Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nước - Nguyễn Thị Mừng

1. Mục đích – yêu cầu.

- Cô nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ khi đến lớp, phối hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường, yêu cô, mến bạn, biết quan tâm đến người khác.

- Động viên trẻ đi học đúng giờ, biết chào to, rõ ràng.

- Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ: cởi giầy dép và cất đồ dùng cá nhân gon gàng, đúng nơi quy định.

2. Chuẩn bị

- Phòng sạch sẽ, thoáng mát.

- Giá đựng giầy, dép.

- Tủ đựng đồ cá nhân.

- Đồ chơi lắp ghép hoặc đồ chơi xếp hình.

 

docx9 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4991 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Nước - Nguyễn Thị Mừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Nước
Đối tượng :Mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi).
Trường mầm non Thực hành Hoa Sen. Lớp: A7
Số lượng: Cả lớp.
Thời gian: Cả ngày.
Ngày soạn: 9/3/2015
Ngày dạy: 20/03/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mừng.
 I.Đón trẻ ( 7h45 – 8h15)
Mục đích – yêu cầu.
Cô nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ khi đến lớp, phối hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường, yêu cô, mến bạn, biết quan tâm đến người khác.
Động viên trẻ đi học đúng giờ, biết chào to, rõ ràng.
Giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ: cởi giầy dép và cất đồ dùng cá nhân gon gàng, đúng nơi quy định.
Chuẩn bị
Phòng sạch sẽ, thoáng mát.
Giá đựng giầy, dép.
Tủ đựng đồ cá nhân.
Đồ chơi lắp ghép hoặc đồ chơi xếp hình.
Tiến hành.
Cô đến sớm trước 15 phút mở cửa, thông thoáng phòng, vệ sinh, quét dọn lớp học, chuẩn bị nước uống, đồ chơi cho trẻ.
Cô đón trẻ tại cửa lớp với thái độ vui vẻ, cởi mở, đón trẻ tận tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh nếu cần. Cô chú ý nhắc trẻ chào cô, chào phụ huynh và chào các bạn, cất balo, dày dép đúng nơi quy định.
Cô B trong lớp bao quát số trẻ đã đến trong lớp, cho trẻ chơi ngoan không tranh giành đồ chơi của nhau.
Chuẩn bị cho trẻ tập thể dục.
Thể dục sáng,Trò chuyện- điểm danh(8h15- 8h45)
Thể dục sáng 
Mục đích- yêu cầu.
Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái , tỉnh táo để bước vào giờ học.
Góp phần giáo dục thể chất cho trẻ, rèn luyện thói quen nề nếp.
Chuẩn bị
Đĩa nhạc.
Sân trường sạch sẽ, rộng rãi.
Tiến hành.
Cô cho trẻ xếp hàng đứng vào các chấm màu trắng đã chấm sẵn ở sân khu vực quy định của lớp.
Khi có nhạc cô đứng trước mặt trẻ và làm động tác để trẻ tập theo cùng cô.
Tập cho tới khi hết nhạc cô hô hiệu lệnh: “ thể dục sáng khỏe..khỏekhỏe”
Cô cho trẻ xếp hàng theo tổ về lớp.
Trò chuyện- điểm danh.
Mục đích- yêu cầu.
Tạo điều kiện để trẻ nhớ tên các bạn và quan tâm lẫn nhau.
Giúp cô nắm bắt được số trẻ đi học để báo ăn cho nhà bếp.
Củng cố, khắc sâu cho trẻ về nội dung chủ đề đang thực hiện.
