Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 1: Một số phương tiện giao thông - Phạm Thị Phượng

* Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề

- Lắng nghe và khen trẻ

* Khởi động

- Cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi: Đi thường- đi kiễng gót- đi thường – đi bằng mũi bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm lại - đi thường.

- Sau đó cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang dãn đều

- Điểm danh tách hàng

 

doc38 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 4832 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh 1: Một số phương tiện giao thông - Phạm Thị Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thứ hai, ngày 02 tháng 03 năm 2014
THỂ DỤC
VĐCB: Chạy tại chỗ, chạy chậm
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi biết thực hiện theo hiệu lệnh của cô, và biết tên vận động
- Trẻ 4 – 5 tuổi biết đi, chạy tại chỗ, chạy chậm theo hiệu lệnh đúng kĩ thuật
-Trẻ biết kỹ thuật đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vân động cơ bản của chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
-Trẻ biết thường xuyên luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, có tính kỉ luật trong học tâp
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Sân rộng bằng phẳng
- Vạch xuất phát
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục ngọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Ổn định tổ chức
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề
- Lắng nghe và khen trẻ
* Khởi động
- Cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi: Đi thường- đi kiễng gót- đi thường – đi bằng mũi bàn chân- đi thường- chạy chậm- chạy nhanh- chạy chậm lại - đi thường.
- Sau đó cho trẻ chuyển đội hình hai hàng ngang dãn đều
- Điểm danh tách hàng
2. Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC
- Động tác tay 1: Đưa hai tay ra trước và đưa lên cao
- Động tác chân 3: Đứng co một chân liên tục
- Động tác bụng 4: Hai tay đưa cao cúi người chân chạm ngón tay
- Động tác bật: Bật liên tục tại chỗ
* Vận động cơ bản “Chạy tại chỗ, chạy chậm”
- Các con ạ, để có sức khỏe học tập và vui chơi thì chúng mình phải rèn luyện sức khỏe, để có cơ thể khỏe mạnh
- Hôm nay cô và các con cùng nhau đi tập vận động “Chạy tại chỗ, chạy chậm”
+ Cô làm mẫu lần 1: Hoàn thiện 
+ Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích
Cô đứng ở dưới hàng, cô bước đến vạch xuất phát khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đặt hai tay ngang gập khủy tay, khi có hiệu lệnh chạy thì chúng ta chạy tai chỗ. Tiếp theo cô đứng chân trước chân sau, một tay đưa ra trước một tay đưa ra sau đều hơi gập khuỷu tay, người hơi khom về phía trước. Khi có hiệu lệnh chạy chậm về cờ phía trước, sau đó chạy về vạch xuất phát. Khi chạy nhớ đánh tay nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân
- Mời 1 trẻ khá lên tập
- Cho trẻ thực hiện lần lượt ( 2-3 lần)
- Quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Hỏi lại tên vận động?
- Nhận xét và khen trẻ
* Trò chơi vận động “Về đúng đường”
- Các con học rất giỏi cô tặng cho chúng mình một trò chơi các con có thích không nào?
- Đó là trò chơi “Về đúng đường”
+ Cách chơi:
+ Luật chơi:
- Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Hỏi lại tên trò chơi?
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Em tập lái ô tô”
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ đi các kiểu đi
- Thực hiện 3l x 8
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Thực hiện 2l x 8n
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát 
-Trẻ chú ý nghe
- Trẻ khá lên tập
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: Cho trẻ hát bài “Đường em đi”
 TC: Kéo co
Chơi tự do
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Giúp trẻ hít thở không khí trong lành, và trải nghiệm với thiên thiên
- Trẻ biết tên bài hát, tác giả, biết hát đúng giai điệu, nhịp điệu của bài hát
