Giáo án Lớp Chồi - Tuần 24: Chủ đề nhỏ "Phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt và đường hàng không"

Trò chơi vận động: Đi tàu hỏa (Mới)

1. Mục đích - yêu cầu

a. Kiến thức

- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “Đi tàu hỏa”, tham gia trò chơi cùng các bạn, chơi đúng luật.

b. Kỹ năng

- Giúp trẻ phát triển vận động nhịp nhàng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ

c. Thái độ

- Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.

d. Dự kiến kết quả đạt

- 85 - 90% trẻ đạt.

2. Chuẩn bị

- Một khoảng sân nhỏ (4m x 6m).

3. Hướng dẫn chơi

- Cô giới thiệu tên trò chơi “Đi tàu hỏa”

- Cách chơi: Những người chơi xếp thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa.

 

doc44 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Tuần 24: Chủ đề nhỏ "Phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt và đường hàng không", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ LỚN: GIAO THÔNG
TUẦN 24: CHỦ ĐỀ NHỎ “PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG”
( Thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 06 đến ngày 05 tháng 06 năm 2020)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ TUẦN
A. THỂ DỤC SÁNG
Đề tài: Tập các động tác tay 1, chân 2, bụng 1 theo lời bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
TCVĐ: Lộn cầu vồng
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tập đúng và đều các động tác theo lời bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. 
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tập đúng, đều các động tác và rèn luyện thân thể
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể phát triển khoẻ mạnh. 
4. Dự kiến kết quả đạt
- 85 - 90% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Không gian tập: Sân trường sạch sẽ, bằng phẳng
- Đồ dùng của cô: Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, trang phục gọn gàng
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, 
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động 
- Chúng mình vừa đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường-> đi bằng gót chân 
->đi thường -> đi mũi chân-> đi thường-> đi bằng má bàn chân->đi thường -> đi thường -> chạy chậm-> chạy nhanh->chạy chậm-> đi thường chuyển đội hình hai hàng ngang.
- Cô và trẻ cùng thực hiện chú ý sửa sai cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung 
*BTPTC
- Chúng mình hãy tập các bài tập thể dục để cơ thể chúng mình phát triển nhé.
- Trẻ tập theo lời bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố” 
- Cô và trẻ trẻ tập các động tác
- Tay 1: Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
- Chân 2: Đứng, một chân nâng cao – gập gối
- Bụng 1: Nghiêng người sang bên. 
- Cô chú ý bao quát, nhận xét trẻ. 
* Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô nêu luật chơi và cách chơi
- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần
 - Chú ý quan sát trẻ chơi. Nhận xét trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
- Chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ tập 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi.
- Trẻ thực hiện.
B. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I. TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
- TCVĐ: Đi tàu hỏa (Mới)
- TCHT: Tìm vật (Cũ)
 - TCDG: Lộn cầu vồng (Cũ)
* Trò chơi vận động: Đi tàu hỏa (Mới)
1. Mục đích - yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “Đi tàu hỏa”, tham gia trò chơi cùng các bạn, chơi đúng luật.
b. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển vận động nhịp nhàng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
c. Thái độ
- Trẻ hứng thú khi tham gia trò chơi.
d. Dự kiến kết quả đạt
- 85 - 90% trẻ đạt.
2. Chuẩn bị
- Một khoảng sân nhỏ (4m x 6m). 
3. Hướng dẫn chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Đi tàu hỏa”
- Cách chơi: Những người chơi xếp thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. 
+ Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn châm nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối.
- Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức phạt nhẹ nhàng tùy đoàn tàu chọn)
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Nhận xét sau khi chơi: Khen và động viên trẻ
