Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước

- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán các loại hải sản

- Góc chơi xây dựng: Xây ao cá, xếp hình con cá.

- Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật, chơi với dụng cụ âm nhạc.

- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách tranh về các con vật.

- Thiên nhiên: Chăm sóc các con vật

 

doc31 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 6520 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Thời gian: Từ 22/12/2014 - 26/12/2014
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Cá vàng bơi"
Hoạt động học
THỂ DỤC
- Ném xa bằng 2 tay
- Trò chơi vận động: Sói và dê.
KPKH
Quan sát, trò chuyện về một số con vật sống dưới nước. 
TOÁN
Tách nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 phần.
VĂN HỌC
Thơ:
“Chim chích bông”
ÂM NHẠC
- Dạy hát: “Cá vàng bơi”.
- Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé”. 
- Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi.
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán các loại hải sản
- Góc chơi xây dựng: Xây ao cá, xếp hình con cá.
- Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật, chơi với dụng cụ âm nhạc.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách tranh về các con vật.
- Thiên nhiên: Chăm sóc các con vật
Chơi ngoài trời
* Hoạt động có mục đích:
- Quan sát tranh các loại cá nước ngọt.
- Quan sát tranh các loại cá biển.
- Quan sát tôm, cua, ốc.
- Quan sát thời tiết.
- Dạo chơi quanh sân trường, nhặt lá khô làm đồ chơi.
* Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột; bắt vịt trên cạn; gấu và người thợ săn; sói và dê, múa công.
* Chơi tự do.
Vệ sinh, ăn, ngủ
- Vệ sinh: Dạy trẻ biết tự lau mặt, đánh răng.
- Ăn: Tự cầm bát, thìa xúc cơm ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Ngủ: Cho trẻ nghe hát dân ca, nhắc trẻ ngủ nhanh, không nói chuyện, điều chỉnh giọng nói cho phù hợp.
Chơi, hoạt động theo ý thích
- Dạy trẻ chơi trò chơi: "Cắp cua"
- Nghe kể chuyện: “Dê con nhanh trí”. 
- Trẻ biết sử dụng các số từ 1- 5 để chỉ số lượng, số thứ tự. 
- Dạy trẻ đọc thơ: “Chim chích bông”
- Giải câu đố trong chủ đề.
- Xé dán đàn cá
- Chơi, hoạt động ở các góc.
- Cho trẻ múa, hát, đọc thơ, trưng bày những sản phẩm trong chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước.
- Bình cờ, nêu gương cuối ngày.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước và chuẩn bị đồ chơi cho chủ đề nhánh: Côn trùng và chim.
- Chuẩn bị đồ cùng cá nhân cho trẻ ra về.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Dạy trẻ tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Trẻ biết tập các động tác theo cô một cách nhịp nhàng.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có sức khỏe tốt.
2. Chuẩn bị:
- Các động tác thể dục
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn
- Bài hát: "Chú voi con ở Bản Đôn"
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
3.1. Khởi động:
- Cô cho trẻ ra sân kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó xếp thành 3 hàng ngang, dãn cách đều.
- Khởi động các khớp.
3.2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Cá vàng bơi”.
+ Hô hấp 3: Làm tiếng gà gáy ò ó o.
+ Động tác tay 4: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
- Nhịp 1, 3: Đưa 2 tay ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay về sau
- Nhịp 4: Đưa tay về, hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người.
+ Động tác bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng 2 chân rộng bằng vai, tay chống hông.
- Nhịp 1: Nghiêng người sang phải. 
- Nhịp 3: Nghiêng người sang trái. 
* Động tác chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 tay chống hông.
- Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng
- Nhịp 3: Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng
+ Động tác bật 2: Bật chụm, tách chân
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
- Nhịp 1, 3: Bật 2 chân rộng bằng vai, tay sang ngang.
3.3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng quanh sân, làm chim bay cò bay.
