Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ kính yêu

 - Biết cách ăn uống hợp vệ sinh: không ăn, uống những đồ ăn chưa được nấu chín, đun sôi; không ăn, uống những loại thực phẩm đóng chai có phẩm màu lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, hay quá hạn sử dụng.

 - Biết được một số món ăn đặc sản của một số vùng miền: đặc sản của người Kinh, người Mường, người Nam bộ và của người Hà Nội.Biết giá trị dinh dưỡng của những món ăn đó.

 

doc31 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 26660 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ kính yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: 
Thời gian thực hiện: Từ ngày 22 tháng 04 đến ngày 10 tháng 05 năm 2013
Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
 - Biết cách ăn uống hợp vệ sinh: không ăn, uống những đồ ăn chưa được nấu chín, đun sôi; không ăn, uống những loại thực phẩm đóng chai có phẩm màu lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, hay quá hạn sử dụng...
 - Biết được một số món ăn đặc sản của một số vùng miền: đặc sản của người Kinh, người Mường, người Nam bộ và của người Hà Nội...Biết giá trị dinh dưỡng của những món ăn đó.
* Vận động:
 - Có khả năng giữ được thăng bằng cơ thể và phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong vận động.
 - Thực hiện được cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: sử dụng kéo cắt được đường thẳng, buộc dây giày và biết tết sợi.
Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học
 - Trẻ biết tên nước Việt Nam, cờ tổ quốc, biết Hà Nôi là thủ đô của nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
 - Biết và một số địa danh, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Hòa Bình nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung qua một vài đặc điểm nổi bật( tên gọi, địa điểm; các công trình xây dựng; Thủy điện sông đà của Hòa Bình; thủy điện Sơn la của Sơn La..., các di tích văn hóa; Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cố đo Huế...) các ngày lễ của nước Việt Nam: Quốc khánh - Giỗ tổ hùng vương - Chiến thắng 30 tháng 04...
 - Biết Bác Hồ là lãnh tụ của nước Việt Nam, Bác rất yêu các cháu thiếu nhi, và những người già, biết nơi yên nghỉ của Bác gọi là Lăng Bác và được đặt tại Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam, nơi có Hồ Gươm, Tháp rùa, đền Ngọc sơn....
 - Nhận biết , phân biệt được một số đặc sản, sản phẩm truyeeng thống của quê hương, đất nước qua dấu hiệu nổi bật...
* Làm quen với toán
 - Biết đếm đến 10 các đồ vật, sản phẩm và nói được kết quả đếm.
 - Sử dụng các chữ số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự trong phạm vi 5: Biết so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5 và dùng ngôn ngữ diến đạt: Bằng nhau – Nhiều hơn – Ít hơn...
 - Biết so sánh, nhận ra sự khác nhau, giống nhau về các hình( hình Vuông – Tròn – Tam giác – Chữ nhật) qua các điểm nổi bật của chúng.
Phát triển ngôn ngữ
 - Biết và sử dụng một số từ chỉ địa danh lịch sử Việt Nam: Địa chỉ, địa danh quê hương nơi mình sinh sống( tên xóm, xã, huyện, tỉnh).
 - Có thể kể chuyện, đọc thơ và có thể kể theo tranh về một số địa danh. Di tích, hoặc danh thắng, lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
 - Phân biệt được những hành vi tốt – chưa tốt; đúng – sai; ngoan – không ngoan...
 - Tích cực tham gia và vui thích đón mừng các sự kiện trọng đại của đất nước: Giỗ tổ Hùng vương; sinh nhật Bác Hồ kính yêu 19 - 05; Chiến thắng 30 -04; Quốc khánh 02 – 09.
 - Có một số hành vi, cử chỉ, lời nói lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Yêu kính Bác Hồ, yêu quê hương làng xóm....
 - Tự hào và hãnh diện về truyện thống anh hùng, lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc của dân tộc Việt Nam.
 - Thích thú tìm hiểu về quê hương nơi mình sinh sống.
