Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Nguyễn Thị Thái Vân

* Dinh dưỡng – sức khoẻ:

- Nhận biết 4 nhóm thực phẩm; Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân.

- Biết về ích lợi của sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, vệ sinh môi trường.

- Có kỹ năng rửa tay, rửa mặt, đánh răng và các kỹ năng lao động tự phục vụ.

* Phát triển vận động:

- Tập các động tác phát triển hô hấp, các nhóm cơ thông qua bài tập phát triển chung.

- Khả năng thực hiện các bài tập vận đông cơ bản phù hợp với lứa tuổi.

- Kỹ năng vận động linh hoạt cơ bàn tay, ngón tay để sử dụng một số đồ dùng đồ chơi

 

doc31 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4541 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Nguyễn Thị Thái Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo thành phố
Trường mầm non tân thịnh b
Kế hoạch thực hiện chủ đề
“ Bản thân” - 4 tuần
(Thời gian thực hiện từ 20/ 9 – 15/ 10/ 2010)
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thái Vân
 Lớp: Mẫu giáo 5 tuổi A
Năm học 2010 - 2011
Chủ đề: Bản thân
Thời gian thực hiện: 4 tuần ( Từ 21/9 – 16/10) 
A. Mục tiêu chủ đề:
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Nhận biết 4 nhóm thực phẩm; Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân.
- Biết về ích lợi của sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, vệ sinh môi trường.
- Có kỹ năng rửa tay, rửa mặt, đánh răng và các kỹ năng lao động tự phục vụ.
* Phát triển vận động: 
- Tập các động tác phát triển hô hấp, các nhóm cơ thông qua bài tập phát triển chung.
- Khả năng thực hiện các bài tập vận đông cơ bản phù hợp với lứa tuổi.
- Kỹ năng vận động linh hoạt cơ bàn tay, ngón tay để sử dụng một số đồ dùng đồ chơi 
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết đặc điểm của bản thân; Biết phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với các bạn khác (giới tính, hình dạng).
- Các bộ phận trên cơ thể của bé và chức năng của chúng.
- Biết được ngày sinh nhật của bản thân, biết sở thích của mình, biết quan tâm đến bạn bè.
- Có khả năng đếm, gộp, phân nhóm; Nhận biết số lượng, hình dạng của một số đồ dùng đồ chơi.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để kể về bản thân; Gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với người khác một cách rõ ràng qua cử chỉ, lời nói, điệu bộ.
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
 4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ thể hiện được thái độ đối với cái đẹp: Khuôn mặt xinh, mái tóc gọn gàng.
- Thể hiện được cảm xúc khi tham gia vào các hoạt động nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, đọc thơ, kể chuyện.
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân.
- Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát.
5. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Biết thể hiện cảm xúc và cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác đối với mình thông qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của họ.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, người thân.
B. Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề:
1. Mạng nội dung:
- Tết trung thu (ngày tết trung thu, các nhân vật trong tết trung thu: Chị Hằng, chú quậy..)
- Các loại bánh kẹo, hoa quả có trong ngày tết trung thu
- Trang phục ngày rằm ( quần áo, mũ hoá trang)
- Tên, tuổi, ngày sinh, giớ tính của trẻ; Biết sở thích của mình và của bạn.
- So sánh đặc điểm, diện mạo, hình dáng của bản thân với bạn.
- Trẻ biết tự hào về bản thân; Biết tôn trọng mọi người; Hợp tác và tham gia với bạn trong các loại hoạt động chung.
- Trẻ cảm nhận được cảm xúc của người khác.
- Có thái độ ứng xử phù hợp.
Bé giới thiệu về mình
(1 tuần)
Vui hội trăng rằm
(1 tuần)
Bản thân (4 tuần)
Cơ thể của bé
(1tuần)
Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh (1 tuần)