* Trò chơi vận động: Tìm vật (Cũ)
- Cô cho trẻ nói tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Nhận xét sau khi chơi
* Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng (Cũ)
- Cô cho trẻ nói tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Nhận xét sau khi chơi
II. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
(Loại tiết: Đóng chủ đề, thực hiện từ ngày 03 đến 05/06/2020) 
 Dự kiến góc chơi:
- GPV: Gia đình – Bán hàng
- GXD: Xây nhà ga
- GST: Xem tranh ảnh về PTGT đường thủy, đường sắt, đường hàng không
- GÂN: Hát, múa các bài hát trong chủ đề
- GTH: Tô màu PTGT đường thủy, đường sắt, đường hàng không
- GTN: Tưới cây, lau lá
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
* Trẻ 3 tuổi: 
- Trẻ biết tên góc chơi, lựa chọn trò chơi, nhóm chơi, vai chơi. Thực hiện nhiệm vụ của vai chơi dưới sự gợi ý của cô giáo như: Bố mẹ biết chăm sóc con cái, nấu ăn, con cái ngoan ngoãn, cô bán hàng biết bày hàng ra bán, niềm nở mời khách mua hàng....Bước đầu một số trẻ biết giao lưu giữa các nhóm chơi với nhau.
- Góc xây dựng biết sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau để xây nhà ga
- Các góc khác trẻ hứng thú chơi và tạo được nhiều sản phẩm đẹp.
* Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ biết tên góc chơi, trò chơi, biết nhận nhóm chơi, bầu trưởng nhóm và phân vai chơi cho nhau trong nhóm. Biết phối hợp hành động chơi, vai chơi của mình 1 cách độc lập và sáng tạo như: Bố mẹ biết chăm sóc con cái, nấu ăn, con cái ngoan ngoãn, cô bán hàng biết bày hàng ra bán, niềm nở mời khách mua hàng
- Góc xây dựng biết sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có để xếp cạnh, xếp chồng, xếp kề thành nhà ga
- Các góc hoạt động tích cực tạo nhiều sản phẩm đẹp như góc tạo hình, biết thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
2. Kỹ năng	
* Trẻ 3 tuổi:
- Rèn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng mục đích.
* Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ biết giao tiếp ứng xử trong khi chơi, biết sử dụng các đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Biết đánh giá hành vi của mình, của bạn trong nhóm chơi.
3. Thái độ
* Trẻ 3 tuổi:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, nhẹ nhàng, gọn gàng trong khi chơi, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định.
* Trẻ 4 tuổi: 
- Trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi chơi. Biết bảo quản đồ chơi, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 
4. Dự kiến kết quả đạt
- 80 - 85% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Không gian lớp học: Các góc chơi cho trẻ gọn gàng, sạch sẽ
- Đồ dùng của cô: Xốp cho trẻ ngồi. Đồ chơi nấu ăn 2 bộ, đồ chơi bán hàng như cây xanh, hoa, gạch, cây cảnh, một số phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không....., đồ chơi xây dựng: Ghép nút các loại, gạch, khối gỗ, cây cảnh, thảm cỏ, cây rau, cây hoa, vỏ hến, tàu hỏa...... Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không, tranh rỗng vẽ máy bay, màu, các dụng cụ âm nhạc, chậu, xô, bình tưới, nước, giẻ .
- Đồ dùng của trẻ: Biểu tượng, bàn, các góc chơi.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ nghe nhún nhảy theo bài hát: Anh phi công ơi
+ Chúng mình vừa nhún nhảy theo bài hát gì ?
+ Bài hát nói về gì ?
+ Bài hát nói về anh phi công lái máy bay, bay ở trên bầu trời đấy
- Vậy máy bay là phương tiện giao thông đường gì nhỉ?
- Ngoài máy bay ra con còn biết phương tiện giao thông đường hàng không nào nữa?
- Cô giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia các phương tiện giao thông đường hàng không.
- Với chủ đề chơi “Giao thông” ngày hôm nay thì cô cũng đã chuẩn bị cho các con rất là nhiều đồ dùng đồ chơi ở các góc rồi đấy vậy hôm nay các con sẽ chơi ở những góc nào nhỉ? 
* Góc phân vai:
- Ở góc phân vai chúng mình chơi những trò chơi gì?
+ Trò chơi gia đình có những ai nhỉ ?
+ Bố mẹ sẽ làm gì? 
- Trò chơi bán hàng cần có ai?
- Cô bán hàng làm những công việc gì? 
- Cô bán hàng thì phải như thế nào? 
* Góc xây dựng:
- Để xây được nhà ga thì chúng mình sẽ chơi ở góc nào? Cần những ai nhỉ? 
* Góc sách truyện: 
- Ở góc sách truyện hôm nay các con sẽ làm gì?
- Ở góc sách truyện hôm nay các con sẽ cùng nhau xem tranh ảnh về phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không
