Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 6: Bé tìm hiểu về các phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh 1: Bé làm quen một số phương tiện giao thông

I. Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

 - Trẻ biết đập bóng bằng 2 tay (3t), mắt nhìn theo bóng bắt bóng không làm rơi bóng. (4,5t)

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện khả năng vận động khéo léo của cơ tay cho trẻ.

 - Phát triển thể lực cho trẻ.

 3. Giáo dục

 - Giáo dục trẻ có ý thức luyện tập và thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị

 - 4 quả bóng cao su, sân tập sạch sẽ, mũ cáo, thỏ.

 - Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng, phù hợp.

 - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 6: Bé tìm hiểu về các phương tiện giao thông - Chủ đề nhánh 1: Bé làm quen một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 6 : BÉ TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 Chủ đề nhánh 1 : Bé làm quen một số phương tiện giao thông
 Thứ 2 ngày 29 tháng 12 năm 2014
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Tên bài: Đập và bắt bóng bằng 2 tay tại chỗ
I. Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ biết đập bóng bằng 2 tay (3t), mắt nhìn theo bóng bắt bóng không làm rơi bóng. (4,5t)
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện khả năng vận động khéo léo của cơ tay cho trẻ. 
 - Phát triển thể lực cho trẻ.
 3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ có ý thức luyện tập và thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị
 - 4 quả bóng cao su, sân tập sạch sẽ, mũ cáo, thỏ.
 - Trang phục của cô và của trẻ gọn gàng, phù hợp.
 - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát: « Quả bóng » 1 lần
- Các con vừa hát bài hát nói về quả gì?
=> Hôm nay cô con mình cùng chơi với quả bóng với nội dung là: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng.
Hoạt động 2: Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tầu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi xen kẽ, đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, cho trẻ về 2 hàng ngang dãn cách đều nhau.
Hoạt động 3: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Trước khi chơi với bóng chúng mình cùng tập thể dục nhé.
- Động tác tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay.
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
- Bật: Bật tiến về phía trước
* Vận động cơ bản: “Đậpvà bắt bóng bằng 2 tay tại chỗ”
- Đội hình: 2 hàng ngang đối diện nhau
- Cô có gì đây? Có mấy quả bóng?
- Quả bóng màu gì? Các quả bóng có to bằng nhau không?
- Cô tập mẫu: 
+ Lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Cô phân tích động tác:
` TTCB: 2 tay cầm bóng, chân đứng rộng bằng vai.
` TH: Khi có hiệu lệnh thì 2 tay cô cầm bóng đưa ra trước, đập bóng xuống sàn, mắt nhìn theo bóng, kết hợp đưa 2 tay ra bắt bóng không làm rơi bóng xuống đất. (Đập bóng mạnh, đón hướng bóng nảy lên, di chuyển và đưa 2 tay ra bắt bóng).
- Trẻ thực hiện:
+ Cho 1 trẻ khá lên thực hiện - Cả lớp quan sát, nhận xét.
+ Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 đầu hàng lên thực hiện.
+ Lần sau cho 4 trẻ cùng thực hiện.
+ Cô bao quát, sửa sai, động viên trẻ tập.
+ Cô hỏi lại trẻ bài vận động?
* Trò chơi “Cáo và thỏ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi trẻ luật, cách chơi, cô nhắc lại cùng trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi, cho trẻ đổi vai chơi cho nhau.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Các con đang chơi trò chơi gì?
Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân, thả lỏng chân tay.
* Kết thúc: Cô nhận xét giờ học và cho ra chơi.
- Trẻ hát 1 lần.
- Quả bóng.
- 3L x 8N
- 2L x 8N
- 2L x 8N
- Bật 5 -6 lần
- Quả bóng, trẻ đếm
- Trẻ kể, bằng nhau ạ.
- Trẻ quan sát cô tập và lắng nghe cô phân tích động tác.
- Trẻ quan sát, nhận xét.
- Trẻ tập 4- 5 lần.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi 3- 5 lần.
- Cáo và thỏ.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ ra sân chơi
