Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 6: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh

- Trò chuyện với cháu về các nhóm thực phẩm.

- Hát, nghe hát các bài hát về chủ đề.

- Cháu sử dụng động tác hình thể đẹp để thể hiện bài hát.

- Sử các kỹ năng tạo hình như: vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm.

- Làm một số sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.

 

doc21 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10772 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 6: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường mẫu giáo Định Thành	 Tuần 10
 –{—–{—–{—
Chủ đề: BẢN THÂN
 Chủ đề nhánh 6: TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN 
VÀ KHỎE MẠNH ?
Lớp: Chồi
Giáo viên: Nguyễn Tuyết Hồng
Năm học: 2014 -2015
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh 
(10/11 – 14/11/2014)
THỨ 2 (10/11/2014):
* KPKH: Tìm hiểu về một số nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
* GDAN: 
- Dạy hát: Nắng sớm. (loại 1)
- Nghe hát: Bài tập buổi sáng.
- Trò chơi: Tai ai thính?
Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh ?
( TUẦN 6)
(10/11 – 14/11/2014)
THỨ 4 (12/10/2014):
* LQVH: Thơ “Cô dạy” (loại 2)
THỨ 3 (11/11/2014):
* LQVT: Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
THỨ 6 (14/10/2014):
* TDGH: Bò thấp chui qua cổng.
THỨ 5 (13/10/2014):
* TH: Nặn quả bóng đá (Mẫu)
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển nhận thức
1/ Phân loại đối tượng theo một, hai dấu hiệu (CS 18)
2/ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 (CS 19)
- Cháu biết về một số nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
- Giúp cháu so sánh chiều cao của 2 đối tượng
- Các hoạt động khác: cắt dán, tô màu; sưu tầm hình ảnh đẹp về chủ đề. 
- Chơi đóng vai: Gia đình, phòng khám bệnh, mẹ con,...
* Phát triển nhận thức:
+ Khám phá khoa học:
Tìm hiểu về một số nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể.
+ Làm quen với toán:
- Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ 
1/Hát theo giai điệu, bài hát quen thuộc; thể hiện được cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát (CS 33)
2/ Có một số kỹ năng tạo hình đơn giản: Vẽ các đường thẳng, xiên, ngang,...tô màu, xé, cắt theo đường thẳng, đường cong,...tạo thành sản phẩm đơn giản. (CS 34)
- Trò chuyện với cháu về các nhóm thực phẩm. 
- Hát, nghe hát các bài hát về chủ đề. 
- Cháu sử dụng động tác hình thể đẹp để thể hiện bài hát.
- Sử các kỹ năng tạo hình như: vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm.
- Làm một số sản phẩm tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên.
* Phát triển tình cảm thẩm mĩ và quan hệ xã hội:
+ Tạo hình:
 - Nặn quả bóng đá (Mẫu)
+ Giáo dục âm nhạc:
- Dạy hát: Nắng sớm. (loại 1)
- Nghe hát: Bài tập buổi sáng.
- Trò chơi: Tai ai thính?
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
1/ Biết lắng nghe kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung chuyện (CS 24)
2/ Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem, “đọc”, “đọc vẹt” (CS 26)
3/ Nhận ra ký hiệu thông thường; nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm. (CS 27)
- Cháu biết sử dụng các từ ngữ để đọc diễn cảm bài thơ và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú; kể câu chuyện về chủ đề; kể lại câu chuyện đã nghe. 
- Thơ, câu đố, đồng dao về chủ đề.
- Trò chơi phát triển ngôn ngữ “Nói nhanh”,“Truyền tin”, các trò chơi dân gian.
* Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
+ LQVH: 
- Thơ “Cô dạy” (loại 2)
Lĩnh vực phát triển thể chất
1/ Đi thăng bằng trên ghế thể dục (CS 3)
2/ Biết gọi người giúp đỡ khi gặp một số trường hợp khẩn cấp; bị đau, chảy máu, ngã, cháy, bị lạc (CS 14)
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn thói quen tự phục vụ.
- Cháu rèn luyện cơ thể qua các hoạt động thể dục, thể thao, bài tập vận động.
- Trẻ biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi.
- Trẻ có thói quen vệ sinh tốt; tự lau mặt, rửa tay chân khi bẩn; đánh răng súc miệng gọn gàng, sạch sẽ. 
* Lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Các động tác bài tập thể dục sáng: luyện tập các nhóm cơ, hô hấp.
+ TDGH:
- Bò chui qua cổng. 
TCVĐ: Ai nhanh hơn
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
1/ Biết nói cám ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép (CS 28)
2/ Biết chú ý lắng nghe khi cần thiết (CS 30)
- Giữ gìn vệ sinh môi trường; tiết kiệm điện, nước.
- Cháu biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp.
- Cháu mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Cháu nhận biết cách mặc quần áo, ăn uống, hoạt động...của con người phù hợp với thời tiết các mùa. 
- Cháu yêu thích được thực hiện theo lời dạy của Bác.
* Các nội dung giáo dục:
- Giáo dục vệ sinh môi trường: không xả rác, ngắt hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ. 
- Giáo dục cháu có ý thức yêu vùng biển đảo của quê hương, đất nước.
- Giáo dục cháu có ý thức ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người xung quanh, nhớ ơn người lao động. 
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng: không để tràn nước khi rửa tay, không làm bẩn và biết tiết kiệm nguồn nước sạch..
- Giáo dục kỹ năng sống: kỹ năng nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm.
- Giáo dục vệ sinh cá nhân: vệ sinh tay chân sạch sẽ; vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống.
- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Học theo 5 điều Bác Hồ dạy.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN
I.Nội dung:
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và dắt trẻ vào chơi cùng bạn 
- Trao đổi thông tin với phụ huynh 1 số việc cần thiết 
 - Trò chuyện với trẻ về góc chủ đề, chủ đề nhánh, xem tranh ảnh về bản thân của bé
II.Yêu cầu:
 - Phụ huynh đưa trẻ tận tay giáo viên
 - Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về chủ đề 
 - Rèn ngôn ngữ khi trẻ giao tiếp với bạn.
 - Giáo dục trẻ yêu quý bạn bè, lễ phép với mọi người xung quanh 
III.Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh theo chủ đề 
IV.Tiến hành:
 Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về những ngày ở nhà cùng với ba mẹ...
Đón trẻ - Cho trẻ nghe nhạc, các bài hát có trong chủ đề. Trẻ chơi tự do ở các góc mà trẻ thích.
Đón trẻ - Cô và trẻ cùng nói chuyện về các hoạt động sẻ diễn ra trong ngày.
Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ về các nhóm thực phẩm giúp cơ thể lớn lên và khỏe mạnh
Đón trẻ - Trẻ nghe nhạc. Chơi ở các góc mà trẻ thích. Trao đổi giao tiếp với các bạn trong lớp
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thể dục sáng:
Hô hấp 3
Tay vai 3
Chân 3
Bụng lườn 3
Bật 2
- Cháu tập đều và đúng động tác theo nhịp đếm của cô.
- Rèn các cơ: Tay, bụng, chân, bật phát triển tốt.
- Giáo dục cháu tập thể dục thường xuyên để cơ thể khoẻ mạnh, cân đối. 
- Sân trường sạch sẽ, thoáng.
- Dụng cụ tập
- Cô dẫn cháu ra sân, vừa đi vừa đọc thơ dạo quanh sân trường (Giáo dục bảo vệ môi trường)
- Tập trung cháu thành 3 hàng dọc.
Khởi động: Cháu đi, chạy các kiểu theo bài hát: “Bài tập buổi sáng”. Cháu chuyển sang đội hình 3 hàng ngang cùng tập thể dục với cô.
Trọng động:
Hô hấp 3: Thổi nơ.
Tay vai 3: Tay đưa ra trước, gập khủy tay.
Chân 3: Đứng khụy gối(Tay sau gáy)
Bụng lườn 3: Đứng cúi người về trước. (Tay giơ cao)
 + Đứng thẳng, tay thả xuôi.
+ Tay đưa lên cao
+ Cúi người về trước
+ Tay đưa đưa lên cao
 + Trở về tư thế ban đầu.
Bật 2: Bật tách khép chân.
 Các động tác thực hiện 4l Í 4n
Hồi tĩnh: Cháu hít thở tự do.
ĐIỂM DANH
Điểm danh
- Cô nắm được sỉ số trẻ trong lớp, báo
phiếu ăn.
- Trẻ biết tên bạn vắng trong lớp.
- Sổ theo dõi nhóm lớp.