* Góc tạo hình:
- Các con muốn làm những họa sĩ tài ba thì sẽ chơi ở góc nào?
- À góc tạo hình hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tô màu tranh phương tiện giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không đấy. 
* Góc âm nhạc:
- Vậy còn các bạn hát hay múa dẻo thì chơi ở góc nào nhỉ? 
- Ở góc âm nhạc hôm nay các con sẽ cùng hát, múa các bài trong chủ đề nhé
* Góc thiên nhiên:
+ Để cây xanh tốt chúng mình chơi ở góc nào? 
+ Hôm nay các con sẽ cùng nhau tưới cây, lau lá nhé
- Vậy bây giờ các con hãy lấy biểu tượng về góc chơi mà các con thích nhé và khi về góc chơi thì các con tự sắp xếp đồ dùng đồ chơi ra, mỗi nhóm sẽ bầu cho cô 1 bạn trưởng nhóm, bạn trưởng nhóm sẽ có nhiệm vụ phân vai chơi cho các bạn trong nhóm mình nhé. Khi chơi các con nhớ phải đoàn kết, giữ gìn đồ dùng đồ chơi nhé
2. HĐ2: Quá trình chơi
- Trẻ lấy biểu tượng gắn vào góc chơi trẻ chọn.
- Cho trẻ về góc chơi. Cô đến từng nhóm gợi ý trẻ bầu trưởng nhóm và trưởng nhóm phân vai chơi cho các bạn rồi lấy đồ chơi ra chơi.
- Cô giáo bao quát các góc chơi, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi, đặt câu hỏi để trẻ nói lên hành động của cá nhân, khuyến khích các nhóm chơi tích cực, sáng tạo, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi; Thể hiện đúng hành động vai đã nhận
- Gợi ý trẻ đổi góc chơi, vai chơi nếu trẻ thích. 
3. HĐ3: Nhận xét sau khi chơi
- Gần kết thúc buổi chơi, cô giáo đến từng nhóm chơi gợi ý trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm 
- Cô nhận xét chung, động viên nhắc nhở trẻ cố gắng hơn.
- Cho trẻ đi tham quan công trình xây dựng.
+ Bạn trưởng nhóm góc xây dựng giới thiệu về công trình của mình. 
- Cô nhận xét về góc xây dựng.
- Cô nhận xét chung giờ học khen, động viên trẻ, cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định 
- Trẻ nhún nhảy
- Trẻ 3 tuổi trả lời 
- Trẻ 4 tuổi trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại
- Trẻ 4 tuổi trả lời, trẻ 3 tuổi nhắc lại
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ 3 tuổi trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời, 3 tuổi nhắc lại
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ lắng nghe cô nhắc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ về góc chơi và tự thoả thuận phân vai dưới sự gợi ý của cô 
- Trẻ chơi tích cực
- Trẻ sang góc chơi khác và nhập vai chơi.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đến thăm quan
- Nhóm trưởng giới thiệu công trình
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe và thực hiện
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 01 tháng 06 năm 2020
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Hoạt động: TCTV
Đề tài : LQVT “Tàu thủy, thuyền buồm” 
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
* Trẻ 3 tuổi:
- Trẻ nghe, hiểu, nhớ và nói đúng các từ “tàu thủy, thuyền buồm”, biết phát triển từ thành câu theo anh chị.
* Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ nghe, hiểu, nhớ và nói đúng các từ “tàu thủy, thuyền buồm”, biết sử dụng các từ để phát triển thành câu mở rộng.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng nói chính xác và đạt câu được với các từ, cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ giao thông đường thủy, ngồi ngay ngắn không đùa nghịch khi ngồi trên phương tiện giao thông đường thủy.
4. Dự kiến kết quả đạt
- 85 – 90 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Tranh tàu thủy, thuyền buồm, bảng, nam châm, que chỉ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ nhún nhảy theo bài hát “em đi chơi thuyền”
- Chúng mình vừa nhún nhảy theo bài hát gì?
- Bài hát nói về gì? 
- Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài thuyền ra các con còn biết phương tiện giao thông đường thủy nào nữa?
- Giáo dục trẻ: Biết chấp hành đúng luật lệ giao thông đường thủy, ngồi ngay ngắn không đùa nghịch khi ngồi trên phương tiện giao thông đường thủy.
2. HĐ2: Làm quen với từ tiếng việt 
* LQVT: Tàu thủy
- Làm mẫu: Cô cho trẻ quan sát tranh. Cô có tranh gì đây?
- À cô có tranh về tàu thủy đấy.
- Cô nói mẫu từ: Tàu thủy
- Cô cho 2 trẻ khá nói mẫu
- Cô nhận xét trẻ nói mẫu.
- Thực hành: Cô cho trẻ nói từ “tàu thủy” dưới nhiều hình thức khác nhau 
- Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
- Phát triển câu: Tàu thủychở gì?
- Cô phát triển câu: Tàu thủy 
- Cô cho 2 trẻ khá nói mẫu. 
- Cô cho trẻ phát triển câu dưới nhiều hình thức
- Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
* LQVT: Thuyền buồm
- Làm mẫu: Cô cho trẻ quan sát tranh. Cô có tranh gì đây?
- À cô có tranh về thuyền buồm đấy.
- Cô nói mẫu từ: Thuyền buồm
- Cô cho 2 trẻ khá nói mẫu
- Cô nhận xét trẻ nói mẫu.
- Thực hành: Cô cho trẻ nói từ “thuyền buồm” dưới nhiều hình thức khác nhau 
- Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
- Phát triển câu: Thuyền buồm có cái gì?
- Cô phát triển câu mẫu: Thuyền buồm có cánh buồm
- Cô cho 2 trẻ khá nói mẫu
- Cô nhận xét trẻ nói mẫu.
- Cô cho trẻ phát triển câu dưới nhiều hình thức
- Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ.
3. HĐ3: Củng cố 
- Cô nhận xét chung, chuyển sang hoạt động khác
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và trẻ 3 tuổi trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ khá lên nói mẫu
- Trẻ nói
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- 2 trẻ khá lên nói mẫu
- Trẻ nói
- Trẻ quan sát và trẻ 3 tuổi trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- 2 trẻ khá lên nói mẫu
- Lớp - tổ - nhóm - cá nhân
- Trẻ 4 tuổi trả lời
- 2 trẻ khá lên nói mẫu
- Trẻ nói
 - Trẻ nghe và thực hiện
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KỸ NĂNG XÃ HỘI
Hoạt động: KNXH
Đề tài: Dạy trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
* Trẻ 3 tuổi
- Trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Trẻ nhận biết, phân biệt được một số hành động biết, không biết chấp hành đúng luật lệ giao thông theo khả năng và dưới sự gơi ý của cô.
* Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Trẻ nhận biết, phân biệt được một số hành động biết, không biết chấp hành đúng luật lệ giao thông.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, khả năng phân biệt chính xác một số hành động biết, không biết chấp hành đúng luật lệ giao thông của trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực trong các hoạt động. Cô giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông khi tham gia giao thông
4. Dự kiến kết quả đạt
- 85 – 90% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Môi trường tổ chức hoạt động: Trong lớp
- Đồ dùng của cô: Tranh 1: Các bạn nhỏ đi bộ trên vỉa hè, tranh 2: Các bạn nhỏ ngồi trong ô tô trêu đùa thò đầu ra cửa sổ, tranh 3: Bé đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy với mẹ, tranh 4: Các bạn nhỏ đá bóng ở lòng đường.
- Đồ dùng của trẻ: 2 tranh có các hình ảnh biết, không biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Giới thiệu bài 
- Chúng mình cùng nhau nhún nhảy theo bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
 - Các con vừa nhún nhảy theo bài hát gì? Bài hát nói lên gì?
- Khi tham gia giao thông trên đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không con phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ: Biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông
2. HĐ2: Hướng dẫn trẻ thực hành, trải nghiệm 
* Dạy trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông
- Cô đưa lần lượt các tranh đã chuẩn bị cho trẻ quan sát.
- Tranh 1: Các bạn nhỏ đi bộ trên vỉa hè
+ Cô có tranh gì đây?
+ Em bé trong bức tranh đang làm gì?
+ Vậy các con ơi em bé trong tranh hành động như vậy thể hiện điều gì nhỉ ?
- Vậy các con khi đi bộ trên đường đã biết đi trên vỉa hè chưa?
- Cô khái quát: Khi đi bộ trên đường các con nhớ đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn giao thông nhé vì đi ở lòng đường sẽ có nhiều xe cộ đi lại sẽ rất nguy hiểm đấy..
- Tranh 2: Các bạn nhỏ ngồi trong ô tô trêu đùa thò đầu ra cửa sổ
+ Cô có tranh gì nữa nhỉ?
+ Chúng mình thấy các bạn nhỏ trong tranh có hành động gì?
+ Chúng mình thấy bạn nhỏ hành động như vậy đã biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông chưa? 
- Cô khái quát: Các con ạ, khi đi trên tàu xe các con không được đùa nghịch và không được thò đầu ra khỏi cửa sổ nhé sẽ nguy hiểm đến tính mạng đấy.
- Tranh 3: Bé đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy với mẹ
+ Cô có tranh gì nữa nhỉ?
+ Con có nhận xét gì về bạn nhỏ này? 