 - Biết giữ gìn môi trường, cảnh quan nơi mình sinh sống, làm đẹp thêm phố phường: Không vứt rác bừa bãi, bẻ phá cây cối...
 - Biết giữ gìn, duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Phát triển thẩm mỹ:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc đối với quê hương đất nước, Bác Hồ qua các sản phẩm tạo hình: Âm nhạc, tạo hình.	
 - Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, hài hòa về màu sắc. Đặt tên cho bức tranh hoặc sản phẩm của mình tạo ra.
 - Hứng thú và nắm rõ luật của các trò chơi dân gian cùng cô và bạn.
MẠNG NỘI DUNG
- Tên gọi, bản đồ, quốc kỳ, quốc ca.
- Một số địa danh nổi tiếng của ba miền Bắc – Trung – Nam; tên gọi, đặc trưng, văn hóa. 
- Một số ngày lễ hội: Quốc khánh 2/9; tết nguyên đán; tết trung thu; ngày giải phóng miện nam, lễ hội của địa phương...
- Việt Nam có nhiều dân tộc, các bạn dân tộc nhỏ khác nhau, tên gọi, trang phục: Thái – kinh – Mường – Tây nguyên...
- Hà Nội là thủ đo của nước Việt Nam: Một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở thủ đô Hà Nội, đăc sản( Cốm làng vòng, phở Hà Nội), nét văn hóa của người Tràng An.
- Yêu mến quê hương, bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan, văn hóa và duy trì giữ gìn bản sắc Dân tộc của dân tộc mình.
Việt Nam quê hương tôi
Quê hương – Đất nước – Bác Hồ kính yêu
Bác Hồ kính yêu
Hòa Bình mến yêu của em
- Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước Việt Nam, ảnh Bác Hồ, ngày sinh của Bác ( 19 -05).
- Một số địa danh lịch sử về Bác: Hang Pắc bó; Bến nhà rồng; Quê hương làng trù; Làng sen; lăng Bác...
- Tính cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi và người già, và tất cả dân tộc.
 - Tên gọi và một số đặc điểm của công trình công cộng: thủy điện Hòa Bình, địa danh nổi tiếng: Lăng bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh...
- Một số đặc trưng văn hóa: Trang phục dân tộc, món ăn, đặc sản, nghề truyền thống...
- Lễ hội: các điệu múa, bài hát, trò chơi dân gian của một số dân tộc.
- Yêu mến quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, bảo vệ và giữ gìn môi trường, cảnh quan, văn hóa....
MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Chuyện: Sự tích Hồ gươm; Ông gióng; Ai ngoan sẽ được thưởng...Đọc thơ, ca dao, đồng dao về quê hương đất nước: Bác Hồ của em, Ảnh Bác...
- Trò chuyện những điều đã được quan sát về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
 To¸n:
- Luyện tập nhận biết sự giống và khác nhau giữa các hình, phân loại hình theo tên gọi, dấu hiệu đặc trưng...
- Xếp tương ứng 1 -, đếm so sánh, nhận biết số lượng trong phạm vi 5; luyện tập xác định phía phải, trái, trước sau, trên dưới.....
- Chơi: Tim đúng số nhà, chiếc túi kỳ diệu, đếm xem có bao nhiêu....
 KPKH: 
- Những nét đặc trưng của quê hương đất nước Việt nam: cho trẻ xem tranh, ảnh, băng hình, trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng, các khu di tích lịch sử của ba miền Bắc – Trung – Nam.
- Quan sát bản đồ Việt Nam, cờ tổ quốc, trang phục dân tộc, các địa danh, các hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.
- Chơi : Ai có tranh giống tôi ; Tìm đúng địa danh...
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC 
VÀ BÁC HỒ
Ph¸t triÓn
TM
Ph¸t triÓn NN
PTTCXH
 *T¹o h×nh:
- VÏ, nÆn, xÐ, c¾t d¸n bøc tranh phong c¶nh 4 mïa, vÏ vÒ biÓn, xÐ d¸n c¶nh 
-Trò chuyện về quê hương, làng xóm của bé, các ngày tết,lễ hội của quê hương, về trang phục của một số dân tộc.