- Viết
- Cô cho tổ trưởng từng tổ điểm danh, báo cáo số bạn có trong tổ.
- Trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi bạn đếm số. Tổ trưởng lên báo tên bạn vắng.
- Cô điểm danh lại cho chính xác
- Cô ghi vào sổ chấm phiếu ăn.
BA TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN
Ba tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ thuộc và hiểu ý nghĩa 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Biết thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ
- Bài thơ,bài hát về chủ đề
- 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Lớp học thoáng mát, sạch sẽ
Cô đưa ra và hỏi trẻ ý nghĩa của 3TCBN : 
1. Đi học đúng giờ 
2. Biết trả lời lễ phép
3. Tay chân sạch sẽ
- Giáo dục trẻ thực hiện đúng 3 TCBN sẽ được cắm cờ và được phiếu bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ nhắc lại 3 TCBN theo tổ, lớp.
GIỜ CHƠI NGẮN
Giờ chơi ngắn
- Cháu biết và chơi các trò chơi ngắn.
- Biết tác dụng của giờ chơi ngắn
- Giáo dục trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
Một số đồ chơi theo chủ đề
- Qua giờ chơi nhằm giúp trẻ lấy lại hứng thú để chuẩn bị hoạt động sau.
- Xen kẽ vào lúc chuyển tiết
- Khi chơi trẻ chơi theo tự nguyện, khi chơi trẻ biết tự lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhường nhịn bạn khi chơi, không giành đồ chơi với bạn
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUNG:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm giúp cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. 
2/Kỹ năng:
- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô qua đó trẻ biết thêm 1 số từ mới, trẻ mạnh dạn và tự tin .
- Trẻ được tắm nắng, hít thở không khí buổi sáng giúp phát triển các giác quan trong cơ thể 1 cách hài hòa, cân đối 
3/ Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ có ý thức lễ phép với mọi người và yêu quý cơ thể sạch sẽ
II/CHUẨN BỊ : 
 III/TIẾN HÀNH:
Tổ chức ra sân:
Ổn định trước khi ra sân:
 Giáo viên kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân, nếu trẻ bị ốm, hoặc không khỏe thì cho trẻ ở lại lớp.
Cho trẻ sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng mang giầy dép gọn gàng cô dẫn đi dạo
Tổ chức ra sân:
Giáo viên cho trẻ ra sân, gợi ý để trẻ nói về thời tiết hôm nay như thế nào?
Cho trẻ đi dạo vừa đi vừa đọc đồng dao: “Dung dăng dung dẻ.” TCVĐ: “ Kéo co, trời nắng trời mưa”
Cho trẻ ra thăm vườn hoa hít thở không khí trong lành.
Cho trẻ đến nơi quan sát.
Nội dung quan sát
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Thứ 2:
Quan sát nhóm chất đạm
- Cháu biết được tên gọi, lợi ích của 1 số loại thực phẩm có trong nhóm chất đạm.
- Cháu tham gia trò chơi vận động tích cực. Cháu được hít thở không khí trong lành.
- Cháu ăn hết suất, không bỏ phí thức ăn.
Địa điểm dạo chơi sạch thoáng, phù hợp trong vườn trường.
Hột hạt, sỏi, lá cây.
Nhóm chất đạm
- Cô nhắc trẻ chỉnh sửa lại trang phục, mang giày dép chuẩn bị ra sân.
- Dẫn cháu dạo chơi xung quanh sân trường quan sát và đàm thoại về thời tiết, khí hậu, bầu trời ngày hôm nay như thế nào. 
Các con vừa được cô dẫn đi đâu ?
Con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ?
Nắng sáng giúp gì cho cơ thể ?
Ngoài ra còn nhờ vào gì nữa ?
Vậy con xem tranh của cô có gì ?
Các loại thực phẩm này cung cấp chất gì ?
Thuộc nhóm thực phẩm nào ?
Khi ăn thì ăn như thế nào ? 
Cô giáo dục trẻ ăn hết suất, ăn đầy đủ các loại thực phẩm
* TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
 * Chơi tự do
 - Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhỡ, xử lí tình huống kịp thời.
 - Nhận xét buổi hoạt động.
 - Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị vào lớp
Thứ 3: 
Quan sát nhóm chất béo
- Cháu biết tên, giá trị dinh dưỡng có trong nhóm chất béo.
