Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề 6: Thế giới thực vật - Mùa xuân - Nhánh 2: Một số loại rau - Lý Kim Dung
- Trẻ biết tên gọi một số loại rau. Đặc điểm cấu tạo, màu sắc đặc trưng của từng loại rau.
- Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại rau. Trẻ nhận biết được rau chia làm 3 nhóm riêng biệt: Ăn lá, ăn củ, ăn quả. Lợi ích của các loại rau đối với con người. Cách chăm sóc và bảo vệ rau
- Trẻ biết đến đến 9. Nhận biết số lượng 9. Số 9.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Quả bầu tiên.
- Trẻ biết “bật xa 50cm” đúng tư thế theo yêu cầu của cô;
- Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để vẽ 1 số loại rau
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.
CHỦ ĐỀ 6: THẾ GIỚI THỰC VẬT - MÙA XUÂN NHÁNH 2: MỘT SỐ LOẠI RAU KẾ HOẠCH TUẦN - NGÀY TUẦN 20 ( Từ ngày 19/01/2015 – 23/01 /2015 ) I/ Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi một số loại rau. Đặc điểm cấu tạo, màu sắc đặc trưng của từng loại rau. - Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại rau. Trẻ nhận biết được rau chia làm 3 nhóm riêng biệt: Ăn lá, ăn củ, ăn quả. Lợi ích của các loại rau đối với con người. Cách chăm sóc và bảo vệ rau - Trẻ biết đến đến 9. Nhận biết số lượng 9. Số 9. - Trẻ hiểu nội dung truyện: Quả bầu tiên. - Trẻ biết “bật xa 50cm” đúng tư thế theo yêu cầu của cô; - Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để vẽ 1 số loại rau - Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. - Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. - Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc. II/ Kế hoạch tuần: TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng. * Đón trẻ: - Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ. - Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. - Cho trẻ chơi tự chọn. * Trò truyện: - Trẻ biết tên gọi một số loại rau. - Đặc điểm cấu tạo, màu sắc đặc trưng của từng loại rau. - Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại rau. - Trẻ nhận biết được rau chia làm 3 nhóm riêng biệt: Ăn lá, ăn củ, ăn quả - Lợi ích của các loại rau đối với con người. - Cách chăm sóc và bảo rau * Thể dục sáng: a. Khởi động : - Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang tập thể dục đồng diễn của trường. b.Trọng động: Bài tập buổi sáng: “Sắp đến tết rồi!” - Hô hấp: Thổi nơ - Tay vai: Đánh xoay tròn 2 cánh tay Luân phiên từng tay lên cao - Lưng bụng: Đứng cúi về trước. - Chân: Khuỵu gối - Bật nhảy: Bật về các phía c. Hồi tĩnh: - Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “con công” * Điểm danh: - Cho tre điểm danh theo tổ, tổ trưởng báo cáo lại với cô bạn vắng mặt. * Ăn sáng: - Cô cho trẻ đi rửa tay, ngồi vào bàn ăn. - Giới thiệu món ăn và tiến hành cho trẻ ăn sáng, động viên trẻ ăn hết xuất. 2 Hoạt động học Thứ hai 19/01/2015 ÂM NHẠC: Phát triển thẩm mĩ - VĐ.TTC: Bầu bí thương nhau NH: Hạt gạo làng ta. TCAN: Ai đoán giỏi. Thứ ba 20/01/2015 THỂ DỤC: Phát triển thể chất - Bật xa 50cm VĐ: Ai nhiều điểm nhất? Thứ tư 21/01/2015 LQVT: Phát triển nhận thức - Đếm đến 9. Nhận biết số lượng 9. Số 9. Thứ năm 22/01/2015 TẠO HÌNH: Phát triển thẩm mĩ - Vẽ 1 số loại rau. (ĐT) Thứ sáu 23/01/2015 LQVH: Phát triển ngôn ngữ - Truyện: Quả bầu tiên. 