Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Thực hành: Xé, dán tàu thủy - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Cháu biết thể hiện xé dán tàu thủy qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.

 - Trẻ biết xé, dán sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ phối hợp giấy màu để tạo thành bức tranh đẹp của trẻ .

GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.

 + Trẻ biết cẩn thận khi tham gia trên phương tiện giao thông đường thủy.

II.CHUẨN BỊ:

 - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc. ĐD tương tự trẻ nhưng kích thước lớn hơn.

 - Trẻ: Giấy, giấy màu, keo, dĩa, rổ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 13232 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Thực hành: Xé, dán tàu thủy - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 04 tháng 04 năm 2012
TH: XÉ, DÁN TÀU THỦY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Cháu biết thể hiện xé dán tàu thủy qua trí nhớ, trí tưởng tượng của trẻ.
 - Trẻ biết xé, dán sáng tạo, biết cách sắp xếp bố cục tạo nên bức tranh cân đối, trẻ phối hợp giấy màu để tạo thành bức tranh đẹp của trẻ .
GD: + GD tính kiên trì, biết giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
 + Trẻ biết cẩn thận khi tham gia trên phương tiện giao thông đường thủy.
II.CHUẨN BỊ:
 - Cô: Tranh gợi ý, máy cassette, băng nhạc. ĐD tương tự trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
 - Trẻ: Giấy, giấy màu, keo, dĩa, rổ.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1:Trò chuyện: 
 - Cho trẻ hát “Em đi chơi thuyền” 
 - Trò chuyện về nội dung bài hát:
 + Các bạn vừa hát bài hát gì? 
 - Các bạn trong bài hát đang làm gì vậy?
 - Vậy bây giờ cô cùng các bạn sẽ xé dán cho mình 1 chiếc tàu thủy thật là đẹp nhé!
 - Cô giới thiệu tên đề tài. (xé dán tàu thủy) cho trẻ lặp lại 2 – 3 lần.
 Hoạt động 2: Quan sát bức tranh mẫu
 - Gợi hỏi trẻ tranh gì đây? Tranh tàu thủy được làm bằng gì?
 - Tàu thủy của cô gồm những hình gì? (Hình thang cân, 2 hình chữ nhật đứng)
 - Cô dán tàu thủy ra sao? Các bạn có thích không? Vì sao?
 - Theo con thì con sẽ xé dán như thế nào?
 Cô thực hiện mẫu:
 - Cô LM và giải thích: Để xé được tàu thủy đầu tiên cô xé 2 nét xiên và 2 nét thẳng ngang để làm chiếc tàu, tiếp theo cô lấy 1 tờ giấy màu khác xé thành 2 hình chữ nhật đứng làm buồng lái. Sau đó cô phếch hồ dán lên giấy, tàu thủy của cô đã hoàn thành.
 - Cô làm mẫu lần 2 + gợi hỏi kỹ năng xé dán tàu thủy: 
 - Để xé dán tàu thủy đầu tiên cô làm gì?
 - Chiếc tàu cô xé những nét gì? 
 - Tiếp theo các bạn sẽ làm gì nữa? 
 - Buồng lái là hình gì và cô dán ở đâu? 
 - Cô phết hồ như thế nào? 
 Hoạt động 3: Trẻ thực hiện (TC: Tách nhóm)
 - Cho trẻ về bàn thực hiện xé dán tàu thủy, cô đến từng bàn quan sát gợi ý cho trẻ xé, dán sáng tạo hơn.
 - Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp quy định giờ.
 - Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ biết.
 Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
 - Cho trẻ treo sản phẩm, cô hỏi trẻ lại tên đề tài.(Xé dán tàu thủy)
 - Cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm đẹp, hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh, vì sao? (trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn)
 - Cô nhận xét kết thúc: Khen trẻ xé dán sáng tạo, cô động viên trẻ còn yếu.
 - Cô GD trẻ: Khi tham gia trên phương tiện giao thông đường thủy không được chạy giỡn sẽ dẽ bị rơi xuống nước nếu người lớn không cứu kịp thời sẽ bị chết đuối.
Nhận xét, đánh giá tiết học:……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 18 tháng 04 năm 2012
 TH: NẶN MÁY BAY
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 - Trẻ biết gọi tên, biết được đặc điểm, hình dạng của máy bay.
 - Trẻ biết quan sát và ghi nhớ, sử dụng các kỹ năng nặn (xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹp, vuốt miết, ghép đính …).
 - Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 
II.CHUẨN BỊ
 - Cô: Đất nặn, bảng, mẫu
 - Trẻ: Đất nặn, bảng.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề : 
 - Cô đố, cô đố:
 Chẳng phải là chim
 Mà bay trên trời
 Chở được nhiều người
 Đi khắp mọi nơi
 - Là cái gì? (Máy bay)
 - Hôm nay lớp mình sẽ nặn máy bay nhé!
 Hoạt động 2:Quan sát mẫu
 - Trời tối rồi , trời sáng rồi. 
 - Trò chuyện về đặc điểm máy bay:
 - Đây là cái gì? Chiếc máy bay được làm bằng gì?
 - Máy bay có những bộ phận nào? Thân, cánh, đuôi máy bay cô nặn như thế nào?
 - Chiếc máy bay này hoàn chỉnh chưa? Các bạn có thích không? Vì sao?
 - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào?
 Cô thực hiện mẫu
 - Cô làm mẫu lần 1 + giải thích: Để nặn được chiếc máy bay trước tiên cô chia đất ra làm 2 phần không bằng nhau, phần to cô xoay tròn và lăn dọc tạo thành 1 đầu to và 1 đầu nhỏ để làm thân chiếc máy bay, ở phần đầu nhỏ cô vuốt miết để tạo thành đuôi máy bay, tiếp theo cô lấy 1 phần đất nhỏ còn lại chia làm 2 và cô xoay tròn, ấn dẹp và vuốt miết làm 2 cánh của chiếc máy bay, sau khi hoàn tất cô ghép đính 2 cánh vào thân chiếc máy bay cô được chiếc máy bay hoàn chỉnh. 
 - Cô làm mẫu lần 2 + đàm thoại: Cô vừa dạy cho các con nặn cái gì?
 - Để nặn được chiếc máy bay, trước tiên cô làm gì?
 - Sau đó cô làm gì nữa? 
 - Cô cho cháu làm động tác mô phỏng .
 - Đuôi của chiếc máy bay cô dùng kỹ năng gì để nặn?
 - Để nặn được chiếc máy bay đầu tiên cô làm gì? Sau đó cô làm gì nữa?
 - Hai cánh của chiếc máy bay cô nặn như thế nào? 
 - Chiếc máy bay này hoàn chỉnh chưa? Các bạn có thích không? Vì sao?
 - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào?
 Hoạt động 3:Trẻ thực hiện (Đọc thơ Con đường của bé)
 - Trẻ về nhóm thực hiện (Cô quy định thời gian)
 - Cô lại từng bàn gợi cho trẻ cách thực hiện đối với trẻ yếu, trẻ khá , giỏi cô gợi cho trẻ nặn sáng tạo hơn. 
 - Cô chỉnh sửa sai cho trẻ
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm: 
 - Các con vừa thực hiện đề tài gì ? ( Nặn máy bay) 
 - Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn 
 + Con thích sản phẩm nào của bạn nhất ? Tại sao con thích ?
 - Cô nhận xét sản phẩm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh 
 - GD trẻ phải tuân thủ 1 số luật lệ khi đi trên máy bay.
* Kết thúc nhận xét và tuyên dương:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTH xé.doc