- Trẻ ra sân.
- Trẻ khởi động
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Cửa hàng bán các loại hải sản.
1.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ thể hiện tốt vai chơi làm chủ cửa hàng bán các loại hải sản và người mua hàng, cố gắng thực hiện được công việc được giao đến cùng.
- Trẻ biết chờ đến lượt để hợp tác.
- Trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn. Phối hợp tốt với bạn trong khi chơi.
1.2. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu về cửa hàng bán đồ hải sản.
- Các loại cá, tôm, cua đồ chơi.
- Thẻ số bỏ làm tiền.
1.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem tranh về cửa hàng bán đồ hải sản, hỏi ý định của trẻ: Ai định chơi ở góc phân vai? Con sẽ chơi như thế nào? Công việc của chủ cửa hàng là gì? Thái độ của chủ cửa hàng và người mua hàng như thế nào? Khi chơi các con chơi như thế nào? Khi chơi xong các con phải làm gì?
* Quá trình chơi:
- Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm chơi.
- Động viên quan sát trẻ chơi, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
- Kết hợp với các nhóm chơi khác.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Gợi ý để trẻ nói về ý nghĩa của trò chơi.
- Cô nhận xét chung và giáo dục trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Góc xây dựng: Xây ao cá, xếp hình con cá.
2.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các loại hình khối, các viên gạch, các nút ghép lớn, nhỏ để xây ao cá và xếp hình con cá.
- Trẻ thực hiện được công việc được giao đến cùng, trẻ biết chờ đến lượt để hợp tác.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn và phối hợp với các nhóm chơi khác.
2.2. Chuẩn bị:
- Các nút ghép lớn nhỏ, các khối xếp hình, đồ chơi lắp ráp, hoa, hàng rào, gạch.
- Các con vật sống dưới nước.
- Tranh ao cá
2.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô tập trung trẻ cho trẻ xem tranh ao cá và thỏa thuận với trẻ về góc chơi và để trẻ tự phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
* Quá trình chơi:
- Cô quan sát trẻ xây ao cá, nếu trẻ chưa biết cách chơi thì cô gợi ý để trẻ thực hiện. 
- Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ biết phối hợp, quan tâm giúp đỡ bạn trong quá trình chơi.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cho các nhóm chơi nhận xét sản phẩm của nhau.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
3. Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề.
3.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát mà trẻ yêu thích.
3.2. Chuẩn bị:
- Các bài hát trong chủ đề động vật, loa, đầu đĩa, ti vi.
3.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về các bài hát trong chủ đề động vật.
- Cô cho trẻ về góc chơi
* Quá trình chơi:
- Trẻ hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật.
- Cô bao quát trẻ.
- Trẻ thể hiện tình cảm khi hát, múa.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét chung.
4. Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách tranh về các con vật.
4.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết xem tranh ảnh và nêu lên nhận xét về các con vật.
- Biết dùng các kỹ năng đã học để làm sách tranh về các con vật.
- Phối hợp tốt với bạn trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật.
4.2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các con vật, bàn ghế.
- Giấy A4, kéo, bút sáp, hồ dán, tranh ảnh các con vật cũ.
4.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cho trẻ xem tranh về các con vật, sách tranh về các con vật, trò chuyện với trẻ về các các con vật. Cô cho trẻ tự nhận vai chơi, trẻ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
- Cô cho trẻ về góc chơi
* Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ tự chơi.
- Cô quan sát trẻ, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ giao lưu với các nhóm chơi khác.
5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc các con vật.
5.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi chăm sóc các con vật nuôi.
- Phối hợp tốt với bạn trong khi chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi.
5.2. Chuẩn bị:
