Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Mục tiêu cuối độ tuổi
- Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối cả về chiều cao và cân nặng.
- Có khả năng nhận biết, phân biệt những loại thực phẩm thông thường.
- Ăn nhiều thức ăn để chóng lớn, khỏe mạnh.
- Chơi với cát, nước, lau lá, tưới nước cho cây.
- Thực hiện được một số việc đơn giản và giữ gìn vệ sinh cá nhân: Lau mặt, đánh răng, tháo tất, cởi quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng nơi quy định
- Thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng
- Biết sử dụng khăn, ly, chén, muỗng đúng cách.
- Có thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe: Uống nước đun sôi, vệ sinh răng miệng, đội mũ khi đi ra trời nắng, mặc quần áo ấm đi tất khi trời lạnh biết nói với người lớn khi bị đau.
- Nhận biết và tránh xa những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở: Không trèo lên lan can, không đến gần ổ điện, không được trèo lên xe mấy để ở nhà xe
MỤC TIÊU CUỐI ĐỘ TUỔI LỚP CHỒI I. Phát triển thể chất: 1. Dinh dưỡng - Sức khoẻ: - Cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối cả về chiều cao và cân nặng. - Có khả năng nhận biết, phân biệt những loại thực phẩm thông thường. - Ăn nhiều thức ăn để chóng lớn, khỏe mạnh. - Chơi với cát, nước, lau lá, tưới nước cho cây. - Thực hiện được một số việc đơn giản và giữ gìn vệ sinh cá nhân: Lau mặt, đánh răng, tháo tất, cởi quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng nơi quy định… - Thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh Tay - Chân - Miệng - Biết sử dụng khăn, ly, chén, muỗng… đúng cách. - Có thói quen trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe: Uống nước đun sôi, vệ sinh răng miệng, đội mũ khi đi ra trời nắng, mặc quần áo ấm đi tất khi trời lạnh biết nói với người lớn khi bị đau. - Nhận biết và tránh xa những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở: Không trèo lên lan can, không đến gần ổ điện, không được trèo lên xe mấy để ở nhà xe… 2. Phát triển vận động: - Thực hiện được một số vận động cơ bản, khả năng phối hợp các vận động, vận động tinh của đôi bàn tay một cách khéo léo, động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. - Chơi được trò chơi vận động. II. Phát triển nhận thức: 1. Khám phá xã hội: - Biết ngày 15 tháng 8 âm lịch là Tết trung thu. - Tên trường, tên lớp, địa chỉ trường, tên cô giáo. - Biết tên và đặc điểm của các bạn: Bạn trai hay bạn gái, bạn để tóc dài hay ngắn. - Giúp đỡ cô trong công việc hàng ngày: Lau bàn, chải khăn bàn… - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài của bản thân. - Nhận biết các giác quan, chức năng 1 số bộ phận trên cơ thể: Mắt để nhìn, tai để nghe, miệng để ăn, để nói, chân để đi… - Biết tên, tuổi của mình. - Biết ngày 20/10 là ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. - Biết tên từng thành viên trong gia đình, công việc của mỗi người: Tên bố, tên mẹ, tên anh,chị em. Bố mẹ làm nông, anh, chị, em đi học… - Biết mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình( là mẹ, ông, bà, anh, chị, em…). - Biết biểu lộ tình cảm: Yêu thương, kính trọng, biết ơn. - Có những hành động quan tâm, giúp đỡ: Khi ăn thì dọn bàn ăn, chải chiếu, ăn xong thì lấy tăm mời. - Địa chỉ gia đình. - Một số nhu cầu của gia đình: Ăn, mặc, vui chơi. - Tên gọi, công dụng, công việc của một số phương tiện, sản phẩm, dụng cụ lao động, trang phục và ý nghĩa của một số nghề phổ biến. - Biết ngày 22/12 là ngày quân đội nhân dân Việt Nam. - Ích lợi của từng nghề: Nghề bác sĩ chữa bệnh, nghề nông làm ra các loại thực phẩm: Lúa, gạo, ngô… - Tôn trọng, quý