- Bé được sinh ra và lớn lên.
- Sự yêu thương và chăm sóc của người thân và cô giáo.
 - Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khoẻ để có thể khoẻ mạnh.
- Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn đối với trẻ.
- Đồ dùng cá nhân,đồ chơi và chơi với các bạn.
- Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Các nhu cầu cần thiết để trẻ lớn lên.
- Cơ thể do những bộ phận khác hợp thành. 
- Tác dụng của các bộ phận.
- Có 5 giác quan: tác dụng, cách chăm sóc, bảo vệ
- Biết tự chăm sóc cơ thể.
- ích lợi của việc rèn luyện, vận độngđối với cơ thể.	 
- Biết các nhóm thực phẩm có ích đối với cơ thể.
2. Mạng hoạt động:
Trẻ biết bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy bạn xinh, sạch sẽ.
- Cùng cô và bạn bè vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường.
- Biết chơi cùng bạn.
Biết quan tâm giúp đỡ bạn qua các hoạt động chơi đóng vai (Cô giáo, mẹ con…), trò chơi.
- Trẻ tự tin khi kể về mình.
- Biết kể về ngày sinh nhật của bản thân, của bạn khi được dự. 
* LQVH:
- Thơ: Đôi mắt của em; Miệng xinh; Phải là hai tay.
LQCV:
- Làm quen các chữ cái: a, ă, â.
- Tập tô chữ cái: o, ô, ơ a, ă, â
* Tạo hình:
- Vẽ bạn trai, bạn gái.
- Làm đèn vui tết trung thu
- Nặn các loại quả.
* Âm nhạc:
- Hát + vận động: Vườn trường mùa thu; Chiếc mũi; Đôi dép xinh; Cái miệng xinh.
- Nghe hát: Năm ngón tay ngoan; Múa cho mẹ xem; Cây trúc xinh.
- TC: Mắt ai tinh; Tai ai thính; Đoán giọng hát.
Phát triển TC - XH
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển ngôn ngữ
Bản thân
(4 tuần)
Phát triển thể chất
Phát Triển nhận thức
* Dinh dưỡng – sức khoẻ:
- Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm; ích lợi của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ.
- Thực hành và giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- Nhận biết một số biểu hiện khi cơ thể có dấu hiệu ốm đau; Những nơi nguy hiểm với bạn thân.
* Phát triển vận động:
- Tập các động tác của bài tập phát triển chung.
- VĐCB: 
+ Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
+ Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
+ Bò bằng bàn tay, bàn chân 4m – 5m
+ Bật xa 40 – 50cm
- Tập luyện cử động khoé léo của đôi bàn tay thông qua một số công việc tự phục vụ.
- TC: Về đúng nhà; Bắt bóng; Chuyền bóng.
* KPKH: 
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm giống và khác nhau của bản thân và bạn bè; Các bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng; Các giác quan và cách chăm sóc, bảo vệ các giác quan.
- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết; Biết mặc quần áo theo đặc điểm từng mùa.
- Phân biệt lợi ích của các nhóm thực phẩm với sức khoẻ và sự phát triển cơ thể.
- Trò chuyện về ngày tết trung thu
* LQVT: 
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.
- Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 6 và đếm.
- Tách nhóm có 6 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
- Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 7
C. Kế hoạch chăm sóc – giáo dục trong tuần.
Chủ đề nhánh: Vui hội trăng rằm – 1 tuần
Thực hiện: Từ ngày 20 đến ngày 24/9/2010
I. Mục đích, yêu cầu:
Trẻ biết về ngày tết trung thu (ngày tết trung thu, các nhân vật trong tết trung thu: Chị Hằng, chú Cuội...).Các loại bánh kẹo, hoa quả có trong ngày tết trung thu
Trẻ biết về một số trang phục ngày rằm ( quần áo, mũ hoá trang
Một số hoạt động trong ngày tết trung thu
Biết tham gia vào các hoạt động múa hát, tạo hình theo nhóm, tập thể một cách tích cực.
II. Kế hoạch trong tuần:
 Thứ 
H. động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần.
Trò chuyện về đặc điểm, sở thích của trẻ.
Tập các động tác của bài tập phát triển chung: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhịp điệu các bài hát trong đĩa thể dục của trường.
HĐ có chủ định
Trò chuyện về tết trung thu
Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