 -------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết
Trò chơi vận động: Chuyền bóng
Chơi tự do: với hột hạt
I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức
 - Trẻ quan sát và nhận biết thời tiết của ngày hôm thứ tư (3t), nhận xét một số đặc điểm của thời tiết theo hiểu biết của trẻ. (4,5t) 
 2. Kỹ năng
 - Rèn khả năng quan sát, phán đoán, suy luận cho trẻ. 
 - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II. Chuẩn bị
 - Trang phục của cô, trẻ phù hợp. 
 - Địa điểm quan sát bằng phẳng, sạch sẽ. Phấn cho trẻ chơi tự do.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát thời tiết
- Cô cho trẻ thoải mái đi dạo chơi ở ngoài sân trường.
- Gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét về đặc điểm của thời tiết.
- Cho trẻ nêu ý kiến của mình theo cá nhân sau đó cô chốt lại.
2. Trò chơi vận động: “Chuyền bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Hỏi lại trẻ luật chơi, cách chơi. Cô nhắc lại 1 lần.
- Cô giáo dục trẻ trước khi chơi.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần tùy vào hứng thú của trẻ.
=> Cô bao quát động viên trẻ chơi. Hỏi lại tên trò chơi.
3. Chơi tự do: với hột hạt
- Cho trẻ chơi với hột hạt. Cô bao quát trẻ chơi.
Trẻ làm theo hướng dẫn
Trẻ chơi
--------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Hoạt động 1: Hướng dẫn trò chơi mới
Tên trò chơi: Bé làm đèn hiệu giao thông
( Đã soạn trong kế hoạch)
------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: Chơi ở các góc
Nhật ký cuối ngày
--------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Bài : Dán hình ô tô tải ( Mẫu)
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết màu sắc các hình 3t, lựa chọn những hình cắt sẵn phù hợp để dán thành hình chiếc ô tô tải theo yêu cầu của cô ( 4,5 tuổi). Biết vẽ thêm 1 số chi tiết phụ để cho bức tranh thêm sinh động ( 5 tuổi)
2. Kĩ năng
 - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển năng khiếu thẩm mĩ của trẻ.
3. Giáo dục
 - Trẻ có ý thức trong giờ học, yêu quý và biết bảo vệ sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng của cô:
 - Tranh mẫu gợi ý của cô có dán hình chiếc ô tô tải.
 - Giấy nền, các hình cắt sẵn ( hình chữ nhật to, hình chữ nhật nhỏ, hình tròn)
 2. Đồ dùng của trẻ: 
 - Giấy nền, các hình cắt sẵn giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn để ở rổ.
 - Giá trưng bày tranh cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chuyện - Giới thiệu bài
- Cô cho trẻ hát và minh họa bài “ Em tập lái ô tô” vào lớp.
- Trong bài hát nói về loại phương tiện nào ?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì ?
-Các con kể xem có những loại ô tô nào mà con biết?
- Bây giờ cô sẽ cho các con cùng mô tả lại 1 loại ô tô rất quen thuộc qua phần thể hiện “ Dán hình ô tô tải” nhé.
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng về chỗ ngồi học.
2.Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại tranh mẫu
- Cô chơi “ Trời tối ... trời sáng” cho xuất hiện tranh
- Các con nhìn xem trên bảng của cô có tranh gì ?
- Các con có nhận xét gì chiếc ô tô này?
- Có con nào có ý kiến bổ sung cho bạn ?
- Ô tô tải được dán bằng những hình gì ?
- Có con nào có ý kiến khác của bạn ?
- Đầu xe ô tô tải là hình gì? Được dán như thế nào ?
- Tiếp đến là bộ phận gì của xe ô tô ?
- Thùng xe ô tô tải được dán như thế nào ?
- Ngoài ra ô tô tải còn có gì nữa ?
- Bánh xe ô tô là hình gì ? Được dán như thế nào ?
- Cửa xe là hình gì ? Được dán ở đâu ?
- Ngoài ra còn vẽ thêm gì cho bức tranh thêm đẹp?
- Mặt đường ô tô chạy vẽ như thế nào ?
- Những đám mây và ông mặt trời vẽ ra sao ?
3.Hoạt động 3: Cô làm mẫu:
- Bây giờ các con cùng quan sát cô dán mẫu để các con làm theo nhé.
- Trước tiên, để dán được hình chiếc ô tô cô làm gì ?
- Cô lấy các hình cắt sẵn đặt ra giữa giấy để tạo thành hình chiếc ô tô. Cô lấy hình chữ nhật màu đỏ đặt thẳng đứng làm đầu xe, tiếp theo cô lấy hình chữ nhật màu xanh đặt nằm ngang nối tiếp đầu xe làm thùng xe, lấy các hình tròn đặt phía dưới làm bánh xe. Hình vuông nhỏ màu vàng làm cửa xe. 