- Cô khái quát: Các con ạ, khi đi trên xe máy với người lớn các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm nhé điều đó thể hiện các con là người biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông đấy.
- Tranh 4: Các bạn nhỏ đá bóng ở lòng đường
+ Cô cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”
+ Cô dưa tranh ra cho trẻ quan sát
+ Các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? Ở đâu?
+ Vậy các con ơi các bạn nhỏ trong tranh hành động như vậy thể hiện điều gì nhỉ ?
-> Cô chốt lại và giáo dục: Các con ạ, khi tham gia giao thông các con nhớ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông như đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên tàu, xe, máy bay không thò đầu cửa sổ, ngồi trên thuyền, ca nô phải mặc áo phao, ngôi ngay ngắn để đảm bảo an toàn tính mạng không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả người tham gia giao thông khác nữa đấy các con nhớ chưa.
- Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội, khi cô hô trò chơi bắt đầu thì bạn đầu tiên chạy lên đánh 
dấu “x” vào hình ảnh thể hiện hành động biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông sau đó chạy thật nhanh về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 lại tiếp tục lên, cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng, và khi cô hô kết thúc thì dừng lại
- Luật chơi : Mỗi bạn lên chỉ được đánh dấu “x” vào 1 hành động. Đội nào đánh đúng và được nhiều hành động thể hiện biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông và được nhiều sẽ chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả của 2 đội
- Nhận xét sau khi chơi: Khen và động viên trẻ
3. HĐ3: Củng cố 
- Cô nhận xét chung giờ học
- Cho trẻ chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ nhún nhảy
- 1 - 2 trẻ 4 tuổi trả lời
- 2 - 3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- 2 - 3 trẻ 4 tuổi trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ tuổi 3 ttrả lời
- 2 - 3 trẻ 4 tuổi trả lời
- Nhóm trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- 2 - 3 trẻ 3 tuổi trả lời
- 3 - 4 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ trả lời
- 2 - 3 trẻ 3 tuổi trả lời
- 2 - 3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ kiểm tra kết quả
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát mô hình máy bay
TCVĐ: Đi tàu hỏa
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
I. Mục đích - yêu cầu 
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm và công dụng của máy bay, biết chơi trò chơi và chơi đúng luật.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát cho trẻ, giúp trẻ phát triển vận động nhịp nhàng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi tham gia trò chơi.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông đường hàng không các con phải chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường hàng không. 
4. Dự kiến kết quả đạt
- 80 – 85 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Mô hình máy bay, que chỉ, bàn
- Đồ dùng của trẻ: Sân chơi sạch sẽ, đủ rộng để trẻ chơi trò chơi 
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐCCĐ: Quan sát mô hình máy bay
- Cô cho trẻ nghe nhún nhảy theo bài hát: Anh phi công ơi
+ Chúng mình vừa nhún nhảy theo bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì ?
+ Bài hát nói về anh phi công lái máy bay, bay ở trên bầu trời đấy
- Vậy máy bay là phương tiện giao thông đường gì nhỉ?
- Ngoài máy bay ra con còn biết phương tiện giao thông đường hàng không nào nữa?
- Giáo dục: Các con nhớ là khi tham gia giao thông đường hàng không các con phải chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường hàng không như khi đi trên máy bay phải thắt dây an toàn, khôg thò đầu ra cửa sổ.nhé.
- Giờ hoạt động ngoài trời ngày hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau quan sát 1 loại phương tiện giao thông đường hàng không nhé.
- Các con hãy nhìn xem đây là cái gì? (Máy bay hàng không)
- Cho trẻ nói từ “Máy bay” 2 – 3 lần dưới nhiều hình thức
- Máy bay có những bộ phận nào? (Đầu máy bay, cánh máy bay, đuôi máy bay, thân máy bay)
- Máy bay dùng để làm gì? (Chở hàng, chở người)
- Người lái máy bay gọi là gì?( phi công)
=&g

File đính kèm:

  • docGiao an chu de giao thong_12841833.doc