trọng hạt lúa, hạt gạo. - Tên một số địa điểm nổi bật: Hồ Gươm, Biển Nha Trang, Thác tà Gụ … - Các ngày lễ hội ở địa phương: Ngày toàn dân đoàn kết, lễ hội cồng chiêng… - Tên và một số đặc điểm nổi bật của một số địa danh liên quan đến Bác tại Thủ Đô Hà Nội và tại quê hương Bác( nơi sống, nơi làm việc: Làng Sen - Nghệ An, nhà sàn, Lăng Bác…) 2. Khám phá khoa hoc: - Các giác quan và một số bộ phận trên cơ thể bé: Mắt, mũi, tai, đầu, tay, chân, bụng. - Chức năng của các giác quan( giúp bé làm gì?) và các bộ phận khác của cơ thể. - Quá trình trưởng thành ( Bé lớn lên như thế nào? Cần gì để lớn lên. - Đồ dùng, đồ chơi: + Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi: + Tính chất vật liệu thông dụng của đồ dùng ( Gỗ, nhựa, vải, giấy…) + Cách sử dụng và sắp xếp đồ dùng(( Mũ, áo, giầy, dép, tô, chén, muỗng, ca, cốc, ly, đồ chơi.) + Phân loại theo dấu hiệu: Màu sắc, chất liệu, công dụng. + Một số luật giao thông cách đội mũ, cởi mũ bảo hiểm, một số luật giao thông, phân biệt được các biển báo. Khi đi bộ thì đi trên vỉa hè, qua đường phải có người lớn dắt, không thò đầu, thò tay ra ngoài, không đùa nghịch, chen lấn, xô đẩy khi đi tàu xe… + Ngày 8 tháng 3 là ngày hội của bà, cuar mẹ, của cô. + Đặc điểm nổi bật, ích lợi, tác hại của con vật, cây, hoa, quả, thức ăn, môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây. Quá trình phát triển của cây, con vật: Điều kiện sống của một số loại cây, con vật. + So sánh sự giống và khác nhau của 2 con vật, 2 cây, 2 loại hoa quả, phân loại cây, hoa, quả theo dấu hiệu. - Thời tiết, mùa: Hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh, thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa. - Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: Dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm. Sự khác biệt giữa ngày và đêm, mặt trăng, mặt trời. - Nước: + Lợi ích của nước đối với đời sống con người, con vật, cây cối: Đặc điểm tính chất của nước: Là chất lỏng, không màu, không mùi. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách bảo vệ nguồn nước. - Không khí, ánh sáng: + Phân biệt tối – sáng, ánh sáng tự nhiên: Mặt trời, mặt trăng, ánh sáng nhân tạo là do con người tạo ra, bóng điện, đèn, bé có thể làm gì để tiết kiệm điện. + Sự cần thiết của không khí, các nguồn sáng: Không khí trong lành thì con người khỏe mạnh, không khí ô nhiễm thì con người, con vật, cây cối sẽ bị mắc các bệnh tật nguy hiểm. - Đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi. Đặc điểm: Đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nước tốt. Cát hút nước nhanh, đá cứng có khối to, nhỏ, có loại nhẵn, có loại nhám; Tính chất: Đất, đá, cát đều là chất rắn. 3 .Làm quen với biểu tượng toán: + Đếm đến 1- 2; Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 1- 2; nhận biết chữ số 1,2. + Gộp 2 nhóm đối tượng để tạo thành nhóm có số lượng 2 và đếm. + Tách nhóm đối tượng có số lượng 2 thành 2 nhóm. + Củng cố phân thành 2 nhóm theo 1 dấu hiệu. + Phân thành 3 nhóm theo 1 dấu hiệu. + Đếm đến 3; Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 3; nhận biết chữ số 3. + Gộp 2 nhóm đối tượng để tạo thành nhóm có số lượng 3 và đếm. + Tách nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 nhóm. + Đếm đến 4; Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 4; nhận biết chữ số 4. + Gộp 2 nhóm đối tượng để tạo thành nhóm có số lượng 4 và đếm. + Tách nhóm đối tượng có số lượng 4 thành 2 nhóm. + Củng cố phân thành 2 nhóm theo 1 dấu hiệu. + Phân thành 3 nhóm theo 2 dấu hiệu. + Đếm đến 5; Nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 5; nhận biết chữ số 5. + Gộp 2 