- Các đồ chơi trong góc thiên nhiên
- Thức ăn cho vật nuôi, nước, khăn, thuốc, xi lanh,...
- Tranh vẽ người đang chăm sóc vật nuôi
5.3. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cho trẻ xem tranh người đang chăm sóc vật nuôi, trò chuyện với trẻ về các các con vật nuôi. Cô cho trẻ tự nhận vai chơi, trẻ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
- Cô cho trẻ về góc chơi
* Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ tự chơi.
- Cô quan sát trẻ, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ giao lưu với các nhóm chơi khác.
KẾ HOẠCH NGÀY:
Thứ hai, ngày 22 tháng 12 năm 2014.
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng:
- Đón trẻ: Cô tươi cười đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ vào lớp dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về các con vật sống dưới nước.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh:............... 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Cá vàng bơi"
2. Hoạt động học:
THỂ DỤC NÉM XA BẰNG 2 TAY
 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: SÓI VÀ DÊ
2.1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ thực hiện được vận động ném xa bằng 2 tay.
- Giúp trẻ rèn luyện các nhóm cơ bắp của tay và sự phối hợp khéo léo trong vận động. 
- Trẻ biết dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa về phía trước.
- Trẻ hứng thú với trò chơi vận động.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập luyện.
2.2. Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:
- 1 quả bóng to
- Sân bãi an toàn, sạch sẽ. Bài hát: “Chú voi con ở Bản Đôn”
Đồ dùng của trẻ:
- Vẽ 1 vòng tròn to ở 1 phía của lớp làm "chuồng dê", phía nửa lớp kia kê 1 cái ghế to cho "chó sói" ngồi.
- 8 - 10 quả bóng nhựa nhỏ.
2.3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
2.3.1. Khởi động:
- Cô cho trẻ ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó xếp thành 2 hàng ngang, dãn cách đều.
- Khởi động các khớp.
2.3.2. Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với bài “Cá vàng bơi”.
+ Động tác tay 4: Đưa 2 tay ra trước, về phía sau.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, 2 tay thả xuôi.
- Nhịp 1, 3: Đưa 2 tay ra trước
- Nhịp 2: Đưa 2 tay về sau
- Nhịp 4: Đưa tay về, hạ 2 tay xuống, tay xuôi theo người.
+ Động tác bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng 2 chân rộng bằng vai, tay chống hông.
- Nhịp 1: Nghiêng người sang phải. 
- Nhịp 3: Nghiêng người sang trái. 
* Động tác chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng 2 tay chống hông.
- Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng
- Nhịp 3: Đưa chân trái lên phía trước, khuỵu đầu gối.
- Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng
+ Động tác bật 2: Bật chụm, tách chân
- Tư thế chuẩn bị, nhịp 2, 4: Đứng tự nhiên, 2 tay chống hông.
- Nhịp 1, 3: Bật 2 chân rộng bằng vai, tay sang ngang.
* Vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay.
- Đội hình: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3,5 - 4m. Ở giữa có vạch chuẩn, rổ đựng bóng.
- Cô giới thiệu bài thể dục: Ném xa bằng 2 tay.
- Cô làm mẫu 2 lần: 
 + Lần 1: Không giải thích
 Hỏi trẻ tên bài vận động?
 + Lần 2: Vừa làm mẫu vừa giải thích động tác.
 Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân trước, chân sau hoặc 2 chân rộng bằng vai.
 Thực hiện: Hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, hơi ngả người ra sau, dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa về phía trước. Sau đó chạy lên nhặt bóng để vào rổ và đi về đứng cuối hàng.
- Cho 2 trẻ lên tập mẫu.
(Cô khen ngợi và sửa sai cho trẻ)
- Cho trẻ thực hiện: 
 + Cho lần lượt trẻ 2 tổ lên thực hiện 2 lần
 + Cho 2 tổ thi đua nhau 1 lần
 + Cô sửa sai và động viên khen ngợi trẻ.
- Củng cố: Cô hỏi trẻ tên bài vận động và mời trẻ thực hiện tốt lên thực hiện lại.
* Trò chơi vận động: Sói và dê 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Luật chơi: Khi nghe tiếng sói, dê chạy nhanh về chuồng của mình; sói chỉ được bắt con dê nào ở ngoài vòng tròn; con dê nào bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi.
