Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Tết trung thu - Chủ đề nhánh 1: Lớp học của bé - Hoạt động ngoài trời - Nguyễn Thị Ngọc Cầm

1/. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết sử dụng giác quan để nhận biết về lớp học của bé.

- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và lắng nghe những phát biểu của bạn.

- Chơi đúng luật của các trò chơi.

- Tích cực, thích vận động ngoài trời.

2/. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Quan sát lớp chồi 1:

- Cô dặn dò trẻ và gợi ý trẻ nêu lên mục đích hoạt động

- Gợi trẻ nói về nhu cầu khám phá của mình: À đã đến giờ gì vậy các con? Cô giới thiệu đối tượng bằng cách để trẻ tự tìm?

- Cô và trẻ cùng hát bài “ đi dạo”

- QS “Lớp chồi 1”:

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 8004 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Tết trung thu - Chủ đề nhánh 1: Lớp học của bé - Hoạt động ngoài trời - Nguyễn Thị Ngọc Cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 1: Lớp học của bé
Thực hiện từ 05/09 – 09/09/2011
1/. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng giác quan để nhận biết về lớp học của bé.
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và lắng nghe những phát biểu của bạn.
- Chơi đúng luật của các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2/. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát lớp chồi 1:
- Cô dặn dò trẻ và gợi ý trẻ nêu lên mục đích hoạt động
- Gợi trẻ nói về nhu cầu khám phá của mình: À đã đến giờ gì vậy các con? Cô giới thiệu đối tượng bằng cách để trẻ tự tìm?
- Cô và trẻ cùng hát bài “ đi dạo”
- QS “Lớp chồi 1”:
+ Cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ quan sát 2-3 phút. Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
+ Gợi hỏi: Các bạn mấy tuổi?, học lớp gì?, lớp chồi là ở đâu?, lớp chồi có mấy cô giáo? Tên, tuổi của từng cô?...ðCô tổng hợp lại trên cơ sở chính xác lại kiến thức cho trẻ.
- Giáo dục trẻ phải giữ gìn mảng tường sạch đẹp là không được vẽ bậy, tháo bỏ những bức tranh, những chữ cô trang trí trên mảng tường. 
Hoạt động 2: Trò chơi có luật
- TCVĐ: Chuyền bóng
+ Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ cầm bóng. Khi cô hô 2 ,3 thì bắt đầu chuyền bóng cho bạn bên cạnh lần lượt theo vòng tròn. Lúc đầu chuyền sang phía tay trái, sau sang tay phải.
- Hỏi trẻ xem thích chơi vận động gì? Nêu tên trò chơi’Gợi hỏi để trẻ nêu cách chơi, luật chơi’Tổ chức chơi 2, 3 lần mỗi trò chơi.
- TCDG: Xỉa cá mè.
+ Cách chơi: Cho cháu đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong, tay phải chìa ra. Một cháu đứng trong vòng tròn, vừa đọc và đập vào bàn tay của các bạn theo nhịp của lời bài hát. Từ “men” rơi vào trẻ nào thì trẻ đó làm “người đi buôn men” từ “chó”, “mèo” rơi và trẻ nào thì trẻ đó làm chó, mèo, các trẻ còn lại làm hàng rào để giữ chặt, ngăn không cho người buôn men vào nhà, chó sủa” gâu, gâu”, mèo kêu” meo, meo”. Người buôn men không được giằng tay người giữ nhà. Gặp cửa bỏ ngỏ (trẻ không nắm tay) thì cả nhà thua. Trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu 1 số đồ chơi, cách sử dụng, nhắc nhở trẻ giữ gìn, cho từng nhóm trẻ vào chơi.
- Cô giúp trẻ thực hiện tốt trong quá trình chơi.
*Kết thúc giờ chơi: Cô tập hợp trẻ lại nhận xét chung, cùng cô thu dọn đồ dùng, nhắc trẻ rửa tay trước khi vào lớp.
*LƯU Ý:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 2: Bé vui trung thu