- §ãng vai: B¸n c¸c lo¹i n­íc gi¶i kh¸t mïa hÌ; Phßng kh¸m; gia ®×nh
* Dinh dưỡng và sức khỏe: 
- Tập chế biến các món đặc sản: thịt gà măng chua, cơm lam, rượu cần...
* PTTC:
- Đi trên vạch kẻ thẳng; đập và bắt bóng; ném bóng trúng đích; nhảy xa – chạy nhanh 15m.
- Trò chơi: Ném còn; Ai nhanh nhất...
- Trò chuyện về tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
- Chơi xây dựng Lăng Bác, xây tháp rùa, bến nhà rồng, thủy điện Hòa Bình.
- Chơi đóng vai: Hướng dẫn viên du lịch, quầy bán vé, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng bán đặc sản.
- Hát các bài hát ca ngợi về quê hương, đất nước, về Bác Hồ kính yêu : Nhớ ơn Bác, Em yêu thủ đô ; múa với bạn tây nguyên...
- Nghe hát : Quê hương ; Từ rừng xanh cháu về đây thăm Bác..
- Vẽ, xé dán các hình ảnh về quê hương ; cắt dán trang phục dân tộc, về miền núi.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Chủ đề nhánh: .
Thực hiện từ ngày 23 tháng 04 đến ngày 27 tháng 04 năm 2012
	Yêu cầu:
 - Biết biết tên gọi của quê hương Hòa bình thân yêu của bé: Tỉnh – Huyện – Xã( khu – phố). Biết một vài danh thắng của quê hương: Thủy điện Hòa bình, Động tiên Lạc thủy, Bản lác Mai châu, Động nam sơn, Hang bụt Tân lạc...
 - Biết phong tục tập quán truyền thống của địa phương: Lễ hội khai hạ mường bi.
 - Biết một số món ăn đặc sản cảu quê hương: Rượu cần; Cơm lam; Thịt gà nấu măng chua...; Lễ hội dân ca; Nghề dệt vải; Làm lúa nước...
 - Biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về quê hương...
 - Biết hát và vận động theo nhạc các bài hát về quê hương: Đập bôông bôông, lời ru đất mường, Quê tôi Tân lạc mường bi...
 - Biết làm một số sản phẩm tạo hình từ các nguyên vật liệu khác nhau.
 - Biết và tự hòa về quê hương Tân lạc anh hùng, yêu mến quê hương luôn có ước mơ học giỏi để giúp cho quê hương sau này.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN.
Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
 Trao đổi cùng phụ huynh gợi ý cho phụ huynh trò chuyện cho trẻ biết một số địa danh của quê hương, các món ăn đặc sản, một số phong tục của quê hương.
 Cùng trò chuyện với trẻ về thôn xóm nơi gia đình bé sinh sống.
 Cho trẻ tập thể dục sáng theo nội dung bài hát Đoàn tàu nhỏ xíu; Em yêu thủ đô.
Hoạt động
học
PTNT:
- Quê hương hòa bình của bé. - Chơi hãy nói nhanh. -- Hát Đập bôông bôông.
PTTC:
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế.
- Thi xem tổ nào giỏi.
PTNN:
- Thơ: Em vẽ.
- TC về làng xóm của bé. 
PTNT:
Đếm đến 5 – Nhận biết nhóm có 5 đối tượng...
- Kể tên 5 nhóm có 5 món ăn ở địa phương – Về đúng địa danh.
PTTM:
Hát: Hòa bình cho bé. 
Nghe: Đập bôông bôông
Trò chơi: Ai đoán giỏi. 
 ND tích hợp: Xé dán nhà sàn.
Hoạt động ngoài 
trời
Quan sát thời tiết – Chơi về đúng nhà – Làm trâu từ lá mít.
Quan sát trang phục của người mường – Thi xem tổ nào nhanh – Vẽ mưa.
- Quan sát nhà sàn – kéo co – bẻ que xếp nhà; chơi tự chọn.
