Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ điểm: Thế giới động vật - Đề tài: Một số loại côn trùng - Đậu Thị Hà Lê
1. Kiến thức
- Trẻ biết gọi tên, hình dạng nơi sống và các tác hại lợi ích của một số loại côn trùng.
- Biết được sự phong phú đa dạng của các loại côn trùng.
2. Kỹ năng
- 85 -90% trẻ biết gọi tên và đặc điểm của một số loại côn trùng
- 90- 95% trẻ biết cách chơi trò chơi.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý và bảo vệ môi trường.
- Trẻ thích các hoạt động khám phá hứng thú tham gia các hoạt động
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Chủ điểm: Thế giới động vật Lĩnh vực : Phát triển nhận thức Đề tài : Một số loại côn trùng Độ tuổi : 4-5 tuổi Thời gian : 20- 25’ Ngày dạy : 22/1/2015 Người dạy : Đậu Thị Hà Lê GVHD : Nguyễn Thị Minh Hằng I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức - Trẻ biết gọi tên, hình dạng nơi sống và các tác hại lợi ích của một số loại côn trùng. - Biết được sự phong phú đa dạng của các loại côn trùng. 2. Kỹ năng - 85 -90% trẻ biết gọi tên và đặc điểm của một số loại côn trùng - 90- 95% trẻ biết cách chơi trò chơi. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý và bảo vệ môi trường. - Trẻ thích các hoạt động khám phá hứng thú tham gia các hoạt động II- CHUẨN BỊ Chuẩn bị của cô Chuẩn bị của trẻ - Mô hình các con vật, vườn cây. - Lô tô tranh và các loài côn trùng - Máy tính, nhạc, vòng. - Lô tô côn trùng cho trẻ. Nội dung tích hợp: âm nhạc, câu đố III- CÁCH TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - Cho trẻ hát bài “Con cào cào” Trẻ hát Thế bạn nào cho cô biết chúng ta vừa hát bài hát nói về con vật nào? Con cào cào - Thế con cào cào thuộc nhóm gì? Côn trùng - Cào cào thuộc nhóm côn trùng. Ngoài cào cào ra còn có một số con khác nữa. Các con hôm nay sẽ tìm hiểu về một số loại côn trùng nhé. Trẻ chú ý 2. Nội dung. 2.1. Hoạt động 1: Khám phá về một số loại côn trùng * Khám phá con ong Lắng nghe lắng nghe: “Con gì bé xíu Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật” Trẻ chú ý - Đó là con gì nhỉ? Đúng rồi đó là con ong. Con ong - Cô mời một bạn lên nêu những đặc điểm của con ong. Cô gợi ý các câu hỏi Trẻ thực hiện - Phần đầu của con ong có những bộ phận nào? Mắt, râu, vòi Phần lưng có gì đây? Cánh ong có màu gì? Có mấy cánh? Có cánh, màu trắng, 2 cánh - Ong đậu được nhờ có gì? Có mấy cái chân? Chúng mình cùng đếm nào Có chân, 6 chân - Con ong ăn gì ? Mật hoa - Nó hút mật hoa để làm gì ? Làm mật cho mình. Ong hút mật hoa để làm mật cho mình. Mật ong là thứ rất bổ dưỡng cho con người. - Ong sống ở đâu ? Trên cây. - Ong có lợi hay có hại ? Có lợi. Ong tuy là loài có lợi nhưng khi gặp ong thì chúng ta phải tránh xa, không được trêu ong, nếu không con ong sẽ đốt chúng ta đấy. Ong là loại có lợi thì chúng ta phải làm gì? Bảo vệ không phá hoại. * Khám phá con bọ rùa. - Vừa rồi các con làm quen với con gì nhỉ? Cô sẽ cho các con tìm hiểu về 1 bạn côn trùng nữa đấy. Các con cùng xem đó là ai nhé Con ong. Trẻ chú ý. 1/2/3. Con gì đây nhỉ? Đây là con bọ rùa. Con bọ rùa. - Đây là phần gì của con bọ rùa ? Đầu có màu gì đây ? Phần đầu/màu đen. - Phần đầu có những bộ phận nào? Râu, mắt - Phần thân bọ rùa có gì đây? Cánh bọ rùa có màu gì ? Có cánh có màu đỏ chấm đen Cánh bọ rùa có màu đỏ và chấm