Thực hiện từ 12/09 – 16/09/2011
1/. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng giác quan để nhận biết về bé vui trung thu
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và giao tiếp với cô, với bạn.
- Chơi đúng luật của các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2/. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát lồng đèn:
- Cô dặn dò trẻ và gợi ý trẻ nêu lên mục đích hoạt động
- Gợi trẻ nói về nhu cầu khám phá của mình: À đã đến giờ gì vậy các con? Cô giới thiệu đối tượng bằng cách để trẻ tự tìm?
- Cô và trẻ cùng hát bài “ đi dạo”
- QS “ Lồng đèn”:
+ Cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ quan sát 2-3 phút. Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
+ Gợi hỏi: Đây là cái gì?. Nó có dạng hình ra sao? Lồng đèn đó nó như thế nào? (To/ nhỏ)...ðCô tổng hợp lại trên cơ sở chính xác lại kiến thức cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ khi chơi lồng đèn phải chơi cẩn thận đối với những dạng lồng đèn đốt bằng đèn cầy dễ bị cháy.
Hoạt động 2: Trò chơi có luật
TCVĐ: Tung bóng 
+ Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay, ai làm rơi bóng sẽ bị phạt.
+ Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ cầm tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt để bóng không bị rơi.
- Hỏi trẻ xem thích chơi vận động gì? Nêu tên trò chơi’Gợi hỏi để trẻ nêu cách chơi, luật chơi’Tổ chức chơi 2, 3 lần mỗi trò chơi.
TCDG: Lộn cầu vòng
+ Cách chơi: Từng đôi 1 đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang 1 bên: Lộn cầu vồng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy, có chị mười ba, ra lộn cầu vồng.
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu 1 số đồ chơi, cách sử dụng, nhắc nhở trẻ giữ gìn, cho từng nhóm trẻ vào chơi.
- Cô giúp trẻ thực hiện tốt trong quá trình chơi.
*Kết thúc giờ chơi: Cô tập hợp trẻ lại nhận xét chung, cùng cô thu dọn đồ dùng, nhắc trẻ rửa tay trước khi vào lớp.
*LƯU Ý:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 3: Cô cấp dưỡng
Thực hiện từ 19/09 – 23/09/2011
1/. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng giác quan để nhận biết về cô cấp dưỡng.
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và giao tiếp với cô, với bạn.
- Chơi đúng luật của các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2/. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát cô cấp dưỡng:
- Cô dặn dò trẻ và gợi ý trẻ nêu lên mục đích hoạt động
- Gợi trẻ nói về nhu cầu khám phá của mình: À đã đến giờ gì vậy các con? Cô giới thiệu đối tượng bằng cách để trẻ tự tìm?
- Cô và trẻ cùng hát bài “ đi dạo”
- QS “Cô cấp dưỡng”:
+ Cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ quan sát 2-3 phút. Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
+ Gợi hỏi: Các bạn có biết tên của các cô đó không? Các cô đó có dáng người như thế nào? Tóc các cô ra sao? Phân biệt cô nào là cô Trà, cô nào là cô Hường? ...ðCô tổng hợp lại trên cơ sở chính xác lại kiến thức cho trẻ.
- Giáo dục trẻ phải biết kính trọng, lễ phép và vâng lời các cô bằng cách ăn hết khẩu phần ăn của mình.
Hoạt động 2: Trò chơi có luật
- TCVĐ: Mèo và chim sẻ
+ Luật chơi: Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ.
Mèo chỉ được bắt các con chim sẻ ở ngoài vòng tròn.