Quan sát các hình ảnh về Bản Lác Mai châu – Chơi đẩy gậy – Nhảy sạp.
 Quan sát nhà văn hóa cảu xóm – Chơi câu ếch – Chơi tự do theo ý thích.
Hoạt động 
góc
 Xây dựng: Xây khách sạn An Lạc – khu vui chơi An Lạc – Bể bơi.
 Phân vai: Cửa hàng giải khát – Cửa hàng bán thổ cẩm – Các món ăn đặc sản.
 Nghệ thuật: Tô màu tranh về quê hương – Vẽ nhà sàn – núi đồi; Hát múa các bài dân ca của địa phương.
 Học tập: Xem tranh ảnh về quê hương, làng xóm.
 Thiên nhiên: Chăm sóc tưới cây ở góc thiên nhiên.
Chăm sóc nuôi dưỡng
 Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. Giới thiệu các món ăn trong bữa ăn, hỏi giá trị dinh dưỡng của các món.
 Khai thác thêm các món ăn ở nhà bố mẹ hay chế biến cho ăn, cách chế biến, giá trị dinh dưỡng...
Hoạt động chiều
Cho trẻ vẽ làm các món ăn của địa phương. Chơi theo ý thích.
Nghe và làm quen bài hát: “ Hòa bình cho bé ” . Vẽ về miền núi.
Nghe kể chuyện: sự tích nhà sàn. Tập vẽ. xé, dán nhà sàn có sự giúp đỡ.
Trò chuyện về các cảnh đẹp ở quê hương mà trẻ biết, các món ăn của quê hương. 
Tổ chức cho trẻ vui văn nghệ. Nhận xét cuối tuần.
Trả trẻ
 Vệ sinh cá nhân, trò chuyện thêm về một số địa danh của quê hương, các danh thắng của quê hương, các món ăn dân tộc...
 Chuẩn bị tư trang để ra về.
Ý kiến BGH Ngày 20 tháng 04năm 2012 
 Người xây dựng kế hoạch
 Bùi Thị Hạ Mi
Thứ hai ngày 22 tháng 04 năm 2012
 Yêu cầu:
 - Trẻ biết được tên gọi của tỉnh, huyện, xã...nơi quê hương mình sinh sống.
 - Biết được nơi mình ở gọi là làng( xóm, khu phố), có nhiều gia đình khác cùng chung sống, nghề chủ yếu là làm nông nghiệp...
 - Phát triển ngôn từ, tư duy, ghi nhở có chủ định.
 - Giáo dục trẻ yêu quê hương, làng xóm nơi mình sống, từ đó ý thức được sự cần thiết phải giữ gìn cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
 Chuẩn bị:
 - Các hình ảnh( tranh) về quê hương: thủy điện Hòa Bình, lễ hội của dân tộc, nét văn hóa, trang phục, đặc sản của quê hương để trình chiếu.
 - Giấy màu, giấy bút vẽ, hồ dán.
 Tiến trình thực hiện:
 * Hoạt động 1:
 - Hát “ Hòa bình cho bé ” nhạc: Huy Trân.
 - Trong tháng tư này có một ngày rất ý nghĩa bạn nào biết đó là ngày gì nào? ( GPMN, kế tiếp là ngày 01 – 05 QTLĐ.....
 * Hoạt động 2:
 - Trình chiếu cho trẻ quan sát các hình ảnh về quê hương Hòa Bình.
 - Hình ảnh này các bạn được nhìn thấy ở đâu? Thủy điện Hòa Bình nằm ở đâu?
 - Hòa Bình có thành phố là thành phố gì?
 - Thành phố Hòa Bình ở vùng núi hay ở vùng biển?
 - Có bạn nào được đến thủy điện Hòa Bình chưa? Thủy điện có gì? Cho trẻ trao đổi cùng nhau về tên quê hương, nơi mình sinh sống...( nhà con ở đâu? Xóm gì? xã gì? Huyện nào? Tỉnh nào?)