+ Giúp trẻ nhận biết cảm xúc qua cử chỉ,ánh mắt nét mặt:vui, buồn ,tức giận
+Rèn kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc.
Chuẩn bị
Bút, sổ điểm danh.
Tiến hành
Điểm danh 
cô gọi tên trẻ theo danh sách và yêu cầu trẻ có mặt đáp lại lời cô to, rõ ràng.
Điểm danh xong cô báo ăn với nhà bếp.
Trò chuyện:
-cô cho trẻ quan sát một số tranh miêu tả cảm xúc(vui,buồn,tức giận..).Sau đó cho trẻ bắt chước hình ảnh.
-Hỏi trẻ về những việc vui buồn khi ở nhà,ở lớp.
Hoạt động học ( 8h45- 9h15)
Hoạt động góc ( 9h45- 10h5)
Dự kiến nội dung
Góc tạo hình:vẽ biển
Góc xây dựng: xây công viên nước
Góc bán hàng : Bán nước giải khát
Góc âm nhạc: hát bài: Cho tôi đi làm mưa với.
Góc nấu ăn: nấu các món ăn.
Góc học tập: đọc bài thơ: biển
Mục đích- yêu cầu.
 -Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
Thông qua các góc chơi giúp trẻ củng cố các biểu tượng về môi trường xung quanh, phát triển những tình cảm tích cực, ngôn ngữ, tư duy, xúc cảm thẩm mỹ, sáng tạo cái đẹp.
Sử dụng đồ dùng đồ chơi 1 cách linh hoạt, sáng tạo,đúng chức năng.
Không tranh dành đồ chơi của bạn, biết hợp tác với bạn chơi.
Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Góc bán hàng.
Trẻ biết nhận vai và phân vai chơi.
Trẻ biết cách bán và mua hàng.
Góc tạo hình.
Trẻ biết cách vẽ biển
Góc xây dựng: 
 -Trẻ biết xây công viên hợp lý, sáng tạo.
 . Góc âm nhạc:
Trẻ tự tin thể hiện bài hát.
Trẻ tự tin dọc bài thơ.
Trẻ biết chọn s
Thiết kế môi trương chơi.
Góc bán hàng ( 4- 5 trẻ)
Chuẩn bị đồ chơi cho trẻ bán hàng: bánh, nước, kem, quả, giầy, dép.
Góc tạo hình (10-12trẻ)
Chuẩn bị: giấy,màu vẽ
Góc xây dựng ( 8-10 trẻ)
Chuẩn bị: mô hình ngôi nhà, cây, cỏ, gạch,hoa, cổng vào
.Góc âm nhạc(6-8 trẻ)
Chuẩn bị: bài hát và các dụng cụ âm nhạc
. Góc nấu ăn ( 8-10 trẻ)
Chuẩn bị: đồ dùng đồ chơi nấu ăn.
. Góc học tập(6-8 trẻ)
Chuẩn bị: bài thơ : Biển
Tiến hành.
Bước 1:Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ.
Cô và trẻ hát, vận động: “Cho tôi đi làm mưa với”
Chúng mình vừa được vận động bài gì thế?
Bài hát này có nhắc tới gì nhỉ?
Bài hát có nhắc tới mưa, gió đấy.
Trong hoạt động góc của lớp mình hôm nay cô có rất nhiều góc chơi như góc xây dựng, góc bán hàng, góc tạo hình, góc học tập, góc âm nhạc. Ở góc xây dựng chúng mình sẽ xây một công viên thật đẹp nhé, ở góc bán hàng thì các bác bán hàng sẽ bán cho những thứ người muacần: nước giải khát,rau,củ,, , còn ở góc tạo hình cô chuẩn bị cho chúng mình giấy,màu, để chúng mình có thể vẽ biển đấy.
Thế bạn nào muốn chơi ở góc tạo hình nào?bạn nào muốn chơi cùng bạn?
Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng? Con muốn rủ những bạn nào chơi cùng?
( cô hỏi 1 vài trẻ về góc chơi và bạn chơi)
Giáo dục trẻ: trong khi chơi chúng mình không được tranh dành đò chơi của bạn, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng đi vào góc chơi mà mình thích .
Bước 2: Tổ chức cho trẻ chơi.