- Các con đoán xem khi đặt xong hình cô sẽ làm gì ?
- Cô bắt đầu lật mặt sau và dán. Cô lần lượt lật mặt sau từng hình phết hồ đều vào mặt trái và dán trùng khít vào chỗ vừa đặt, sau đó dùng ngón trỏ miết đều cho phẳng. Cứ thế cô dán được hình chiếc ô tô tải. 
- Để bức tranh thêm đẹp cô sẽ làm gì ?
- Cô lấy bút màu vẽ thêm mặt đường ô tô chạy, vẽ ông mặt trời, đám mây cho đẹp.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô hỏi lại tư thế ngồi, cách đặt giấy?
* Trong khi trẻ thực hiện cô cho trẻ nghe nhạc.
- Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng ra thực hiện, cô đến gần từng trẻ, quan sát động viên trẻ, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Động viên trẻ sáng tạo cho bức tranh thêm đẹp và trình bày có bố cục rõ ràng, vẽ thêm các chi tiết cho sinh động.
- Trẻ nào thực hiện xong trước cô mang trưng bày giúp trẻ.
4. Hoạt động 4 : Trưng bày - nhận xét tranh dán
- Gần hết giờ cô cho trẻ dừng tay làm động tác thể dục và mang bài lên trưng bày.
- Cho trẻ nhận xét: Cô gọi 5 – 6 trẻ nhận xét.
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích? 
- Cô nhận xét chung: Tuyên dương bài đẹp, chỉ ra một số tranh chưa hoàn thiện, động viên trẻ lần sau cố gắng.
- Các con vừa được cô cho làm gì?
* Kết thúc:
- Cô dặn dò, tuyên dương trẻ và cho trẻ ra ngoài.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- 1 - 2 trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày.
- Trẻ tự nhận xét.
- Nghe cô nhận xét.
- Trẻ trả lời
- Trẻ ra chơi.
---------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích: T/c một số phương tiện giao thông đường bộ
Trò chơi vận động : Bánh xe
Chơi tự do: Lá cây
I. Mục đích - yêu cầu
 1. Kiến thức 
 - Trẻ biết gọi tên một số phương tiện giao thông (3t), nhận xét về một số đặc điểm nổi bật của phương tiện và biết được các phương tiện đó chạy trên đường (4,5t). 
2. Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 - Phát triển vốn ngôn ngữ cho trẻ. 
 3. Giáo dục 
 - Trẻ biết lợi ích của phương tiện giao thông. Và ý thức khi tham gia giao thông
II. Chuẩn bị 
 - Địa điểm để trò chuyện.
 - Trò chơi “ Tín hiệu”, chậu nước, ca múc nước để trẻ chơi.
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : T/c một số phương tiện giao thông đường bộ 
- Cô cho trẻ hát 1 bài ra ngoài và trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ. Cô giúp đỡ và chốt lại. 
* Giáo dục 
=> Cô giáo dục trẻ biết được phương tiện giao thông giúp trở người và trở hàng được thuận lợi và nhanh tróng
- Củng cố : Các con vừa trò chuyện về ai?
2.Hoạt động 2: Trò chơi : Bánh xe quay
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi lại luật chơi và cách chơi, cô nhắc lại
- Tổ chức cho trẻ chơi :
 Cô quan sát , sửa sai , động viên trẻ chơi.
=> Củng cố: Các con vừa chơi trò chơi gì ?
3.Hoạt động 3 : Chơi lá cây
- Trẻ chơi lá cây, cô bao quát, giúp đỡ.
- Trẻ hát và ra ngoài
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 4 - 5 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tự chơi.
--------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: Dán hình ô tô tải 
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ biết chọn những hình cắt sẵn phù hợp để dán thành hình chiếc ô tô tải theo mẫu của cô. Biết vẽ thêm 1 số chi tiết phụ để cho bức tranh thêm sinh động 4,5t. Trẻ 3 tuổi làm cùng anh chị
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển năng khiếu thẩm mĩ của trẻ.
3. Giáo dục
 - Trẻ có ý thức trong giờ học, yêu quý và biết bảo vệ sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng của cô:
 - Tranh mẫu gợi ý của cô có dán hình chiếc ô tô tải.
 - Giấy nền, các hình cắt sẵn ( hình chữ nhật to, hình chữ nhật nhỏ, hình tròn)
 2. Đồ dùng của trẻ: 
 - Giấy nền, các hình cắt sẵn giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn để ở rổ.
 - Giá trưng bày tranh cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động 
 - Cô trò chuyện gây hứng thú, giới thiệu vào bài
 - Cô đàm thoại về bức tranh mẫu của cô, cô làm mẫu lại 1 lần kết hợp phân tích ngắn gọn.
 - Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát và giúp đỡ trẻ
 - Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét tranh của mình và của bạn.
 - Cô hỏi lại tên bài và kết thúc
 ----------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: Chơi tự do
Nhật ký cuối ngày
---------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 02 tháng 01 năm 2014
 GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 - NDTT: Dạy hát: Đường em đi
 - NTKH : Nghe hát: Ru em 
 Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài hát ( 3, 4t), tên tác giả và thuộc lời bài hát, thể hiện tình cảm qua bài hát ( 5 t). Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc. 
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng ca hát, năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Giáo dục
 - Trẻ chú ý trong giờ học, yêu thích âm nhạc.
II. Chuẩn bị
- Bài hát của cô và trẻ. Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng, phù hợp.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu bài
- Cô trò chuyện cùng trẻ
- Hàng ngày ai đưa con đi học hay con tự đi ?
- Khi đi học và đi học về con đi về phía tay nào ?
- Còn phía tay nào con không được đi ? Vì sao
- Các con có 1 tác giả đã nhắc các bạn nhỏ hãy đi về phía đường quy định của mình không nên đi về phía tay trái vì nó sai với quy định luật lệ giao thông đấy. Đó là nội dung bài hát " đường em đi" nhạc Ngô Quốc Tính, lời Tường Văn sẽ giúp các con hiểu rõ hơn điều này.
 2.Hoạt động 2: Dạy hát: Đường em đi
* Cô hát mẫu
- Lần 1 : Cô giới thiệu tên bài, tác giả
- Lần 2 : Nói nội dung bài hát
* Dạy trẻ hát
 Cô cho trẻ bốc thăm để trẻ được thi đua tổ, nhóm
- Tổ hát, nhóm : 2 - 3 tổ, nhóm
- Cá nhân : 2 - 3 trẻ
- Cả lớp hát.
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát do ai sáng tác ?
3.Hoạt động 3: Nghe hát: Ru em
- Cô giới thiệu tên bài.
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Lần 2: Cử chỉ điệu bộ
- Lần 3 : Động viên trẻ hát cùng cô
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì? Tác giả bài hát
4.Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Cho trẻ chơi:
 Cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Kết thúc
- Cho trẻ cùng nhau làm những chú lái ô tô ra ngoài chơi.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát.
- Mỗi tổ, nhóm 1 lần.
- 1 lần.
- 2 - 3 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện và ra chơi.
 -----------------------------------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát có mục đích : Trò chuyện về công việc chú công an
Trò chơi vận động : Tín hiệu
Chơi tự do: Chơi đong nước
I. Mục đích - yêu cầu
 1. Kiến thức 
 - Trẻ nhân biết được chú công an qua trang phục (3t,) nhận xét 1 số công việc thường làm của chú công an hàng ngày như thế nào. (4,5t)
2. Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
 - Phát triển vốn ngôn ngữ cho trẻ. 
 3. Giáo dục 
 - Trẻ biết công việc của chú công an rất vất vả nguy hiểm nên được mọi người yêu quý và tôn trọng, biết ơn.
II. Chuẩn bị 
 - Địa điểm để trò chuyện.
 - Trò chơi “ Tín hiệu”, chậu nước, ca múc nước để trẻ chơi.
 - Sân chơi sạch sẽ, an toàn.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Trò chuyện về công việc của chú công an
- Cô cho trẻ hát 1 bài ra ngoài và trò chuyện về công việc của chú công an thường làm hàng ngày như thế nào, có vất và không ? Cô giúp đỡ và chốt lại. 
* Giáo dục 
=> Cô giáo dục trẻ biết được công việc của các chú công an là đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đó là công việc rất vất vả nguy hiểm... được mọi người yêu quý, tôn trọng và biết ơn.
- Củng cố : Các con vừa trò chuyện về ai?
2.Hoạt động 2: Trò chơi : Tín hiệu
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô hỏi lại luật chơi và cách chơi, cô nhắc lại
- Tổ chức cho trẻ chơi :
 Cô quan sát , sửa sai , động viên trẻ chơi.
=> Củng cố: Các con vừa chơi trò chơi gì ?
3.Hoạt động 3 : Chơi đong nước
- Trẻ chơi đong nước, cô bao quát, giúp đỡ.
- Trẻ hát và ra ngoài
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- 4 - 5 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ tự chơi.