Làm đèn vui tết trung thu 
Tập tô: O, Ô, Ơ
Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 6 và đếm.
HĐ ngoài trời
- Quan sát thời tiết; Dạo chơi trên sân trường.
- Vẽ bạn trên sân.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Dạo chơi và trò chuyện về bức tranh trung thu.
- TC: Tạo dáng.
- Chơi với đồ chơi trên sân trường.
- Đi rước đèn
- TC: Rồng rắn lên mây
- Chơi tự do
- Cùng bé thăm quan vườn rau.
- TC: Mèo và chim sẻ.
- Chơi tự do theo ý thích.
. 
- Dạo chơi vườn cổ tích.
- TC: Phi ngựa.
- Chơi với đồ chơi trên sân trường.
 XD 
HĐ PV 
Góc HT
 NT
 KH 
Xây nhà, Công viên
Cửa hàng đồ dùng của bé, Phòng khám
Xem tranh, sách, báo về rằm trung thu
Múa hát, đọc thơ về ngày trung thu
Tô màu, làm đèn vui đón trung thu
Chăm sóc cây xanh
Hoạt động CS- ND
- Cho trẻ vệ sinh cá nhân: rửa tay, rửa mặt
- Nhận biết các nhóm thực phẩm qua các món ăn
- Giáo dục trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không nói chuyện
- Làm quen với thao tác đánh răng
- Giáo dục trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc
HĐ chiều
Củng cố kiến thức buổi sáng học.
Cho trẻ xem băng, đĩa về một số hoạt động về tết trung thu 
Sử dụng vở toán
Sử dụng vở tạo hình
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương bé ngoan.
Trả trẻ
Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.
Trả trẻ.
 Ngày.... tháng..... năm 2010
	 BGH ký duyệt
Kế hoạch tổ chức hoạt động
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
A. Hoạt Động Có Chủ Định 
KPXH: Trò chuyện về tết trung thu
I. Mục đích, yêu cầu 
Trẻ biết mùa thu có tết trung thu, có phá cỗ, rước đèn, múa lân, múa lân theo từng địa phương.
Rèn kỹ năng ứng xử trong giao tiếp cho trẻ
Giúp trẻ hiểu thêm và biết giữ gìn phong tục văn hóa truyền thống
II. Chuẩn bị
Băng hình quay về ngày tết trung thu 
Đèn ông sao 
Mũ múa
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
 1. Hoạt động: Gây hứng thú
 - Cho trẻ đoán câu đố: “ Mùa gì đón ánh trăng rằm
	Rước đèn, phá cỗ chị hằng cùng vui? ”
( Mùa thu)
 - Trẻ cảm nhận thời tiết mùa thu.
 - Trẻ hát bài ( Vườn trường mùa thu)
2. Hoạt động trọng tâm
- Mùa thu có tết gì?
- Cháu nghĩ gì về tết trung thu?
- Cháu tưởng tượng xem tết trung thu có những gì?
- Khi phá cỗ cháu thích có ai ở cùng? Có vui không?
( trẻ hát bài Rước đen dưới trăng)
Cả lớp xem băng hình về đêm trung thu.
- các cháu thấy như nào? 
- Đêm trung thu của các bạn trong băng có vui không?
- Các bạn và cô chú đang làm gì?
- Bầu trời của đêm trung thu có gì đặc biệt? Có ai biết không?
- Chị Hằng Nga là người như nào ( đẹp và ở trên cung trăng)
+ Cô đọc ca dao 
" Bắc thang lên hỏi cung mây...
- Tết trung thu là phong tục là nên văn hoá của dân tộc chúng ta phải biết giữ gìn.
* Biểu diên văn nghệ 
Múa hát bài " chiếc đen ông sao, ánh trăng hoà bình..."
 3. Kết thúc hoạt động 
Cho trẻ tu dọn đồ dùng cùng cô
 B. Nhật ký hàng ngày:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
A. Hoạt Động Có Chủ Định
Bật tách chân, khép chân qua 7 ô.
TC: Lộn cầu vồng
I. Mục đích, yêu cầu 
Trẻ biết bật tách chân, khép chân qua các vòng sao cho chân không chạm vào vòng
Rèn kỹ năng khéo léo của đôi chân: Biết chơi trò chơi cùng bạn
GD trẻ có ý thức trong luyện tập
II. Chuẩn bị
Sân tập, sức khỏe, quần áo
Vòng thể dục
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động: Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “ Rước đèn ông sao”
- Trò chuyện với trẻ về tiết trời mùa thu và về ngày tết trung thu 
2. Hoạt động: Trọng tâm
a. Khởi động:
 - Cho trẻ đi thành vòng tròn và kết hợp các kiểu chân đi, tốc độ chạy khác nhau về 
thành 3 hàng ngang đứng dãn cách nhau 1 sải tay
b. Trọng động
 * BTPTC:
 	+ Động tác tay: 
+ Động tác chân:
+ Động tác bụng:
+ Động tác bật: Bật tách chụm chân tại chỗ
 - Cho trẻ di chuyển đội hình thành 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau
* BTVĐCB: “ Bật tách chân, khép chân qua 7 ô ”
- Cô giới thiệu tên bài tập
- Tập mẫu cho trẻ xem 1 - 2 lần kết hợp với giải thích động tác
- Cho 1 - 2 trẻ khá lên tập mẫu
- Cho cả lớp lần lượt tập
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cho 2 đội thi đua
* TC: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm động tác nhẹ nhàng di chuyển quanh sân tập
3. Hoạt động: Kết thúc
	- Cho trẻ ra chơi với các đồ chơi trên sân trường 
B. Nhật ký hàng ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 22 tháng 9 năm 2010
A. Hoạt Động Có Chủ Định
Làm đèn vui tết trung thu
I. Mục đích, yêu cầu 
Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để làm được đồ chơi từ các nguyên vật liệu.
Rèn cho trẻ một số kỹ năng như: dán, buộc.
Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển các cơ tay.
Giáo dục trẻ yêu thích lao động, thích làm ra những sản phẩm đẹp.
II. Chuẩn bị
Giấy màu, giấy xốp, giấy đề can.
Keo dán, băng dính 2 mặt, băng dính một mặt.
Dây ru băng, que tre.
ống giấy, hộp sữa chua, giấy bìa.
Mặt nạ, đèn kéo quân, đèn lồng mẫu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động: Gây hứng thú
- Đố trẻ: “ Mùa gì đón ánh trăng rằm
	Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng xuống chơi ”
- Cùng trẻ trò chuyện về mùa thu: 
	+ Trong mùa thu có ngày lễ nào ?
- Cho trẻ xem tivi: xem các bạn vui trung thu.
- Hỏi trẻ: + Con thấy các bạn đang làm gì ?
	+ Các con thấy trên tay các bạn cầm gì ?
	+ Chúng mình có thích những chiếc đèn đó không ? 
2. Hoạt động: Trọng tâm
* Quan sát: 
- Cô cho trẻ lên lấy những sản phẩm cô đã làm (mặt nạ, đèn lồng, đèn kéo quân) để trẻ về cho các bạn cùng quan sát. Sau đó cho trẻ nói đặc điểm, cách làm của các loại đồ chơi đó.
- Treo các sản phẩm lên và viết tên bên dưới từng sản phẩm.
- Cho trẻ đọc từ vừa viết.
* Cho trẻ nói lên ý tưởng:
- Hỏi trẻ:
+ Chúng mình có muốn làm được đồ chơi giống như cô không? 
+ Con sẽ làm gì ? 
+ Con làm như thế nào? 
* Cho trẻ làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu:
- Cho trẻ hát bài “ Ai xinh, ai ngoan”, tìm nhóm bạn theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tìm nhóm bạn, cô phát rổ đồ dùng và cho trẻ làm đồ chơi.
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ đứng vòng tròn để quan sát những sản phẩm vừa làm được.
- Hỏi trẻ: 
+ Con thích đồ chơi của ai?
+ Vì sao con thích sản phẩm của bạn?
- Cho trẻ có sản phẩm bạn chọn lên nói cách làm cho các bạn nghe.
- Cô nhận xét chung cả lớp.
 3. Hoạt động: Kết thúc
Cho trẻ rước đèn vừa đi vừa hát bài “Rước đèn ông sao” và đi ra ngoài
 B. Nhật ký hàng ngày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 23 tháng 9 năm 2010
A. Hoạt Động Có Chủ Định
Tập tô: O, Ô, Ơ
I. Mục đích, yêu cầu 
Trẻ biết tô các chữ cái o, ô, ơ chồng khít lên dấu chấm mờ trên hàng kẻ ngang và tô chữ in rỗng
Rèn kỹ năng tô, tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ
Giáo dục trẻ có ý thức trong khi học
II. Chuẩn bị
Tranh hương dẫn
Bút chì đen, bút màu
Vở tập tô, bàn ghế đủ cho trẻ
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động: Gây hứng thú
- Chúng mình cùng hát bài “ Chiếc đèn ông sao”. 
Khi nào thì rước đèn?
Hôm nay tổ chức vui đón trung thu qua cuộc thi " bé tô chữ đẹp"
 2. Hoạt động:
 	* Tô chữ o:
	- Cô treo tranh cho trẻ quan sát
 	- Giới thiệu biểu tượng
	- Giới thiệu từ dưới tranh và cho trẻ đọc
	- Giới thiệu chữ cái ovà chữ e in rỗng, cho trẻ đọc
	- Hỏi trẻ cách cầm bút, cách tô và mời 1 trẻ lên tô chữ o in rỗng
	- Giới thiệu chữ o in mờ trên hàng kẻ ngang
	- Cô tô mẫu 1 - 2 chữ cho trẻ quan sát ( cô vừa tô vừa nói cách tô)
	- Cho trẻ lên tô mẫu
	- Cho cả lớp thực hiện trên vở tập tô
	- Cô chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ cách tô, tư thế ngồi, cách cầm bút
	- Gần hết thời gian cô nhắc nhở để trẻ hoàn thiện 
	- Cho trẻ thể dục tay trước khi chuyển sang tô chữ ô
