóng, búp bê...
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên cây và một số đặc điểm đặc trưng của cây. Lợi ích của cây
2 . Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, phát triển vận đông.
- Rèn kĩ năng vẽ, tạo ra sản phẩm khi chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi và biết cách chơi
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết. Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị:
 - Địa điểm quan sát, sân trường sạch sẽ.
 	- Một số đồ dùng đồ chơi mang theo
 	- Quần áo cô và trẻ gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát cây xoài
 	- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: Quả gì?
 	- Cô hướng trẻ quan sát cây xoài và hỏi trẻ.
 	+ Đây là cây gì? ( Cây xoài đâu)
 	+ Cây xoài có những đặc điểm gì? ( lá, cành, thân..)
 	+ Lá xoài có đặc điểm gì? ( dài)
 	+ Lá có màu gì?
 	+ Các con đã được ăn quả xoài chưa? ăn có ngon ko?
	-> Cô củng cố lại và giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây để cây có quả.
2. Hoạt động 2: Gieo hạt + Chó sói xấu tính
 	- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 	- Cô tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi
 	- Mỗi trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 	- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
Hoạt động 3: Chơi tự do.
 	- Cô giới thiệu các nhóm chơi
 	- Cho trẻ chọn nhóm chơi theo ý thích.
 	- Cô bao quát chung và đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 	- Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh vào lớp.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Chơi trò chơi
- Chơi với đồ chơi.
- Thu dọn ĐC, rửa tay.
NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5, ngày 26/4/2012. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HOC
 Truyện: Ông Gióng
I. Mục đích - yêu cầu: 
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, bước đầu biết kể cùng cô và các bạn truyện “Ông Gióng”.
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng những người có công với đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa câu chuyện “Ông Gióng”.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú.
- Trò chuyện với trẻ về quê hương Mường ảng.
- Để có được một quê hương hòa bình, mọi người dân đều hưởng cảnh yên bình hạnh phúc như bây giờ chính là nhờ công ơn của các bậc ông cha, anh hùng thời xưa.
- Để nhớ ơn công lao to lớn của các bậc anh hùng đã có rất nhiều bài thơ, câu chuyện kể về họ. Hôm nay cô cũng có một câu chuyện kể về một vị anh hùng, đó là câu chuyện: Ông 

File đính kèm:

  • docTuần 33.doc