 + Cách chơi: Chọn 1 trẻ làm "chó sói" ngồi khuất ở 1 góc lớp, trẻ khác làm "dê con" đứng trong "chuồng". Cô nói: "Phía trước là 1 bãi cỏ non, các chú dê con đi kiếm lá non và uống nước mát nào!". tất cả các "con dê" bước về phía trước ăn cỏ và tìm nước uống, khoảng 30 giây, "chó sói" xuất hiện và kêu: "Hừm hừm". Khi nghe tiếng "chó sói", các "con dê" chạy vào chuồng của mình. Lúc ấy, "chó sói" cũng duổi theo đàn "dê con". Con nào chậm chân thì bị "sói" bắt phải ra ngoài 1 lần chơi. Trò chơi tiếp tục, cô cho đổi cháu khác làm "sói".
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Nhận xét sau khi chơi.
2.3.3. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân.
- Sau đó cho trẻ đi rửa tay, chân bằng xà phòng và nhắc trẻ tiết kiệm nước.
- Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi, xếp 2 hàng ngang.
- Khởi động các khớp. 
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
(2 lần x 4 nhịp)
- Trẻ thực hiện theo cô
- Trẻ đứng 2 hàng đối diện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát 
- Ném xa bằng 2 tay.
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- 2 trẻ tập mẫu.
- 2 tổ lần lượt thực hiện 
- 2 tổ thi đua nhau 
- Trẻ trẻ lời và thực hiện lại
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi vận động.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
3. Chơi, hoạt động ở các góc.
- Góc chơi phân vai: Cửa hàng bán các loại hải sản
- Góc chơi xây dựng: Xây ao cá, xếp hình con cá.
- Âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài trong chủ đề động vật, chơi với dụng cụ âm nhạc.
4. Chơi ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh các loại cá nước ngọt.
- Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột.
- Chơi tự do
4.1. Mục đích - Yêu cầu: 
- Trẻ biết quan sát và nói lên tên gọi, đặc điểm bên ngoài, thức ăn, nơi hoạt động của các loại cá nước ngọt.
- Hứng thú với trò chơi vận động.
- Qua trò chơi vận động rèn phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ăn các loại cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
4.2. Chuẩn bị:
- Tranh các loại cá nước ngọt (hoặc đồ chơi)
- 4 cổng thể dục. Sân bãi an toàn sạch sẽ.
4.3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
4.3.1. Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh các loại cá nước ngọt.
- Mời trẻ ra sân hát và vận động bài: "Cá vàng bơi".
- Bài hát nói về con vật gì?
- Con cá đó sống ở đâu?
+ Cô đưa tranh co trẻ quan sát và hỏi trẻ:
- Tranh có gì?
- Các loại cá này có tên là gì?
(Cô chỉ từng con cá và hỏi trẻ)
- Các con cá này có đặc điểm như thế nào?
- Những con cá này sống ở đâu?
=> Cá sống ở ao, hồ, sông, suối gọi là cá sống trong nước ngọt.Chúng đều có vây, đuôi, vảy...và đặc biệt là cá thở bằng mang đấy.
- Giáo dục trẻ ăn các loại cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
4.3.2. Trò chơi vận động: Đi như gấu, bò như chuột.
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Đi như gấu, bò như chuột.
- Cô phổ biến luật chơi: Bò qua không được chạm cổng.
- Cô phổ biến cách chơi: Đặt 4 cổng thể dục thành 2 hàng, cái nọ cách cái kia 1m. Chia trẻ thành 2 đội. Lần lượt cho từng cháu lên chui qua 2 cổng. Cổng thứ nhất phải bò bằng bàn chân, bàn tay. Cổng thứ 2 bò qua bằng cẳng tay và cẳng chân. Sau đó chạy về cuối hàng, các bạn khác tiếp tục bò. Đội nào xong trước và ít người chạm vào vòng sẽ thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi vận động.
(Cô bao quát trẻ).
- Động viên khen ngợi trẻ.
- Nhận xét sau khi trẻ chơi trò chơi.
4.3.3. Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích.
- Trẻ hát, vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
- Dưới nước.
- Các loại cá
- Trẻ nói tên các loại cá.
- Trẻ nhận xét
- Ao, hồ, bể...
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Chơi theo ý thích
5. Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa:
- Vệ sinh: Dạy trẻ biết tự lau mặt, đánh răng.
- Ăn: Tự cầm bát, thìa xúc cơm ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Ngủ: Cho trẻ nghe hát dân ca, nhắc trẻ ngủ nhanh, không nói chuyện, điều chỉnh giọng nói cho phù hợp.