- Củng cố kiến thức về chủ đề
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng ca hát
- Chơi đoàn kết với bạn
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong mọi hoạt động
- Biết chơi trò chơi với bạn đoàn kết
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Nhạc bài hát “Đường em đi”
- Đồ dùng, đồ chơi tự do
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Dạy trẻ hát bài “Đường em đi”
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, hít thở không khí trong lành
- Cô chú ý quan sát, trang phục sĩ số trẻ
- Cô nói mục đích buổi hoạt động ngoài trời
- Cô giới thiệu tên bài hát
+ Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần
+ Cho trẻ hát cùng cô
+ Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
- Cô lắng nghe và động viên trẻ
- Nhận xét và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Kéo co”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi?
- Cô lắng nghe và chốt lại
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô quan sát và động viên trẻ
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô quan sát và động viên trẻ kịp thời
- Nhận xét và khen trẻ
- Trẻ ra ngoài trời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HDTCM: Qua đường
Chơi tự do ở các góc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô và bạn
- Nhớ tên trò chơi, luật chơi và cách chơi
2. Kĩ năng
- Phát triển óc tư duy, sáng tạo
- Khả năng ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia
- Biết chơi đoàn kết với bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô: 
2. Đồ dùng cho trẻ: 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi
- Hướng dẫn trẻ chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Hỏi lại tên trò chơi?
- Nhận xét và khen trẻ
- Cho trẻ chơi tự do
- Trả trẻ
Thứ tư, ngày 04 tháng 03 năm 2014
TOÁN
Đếm đến 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 9
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi biết phát âm số 9 và nhận biết được số 9
- Trẻ 4 -5 tuổi biết phát âm, nhận biết số 9, thêm bớt trong phạm vi 9, và tạo được nhóm có số lượng 9
- Củng cố kiến thức cho trẻ về số 8 và nhóm có 8 đối tượng
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng so sánh, thêm bớt
- Củng cố kĩ năng xếp 1:1 ở trẻ
- Khẳ năng ghi nhớ, quan sát của trẻ
3. Thái độ
- Hứng thú tham gia vào các hoạt động
- Biết lợi ích của một số phương tiện giao thông
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Rổ đựng có 9 con thỏ và 9 củ cà rốt và thẻ số 1-9
- Bảng ngài và thước chỉ
- Các nhóm con vật có số lượng 8 để xung quanh lớp
- Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Các ngôi nhà được gắng thẻ số
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Rổ đựng gồm có 9 con thỏ, 9 củ cà rốt và thẻ số 1-9 kích thước nhỏ hơn 
- Bảng xếp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ cùng nhau hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
+ Bài hát có tên là gì ?
+ Bạn nào kể tên một số phương tiện giao thông mà con biết?
- Cô chốt lại và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Luyện tập ôn luyện số lượng trong phạm vi 8
- Hôm nay trên đường đến lớp cô đã gặp bạn thỏ trắng đấy, và bạn ấy nói gửi tặng chúng mình một hộp quà, các con có thích không?
- Vậy chúng mình cùng mở quà xem bạn ấy tặng những gì nhé
+ Các con cùng đếm xem bạn ấy tặng bao nhiêu cái mũ bảo hiểm tất cả?
- Cô muốn tặng cho hai bạn học giỏi nhất lớp mình vây 8 bớt 2 còn mấy?
+ Cô chốt lại và khen trẻ
+ Các con cùng nhau kiểm tra xem bạn ấy tặng bao nhiêu chiếc xe máy?
- Cô thấy vẫn còn một chiếc xe máy trong hộp nữa, vậy 7 thêm 1 bằng mấy?
- Cô chốt lại và khen trẻ
3. Hoạt động 3: Đếm đến 9 nhận biết nhóm có đối tượng ,nhận biết số 9, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 9
* Lập số và đếm các nhóm đối tượng
- Hôm nay các con học rất ngoan cô đã tặng chúng mình một rổ đồ chơi các con xem trong rổ có gì nào ?