nhóm đối tượng để tạo thành nhóm có số lượng 5 và đếm. + Tách nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 nhóm. + Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. + Xếp tương ứng 1-1. + Ghép đôi. + Ôn so sánh kích thước to – nhỏ của hai đối tượng. + Ôn so sánh kích thước cao – Thấp của hai đối tượng. + Sắp xếp đối tượng theo 1 qui tắc cho trước. + Sắp xếp 3 đối tượng theo sự tăng dần/ giảm dần về kích thước + Đo độ dài một vật bằng 1 đơn vị đo. + Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo + Phân biệt hình tròn với hình vuông và hình tam giác + Phân biệt hình vuông với hình chữ nhật và hình tam giác. + Phân biệt hình chữ nhật với hình vuông và hình tam giác. + Xác định phía trên, phía dưới – phía trước, phía sau so với bản thân. + Xác định phía trên, phía dưới – phía trước, phía sau so với bạn khác. + Xác định phía phải, phía trái so với bản thân. + Xác định phía phải, phía trái so với bạn khác. III. Phát triển ngôn ngữ: * Tăng cường Tiếng Việt: + Nghe hiểu được từ chỉ người, hành động, tên gọi đồ vật. + Sử dụng được các từ và câu đơn giản trong giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh: Sử dụng các từ chào bạn, chào cô… đúng ngữ cảnh. + Biết trả lời và hỏi một số câu đơn giản: Ai đây, cái gì đây? Con gì đây? Đang làm gì? Ở đâu? Khi nào? + Thể hiện được hành vi văn minh trong giao tiếp ( chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mặt người nói. * Phát triển ngôn ngữ: - Phát âm rõ các từ trong Tiếng Việt, giao tiếp bằng lời nói với người lớn và các bạn cùng lứa tuổi, lắng nghe và hiểu nội dung lời nói, thuộc một số bài thơ, bài hát, ca dao. - Có kỹ năng cầm bút và ngồi đúng tư thế, cầm sách đúng chiều và giở từng trang sách để xem trang ảnh. - Nghe và thực hiện được một số yêu cầu: Các bạn đi kê bàn ăn cơm, đi lấy ghế vào ngồi, đi lấy bóp đânhs răng… thì trẻ sẽ nghe và làm theo. - Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu, suy nghĩ của mình: Thưa cô con buồn tiểu, thưa cô con đói… - Mô tả được các hành động trong tranh: Cô đưa trang về chủ điểm trường mầm non ra trẻ nhìn và nói được cô giáo đáng dạy học, các bạn đang học bài… IV/ Phát triển thẩm mỹ: - Thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cuộc sống thiên nhiên, các tác phẩm nghệ thuật, yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật như: Âm nhạc, tạo hình… - Yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. - Hào hứng, mạnh dạn tham gia các hoạt động: Múa, hát, tạo hình, vận động theo nhạc. - Thích ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. V. Phát triển tình cảm xã hội: - Yêu quí và tôn trọng mọi người, quan tâm, giúp đỡ bạn bè, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với bạn. - Thể hiện được cảm xúc của mình qua các ngày lễ hội và thể hiện cảm xúc với các sự vật và hiện tượng gần gũi với trẻ. - Thực hiện được một số hành vi tốt: Chào cô, chào người lớn, chào bạn bè, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với bạn, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, không ngắt hoa, bẻ cành. - Tiết kiệm nước, năng lượng điện: Khi rửa tay xong thì vặn chặt vòi lại, khi ra khỏi phòng thì tắt quạt, bóng đèn… LĨNH VỰC MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÁC HĐ KHÁC I.