- Cháu tham gia trò chơi vận động tích cực. Cháu được hít thở không khí trong lành.
- Cháu biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, vận động để có cơ thể khỏe mạnh. 
Địa điểm dạo chơi sạch thoáng, phù hợp trong vườn trường.
Hột hạt, sỏi, lá cây.
Nhóm chất béo
 - Cô nhắc trẻ chỉnh sửa lại trang phục, mang giày dép chuẩn bị ra sân.
- Dẫn cháu dạo chơi xung quanh sân trường quan sát và đàm thoại về thời tiết, khí hậu, bầu trời ngày hôm nay như thế nào. 
Trong tranh có gì ?
Những loại thực phẩm này thuộc nhóm chất gì ?
Với nhóm chất béo thì ăn như thế nào ?
Ăn nhiều chất béo sẽ làm sao ?
Cô giáo dục trẻ hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo
* TCVĐ: “Mèo đuổi chuột”
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhỡ, xử lí tình huống kịp thời.
 - Nhận xét buổi hoạt động.
 - Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị vào lớp
Thứ 4: 
Quan sát nhóm bột đường
- Cháu biết được tên, lợi ích có trong chất bột đường.
- Cháu tham gia trò chơi vận động tích cực. Cháu được hít thở không khí trong lành.
- Cháu ăn hết suất. 
Địa điểm dạo chơi sạch thoáng, phù hợp trong vườn trường.
Hột hạt, sỏi, lá cây.
Nhóm bột đường
 - Cô nhắc trẻ chỉnh sửa lại trang phục, mang giày dép chuẩn bị ra sân.
- Dẫn cháu dạo chơi xung quanh sân trường quan sát và đàm thoại về thời tiết, khí hậu, bầu trời ngày hôm nay như thế nào. 
Kể tên các loại thực phẩm mà con biết ?
Những loại con vừa kể có cung cấp chất dinh dưỡng gì ?
Chất bột đường gồm những loại thực phẩm nào ?
Con thấy ở đâu ?
Khi ăn các loại thực phẩm này con ăn làm sao ?
Cô giáo dục trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất
* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhỡ ,xử lí tình huống kịp thời.
 - Nhận xét buổi hoạt động.
 - Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị vào lớp.
Thứ 5:
Quan sát nhóm vitamin và muối khoáng
- Cháu tên, giá trị dinh dưỡng có trong nhóm vitamin và muối khoáng.
- Cháu tham gia trò chơi vận động tích cực. Cháu được hít thở không khí trong lành.
- Cháu vâng lời cô. Ăn nhiều rau củ quả
Địa điểm dạo chơi sạch thoáng, phù hợp trong vườn trường.
Hột hạt, sỏi, lá cây.
Nhóm vitamin
 - Cô nhắc trẻ chỉnh sửa lại trang phục, mang giày dép chuẩn bị ra sân.
- Dẫn cháu dạo chơi xung quanh sân trường quan sát và đàm thoại về thời tiết, khí hậu, bầu trời ngày hôm nay như thế nào. 
Cô đố 
“ Củ gì màu đỏ, chú thỏ thích ăn?”
Là củ gì ?
Cà rốt thuộc nhóm gì ?
Ngoài ra con còn biết những loại thực phẩm thuộc nhóm vitamin nữa ?
Khi ăn mình ăn như thế nào ? 
Cô giáo dục trẻ ăn nhiều rau củ quả.
* TCVĐ: “Kéo co”
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhỡ ,xử lí tình huống kịp thời.
 - Nhận xét buổi hoạt động.
 - Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị vào 
Thứ 6:
Quan sát một số loại thực phẩm khác
Cháu biết tên và ích lợi của 1 số nhóm thực phẩm khác 
- Cháu tham gia trò chơi vận động tích cực. Cháu được hít thở không khí trong lành.
- Cháu giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Ăn đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh
Địa điểm dạo chơi sạch thoáng, phù hợp trong vườn trường.
Hột hạt, sỏi, lá cây.
Một số loại thực phẩm khác
Cô nhắc trẻ chỉnh sửa lại trang phục, mang giày dép chuẩn bị ra sân.
- Dẫn cháu dạo chơi xung quanh sân trường quan sát và đàm thoại về thời tiết, khí hậu, bầu trời ngày hôm nay như thế nào. 
Con đã được cô cho quan sát những loại thực phẩm nào rồi ?