Cô bao quát trẻ về các góc chơi xem các góc chơi của trẻ có số lượng trẻ đã hợp lý chưa.
Cô bao quát và dàn xếp góc chơi.
Góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực.
Trong giờ chơi cô chú ý tới góc chơi có hoạt động mới trẻ còn bỡ ngỡ.
Bước 3: Nhận xét, kết thúc.
Cô nhận xét theo góc chơi. Góc nào giảm hứng thú cô nhận xét trước, còn hứng thú nhận xét sau.
Cô nhận xét sản phẩm của trẻ ở góc đó, thái độ của trẻ, ý thức tập thể kết hợp với bạn chơi của trẻ ở góc đó.
Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi.
Tập trung trẻ lại.
Khen ngợi động viên trẻ.
Chuyển hoạt động.
Dạo chơi ngoài trời( 10h5- 10h45).
Dự kiến nội dung.
Hoạt động có chủ đích: thí nghiệm vật nổi – vật chìm trong nước
Trò chơi vận động: cướp cờ.
Chơi tự do: + chơi với cát , sỏi.
 + Chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường.
Mục đích- yêu cầu.
Mục đích chung: Rèn luyện sức đề kháng cho trẻ, mở rộng vốn hiểu biết và phát riển kỹ năng vận động, các tố chất thể lực cụ thể.
Hoạt động có chủ đích: trẻ có kỹ năng quan sát phát hiện, quan sát cảm nhận, trẻ biết được vật nào nổi và vật chìm trong nước.
Trò chơi vận động: Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi “cướp cờ” và biết phối hợp với các bạn.
Trò chơi tự chọn: thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ, rèn luyện thể lực, phát triển kỹ năng vận động: leo, trèo, chạy, nhảy, phát triển vận động tinh: chơi với cát, sỏi.
Chuẩn bị
Địa điểm: Sân trường thoáng, sạch, an toàn.
Đồ dùng làm thí nghiệm: chậu đựng, nước, thìa sắt, thìa nhựa, sỏi, thanh gỗ. 
Đồ dùng, đồ chơi lớn ở sân trường được kiểm tra độ an toàn, vệ sinh trước khi cho trẻ hoạt động.
Đồ chơi tự chọn: sỏi, cát..
Cô và trẻ có tâm thế sẵn sàng cho hoạt động.
Tiến hành
Hoạt động có chủ đích(7-8p)
 Hôm nay,cô sẽ cho lớp mình làm thí nghiệm về các vật nổi và các vật chìm trong nước!
Cô thực hiện thí nghiệm:
Vật nổi: thìa nhựa, thanh gỗ.
Vật chìm: thìa sắt, viên sỏi.
Cô hỏi trẻ:
Chúng mình thấy điều gì sảy ra?
Vật nào nổi? Vật nào chìm?
Chúng mình có biết vì sao không?
Khi cho thanh gỗ và chiếc thìa nhựa vào trong nước thì thanh gỗ và thìa nhựa sẽ nổi lên, vì chúng nhẹ hơn nước.
Còn khi cho viên sỏi và thìa sắt vào trong nước thì chúng sẽ chìm, vì thìa sắt là kim loại và viên sỏi nặng hơn nước.
Chúng mình có muốn lamg thí nghiệm không?
Cô chia thành 2 nhóm làm thí nghiệm.
Khi trẻ làm thí nghiệm xong cô hỏi trẻ: Chúng mình thấy điều gì sảy ra? Vật nào nổi-vật nào chìm?
Trẻ trả lời – cô nhắc lại cho trẻ nhớ. 
Trò chơi vận động: cướp cờ.
Chuẩn bị: 2 lá cờ, 2 ghế học sinh.
Cách chơi:
+ Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau.
+ Trẻ xếp thành hang dọc. Hai trẻ ở đầu hang cầm cờ. Đặt ghế cách trẻ 2m. khi cô hô: 2-3 thì trẻ phải chạy nhanh về phía ghế, vòng quanh ghế rồi chạy nhanh về chuyển cờ cho bạn số 2 và đứng vào cuối hang. Khi nhận được cờ, trẻ thứ 2 phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế , rồi về ghế đưa cho bạn thứ 3. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. Ai không chạy được vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy lại từ đầu.