 - Xung quanh nơi các bạn ở có nhiều nhà không? Các bạn là người dân tộc gì? Dân tộc mường ở nhà gì? Trang phục của người mường là gì?...
 - Người mường có nghề truyền thống gì không? Chúng mình có thuộc bài hát nào của dân tộc mường không?..
 - Tiếp tục trò chuyện về các món ăn của quê hương, khu danh lam thắng cảnh, vui chơi giải trí...
 * Chơi trò chơi: Cùng thi tài:
 - Tô màu một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
======******======
Quan sát thời tiết
Trò chơi về đúng nhà – Làm trâu từ lá mít.
 Yêu cầu:
 - Trẻ biết quan sát và nhận xét về thời tiết ( trời nắng hay mưa hay dâm mát...)
 - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ một số cách bảo vệ cơ thể và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
 Chuẩn bị:
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi.
 - Nội dung giờ hoạt động.
 Tiến hành:
 * Quan sát thời tiết:
 - Hát bài “ Trời nắng trời mưa ”.
 - Nhắc trẻ quan sát thời tiết và cho ý kiến nhận xét.
 - Giáo dục trẻ một số cách bảo vệ cơ thể và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
 * Trò chơi Về đúng nhà:
 - Cô nói luật chơi, cách chơi.
 - Cho trẻ chơi vài lần, cô bao quát trẻ chơi và nhắc trẻ chơi đúng luật.
 * Làm trâu từ lá mít:
 - Hướng dẫn trẻ cách làm trâu từ lá mít.
 - Cô quan sát trẻ và nhắc trẻ chỗ nào trẻ chưa làm được.
 Đánh giá cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
=========********========
Thứ ba ngày 23 tháng 04 năm 2012
 Yêu cầu:
 - Rèn luyện trẻ thao tác trườn sấp kết hợp trèo qua ghế đúng động tác, thuần thục, phối hợp nhịp nhàng.( Khi trườn đầu không cúi. Bụng áp sát xuống sàn, phối kết hợp tay nọ chân kia) 
 - Phát triển sự nhanh nhẹn, sự bền bỉ, khéo léo.
 - Giáo dục trẻ ý thức tập trung đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ.
 Chuẩn bị:
 - Chiếu, ghế thể dục, băng đĩa nhạc các ài hát về chủ đề, sân tập thoáng sạch.
 Tiến trình tổ chức:
 * Hoạt động 1:
 - Cho trẻ đi vòng tròn quanh sân hát bài “ Hòa bình cho bé ” kết hợp các tư thế chân. Về đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
 * Hoạt động 2: 
 Bài tập phát triển chung
 - Tay: hai tay quay dọc thân.
 - Chân: đứng lên ngồi xuống liên tục.
 - Bụng: hai tay chống hông ngieng người sang hai bên.
 - Bật: bật nhảy tại chỗ.
 Vận động cơ bản:
- Chia trẻ thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
 - Cô tập mẫu cho trẻ quan sát, vừa tập vừa kết hợp giải thích động tác ( tập 2 lần)
 - Cho 2 trẻ khá lên tập mẫu cho các bạn quan sát.
 - Cho 2 đội lần lượt tập.
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ tập tốt.
 - Cho 2 đội thi đua.
 - Kiểm tra kết quả của 2 đội.
 - Hỏi trẻ lại tên bài tập.
 - Cho 1 trẻ khá lên tập lại một lần.
 - Chơi trò chơi lộn cầu vồng.
 3.Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập.
 *Hoạt động 3:
 - Thu dọn đồ dùng cùng cô.
 - Nhẹ nhàng về lớp chơi theo nhóm.
=========********========
Quan sát trang phục của người mường
Trò chơi thi xem tổ nào nhanh – Vẽ nhà sàn.
 - Trẻ biết quan sát và nhận xét về trang phục của người mường..
 - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ bảo tồn, phát huy, giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc mường.
 Chuẩn bị:
 - Váy áo mường, tranh, hình ảnh.
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi.
 - Nội dung giờ hoạt động.
 Tiến hành:
 * Quan sát trang phục dân tộc mường:
 - Hát bài “ Tân lạc quê tôi ”.