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn, khi tay bẩn. - Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng. - Xem tranh, quan sát, thực hành mô phỏng các bước rửa tay bằng xà phòng. - Thực hành rửa tay hàng ngày. - Trò chuyện: Vì sao bé phải rửa tay? - HĐ chiều: Trò chuyện phải rửa tay khi nào? - HĐ: Thực hành rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi ngoài trời… - Biết tên các món ăn tại trường. - Tên các món ăn, bữa ăn hàng ngày ở trường mầm non. - Trò chuyện về những món ăn, bữa ăn hàng ngày. - Thi kể tên các món ăn hàng ngày bé được ăn. - Tô màu các món ăn hàng ngày bé được ăn ở trường. - Trò chuyện: Giới thiệu và cho trẻ gọi tên các món ăn, các bữa ăn trong ngày. - HĐNT: Quan sát các cô cấp dưỡng chế biến thức ăn. - HĐ chiều: Xem một số món ăn trẻ thường ăn qua các slide, Mua thực phẩm theo yêu cầu của cô. 2. Phát triển vận động. - Biết bò chui qua cổng, bật liên tục vào 5 vòng, đi trong đường hẹp, đầu đội túi cát, làm được quả cầu. + Bò chui qua cổng. + Bé là vận động viên thể thao. + Đi trong đường hẹp, đầu đội túi cát. + Quả cầu của bé. - Tập các bài tập phát triển vận động cơ bản: + Bò chui qua cổng. + Bé là vận động viên thê thao. + Đi trong đường hẹp, đầu đội túi cát. - HĐNT: Dạo chơi quanh sân trường. - HĐ chiều: - TCVĐ: Cáo và Thỏ, Chó sói xấu tính…. II.PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: 1. Khám phá xã hội. - Biết tên gọi và địa chỉ trường. - Tên trường và địa chỉ của trường. - Các phòng ban trong trường: Phòng ban giám hiệu, nhà bếp… - Trò chuyện về trường mầm non của bé. - Xem băng hình về trường. - Quan sát một số phòng ban: Phòng ban giám hiệu, nhà bếp… - Trò chuyện: Tên trường, địa chỉ của trường, các khu vực của trường - HĐNT: Đi dạo và quan sát sân trường, tham quan các phòng ban của trường, nhặt hoa lá về làm đồ chơi, chơi một số trò chơi tập thể (Ai nhanh hơn, ai biến mất…) - HĐ chiều: Chơi trò chơi tìm bạn thân. - Trò chơi: Chơi trò chơi tập thể: Đoán tên. - HĐ: Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi. - Biết công việc của cô giáo và các cô bác ở trường. - Công việc của cô giáo và các cô bác ở trường. - Trò chuyện về công việc của cô giáo và các cô bác trong trường. - Xem hành động đoán công việc của ai. - Nối hình ảnh phù hợp với công việc của từng người. - Trò chuyện: Về công việc của cô giáo và các cô bác trong trường. - HĐNT: Quan sát công việc của bác lao công, bác bảo vệ, bác cấp dưỡng. - HĐ chiều: Tập làm cô giáo. - HĐ: Bé tập làm cô cấp dưỡng. - Biết các hoạt động của trẻ trong ngày ở trường MN. - Một số hoạt động của trẻ ở trường mầm non. - Kể tên một số hoạt động của trẻ ở trường mầm non. - Trò chuyện: Trò chuyện về các hoạt động hàng ngày ở lớp, trường mầm non - HĐNT: Quan sát công việc của các cô trong ban giám hiệu. - HĐ chiều: Xem băng hình một số hoạt động hàng ngày của trẻ: Hoạt động tập thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh… - Trò chơi: Ai biến mất, tai ai thính - Biết tên gọi một số đồ chơi, công dụng của đò dùng trong lớp. - Đồ dùng, đồ chơi ở lớp. - Cho trẻ nhận biết và gọi tên đồ chơi, đồ dùng trong lớp. - Phân loại đồ dùng theo các góc chơi. - Trò chuyện: Kể về đồ dùng, đồ chơi ở các góc chơi. - HĐNT: Tham quan và kể tên một số đồ dùng, đồ chơi ngoài sân trường, hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn. - HĐ chiều: Thi nói công dụng của từng loại đồ dùng. 3. Làm quen với toán - Biết so sánh kích thước to - nhỏ của hai đối tượng - Ôn so sánh kích thước to - nhỏ của hai đối tượng. - Chọn các vật có kích thước to - nhỏ khác nhau. - So sánh 2 chai nước, 2 chén nước. - Chọn hình theo mẫu của cô. - Trò chuyện: Kể tên các loại đồ dùng, đồ chơi có kích thước to – nhỏ ở trong lớp. - HĐNT: Dạo chơi ở các khu vực xung quanh trường, quan sát, hình dạng to –nhỏ của các đồ chơi ngoài trời. - HĐ chiều: Chơi Ai tìm nhanh nhất. - Biết so sánh kích thước cao - thấp của hai đối tượng. - Ôn so sánh kích thước cao – thấp của hai đối tượng. - So