- Các con ạ mùa đông đã đến cận kề với chúng ta rồi, vì thế các chú thỏ mau tróng lên đường tìm thức ăn để dự trữ cho mùa đông đấy.
- Vậy các con giúp các bạn thỏ lên đường, xếp hết các chú thỏ trong rổ ra nào, các con xếp theo chiều ngang từ trái qua phải.
- Các chú thỏ đều tìm được những củ cà rốt rất tươi ngon, duy nhất có một chú thỏ chậm chạp hơn lên chưa tìm được củ cà rốt nào cả. Các con xếp cho 8 chú thỏ nhanh nhẹn mỗi chú thỏ một củ cà rốt nào, và nhớ xếp theo quy tắc 1 - 1 nhé. Vừa xếp cà rốt và vừa đếm nhé.
- Cho trẻ đếm cả hai nhóm.
- Hai nhóm có bằng nhau không ? Vì sao con biết ?
+ Nhóm nào nhiều hơn ? Nhiều hơn là mấy ?
+ Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? 
- Để biết xem câu trả lời của chúng mình đúng chưa cô và các con cùng kiểm tra lại nhé.
- Cô muốn cho nhóm thỏ và nhóm cà rốt bằng nhau theo các con chúng mình làm như thế nào? Có mấy cách ?
- Vậy chúng mình thêm một củ cà rốt hoặc bớt một con thỏ, thì hai nhóm bằng nhau, nhưng cô muốn các chú thỏ đều có cà rốt thì chúng mình phải làm như thế nào?
- Vậy các con hãy thêm cho một chú thỏ một củ cà rốt nào
- Chúng mình cùng nhau kiểm tra xem có đúng lúc này hai nhóm bằng nhau chưa nhé.
+ Lúc này hai nhóm như thế nào với nhau? Và cùng bằng mấy
- Các con ạ, xung quanh lớp, có rất nhiều đồ dùng đồ chơi có số lượng là 9, bạn nào giỏi lên tìm giúp cô và các bạn nào ?
- Cô kiểm tra cùng trẻ và khen trẻ
=> Các con ạ người ta dùng thẻ số để chỉ số lượng của các nhóm đối tượng và hôm nay cô cũng dùng thẻ số để chỉ nhóm có 9 đối tượng, và đây là thẻ số 9
 + Cô giới thiệu thẻ số 9, mời một vài trẻ lên sờ vào đường bao của số 9 và nhận xét.
- Theo các con số 9 là số chẵn hay số lẻ? Vì sao con biết?
+ Cô phát âm thẻ số 9 (3 Lần)
+ Tổ, nhóm, các nhân phát âm
- Số 9 biểu thị cho nhóm có số lượng là 9, số 9 là số lẻ vì số 9 không thể chia ra làm hai phần bằng nhau, chúng mình sẽ tìm hiểu ở bài sau nhé.
- Chúng mình giúp cô đếm lại hai nhóm nào? Hai nhóm đều bằng mấy? Và lúc này cô dặt thẻ số mấy? ( Cô và trẻ đặt thẻ số hai thẻ số)
* So sánh, thêm bớt tạo nhóm có số lượng 9
=> Các con ạ, hôm nay các chú thỏ đã tìm được rất nhiều thức ăn, trời đã tối rồi các con hãy giúp các chú thỏ mang thức ăn về nhà nào.
- Các con giúp 2 chú thỏ đầu tiên nhé ( cất cà rốt theo chiều từ phải qua trái)
- Vậy lúc này 9 bớt 2 còn mấy? Tương ứng với thẻ số mấy? ( Đặt thẻ số) đếm lại hai nhóm và nhận xét.
- Hai nhóm như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Để 2 nhóm bằng nhau ta làm như thế nào? Có mấy cách?
- Hai chú thỏ lại nhanh nhẹn kiếm được thêm hai củ cà rốt nữa đấy các con thêm hai củ cà rốt cho hai chú thỏ nào.
+ 7 thêm 2 bằng mấy? Tương ứng với thẻ số mấy? Hai nhóm đã bằng nhau chưa?
- Và cuối cùng chúng mình cùng giúp 3 chú thỏ tiếp theo mang cà rốt về chuồng nào?
- Hai nhóm như thế nào với nhau?
- Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
- Để 2 nhóm bằng nhau ta làm như thế nào? Có mấy cách?
+ 9 bớt 3 còn mấy? Tương ứng với thẻ số mấy?(số 6)
- Và các con giúp cô làm hai nhóm bằng nhau theo cách thứ hai nào, đó là thêm 3 cà rốt cho nhóm cà rốt.
- Các con cất giúp các chú thỏ 5 củ cà rốt về nhà trước nào? Lúc này nhóm cà rốt còn mấy?vậy còn đặt thẻ số không?
- Bây giờ trời đã tối rồi các con cùng giúp cho các chú thỏ về hết chuồng nào
- Các con giúp các chú thỏ về chuồng hết nào( cất theo chiều từ phải qua trái)
- Cả hai nhóm lúc này là mấy? Cô còn đặt thẻ số không?
- Nhận xét và khen cả lớp
4. Hoạt động 4: Luyện tập
- Trò chơi 1: Về đúng nhà
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô đã chuẩn bị các ngôi nhà ở các góc lớp, có số có các chấm tròn, có số lượng 5, 6,7,8 và phát cho các con mỗi bạn cầm một thẻ có các chấm tròn. Các con vừa đi vừa hát bài “Trời nắng, trời mưa”.. Khi có hiệu lệnh: “tìm nhà” thì các con phải chạy ngay về nhà có thẻ số tương ứng với thẻ chấm tròn các con cầm trên tay
- Luật chơi: Bạn nào về sai nhà của mình chọn thì phải nhảy lò cò tìm về nhà mình