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi. - Biết thể hiện các hành động chơi như : Mẹ đi chợ mua rau về nấu cơm, trồng ra, chăm sóc rau - Biết đóng vai cô bán hàng bán rau. - Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây vườn rau - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng. - Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, xé dải (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần). - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh “một số loại rau” - Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. 1/ GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán rau 2/ GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP: Xây vườn rau 3/ GÓC ÂM NHẠC : Trẻ múa hát theo nhạc: Em yêu cây xanh, lý cây xanh, hoa trường em 4/ GÓC TẠO HÌNH: Vẽ một số loại rau. 5/ GÓC SÁCH, TRUYỆN: Đọc chữ cái học rồi. Đọc truyện, xem tranh ảnh, kể chuyện về chủ đề. 6/ GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC: - Đến đến 9. Nhận biết số lượng 9. Số 9. - Trẻ bổ sung tập toán. - Chăm sóc cây xanh. 4 Hoạt động ngoài trời Thứ hai 19/01/2015 - Quan sát : Tranh chủ đề. - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Oẵn tù tì Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá rụng. - Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba 20/01/2015 - Quan sát : Tranh một số loại rau. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Cách cửa kì diệu Thứ tư 21/01/2015 - Trò chuyện: Về một số loại rau nhà bé trồng, cách chăm sóc rau - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Cách cửa kì diệu Thứ năm 22/01/2015 - Quan sát : Tranh một số loại rau. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Cách cửa kì diệu Thứ sáu 23/01/2015 - Quan sát : Vườn rau của bé trên sân trường. - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Oẵn tù tì 5 Vệ sinh Ăn trưa *Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn - Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. *Trong khi ăn: - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. - Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: - Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. - Có đủ nệm gối cho trẻ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Vệ sinh-Ăn xế - Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. - Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. - Tiến hành cho trẻ ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều (tăng cường tiếng Việt cho trẻ) Thứ hai - Cung cấp từ mới: Bầu bí/ rau cải/ Cà rốt, khoai tây. + Bầu bí là rau ăn quả + Rau cải là rau ăn lá + Cà rốt, khoai tây là rau ăn củ. - Làm quen với trò chơi dân gian: “Oãn tù tì” - Làm quen với kĩ năng: Bật xa 50cm - Ôn kiến thức cũ Thứ ba - Cung cấp từ mới: Rau ngót/ Dưa leo/ Cà chua + Rau ngót dùng để nấu canh + Dưa leo ăn sống rất giòn + Cà chua có nhiều vitamin - Làm quen với kĩ năng: Đếm đến 9. Nhận biết số lượng 9. Số 9. - Cho trẻ chơi Kidsmart - Chơi vận động: “Cánh cửa kì diệu” - Ôn kiến thức cũ Thứ tư - Cung cấp từ mới: Bắp cải/ / Bông súng/ Bạc hà + Bắp cải nấu canh chua ăn rất ngon. + Bông súng trồng dưới ao + Rau bạc hà có lá thật to - Trò chơi học tập: “Bịt mắt nghe tiếng” - Làm quen với kĩ năng: Vẽ một số loại rau - Ôn kiến thức cũ Thứ năm - Cung cấp từ mới: Rau muống/ Cải ngọt/ Susu + Con thích ăn rau muống nấu canh chua + Nhà con có trồng cải ngọt + Con thích ăn món su su hầm cà rốt và xương - Cho trẻ chơi Kidsmart - Làm quen với truyện: Quả bầu tiên - Ôn kiến thức cũ Thứ sáu - Cung cấp từ mới: Bán rau/ Tưới/ Trồng + Cô con bán rau ngoài chợ; + Cuối tuần con hay giúp cha mẹ tưới rau; + Vườn nhà con có rất nhiều loại rau - Làm quen với kĩ năng: Ném xa bằng 2 tay - Ôn kiến thức cũ - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần 9 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. - Cho trẻ đi vệ sinh. *Nêu gương cuối ngày. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. - Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 19 tháng 01 năm 2015 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: + Đi học đều, đúng giờ. + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. + Không xả rác trong lớp và ngoài sân. + Chú ý lên cô. Không nói leo. + Trả lời to, rõ, tròn câu. + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ. + Ăn hết xuất không làm đổ, ngủ đủ giấc. - Hát : “Bầu bí thương nhau” - Cô giới thiệu chủ đề nhánh mới “Một số loại rau” HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài : VẬN ĐỘNG TTC: BẦU BÍ THƯƠNG NHAU Nghe hát: Hạt gạo làng ta Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi? I/ YÊU CẦU - Cháu thuộc trọn vẹn bài hát và biết cách vận động theo tiết tấu chậm. - Cháu mạnh dạn, tự tin vận động nhịp nhàng khi thể hiện bài hát. - Giáo dục trẻ biết ích lợi của rau đối với cơ thể. II/ CHUẨN BỊ - Bài nhạc mp3 : Bầu bí thương nhau và hạt gạo làng ta.. - Hình ảnh : một số loại rau. - Tích hợp: Xung quanh. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – giới thiệu bài. - Cháu ngồi hình chữ u chơi: “Gieo hạt ” - Các con vừa chơi gì thế? - Người ta gieo hạt để làm gì? - Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người? - Cô tóm ý, ngoài ra cây xanh còn là nguồn cung cấp thức ăn cho bữa cơm hàng ngày của con người nữa đó các con. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy vận động TTC “ Bầu bí thương nhau”- Nhạc và lời Phạm Tuyên - Các con có biết cô vừa nhắc đến gì không? - Ai giỏi kể tên 1 số loại rau mà con biết nè? - À, có 1 loại rau ăn quả thuộc nhóm dây leo đã đi vào 1 bài hát rất dễ thương. Các con có biết đó là bài hát gì không? Hát cho cô nghe đi ! - Lớp hát 1 lần. Cô hỏi tên bài? Nhạc và lời? - Bài hát này khi hát kết hợp với vận động sẽ càng vui hơn nữa. Ai biết cách vận động lên vận động cho cô và các bạn xem nào? - Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do. - Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “vỗ tay theo tiết tấu chậm” rất phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát này nhé! - Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem, phân tích vận động. + Vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ như thế nào? ( nếu trẻ không trả lời được, cô giải thích lại cho trẻ nghe ) - Cả lớp vận động cùng cô. - Trẻ hát kết hợp vận động theo tiết tấu chậm bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ vai, dậm chân - Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân.(cô mở băng) - Cô chú ý sửa sai. - Hỏi cháu tên bài, nhạc và lời? Tên vận động ? HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát “ hạt gạo làng ta”- Trần Đăng Khoa - Để thay đổi bầu không khí cô sẽ hát tặng các con nghe bài hát cũng nói về 1 loại lương thực nuôi sống con người hàng ngày qua bài hát “ hạt gạo làng ta”, nhạc và lời của Trần Đăng Khoa - Cô hát cháu nghe lần 1. Nêu nội dung: Lúa là loại cây lương thực cung cấp gạo cho chúng ta ăn hàng ngày, trong từng hạt gạo chứa biết bao tình cảm ngọt ngào của quê hương đất nước. Mỗi bát cơm các con ăn hàng ngày nó là công sức lao động rất vất vả của cô bác nông dân, vì thế các con phải biết quý trọng, ăn cơm không bỏ mứa, không làm đổ các con nhớ chưa? - Lần 2, mở băng kết hợp minh họa. HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi” - Cô cho cháu chơi trò chơi “ Ai đoán giỏi” - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cho cháu chơi 4-5 lần. (Nhận xét tuyên dương cháu.) - Cháu chơi cùng cô. - Trẻ tự trả lời. - Trẻ tự trả lời. - Trẻ tự kể -rau - Trẻ tự kể - Trẻ hát “ bầu bí thương nhau”, Nhạc và lời Phạm Tuyên. - Trẻ lên vận động tự do theo ý thích - Trẻ xem cô làm mẫu. - Trẻ trả lời - Trẻ vận động. - Tổ, nhóm, cá nhân hát xen kẽ nhau - Trẻ tự trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát. - Cháu chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cùng cô vào góc nghệ thuật vẽ, trang trí tranh ảnh dán vào ngày xuân.. Thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : BẬT XA 50cm TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: AI NHIỀU ĐIỂM NHẤT? I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết bật xa 50cm. - Trẻ biết dùng sức của đôi chân bật xa 50 cm, nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. - Biết tuân theo hiệu lệnh của cô. II/ CHUẨN BỊ: - 2 vòng tròn có chữ cái g – y. - Vạch chuẩn, 10 túi cát, 4 vòng tròn (bên trong có 3 hình tròn to nhỏ khác nhau và điểm từ 1- 3) x x x x x x x x x x x x g 50cm y x x x x x x x x x x x x - Băng nhạc, máy casset. - Sân rộng thoáng mát. - Tích hợp: Âm nhạc, chữ cái. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai 4: Đánh chéo 2 tay ra 2 phía trước, sau (2x8) - Động tác lưng bụng 3: Nghiêng người sang bên (2x8) - Động tác chân 3: Đưa chân ra các phía (2x8) - Động tác bật nhảy 2: Bật, đưa chân sang ngang (3x8) *Vận động cơ bản:“Bật xa 50cm” - Các con xem cô có gì nè? - Phát âm giúp cô chữ cái trong vòng tròn nè! - Đố các con cô dùng vạch chuẩn, túi cát để làm gì? - Muốn biết chúng dùng để làm gì các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé! - Cô làm mẫu lần 1. - Đố các con cô vừa làm gì? - Lần 2 phân tích: “ Bật xa” vào vòng tròn có chứa chữ cái. TTCB: Cô đứng trước vạch, 2 chân khép, tay thả xuôi và phát âm chữ cái trong vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh: Thực hiện: 1. Hai tay đưa thẳng ra trước ngang tầm vai. 2. Hai tay hơi chếch ra sau, khụyu gối. 3. Dùng sức của chân nhún bật mạnh về trước, đồng thời đưa 2 tay ra trước. Chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân gối hơi khuỵu và phát âm chữ cái chứa trong vòng tròn đó rồi bật ra ngoài. - Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. * Trò chơi vận động: “Ai nhiều điểm nhất?” - Cô cho cháu chơi trò chơi : “Ai nhiều điểm nhất ?” - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang sát vạch chuẩn. Mỗi trẻ lần lượt ném 3 túi cát. Nếu túi cát nào rơi vào vòng tròn nhỏ nhất thì được điểm cao nhất và ai được nhiều điểm là người thắng cuộc (cộng tất cả các lần ném) trẻ có thể cộng điểm của mình. Sau khi ném xong lên lấy túi cát mang về cho bạn và viết điểm của mình lên bảng đen. Cứ như vậy cho đến hết lượt. - Luật chơi: Ném trúng đích bằng 1 tay khi túi cát nằm trong vòng tròn mới tính điểm, nằm ngoài hay nằm trên vạch đều không được tính điểm. - Cô nhờ 1 trẻ làm mẫu lần 1 + lần 2 giải thích - Cho trẻ khá lên tập thử -> cô nhận xét. - Cô tổ chức cho cả lớp tiến hành tập theo trò chơi. Cô bao quát, nhắc nhở và khen trẻ kịp thời. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ làm các chú bướm bay ra vườn hoa, vườn rau => ra sân. - Giáo dục cháu không hái hoa, bẻ cành. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập theo cô. - 2 vạch chuẩn, 2 vòng tròn có chứa chữ cái. - Trẻ phát âm: g – y. - Trẻ tự trả lời. - Trẻ xem cô làm mẫu. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Cháu nghe cô nói cách chơi. - Cháu chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng ra sân tìm các loại rau có trồng trong vườn rau trên sân nhé! --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 21 tháng 01 năm 2015 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : ĐẾM ĐẾN 9, NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 9, SỐ 9 I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết đếm đến 9, nhận biết số lượng 9, số 9. - Biết xếp tương ứng 1-1 theo yêu cầu của cô. Nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 9. - Biết được ý nghĩa của số 9 trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục trẻ lấy cất gọn gàng, đúng qui định. II/ CHUẨN BỊ: - Một số loại rau có số lượng 7- 8 - 9 để xung quanh lớp: 9 củ cà rốt, 9 củ cải trắng, 9 trái cà tím, 8 trái dưa leo, 7 bụi cải. - Trẻ có rổ đựng 9 củ cà rốt, 9 bụi cải, bộ thẻ số từ 1- 9 (2 thẻ số 9) - Đồ dùng của cô giống của trẻ (to hơn) - 4 cái giỏ, bàn để 1 số loại rau bằng nhựa - Tích hợp: Âm nhạc, môi trường xung quanh. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng trong phạm vi 7 - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài : “Bầu bí thương nhau” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Bầu bí là loại rau ăn gì? - Ngoài bầu bí ra, các con còn biết loại rau nào nữa? - Xung quanh lớp mình có rất nhiều nhóm rau khác nhau. Các con hãy tìm giúp cô nhóm rau có số lượng 8 ? - Sau mỗi lần trẻ tìm cô đếm lại và đặt thẻ số vào nhóm tương ứng. - Tìm nhóm nhóm rau có số lượng là 7, là 6 ? - Trẻ tìm, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. - Cho trẻ đi lấy đồ dùng, về ngồi 4 hàng ngang. HOẠT ĐỘNG 2: Đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9, nhận biết số 9. - Nhìn xem trong rổ con có gì nè? - Các con hãy giúp cô xếp hết nhóm cải ra thành 1 hàng ngang, xếp từ trái sang phải. - Xếp 8 củ cà rốt đặt tương ứng với 1-1 với nhóm cải. Con cũng xếp từ trái sang phải. - Đếm số lượng 2 nhóm. - Các con phát hiện ra điều gì? - Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? Vì sao con biết? - Muốn cho 2 nhóm nhiều bằng nhau ta phải làm sao? ( Cô làm thao tác 2 cách cho trẻ xem) - Muốn nhóm cà rốt nhiều bằng nhóm cải ta phải làm sao? - Cô đếm mẫu 2 nhóm (đếm nhóm dưới trước) - Trẻ đếm 2 nhóm của mình trên bảng. - Vậy 2 nhóm như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? Vậy 8 thêm 1 được mấy? - Con tìm xem xung quanh lớp có những nhóm đồ dùng nào có số lượng là 9? - Trẻ tìm, cô và cháu quan sát nhận xét. - Các nhóm bạn vừa tìm có số lượng là mấy? - So với số