6. Chơi và hoạt động theo ý thích:
- Dạy trẻ chơi trò chơi: "Cắp cua"
- Nghe kể chuyện: “Dê con nhanh trí”. 
- Bình cờ, nêu gương cuối ngày.
7. Trẻ trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ cùng cá nhân cho trẻ ra về.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
- Số lượng trẻ trong ngày........................................................................................
- Số trẻ ăn bán trú:...................................................................................................
- Tình trạng sức khoẻ trẻ:........................................................................................
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:.................................................................
.................................................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 23 tháng 12 năm 2014.
1. Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng:
- Đón trẻ: Cô tươi cười đón trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ vào lớp dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Trẻ biết ích lợi của mặc trang phục phù hợp phù hợp với thời tiết. 
- Chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Điểm danh:............... 
- Thể dục sáng: Hô hấp 3, tay 4, chân 3, bụng 1, bật 2.
Tập kết hợp bài hát: "Cá vàng bơi"
2. Hoạt động học:
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
QUAN SÁT, TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
2.1. Mục đích - Yêu cầu: 
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật và cách vận động, thức ăn, môi trường sống của một số động vật sống dưới nước.
- Biết được lợi ích của chúng đối với đời sống của con người.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định và kỹ năng so sánh cho trẻ .
- Giáo dục trẻ ăn các loại cá để cung cấp chất đạm cho cơ thể khỏe mạnh và mau lớn.
II. Chuẩn bị
* Đồ dùng của cô.
- Lô tô về các con vật sống dưới nước.
- Tranh các con vật sống dưới nước: Cá, cua, tôm, ốc.
* Đồ dùng của trẻ.
- Lô tô về các con vật sống dưới nước.
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện, ổn định lớp:
- Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi”
- Bài hát nói về con gì?
- Cá sống ở đâu?
* Trò chuyện, một số con vật sống dưới nước:
a) Quan sát tranh: Cá chép, cá trắm.
- Đây là con gì?
- Nó được gọi là cá gì?
- Cá gì nữa đây?
- Cá chép có đặc điểm gì?
=> Cá chép có đầu hơi nhọn, nó có 2 cái râu, mắt cá tròn, trên thân còn có nhiều vảy, sờ vào hơi ráp tay, có chất nhờn để bảo vệ cơ thể cá.
- Cá trắm có những đặc điểm gì? 
(Gọi 1- 2 trẻ).
=> Cá trắm có đầu hơi nhọn, nó có 2 cái râu, mắt cá tròn, trên thân còn có nhiều vảy, sờ vào hơi ráp tay, có chất nhờn để bảo vệ cơ thể cá.
- Cá bơi được là nhờ cái gì?
=> Cô nhấn mạnh để trẻ hiểu hơn: Đuôi, vây cá như bàn đẩy mái chèo để giúp cá có thể bơi được dưới nước.
- Cá trắm ăn gì?
- Cá chép ăn gì?
- Cá sống ở đâu? 
(Cá sống dưới nước như: Ao, hồ, sông, suối...)
- Cá có tác dụng gì đối với đời sống của con người?
=> Cô khái quát lại để trẻ hiểu sâu hơn: Cá là thức ăn cho con người, rất có lợi cho cơ thể của mỗi chúng ta. Cá chế biến được rất nhiều món ăn ngon như kho, luộc, rán,cá cung cấp cho ta nhiều chất đạmNgoài ra cá còn dùng để suất khẩu ra nước ngoài mang lại rất nhiều lợi nhuận cho đất nước.
- Ngoài cá chép ra còn có những loài cá nào nữa?
- Cô kể cho trẻ nghe tên 1 số loài cá nước ngọt, nước mặn.
- Cho trẻ nhận xét về đặc điểm về một số loại cá đó.
b) Quan sát con tôm, cua, ốc tiến hành tương tự như quan sát cá chép.
* So sánh sự giống và khác nhau.
+ So sánh: Con tôm - con cua
- Giống nhau, khác nhau ở điểm gì?
=> Giống nhau: Đều có càng và đều sống dưới nước, đều là thức ăn cho con người và cung cấp chất đạm cho cơ thể con người.
Khác nhau: Cua bò ngang, tôm thì bơi lùi.
- Tương tự cho trẻ so sánh cá, cua...
* Trò chơi củng cố: Chọn tranh lô tô theo yêu cầu của cô
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách

File đính kèm:

  • docT18 - CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.doc.doc
Giáo Án Liên Quan