sánh cô và trẻ. - So sánh 2 cây. - Chọn cây theo yêu cầu của cô. - Trò chuyện: Kể tên các loại đồ dùng, đồ chơi có kích thước cao – thấp ở trong lớp. - HĐNT: Dạo chơi ở các khu vực xung quanh trường, quan sát, hình dạng cao –thấp của các đồ chơi ngoài trời. - HĐ chiều: Chơi chọn đúng III.PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: 1. Tăng cường tiếng Việt. 2. Phát triển ngôn ngữ. - Nghe hiểu và nói được một số từ về chủ điểm “Trường mầm non – Tết trung thu”. Đặt được câu với một số từ. - Chú ý làm theo yêu cầu của cô. - Hiểu và làm theo được 1-2 yêu cầu liên tiếp. - Đặt được câu với một số từ. - Cho trẻ nghe rồi lặp lại yêu cầu /câu nói của cô /của bạn khác. - Tổ chức cho trẻ nghe và làm 1-2 yêu cầu liên tiếp. - Cho trẻ đặt câu với các từ cô đưa ra. - Trò chuyện: Tập cho trẻ nói những từ khó, những câu dài. - HĐNT: Chơi các trò chơi: Nói đúng… - HĐ chiều: Kể chuyện theo tranh. - Diễn đạt trong khi giới thiệu về trường, lớp của mình. - Dùng lời nói của mình để diễn đạt trong khi giới thiệu về gia đình. - Tập trẻ biết dùng lời nói của mình để diễn đạt trong khi giới thiệu về trường, lớp của mình. - Trò chuyện: Giới thiệu và cho trẻ tập kể chuyện. - HĐNT: Chơi các trò chơi: Chọn quà tặng bạn, thi xem ai nhanh, nói đúng… - HĐ chiều: Xem tranh và kể chuyện theo tranh. - Trả lời được câu hỏi của cô. - Phát âm rõ âm, từ. - Trả lời trọn câu. - Nói rõ ràng. - Tập trẻ trả lời mạnh dạn, nói rõ ràng, lưu loát các câu hỏi của cô. - Nghe hiểu một số câu chuyện, đọc được các bài thơ trong chủ điểm. - Hiểu nội dung và đọc thuộc các bài thơ trong chủ điểm “Trường mầm non - tết trung thu”. - Học và đọc thuộc bài thơ: “Trăng sáng”, “Cô giáo của con”, “Cảm ơn”. - Nghe kể chuyện: “Món quà của cô giáo”, “Đôi bạn tốt”. + Câu đố về: “Quả bóng”, “Búp bê”, “Đèn ông sao”… - Trò chuyện: Đọc các bài thơ, các câu chuyện, đàm thoại về nội dung, cho trẻ trả lời câu hỏi. - HĐNT: Tai ai tinh - HĐ chiều: Xem tranh và kể chuyện theo tranh. IV.PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: 1. Âm nhạc. - Bộc lộ cảm xúc khi nghe các bài hát, bản nhạc. - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe các bài hát, bản nhạc. - Thi: Bạn nào hát hay hơn. - Nghe và hát (VĐMH, múa). - Trò chuyện: Trò chuyện về các dụng cụ âm nhạc. - HĐNT: Chơi các trò chơi: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng, về đúng nhà, … - HĐ chiều: Hát các bài hát trong chủ điểm. - Hát được các bài hát trong chủ điểm. - Thuộc lời các bài hát trong chủ điểm “Gia đình.” - Dạy hát: “Em đi mẫu giáo”. - Hát VĐMH: “Vui đến trường”. - Nghe hát: “Bé yêu trăng”, “Chiếc đèn ông sao”, “Cô giáo”. - Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”. - Trò chuyện: Trò chuyện về các bài hát. - HĐNT: Chơi các trò chơi: Tai ai tinh… - Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh, ai khéo hơn… - HĐ chiều: Ôn các bài hát. 2.Tạo hình. - Tô màu kín hình không bị lem ra ngoài. - Vẽ những hình đơn giản + Vẽ đường tới trường. + Vẽ đồ dùng trong lớp của bé. - Trò chuyện: Cho trẻ nhắc lại các nét vẽ, cách nặn. - Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh, ai khéo hơn… - HĐ chiều: Trò chuyện về các sản phẩm của trẻ. - Nặn. + Nặn theo ý thích. + Nặn đồ chơi. V.PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI: - Làm được một số công việc dưới sự hướng dẫn của cô. - Làm các công việc dưới sự hướng dẫn của cô. - Kê bàn, trải nệm, gấp nệm, cất nệm, cất gối, xếp đồ chơi… - Tổ chức cho trẻ thực hiện các công việc hàng ngày. - Trò chuyện: Về một số quy định của lớp, một số việc trẻ phải thực hiện trong lớp - HĐNT: Nhặt rác xung quanh sân