 - Nhắc trẻ quan sát trang phục dân tộc mường và cho ý kiến nhận xét.
 - Giáo dục trẻ bảo tồn, phát huy, giữ gìn bản sắc dân tộc mường.
 * Trò chơi Thi xem tổ nào nhanh:
 - Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
 - Cho trẻ chơi vài lần, cô bao quát trẻ chơi và nhắc trẻ chơi đúng luật.
 * Vẽ nhà sàn:
 - Cho trẻ quan sát hình ảnh nhà sàn, sau đó cho về góc vẽ nhà sàn.
 - Cô quan sát trẻ và nhắc trẻ vẽ theo yêu cầu của cô, gợi ý cho những cháu có năng khiếu.
 Đánh giá cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 24 tháng 04 năm 2012
Thơ:
 Yêu cầu: 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. 
 - Trẻ thuộc bài thơ, đọc đúng diễn cảm bài thơ.
 - Rèn kỹ năng tập trung chú ý, ghi nhớ, trả lời rõ ràng mạch lạc.
 - Giáo dục trẻ yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
 Chuẩn bị:
 - Hình ảnh trên máy tính để trình chiếu.
 - Nội dung câu hỏi đàm thoại.
 - Nhạc bài hát “ Em vẽ”. 
 Tiến trình thực hiện:
 *Hoạt động 1:
 - Hát bài “ Em vẽ ”
 - Trò chuyện về làng xóm của bé. 
 *Hoạt động 2:
 - Đọc thơ lần 1 giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
 - Đọc lần 2 kết hợp hình ảnh trên máy minh họa nội dung bài thơ.
 - Giảng nội dung bài thơ, hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
 *Trích dẫn – đàm thoạị:	
 - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
 - Bài thơ nói về ai nào? Bạn nhỏ vẽ cái gì?
 - Bạn nhỏ trong bài thơ vẽ gì nào?
 - Bạn vẽ con gà trống ntn?
 - Bạn ấy vẽ con mèo ntn?
 - Đôi bướm trắng thì ntn?
 - Tiếp tục đàm thoại đến hết bài thơ.
 - Giáo dục trẻ yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
 *Cho trẻ đọc thơ:
 - Cô và trẻ đọc thơ vài lần, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nhịp đúng.
 - Luyện đọc dưới các hình thức( cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 *Hoạt động 3: Đọc thơ theo hiệu lệnh:
 - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi.
 - Cô bao quát và nhắc trẻ chơi nghiêm túc đúng luật.
 *Hoạt động 4:
 - Về góc vẽ nhà sàn, nền nhạc bài “ Em vẽ ”.
=========********========
Quan sát nhà sàn
Trò chơi Kéo co – Bẻ que xếp nhà.
 Yêu cầu:
 - Trẻ biết quan sát và nhận xét về nhà sàn đân tộc mường.
 - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo dục giữ gìn và bảo tồn nhà sàn và văn hóa dân tộc mường.
 Chuẩn bị:
 - Hình ảnh nhà àn dân tộc mường.
 - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động chơi.
 - Nội dung giờ hoạt động.
 Tiến hành:
 * Quan sát nhà sàn:
 - Trò chuyện về chủ đề đang khám phá, và làng xóm của bé.
 - Nhắc trẻ quan sát hình ảnh nhà sàn và cho ý kiến nhận xét.
 - Giáo dục trẻ Giữ gìn và bảo tồn nhà sàn và văn hóa dân tộc mường.
 * Chơi kéo co: 
 - Chia trẻ thành hai đội, cho trẻ nhắc lại luật chơi cách chơi, trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết.
 - Cô bao quát trẻ chơi và nhắc trẻ chơi đúng luật.
 * Bẻ que xếp nhà:
 - Cho trẻ nhặt que trên sân, xếp nhà sàn theo ý thích.
 - Cô bao quát và nhắc trẻ xếp nhà sàn.
 Đánh giá cuối ngày:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docque huong dat nocs va bac ho.doc
Giáo Án Liên Quan