Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề: Trường mầm non - Thực hành nặn: Nặn con lật đật - Nguyễn Thị Ngọc Cầm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ gọi đúng tên chủ đề nặn con lật đật.
- Trẻ nhồi đất, chia đất, lăn dọc, xoay tròn tạo thành món đồ chơi trẻ thích.
- Nhận xét sản phẩm đẹp qua các câu hỏi gợi ý
II.CHUẨN BỊ
- Cô: Đất nặn, bảng, que, mẫu
- Trẻ: Đất nặn, bảng
Thứ tư, ngày 28 tháng 09 năm 2011 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ TH NẶN: NẶN CON LẬT ĐẬT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi đúng tên chủ đề nặn con lật đật. - Trẻ nhồi đất, chia đất, lăn dọc, xoay tròn …tạo thành món đồ chơi trẻ thích. - Nhận xét sản phẩm đẹp qua các câu hỏi gợi ý II.CHUẨN BỊ - Cô: Đất nặn, bảng, que, mẫu - Trẻ: Đất nặn, bảng III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động1: - Hát “Đi chơi” - Cô và trẻ cùng đi vòng tròn quanh lớp Hoạt động 2:Quan sát mẫu - Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào! Các bạn nhìn xem đây là cái gì? - Đồ chơi này có hình gì? - Đồ chơi này có tên là gì? - Con lật đật này các bạn có thích không? Vì sao? - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào? - Hôm nay cô và các bạn sẽ nặn đồ chơi cho lớp mình đó là “Nặn con lật đật” (cho trẻ nhắc lại tên bài nặn 2-3 lần). Hoạt động 3: Cô thực hiện mẫu - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Cầm thỏi đất¨nhồi đất¨lăn dọc¨ chia đất ra 2 phần không bằng nhau, phần đất nhỏ cô xoay tròn để làm đầu, phần đất lớn cô xoay tròn để làm thân. Sau đó cô nặn thêm mắt, mũi, miệng của con lật đật. Để phần đầu và thân con lật đật dính vào nhau cô sẽ gắn đính chúng lại. - Để nặn được con lật đật trước tiên cô làm gì? - Tiếp theo các bạn sẽ làm gì nữa? - Phần đầu của con lật đật cô nặn cái gì? - Cuối cùng các bạn làm gì để hoàn chỉnh đồ chơi này? - Làm thế nào để 2 phần khối này dính vào nhau? Trẻ thực hiện - Trẻ về nhóm thực hiện (Cô quy định thời gian) - Cô chỉnh sửa sai cho trẻ Đánh giá sản phẩm: Hát bài: Em chơi đu - Bài nặn của bạn thế nào? Vì sao? - Còn bài nặn của con như thế nào so với bài nặn của bạn? - Vì sao con biết? - Cô nhận xét chung: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Thứ năm , ngày 20 tháng 09 năm 2012 PHÁT TRIỂN THẨM MỸ TH NẶN: NẶN BÁNH TRUNG THU I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ gọi đúng tên chủ đề nặn bánh trung thu. - Trẻ bóp đất, xoay tròn, ấn dẹp, dàn mỏng, miết đất …tạo thành bánh trung thu. - Nhận xét sản phẩm đẹp qua các câu hỏi gợi ý II.CHUẨN BỊ - Cô: Đất nặn, bảng, que, mẫu - Trẻ: Đất nặn, bảng III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động1: - Hát “Đi chơi” - Cô và trẻ cùng đi vòng tròn quanh lớp Hoạt động 2:Quan sát mẫu - Cô đâu, cô đâu. Các bạn lại đây với cô nào! Các bạn nhìn xem cô có cái gì đây? - Bánh của cô có hình gì? - Bánh này có tên là gì? - Bánh trung thu này các bạn có thích không? Vì sao? - Theo con thì con sẽ nặn như thế nào? - Hôm nay cô và các bạn sẽ nặn bánh để trưng cho lớp mình nhé đó là “Nặn bánh trung thu” (cho trẻ nhắc lại tên bài nặn 2-3 lần). Hoạt động 3: Cô thực hiện mẫu - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Cầm thỏi đất¨bóp đất¨xoay tròn, tiếp theo cô ấn dẹp nhẹ một cái. Sau đó cô gõ bốn đầu của cái bánh để tạo thành hình vuông, cô dùng tay mình miết cho cái bánh trơn láng là được. Cái bánh trung thu của cô đã được hoàn thành. - Để nặn được cái bánh trung thu trước tiên cô làm gì? - Tiếp theo cô sẽ làm gì? - Vì sao bạn biết? Ấn dẹp nhẹ để làm gì? - Sau đó các bạn sẽ làm gì nữa? - Cuối cùng các bạn làm gì để cái bánh này hoàn chỉnh và láng? Trẻ thực hiện - Trẻ về nhóm thực hiện (Cô quy định thời gian) - Cô chỉnh sửa sai cho trẻ Đánh giá sản phẩm: Hát bài: Rước đèn - Bài nặn của bạn thế nào? Vì sao? - Còn bài nặn của con như thế nào so với bài nặn của bạn? - Vì sao con biết? - Cô nhận xét chung: Đánh giá : ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TH nặn.doc