Luật chơi: Phải cầm được cờ và chạy vòng qua ghế.
Trò chơi tự chọn.
Cô giới thiệu các trò chơi và giới hạn sân chơi, mời trẻ chơi.
Trong khi trẻ chơi, cô bao quát trẻ và xử lý tình huống xảy ra.
Kết thúc
Cô tập trung trẻ, nhận xét giờ chơi, khen ngợi trẻ. Sau đó cô cho trẻ xếp hàng.
Kiểm tra sĩ số.
Đưa trẻ đi rửa tay.
Đưa trẻ vào lớp.
Vệ sinh, giờ ăn- giờ ngủ, ăn quà chiều (10h45- 15h)
Mục đích- yêu cầu.
Trẻ nhờ cô giúp khi quần áo khi bị ướt, bẩn hoặc nóng, lạnh.
Chủ động rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trẻ lấy ghế vào bàn ăn có nhăc nhở
Biết ứng xử văn hóa trong giờ ăn( ăn không rơi vãi, không nói to, không cười đùa trong khi ăn).
Trẻ biết cất bát đúng nơi quy định khi ăn xong.
Trẻ ngủ trật tự, không nói chuyện cười đùa.
Chuẩn bị
Phòng sạch sẽ, thoáng mát sắp xếp bàn ghế hợp lý.
Giờ ngủ: phòng sạch sẽ, ánh sáng nhẹ, không ồn ào, chiếu, nhạc không lời.
Tiến hành.
Vệ sinh – ăn trưa
Quản trẻ trước khi ăn.
Cho trẻ đi rửa tay, rửa mặt.
Cô giới thiệu món ăn, chia cơm và thức ăn vào từng bát cho trẻ.
Khi ăn cô nhắc trẻ không cười đùa, nói chuyện, ăn hết suất.
Ăn xong cất bát, lau miệng, cất ghế.
Quản trẻ sau khi ăn.
Ngủ trưa
Cô làm thông thoáng phòng ngủ, chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ, phòng ngủ ánh sáng dịu, yên tĩnh, để trẻ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu.
Tạo điều kiên cho trẻ ngủ đúng giờ.
Cô thường xuyên có mặt trong phòng ngủ để chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, sửa tư thế nằm cho trẻ khi cần thiết, vỗ về những trẻ khó ngủ, thức giấc, đảm bảo cho trẻ ngủ an toàn.
Cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
Sinh hoạt chiều (15h- 16h15)
Ôn bài hát: cho tôi đi làm mưa với
Đọc thơ: Biển
Nêu gương cuối ngày
Mục đích- yêu cầu
Củng cố lại những gì mà trẻ đã được học.
Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Nêu gương giúp trẻ biết tự nhận xét mình, nhận xét bạn, ai ngoan, ai chưa ngoan.
Trẻ cố gắng để được nhận bé ngoan.
Trẻ lắng nghe cô nhận xét.
Chuẩn bị
Nhạc .
Tiến hành.
Cô cho trẻ ngồi ghế hình chữ u
Cô cho trẻ hát , biểu diễn theo hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, tổ , cả lớp.
Nêu gương .
Nhận xét khen ngợi trẻ.
Trả trẻ (16h15- 17h15)
Mục đích – yêu cầu.
Trao đổi tình hình trong ngày của trẻ với phụ huynh ( Nếu có trường hợp đặc biệt).
Rèn cho trẻ thói quen chào cô, chào người thân và các bạn khi ra về.
Tiến hành.
Cô trả trẻ tới tay phụ huynh thái độ vui vẻ, niềm nở.
Vệ sinh trẻ trước khi trả trẻ, lau mặt, thay quần áo. Trong khi chờ bố mẹ rẻ đến đón cô cho trẻ xem,nghe nhạc, chơi đồ chơi lắp ghép.

File đính kèm:

  • docxDieu khien hoat dong trong ngay.docx
Giáo Án Liên Quan