Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Văn học: Hai anh em

* HĐ1: Ổn định, gây hứng thú

- Cô cầm con rối + tình huống:

+ Người anh đi ngang cánh đồng lúa thấy mọi người đang gặt lúa thì người anh xuống gặt tiếp.

+ Thấy người em đi ngang cánh đồng lúa mọi người kêu người em gặt tiếp thì người em nói: tôi không gặt lúa đâu, gặt lúa đau lưng lắm.

=> Trẻ trao đổi về tình huống trên ( tính cách của người em, người anh Trẻ đón: cuối cùng người em+người anh như thế nào?). Muốn biết các bạn hãy lắng nghe cô kể chuyện nghe.

- Kể chuyện trẻ nghe lần 1 + Xem tranh

* HĐ2: Cô kể truyện + Đàm thoại theo nội dung truyện

 - Kể lần 1 diễn cảm theo từng nhân vật

- Kể lần 2 kết hợp xem tranh

 

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Văn học: Hai anh em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Văn học : HAI ANH EM 
1 / Yêu cầu :
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được tính cách của từng nhân vật trong truyện
- Trẻ kể diễn cảm theo từng: cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện, người anh, người em và người dân, ông Bụt…
- Giáo dục đạo đức: Thương yêu, giúp đỡ anh em và mọi người xung quanh 
2 / Chuẩn bị : Tranh minh họa
3 / Tổ chức hoạt động :
 * HĐ1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cầm con rối + tình huống:
+ Người anh đi ngang cánh đồng lúa thấy mọi người đang gặt lúa thì người anh xuống gặt tiếp.
+ Thấy người em đi ngang cánh đồng lúa mọi người kêu người em gặt tiếp thì người em nói: tôi không gặt lúa đâu, gặt lúa đau lưng lắm.
=> Trẻ trao đổi về tình huống trên ( tính cách của người em, người anh… Trẻ đón: cuối cùng người em+người anh như thế nào?). Muốn biết các bạn hãy lắng nghe cô kể chuyện nghe.
- Kể chuyện trẻ nghe lần 1 + Xem tranh 
* HĐ2: Cô kể truyện + Đàm thoại theo nội dung truyện 
 - Kể lần 1 diễn cảm theo từng nhân vật 
- Kể lần 2 kết hợp xem tranh 
- Kể lần 3 tóm tắt nội dung chuyện, giải thích từ khó (Người anh chăm chỉ làm việc, giúp đỡ mọi người, thương yêu em mình, được thưởng công. Người em thì ngược lại lười biếng, không giúp đỡ mọi người và cuối cùng bị trừng phạt.) 
- Đàm thoại qua nội dung câu chuyện:
+ Ngườiø em (Người anh ) là người như thế nào? 
+ Mọi người nói gì với người anh ( em )? 
+ Và mọi người đã tặng cho người anh những gì? Tình cảm của người anh đối với người em như thế nào, thể hiện ở hành động nào?
+ Còn ngươi em thì sao, sau khi không giúp đỡ mọi người, cuộc sống của người em thế nào? 
+ Cuối cùng người anh có tìm được em mình không? hai anh em như thế nào sau khi gặp lại 
+ Trong hai nhân vật, bạn thích nhân vật nào? tại sao? 
+ Gia đình của họ là gia đình đông con hay ít con?
+ Nếu con là người em thì con sẽ làm gì? 
=> Giáo dục trẻ chăm chỉ lao động, giúp đỡ mọi người xung quanh … 
- Tổ chức trò chơi gặt lúa, hái bông: cho trẻ bắt chước hành động gặt lùa chuyển đội hình vòng tròn 
* HĐ 3: Trẻ kể chuyện 
- Cho trẻ kể lại chuyện ( Chú ý, giúp trẻ sửa sai câu đối thoại của từng nhân vật ) 
- Gợi ý đặt tên cho tập truyện 
* Hoạt động chuyển tiếp: HĐNT, HĐG, HĐC
TOÁN NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM về số LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6