	* Tô chữ ô,ơ: Tương tự các bước như với chữ o
	- Hết giờ cô giới thiệu những bài tô đẹp cho trẻ cùng quan sát
	- Cho trẻ nhận xét về bài tập tô của bạn
	- Cho trẻ có bài tập tô đẹp nói cách để tô được đẹp
3. Hoạt động: 
cô cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô
 B. Nhật ký hàng ngày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 24 tháng 9 năm 2009
A. Hoạt Động Có Chủ Định
Gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 6 và đếm
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đếm và gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6.
- Luyện kỹ năng đếm đến 6, gộp 2 nhóm đồ vật trong phạm vi 6 theo các cách khác nhau, kỹ năng chơi trò chơi.
- Có ý thức học tập. Yêu trường lớp cô bạn
II. Chuẩn bị
Thẻ số từ 1-6
Một số đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. Mở đầu hoạt động
Cô gọi trẻ lại gần cùng hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Cháu đang học trường nào?
- Học lớp nào? trong lớp có những gì?
Năm học mới đã bắt đầu chúng mình đến lớp được học, chơi cùng các bạn rất vui và hôm nay cô tổ chức cho chúng mình chơi trò chơi với những con số.
2. Hoạt động trọng tâm
2.1. Luyện đếm đến 6
* Trò chơi: Đoán số
Cô có sô trên bảng và trẻ đoán là sô mấy?(số bị che một nửa)
Cô cho trẻ đọc số ( số 5)
Cho trẻ lấy số theo yêu cầu của cô:
+ Lấy cho cô số 3
+ lấy cho cô số đứng giữa số 3 và 5
+ số 2
+ số đứng trước liền kề số 2
+ số đứng sau liền kề số 5 ( số 6)
trẻ lên tìm số và gắn lên bảng theo thứ tự.
- Các bạn đếm số cùng cô nào? ( Đếm xuôi, ngược)
- Đây là một dãy số tự nhiên
- Chơi trò chơi số nào biến mất cất dần từng số.
* Trò chơi: làm theo hiệu lệnh
- Người mang số 1
- số 3
- Số đứng giữa số 1và 3 ( số 2)
- số 5
- số đứng giữa số 3 và 5 ( số 4)
- số đứng sau liền kề số 5 ( số 6)
2.2 * Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 6
Cô gắn sô 3-3 lên bảng
Cho trẻ lấy đồ dùng đồ chơi có số luợng tương ứng.
- Kiểm tra lại số lượng đồ dùng của từng nhóm.
Muốn 2 nhóm đồ dùng tạo thành một nhóm thì làm thế nào?
Gọi trẻ lên gộp.
- Cùng kiểm tra kết quả sau khi gộp 2 nhóm thành một nhóm.
Tuơng tự với các cách khác như: 2-4, 1-5
Cô khẳng định: nhóm 6 đối tượng có 3 cách gộp là: 2-4, 1-5, 3-3.
2.3. Củng cố 
Cho trẻ hát bài : tìm bạn thân" tạo nhóm 6 trẻ.
Cho trẻ về nhóm và gộp đồ dùng đồ chơi theo các cách đã gộp.
Cô đến từng nhóm quan sát trẻ.
- cô gọi trẻ lại đặt câu đố cho trẻ trả lời.
3. kết thúc hoạt động
Cho trẻ hát bài tập đếm 1,2 lần và ra ngoài
 B. Nhật ký hàng ngày
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ đề nhánh: Bé giới thiệu về mình – 1 tuần
Thực hiện: Từ ngày 27/9 đến ngày 01/ 10/ 2010
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết nhận biết và phân biệt được 4 nhóm thực phẩm; Biết tác dụng của mỗi nhóm thức ăn đối với cơ thể trẻ; Biết ăn đủ chất; Biết phối hợp vận động cơ thể chân, tay, mắt khi thực hiện bài tập: Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
- Hình thành và phát triển khả năng nhận biết phía phải – trái, trước – sau, trên – dưới của bản thân và của đối tượng khác.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh; Biết kể về bản thân, về bạn bè; Biết bày tỏ mong muốn, nhu cầu của mình.
- Thể hiện được cảm xúc khi hát, vận động theo nhạc; Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu phong phú để thể hiện mong muốn vào các sản phẩm tạo hình.
- Biết giúp đỡ mọi người xung quanh; Biết cách ứng xử với bạn bè, với người lớn phù hợp với hoàn cảnh.
II. Kế hoạch trong tuần:
 Thứ 
H. động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ cuối tuần.
Trò chuyện về đặc điểm, sở thích của trẻ.
Thể dục sáng
- Tập các động tác của bài tập phát triển chung: Hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhịp điệu các bài hát trong đĩa thể dục của trường.

File đính kèm:

  • docGiao an chu de Ban Than(1).doc