lượng nhóm cà rốt và số lượng nhóm cải thì chúng như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy? - Để chỉ nhóm có số lượng 9 mình sẽ dùng thẻ số mấy? - Bạn nào giỏi lên giúp cô tìm thẻ số 9 nào? - Cô giới thiệu và đọc thẻ số, trẻ đọc. - Trẻ đặt thẻ số vào nhóm cải, nhóm cà rốt. - Cho trẻ đặt thẻ số vào các nhóm xung quanh lớp. - Đếm lại số lượng 2 nhóm - Cô cấp dưỡng đang thiếu 2 củ cà rốt để chế biến thức ăn, vậy mình tặng cho cô 2 củ cà rốt nhé! - Trẻ cất 2 củ cà rốt. - Có 9 củ cà rốt, tặng cho cô cấp dưỡng 2 củ cà rốt, vậy còn mấy củ cà rốt? - Đếm xem mình còn mấy củ cà rốt? Ta chọn thẻ số mấy cho tương ứng? - Trẻ tìm thẻ số 7 đọc to, đặt vào nhóm cà rốt. - Bạn búp bê cũng đang cần 2 củ cà rốt để chơi trò chơi “bé tập làm nội trợ”, vậy con hãy tặng cho bạn 2 củ cà rốt đi. - Trẻ cất 2 củ cà rốt. Đếm xem ta còn mấy củ cà rốt? ta chọn thẻ số mấy cho tương ứng? - Trẻ tìm thẻ số 5 đọc to, đặt vào nhóm cà rốt. - Bạn thỏ cũng đang cần 1 củ cà rốt để ăn vậy con hãy tặng cho bạn 1 củ cà rốt đi. - Trẻ cất 1 củ cà rốt. Đếm xem ta còn mấy cái củ cà rốt ? Ta chọn thẻ số mấy cho tương ứng? - Trẻ tìm thẻ số 4 đọc to, đặt vào nhóm thước. - Ta tìm thẻ số mấy cho tương ứng?. - Tặng cho các cô lớp (Lá 1 và Lá 2) 4 củ còn lại nhé! - Mình còn lại nhóm gì? - Các con hãy đem hết nhóm cải mang tặng cho các chú bảo vệ và cô cấp dưỡng luôn nhé! (vừa cất vừa đếm) - Cho trẻ đọc lại số 9. - Các con thường thấy số 9 ở đâu trong cuộc sống hàng ngày? - Cô tóm ý. - Cho trẻ đi cất đồ dùng. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập. - Cho trẻ chơi “Thi xem đội nào nhanh?” - Cách chơi: Cô mời 4 đội lên chơi, mỗi đội 9 bạn xếp thành 4 hàng dọc phía trước vạch chuẩn. Cô tặng cho mỗi đội 1 cái giỏ, ở “cửa hàng bán rau” của cô có bán rất nhiều loại rau. Nhiệm vụ của 4 đội là sẽ cử lần lược từng thành viên trong đội của mình lên mua 1 loại rau và để vào giỏ trên bàn của đội mình, sau đó về vỗ tay với bạn thứ 2 rồi trở về cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tục thời gian thi tài là 1 bài hát. Đội nào mua đủ 9 loại rau trước là đội thắng cuộc. Các con hiểu cách chơi chưa? - Cho cháu chơi 1- 2 lần. - Cô nhận xét. - Trẻ vận động - Trẻ tự trả lời - Trẻ tự trả lời. - Trẻ tìm - Trẻ đi lấy đồ dùng - Có củ cà rốt, cải và thẻ số. - Trẻ xếp - Trẻ đếm. - 2 nhóm không bằng nhau. - Nhóm cà rốt ít hơn, ít hơnlà 1. Vì có 1 bụi cải không có củ cà rốt nào... - Đặt vào 1 củ cà rốt nữa, bớt ra 1 bụi cải - Đặt vào 1 củ cà rốt nữa. - Trẻ xem cô đếm. - Trẻ đếm (cá nhân), cô quan sát. -Cùng bằng 9. - 8 thêm 1 được 9. - Trẻ tìm - Cô và lớp cùng quan sát. - Có số lượng là 9 - Bằng nhau, cùng bằng 9. -Số 9 - Trẻ lên tìm thẻ số 9 đọc to. - Lớp, cá nhân đọc. - Trẻ tìm thẻ số 9, đọc to và đặt vào nhóm cải, nhóm cà rốt. - Trẻ đặt thẻ số vào các nhóm xung quanh lớp - Lớp đếm. - Trẻ bớt 2 củ cà rốt. - còn 7 - Đếm lại nhóm cà rốt, chọn thẻ số 7 đặt vào - Trẻ bớt 2 củ cà rốt. - Đếm lại nhóm củ cà rốt, chọn thẻ số 5 đặt vào - Trẻ bớt 1 củ cà rốt. - Đếm lại nhóm củ cà rốt, chọn thẻ số 4 đặt vào - Trẻ bớt 4 củ cà rốt Không còn củ cà rốt nào - Nhóm cải. - Trẻ vừa cất vừa đếm cùng cô. - Đọc thẻ số 9. - Trên đồng hồ, tờ lịch, - Trẻ cất đồ dùng - Trẻ nghe cô nói cách chơi - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG
File đính kèm:
- Mot so loai rauTuan 20.doc