1/Yêu cầu :
Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6-> tạo nhóm có số lượng 6
Luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, đếm chín xác đối tượng.
Cùng hoạt động với nhau có tinh thần kỷ luật.
2/ Chuẩn bị : 
- Mỗi cháu có 6 cái ly, 6 cái dĩa bằng giấy bìa cứng .
 - Cô: 6 cái chén, 6 cái muỗng thật.
- 1 số nhóm đồ vật có số lượng 6, xếp thành dãy ở xung quanh lớp, 1 số đồ dùng ít hơn 6 và 1 ít đồ dùng cùng loại ...
3/ Tiến hành:
* HĐ1 : Ôn nhóm đồ vật có số lượng 6, chữ số 6
- Đặt ấm trà, tách trà trên bàn cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về chất liệu, công dụng của từng loại đồ vật đó.
 ( trẻ trẻ lời theo hiểu biết) 
- Trẻ đếm số lượng ấm trà, tách trà.
- Mở nhạc không lời, trẻ đi xung quanh lớp tìm những đồ vật làm bằng nhựa, thủy tinh…( 6 cái chén, 6 cái muỗng) -> trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng, phát âm.
- Cho cháu chơi trò chơi tạo nhóm chữ số 6 ( 3 lần)
* HĐ2 : So sánh, thêm bớt, tạo nhóm có số lượng 6.
- Cô cho trẻ trưng bày lần lượt số ly và số dĩa tùy thích, gợi ý cho trẻ so sánh
- Cái nào nhiều hơn ? nhiều hơn là mấy ?
- Muốn số dĩa bằng số ly thì ta phải làm như thế nào? 
- Thêm 1 cái dĩa vậy tất cả có mấy ?
- Ta cất 2 cái dĩa còn lại mấy ?
- 6 cái ly 4 cái dĩa vậy số nào nhiều hơn ?
- Nhiều hơn là mấy?
-> Ta làm thế nào để có số dĩa = số ly ?
- Sau đó cất dần số ly - dĩa vào .
* HĐ3 : Luyện tập
- Cho cháu quan sát tìm xem xung quanh lớp ĐDĐC có số lượng ít hơn 6 -> cháu tự tìm thêm để có số lượng 6 .
- Cho cháu thêm bớt = các ngón tay trong phạm vi 6
( chú ý số lượng thêm, bớt biểu thị trên bàn tay trái)
- Nhận xét kết thúc hoạt đôïng.
* Hoạt động tiếp theo: Đưa vào hoạt động góc, hoạt động chiều
 Tạo hình : VẼ ẤM PHA TRÀ 
1 / yêu cầu : 
- Trẻ biết được tên, đặc điểm, hình dáng của ấm trà, biết chất liệu, công dụng…
- Biết vẽ cái ấm dạng tròn, dài, bầu…, trang trí hoa văn, đường viền, tô màu. 
- Yêu thích sản phẩm mình tự tạo, có ý thức bảo quản tốt các đồ dùng trong GĐ.
2 / Chuẩn bị :
Tranh mẫu gợi ý, giấy vẽ, vật thật (ấm trà), bút màu cho cô và trẻ. 
3 / Tổ chức hoạt động :
* HĐ1: Ổn định, gây hứng thú 
- Mở nhạc 
- Đàm thoại nội dung bài hát bé yêu Bà thì phải như thế nào đối với Bà , một ngôi nhà có ông bà thì là gia đình mấy thế hệ , hãy kể đồ dùng trong gia đình , gợi ý đồ dùng trong gia đình ( ấm trà ) 
- Đặt ấm trà trên bàn 
- Gợi ý vẽ ấm trà tặng ông bà 
 * HĐ2: Cô vẽ mẫu 
- Vẽ mẫu ấm trà theo hướng , góc độ , tầm nhìn của cô và giải thích chi tiết khi vẽ ấm trà 
- Nhắc lại kỷ năng cơ bản khi vẽ ấm trà , góc độ , hướng tầm nhìn đồ vật ( bóng tối , sáng , độ xa , gần ….)
* HĐ3 : Trẻ thực hiện 
- Mở nhạc cho trẻ về nhóm vẽ 
( Gợi ý , giúp trẻ khi gặp khó khăn , động viên , khuyến khích những trẻ vẽ còn yếu ( Minh, Đạt, Vân Anh ) 
*HĐ 4 : Trưng bày sản phẩm 
Nhận xét , đóng thành tập sưu tầm nhiều kiểu loại ấm trà khác nhau 
- Nhận xét kết thúc hoạt động 
* Hoạt động tiếp theo : Đưa vào hoạt động ngồi trời , hoạt động chuyển tiếp , hoạt động chiều , hoạt động gĩc 

File đính kèm:

  • doct4cd2.doc