trường… - HĐ chiều: Xem các hình ảnh về tấm gương tốt của các bạn nhỏ. - Hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi. - Chơi với các bạn, không phân biệt bạn chơi. - Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi. - Vui chơi Tết trung thu. - Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về các hành vi tốt: Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ bạn… - TC: “Kết bạn”, “Tìm bạn cùng đặc điểm”. MẠNG NỘI DUNG Bé vui đón tết trung thu (1 tuần từ ngày 16 -20/09/2013). - Ngày 15 tháng 8 âm lịch là Tết trung thu. - Các hoạt động của trẻ trong ngày Tết trung thu. - Các món ăn truyền thống trong Tết trung thu. - Cảm xúc của trẻ khi đón Tết trung thu Lớp chồi của bé. (2 tuần từ ngày 30/09 -11/10/2013). - Tên lớp, tên cô, tên các bạn trong lớp. - Đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Các góc chơi. - Các hoạt động của lớp. - Tình cảm của bé với cô và các bạn. Trường mầm non Sơn ca của bé. (1 tuần từ ngày 23 -27/09/2013). - Tên trường, địa chỉ trường. - Các khu vực, các phòng chức năng. - Công việc của mọi người trong trường. - Các lớp trong trường. - Cảm nghĩ của mình về trường. TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU(4 TUẦN). THỂ DỤC SÁNG TUẦN 1 TUẦN 2 TUẦN 3 TUẦN 4 Dụng cụ tập. Tập với vòng Tập với gậy Tập với vòng Tập với gậy Khởi động. Cháu cầm dụng cụ thể dục, đi chạy theo hiệu lệnh, thay đổi tốc độ nhanh chậm. Trọng động. - Hô hấp: Thổi vào vòng. - Tay: Hai tay ra trước, lên cao, giang ngang, hạ xuống. - Bụng: Hai tay giang ngang, cúi gập người 1 tay chạm vào chân. - Chân: Hai tay đưa ra sau, chân đá về phía trước. - Bật: Bật tách khép chân. - Hô hấp: Hai tay đưa lên cao hít thở nhẹ nhàng. - Tay: Hai tay đưa ngang gập sau gáy. - Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên . - Chân: Đứng đưa 1 chân ra trước khụy gối. - Bật: Bật tiến về trước. - Hô hấp : Thổi vào vòng. -Tay : Hai tay thay nhau quay dọc thân. - Bụng: Hai tay lên cao, cúi xuống chạm chân. - Chân: Ngồi khụy gối. - Bật: Bật vào vòng. - Hô hấp: Hai tay đưa lên cao hít thở nhẹ nhàng. - Tay: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao. - Bụng: Cúi người về phía trước tay chạm ngón chân. - Chân: Đứng co 1 chân( 2 chân thay nhau). - Bật: Bật tại chỗ. Hồi tĩnh. Cho trẻ đi dạo nhẹ nhàng, hít thở đều. * Cả tuần tập theo nhạc. KẾ HOẠCH TUẦN 1 : Bé vui đón Tết trung thu (Thực hiện từ ngày : 16/09 – 20/09/ 2013.) TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Đón trẻ, trò chuyện - Đón trẻ vào lớp. - Trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu. - Cho trẻ chơi tự do. - Đón trẻ vào lớp trò chuyện với trẻ về những công việc cần chuẩn bị trong ngày tết trung thu. - Đón trẻ vào lớp trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày tết trung thu : - “Múa lân”, “Phá cỗ”. - Đón trẻ trò chuyện với trẻ về các món ăn trong ngày tết trung thu. - Đón trẻ và trò chuyện với trẻ về các loại lồng đèn có trong ngày tết trung thu. Thể dục sáng Hoạt động ngoài trời. - Quan sát bầu trời. - Chơi tự do. - Chơi: + Kéo co. + Gieo hạt. + Chơi tự do. - Nhặt rác trên sân trường. - Chơi: Bịt mắt, bắt Dê. - Chơi tự do. - Chơi: Cướp cờ. - Chi chi chành chành. - Chơi tự do - Chơi: Ô tô và chim sẻ. - Chơi lộn cầu vồng. - Chơi tự do. Hoạt động chung PTTC : - Bò chui qua cổng. - TC : “Chó Sói xấu tính ” . PTTC- XH : - Bé vui hội trăng rằm. - Bé vui múa hát. PTTM: - Dạy hát: “Đêm trung thu”. - Nghe hát: “ Chiếc đèn ông sao”. PTNT: - Ôn so sánh kích thước to – nhỏ của hai đối tượng. - TC: “Ai nhanh hơn”. PTNN: Thơ: “Trăng sáng”. - Trò chuyện cùng bé. Tăng
File đính kèm:
- giao an 45 tuoi.doc