+ Cách chơi: 1 bạn làm mèo, các bạn còn lại làm chim sẻ, các con chim sẻ nhảy đi kiếm mồi vừa đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích” gõ 2 tay xuống đất giả như mổ thức ăn. Khi mèo xuất hiện và kêu ”meo, meo, meo” thì các con chim sẻ sẽ bay về tổ của mình (vào trong vòng tròn). Con nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài 1 lần chơi. 
- Hỏi trẻ xem thích chơi vận động gì? Nêu tên trò chơi’Gợi hỏi để trẻ nêu cách chơi, luật chơi’Tổ chức chơi 2, 3 lần mỗi trò chơi.
- TCDG: Dung dăng dung dẻ
+ Cách chơi: 4 – 5 cháu dắt tay nhau đi vòng quanh sân vừa đi vừa đọc: Dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến gõ nhà trời, lạy cậu lạy mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp, xì xà xì xụp. Đến câu cuối thì các nhóm 4 – 5 cháu cùng ngồi xuống. Sau đó, trò chơi được lặp lại.
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu 1 số đồ chơi, cách sử dụng, nhắc nhở trẻ giữ gìn, cho từng nhóm trẻ vào chơi.
- Cô giúp trẻ thực hiện tốt trong quá trình chơi.
*Kết thúc giờ chơi: Cô tập hợp trẻ lại nhận xét chung, cùng cô thu dọn đồ dùng, nhắc trẻ rửa tay trước khi vào lớp.
*LƯU Ý:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 4: Đồ dùng đồ chơi 
Thực hiện từ 26/09 – 30/09/2011
1/. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng giác quan để nhận biết về ĐDĐC
- Sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt, trả lời và giao tiếp với cô, với bạn.
- Chơi đúng luật của các trò chơi.
- Tích cực, thích vận động ngoài trời.
2/. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động 1: Quan sát ĐDĐC ngoài trời: Con rồng
- Cô dặn dò trẻ và gợi ý trẻ nêu lên mục đích hoạt động
- Gợi trẻ nói về nhu cầu khám phá của mình: À đã đến giờ gì vậy các con? Cô giới thiệu đối tượng bằng cách để trẻ tự tìm?
- Cô và trẻ cùng hát bài “ đi dạo”
- QS “Con rồng”:
+ Cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ quan sát 2-3 phút. Khuyến khích trẻ nói lên cảm nhận của mình.
+ Gợi hỏi: Đây là cái gì? Làm bằng chất liệu gì? Có dạng hình như thế nào?...ðCô tổng hợp lại trên cơ sở chính xác lại kiến thức cho trẻ.
- Giáo dục trẻ phải giữ gìn, bảo vệ đồ chơi ngoài trời bằng cách chơi phải cẩn thận không được đập phá đồ chơi.
Hoạt động 2: Trò chơi có luật
- TCVĐ: Thỏ đổi lồng
+ Luật chơi: Bạn thỏ nào không được vào lồng thì phạm luật
+ Cách chơi: 2 bạn nắm tay nhau lại, các bạn còn lại đứng phía trong cùng hát với cô khi nghe hiệu lệnh “đổi lồng” thì các bạn phải tìm lồng trống nhảy vào, bạn nào tìm không được sẽ bị phạm luật và ra khỏi cuộc chơi 1 lần.
- Hỏi trẻ xem thích chơi vận động gì? Nêu tên trò chơi’Gợi hỏi để trẻ nêu cách chơi, luật chơi’Tổ chức chơi 2, 3 lần mỗi trò chơi.
 - TCDG: Nu na nu nống.
+ Cách chơi: Các cháu ngồi thành vòng cung, hai chân duỗi thẳng, cô ngồi đối diện với trẻ, vừa đọc thơ, vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến chân trẻ khác, khi đọc đến từ “chạy’ tất cả trẻ chạy trốn mưa. Lần đầu cô chạy trước và khuyến khích trẻ chạy theo: Nu na nu nống, thấy động mưa rào, rủ nhau chạy vào, chạy! chạy!
 Cô nói: “Tạnh mưa rồi”, trẻ chạy lại chỗ chơi như trước. ( Chơi 3 – 4 lần)
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô giới thiệu 1 số đồ chơi, cách sử dụng, nhắc nhở trẻ giữ gìn, cho từng nhóm trẻ vào chơi.
- Cô giúp trẻ thực hiện tốt trong quá trình chơi.
*Kết thúc giờ chơi: Cô tập hợp trẻ lại nhận xét chung, cùng cô thu dọn đồ dùng, nhắc trẻ rửa tay trước khi vào lớp.
*LƯU Ý:

File đính kèm:

  • docHĐNT THA 9.doc