đen - Đây là bộ phận gì ? Bọ rùa có mấy chân ? Chân/ 6 chân - Bọ rùa có 6 chân đấy. (Cho trẻ đếm) - Bọ rùa sống ở đâu ? Ở trên cây Sống trên cây thì bọ rùa ăn gì ? Ăn lá cây - Thế bọ rùa là loài có lợi hay có hại ? Có hại Bọ rùa là loài có hại ăn lá cây, ăn rau củ quả, phá hoại mùa màng. Ong là loài có lợi, bọ rùa là loài có hại. Trẻ chú ý Còn một con rất rất gần gũi nữa cả lớp chúng mình cùng xem đó là con gì nhé * Khám phá con kiến Trời tối trời tối : - Đây là con gì? - Con kiến này có màu gì đây ? Con kiến Có màu đen Con kiến có màu đen - Phần đầu con kiến có bộ phận gì ? Râu, mắt - Bộ phận gì giúp kiến có thể bò khắp nơi ? Thế kiến có mấy chân ? Chân/6 chân Con kiến có 6 chân (cho trẻ đếm) - Con kiến sống ở đâu ? Sống khắp nơi Kiến sống ở khắp nơi trong đất, trong cây, trong nhà,… - Thế kiến ăn gì? Đường, rau, gạo,… Kiến ăn rất nhiều thứ, xác động vật, ăn rau, ăn đường, ăn cá… - Thế con kiến có lợi hay có hại ? Có hại Kiến có hại vì nó đốt người, có những loại kiến độc còn gây chết người nữa đấy. - Thế nên chúng ta phải làm gì? Không được lại gần Không lại gần kiến và phải bảo vệ môi trường để kiến không có vào chỗ mình ở gây hại đến con người. * Hoạt động 2: So sánh - Cô vừa cho lớp chúng mình làm quen với những con côn trùng nào nhỉ Con ong, con bọ rùa và con kiến - Cô đưa lần lượt 3 con vật con ong – con bọ rùa – con kiến cho trẻ gọi tên. Trẻ gọi tên. - Chúng mình vừa được làm quen với con ong, con bọ rùa và con kiến. Và bây giờ các con hãy trốn cô. - Con gì đã biến mất? Thế còn con gì nhỉ? Con kiến + Còn con ong và con bọ rùa. Hai con ong và bọ rùa có gì giống nhau? Có cánh, biết bay, đều là côn trùng có 6 chân… Đều là côn trùng, đều có cánh, có mắt, có 6 chân, có râu… Khác nhau: Con bọ rùa có hại, và ăn lá cây Con bọ rùa có hại và ăn lá cây Con ong có lợi,và ăn mật hoa Con ong có lợi và ăn phấn hoa. Ngoài những con côn trùng chúng ta vừa làm quen thì còn có rất nhiều loại côn trùng khác nữa đấy. Muốn biết đó là những con gì chúng ta cùng nhìn lên màn hình đến tên con vật nào thì chúng ta gọi tên con vật đó. Cô thấy lớp mình học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi Trẻ gọi tên Trẻ chú ý 3. Trò chơi Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh. Cô chia lớp mình thành hai đội: Lớp chia đội Đội ong vàng Chọn thành viên chơi Đội bướm xanh Bây giờ hai đội hãy hội ý cử ra 3 bạn để lên thi. Trẻ tạo nhóm Đội ong vàng chọn những côn trùng có lợi, đội bướm xanh chọn côn trùng có hại. Các bạn phải bật qua 2 vòng và mỗi bạn lên chơi chỉ được gắn 1 con. Thời gian là một bản nhạc, đội nào gắn được nhiều đúng luật thì đội đó sẽ có phần thưởng. Cô sẽ là giám khảo còn các bạn khác thì cổ vũ cho các bạn thi nhé Trẻ chú ý Trò chơi 2: Qua cuộc thi cô thấy 2 đội đều giỏi cô thưởng cho các con 2 hộp quà mời đội trưởng lên nhận quà. Trong hộp quà có rất nhiều lô tô hình con côn trùng. Mỗi bạn sẽ nhận được một con côn trùng. Trẻ chú ý Bây giờ các con côn trùng sẽ bay về tổ của mình. Khi cô hô trời nắng thì các con đi kiếm ăn, khi cô hô trời tối thì côn trùng bay về tổ. Trẻ chơi - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần và thay đổi lô tô cho nhau. Kết thúc: Cho trẻ bay ra sân vườn hát: “Chị ong nâu và em bé” Trẻ hát
File đính kèm:
- mot so loai con trung 45 tuoi.doc