 ----------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 Hoạt động 1 : Ôn các bài hát đã học
I. Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ 3 tuổi hát theo cô và các bạn. Trẻ thuộc các bài hát đã học ( 4t ) và thể hiện tình cảm qua bài hát đó ( 5t)
2. Kĩ năng
 - Phát triển năng khiếu thẩm mĩ ca hát của trẻ.
3. Giáo dục
 - Trẻ có ý thức trong giờ học, yêu thích ca hát.
II. Chuẩn bị
 - Bài hát của cô và trẻ 
III. Tổ chức hoạt động 
 - Cô trò chuyện gây hứng thú, giới thiệu vào bài
 - Cô cho trẻ lần lượt biểu diễn các bài hát đã học trong chủ đề hoặc theo ý thích.
 - Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát và giúp đỡ trẻ
 - Cô hỏi lại tên bài và kết thúc
 ----------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động 2: Chơi đồ chơi
Nhật ký cuối ngày
-----------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 6: BÉ TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 NHÁNH 2: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 
 Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2014
 GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 NDTT: Dạy hát: Em đi chơi thuyền
 NTKH: Nghe hát: Anh phi công ơi
 Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả biết hát cùng với cô và các bạn 3t và thuộc lời bài hát (4 t), thể hiện tình cảm qua bài hát. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc(5t). 
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng ca hát, năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
 - Rèn kỹ năng chơi trò chơi.
3.Giáo dục
 - Trẻ chú ý trong giờ học, yêu âm nhạc.
II. Chuẩn bị
- Bài hát của cô và trẻ. 
- Trang phục của cô, của trẻ gọn gàng, phù hợp.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu bài
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học
- Các con có muốn đi thăm công viên không ?
- Để biết được công viên đẹp như thế nào, các con cùng nghe nội dung bài hát " Em đi chơi thuyền" của tác giả Bùi Đình Thảo thì sẽ rõ nhé
 2.Hoạt động 2: Dạy hát: Em đi chơi thuyền
* Cô hát
- Cô hát mẫu 2 lần
* Dạy trẻ hát
- Cô cho trẻ thể hiện xen kẽ theo các hình thức :
- Tổ hát, nhóm : 2 - 3 tổ, nhóm
- Cá nhân : 2 - 3 trẻ
- Cả lớp hát
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát do ai sáng tác ?
3.Hoạt động 3: Nghe hát: Anh phi công ơi
- Cô giới thiệu tên bài
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Lần 2: Cử chỉ điệu bộ
- Lần 3 : Động viên trẻ hát cùng cô
- Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
4.Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Cho trẻ chơi:
 Cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Kết thúc
- Cho trẻ cùng nhau ra ngoài sân chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát.
- Mỗi tổ, nhóm 1 lần.
- 1 lần.
- 2 - 3 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện và ra chơi.
 -------------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy
Trò chơi vận động: Bánh xe Quay 
Chơi tự do: Đồ chơi
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên (3t) gọi đặc điểm, công dụng của một số loại phương tiện giao thông và phân biệt được giữa các loại phương tiện giao thông đó. (trẻ 4,5). 
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục 
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, biết ơn những người điều khiển các phương tiện giao thông đó
II. Chuẩn bị
- Chỗ học sạch rộng trang phục cua cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện - Gây hứng thú
Cho trẻ hát bài em đi chơi thuyền, và ngồi vào ghế theo hình chữ U
? Cháu vừa đi bằng phương tiện giao thông nào? Nơi hoạt động? Và hướng trẻ vào giờ học.
Hoạt động 2: Hoạt động có chủ đích Trò chuyện một số phương tiện giao thông đường thủy
- Cho trẻ đi thăm qua bến cảng. Cho trẻ trao đổi thảo luận trong 2 phút.
- Cô cho trẻ kế tên các loại phương tiện và nơi hoạt động, cho trẻ so sánh tầu thủy với ca nô cô khái quát giới thiệu từng loại, nơi đỗ và cấu tạo nổi bật của từng loại cho trẻ, cho trẻ phát âm.
- 

File đính kèm:

  • docGIAN AN MGL GHEP.doc
Giáo Án Liên Quan