Ngoài ra con còn biết những loại nào nữa ? 
 Những loại thực phẩm cung cấp chất gì cho cơ thể ? 
 Khi được ăn thì phải ăn làm sao ?
Cô giáo dục trẻ ăn đủ chất để cơ thể khỏe mạnh 
* TCVĐ: “Trời nắng trời mưa”
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhỡ, xử lí tình huống kịp thời.
 - Nhận xét buổi hoạt động.
 - Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị vào lớp 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUNG:
1. Kiến thức:
Cháu biết thể hiện vai chơi và cùng chơi với các bạn trong góc 
2. Kỹ năng: 
Cháu dùng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với các bạn trong góc
Qua giờ chơi giúp cháu phát triển các giác quan.
3. Giáo dục: 
Giáo dục cháu biết nhường nhịn bạn; Biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và các sản phẩm lao động. 
CHUẨN BỊ:
Đồ dùng, đồ chơi 5 góc.
TIẾN HÀNH:
 Đọc bài thơ “Cô dạy”. 
Cháu vừa đọc bài thơ gì? 
Bài thơ nhắc đến ai ? 
Khi chơi với bạn thì con chơi như thế nào ? 
Hôm nay giờ hoạt động góc các con sẽ được chơi ở các góc. Các con lớp mình có những góc chơi nào?
Giáo viên gợi ý cho trẻ về góc chơi trọng tâm của ngày, về đồ dùng, vật liệu và cách thực hiện như thế nào?
 - Chơi xong mình nhớ làm gì?
 - Cho trẻ chọn và về góc chơi
 - Cô bao quát gợi ý từng góc chơi.
 - Cô báo hết giờ nhận xét từng góc, hướng trẻ đến góc trọng tâm
 - Nếu trẻ nào chơi chán cho trẻ chơi vận động.
 - TCVĐ: “Trời nắng, trời mưa”
 TÊN GÓC - YÊU CẦU - CHUẨN BỊ - GỢI Ý
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Góc xây dựng
Xây dựng vườn cây ăn quả
v yêu cầu:
- Trẻ biết xây theo hướng dẫn của cô
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trong khi chơi, rèn cơ tay
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn công trình
v Chuẩn bị : hàng rào, cổng, hoa, cây ăn quả, rau…
v Gợi ý : các con sẽ phân công người xây, người chở gạch…
Khi xây con nhớ xây ngay ngắn, trật tự. Xây xong giữ gìn công trình cho bạn đến tham quan.
- Góc phân vai: Nấu ăn.
- Góc học tập: Chơi kidsmast
Chọn lô tô chủ đề dinh dưỡng
- Góc nghệ thuật: Tô màu rau củ quả.
- Góc thiên nhiên: Xếp hột hạt theo hình vẽ yêu thích.
Góc phân vai
Nấu ăn.
v Yêu cầu:
- Trẻ biết phân vai chơi
- Trẻ hứng thú khi tham gia chơi
- Giáo dục trẻ chơi ngoan
vChuẩn bị: Trang phục và dụng cụ nội trợ
vGợi ý : Các con sẽ tập làm cấp dưỡng nấu ăn cho các bạn nha
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả.
- Góc học tập: Chơi kidsmast
Chọn lô tô chủ đề dinh dưỡng
- Góc nghệ thuật:Tô màu rau củ quả.
- Góc thiên nhiên: Xếp hột hạt theo hình vẽ yêu thích.
Góc học tập
Chơi kidsmast
Chọn lô tô chủ đề dinh dưỡng
v Yêu cầu:
- Trẻ biết chơi theo hướng dẫn của cô
- Rèn óc quan sát, sự khéo léo của đôi bàn tay
- Giáo dục trẻ chơi không la hét.
v Chuẩn bị: Lô tô dinh dưỡng, dàn máy tính, đĩa kid mast,...
v Gợi ý: Cô gợi ý thử tài thêm các cháu qua trò chơi lựa chọn lô tô đồ dùng phù hợp cho lớp mẫu giáo của bé. Bên cạnh đó, các cháu tiếp tục thể hiện trí thông minh qua các trò chơi kidmast nha.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả.
- Góc phân vai: Nấu ăn.
- Góc nghệ thuật: Tô màu rau củ quả.
- Góc thiên nhiên: Xếp hột hạt theo hình vẽ yêu thích.
Góc nghệ thuật
Tô màu rau củ quả
v Yêu cầu:
- Cháu biết sử dụng các kỹ năng cơ bản để tô màu tranh đều, đẹp.
- Rèn sự khéo léo đôi tay để tạo sản phẩm.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra, biết phối hợp cùng bạn.
v Chuẩn bị: Tranh tô màu to về rau củ quả, bút chì màu.
v Gợi ý: Cô gợi ý các cháu cùng tham gia tô màu chân dung bạn thật đẹp. 
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả.
- Góc phân vai: Nấu ăn.
- Góc học tập: Chơi kidsmast
Chọn lô tô chủ đề dinh dưỡng.
- Góc thiên nhiên: Xếp hột hạt theo hình vẽ yêu thích.
Góc thiên nhiên 
Chăm sóc cây xanh. 
v Yêu cầu:
- Trẻ biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô.
- Cháu rèn óc quan sát, tư duy cho cháu, luyện đôi tay khéo léo.
- Giáo dục trẻ chơi không làm ồn, ảnh hưởng đến bạn cùng chơi. Không tranh giành với bạn.
v Chuẩn bị: Bình tưới, bao tay, đồ xúc đất,...
v Gợi ý: Cô gợi ý cháu cùng chăm sóc cây xanh giúp cho trường lớp thêm sạch đẹp.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả.
- Góc học tập: Chơi kidsmast
Chọn lô tô chủ đề dinh dưỡng
- Góc nghệ thuật: Tô màu rau củ quả.
- Góc phân vai: Nấu ăn.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ đề nhánh 6: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh.
(10/11 – 14/11/2014)
* Thứ 2 (10/11/2014):
1, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức: Tìm hiểu về tên gọi và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
Giúp cháu biết được tên gọi và ích lợi của 4 nhóm thực phẩm
2/ Kỹ năng:
Cháu có một số kĩ năng quan sát, suy luận. 
Động viên tinh thần tập thể, đoàn kết của các cháu. Cháu mạnh dạn, khéo léo; Tham gia hoạt động theo nhóm một cách tích cực.
3/ Giáo dục:
Giáo dục cháu vâng lời cô giáo, ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng để cơ thể mau lớn và khỏe mạnh
CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh, 4 nhóm thực phẩm.
TIẾN HÀNH:
	Cháu cùng hát: “Bài tập buổi sáng”.
Bài hát nhắc đến gì?
Tập thể dục để làm gì ? 
Ngoài tập thể dục ra thì làm gì nữa để có cơ thể khỏe mạnh ?
Quan sát nhóm chất béo:
Trốn cô, trốn cô
Cô có tranh gì ?
Tranh có những loại thực phẩm nào ?
Ngoài ra con thấy những loại thực phẩm đó ở đâu ?
Con được ăn chưa ?
Ăn nhiều thì sao ?
Quan sát nhóm chất đạm:
Sáng nay con ăn món gì ?
Được nấu với gì ?
Tôm, thịt thuộc nhóm gì ?
Ngoài ra còn những loại nào nữa ?
Khi ăn thì con ăn làm sao ?
Giáo dục trẻ ăn hết suất .
Quan sát nhóm chất bột đường:
Buổi trưa con ăn gì ?
Cơm từ đâu mà có ?
Vậy gạo thuộc nhóm gì ?
Ngoài gạo còn có gì nữa ?
Các loại thực phẩm đó cung cấp chất gì ?
Giáo dục trẻ ăn hết suất, đầy đủ chất để cơ thể khỏe mạnh.
Quan sát nhóm vitamin và muối khoáng :
Lắng nghe, lắng nghe 
“Da cóc mà bọc trứng gà, bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn”
Cô đố là quả gì ?
Quả mít thuộc nhóm gì ?
Ngoài ra còn có những loại rau củ nào nữa ?
Các loại rau củ quả đó cung cấp chất gì ?
Vậy các con vừa cùng cô tìm hiểu về những nhóm dinh dưỡng nào ? Chúng giúp gì cho cơ thể ? Khi ăn con ăn làm sao ?
So sánh nhóm chất béo và vitamin:
Giống: cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khác: chất béo: thì hạn chế ăn nhiều không tốt cho sức khỏe; Vitamin: ăn nhiều rau củ quả tốt c

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 10.doc
Giáo Án Liên Quan