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Hỏi trẻ tên trò chơi?
- Trò chơi 2: Tai ai tinh
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Các con chú ý lắng nghe theo hiệu lệnh của cô và đếm theo tiếng gõ trống vỗ tay của cô
- Luật chơi: Ai đoán sai nhịp phạt hát một bài
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Nhận xét và khen trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc 
- Cô và trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” và ra chơi
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Có ạ
- Vâng ạ
- Trẻ đếm cùng cô
- 8 bớt 2 còn 6
- Trẻ đếm cùng cô
- 7 Thêm 1 bằng 8
- Trẻ kể tên đồ dùng có trong rổ
- Trẻ xếp hết các chú thỏ trong rổ
- Trẻ xếp 9 của cà rốt cho 9 con thỏ, vừa đếm vừa xếp
- Không bằng nhau, vì thừa ra 1 con thỏ
- Nhóm thỏ nhiều hơn, nhiều hơn 1
- Nhóm cà rốt ít hơn và ít hơn 1
- Vâng ạ
- Có hai cách, thêm 1 cà rốt hoặc bớt 1 thỏ
- Thêm một cà rốt
- Trẻ thêm 1 cà rốt
- Trẻ đếm cùng cô
- Bằng nhau và cùng bằng 8
- Trẻ lên tìm đồ vật xung quanh lớp
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Lắng nghe
- Trẻ đếm
- Đạt thẻ số 9
- Lắng nghe
- Trẻ cất 2 củ cà rốt
- Còn 6, thẻ số 6
- Không bằng nhau
- Nhóm thỏ nhiều hơn, 2
- Nhóm cà rốt ít hơn là 1
- Có hai cách.
- Trẻ lại thêm vào hai củ cà rốt
- 7 thêm 2 bằng 9, thẻ số 9
- Trẻ cất 3 củ cà rốt
- Không bằng nhau
- Nhóm thỏ nhiều hơn 3
- Nhóm cà rốt ít hơn là 3
- Có hai cách thêm cà rốt hoặc bớt thỏ
- Còn 6, thẻ số 6
- Trẻ thêm lại 3 củ cà rốt
- Trẻ cất cà rốt
- Trẻ cất thỏ
- Bằng 0, không đặt thẻ số- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Về đúng đường
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: Cho trẻ đọc thơ "Tiếng còi tàu"
TC: Ô tô và chim sẻ
CTD
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dụng bài thơ, đọc thơ mạch lạc
- Trẻ biết chơi trò chơi cùng bạn 
2. Kĩ năng 
- Phát triển ngôn ngữ ở trẻ
- Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong mọi hoạt động
- Biết chơi đòan kết với bạn 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Bài thơ “Tiếng còi tàu”
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục của cô và trẻ gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Cho trẻ đọc bài thơ “Tiếng còi tàu”
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, quan sát trang phục của trẻ và sĩ số
- Cô cho trẻ quan sát và trải nghiệm không khí ngoài trời.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Tiếng còi tàu” 3- 4 lần
- Mời cá nhân trẻ đọc thơ
- Cô lắng nghe sửa sai phát âm cho trẻ
- Nhận xét và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Ô tô và chim sẻ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi trẻ cách chơi và luật chơi ?
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Trẻ ra ngoài trời
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ thực hiện vở LQVCC tô đồ các chữ cái đã học
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết dùng vở, và làm bài tập trong vở
- Biết làm theo hướng dẫn của cô
2. Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng tô chữ cái
- Phát triển ngôn ngữ
3. Thái độ
- Trẻ chú ý thực hiện
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Vở LQCC đủ số lượng trẻ thực hiện
- Rổ đựng màu, chì
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tay sạch sẽ, trang phục ngọn gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cô nói nội dung hoạt động
- Phát vở, màu, chì cho trẻ, giáo dục trẻ giữ vở sạch sẽ
- Cô hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cầm bút
- Hướng dẫn trẻ thực hiện tô chữ cái g,p..
- Cho trẻ đọc đồng dao, gạch chân chữ cái đã học
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ yếu
Thứ sáu, ngày 06 tháng 03 năm 2015
ÂM NHẠC
Vỗ tay theo tiết tấu nhanh: Em đi chơi thuyền
 NH: Lý con sáo gò công
 TC: Nghe nốt đô thỏ đổi chuồng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi biết tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, biết thể hiện bài hát
- Trẻ 4- 5 tuổi biết hát và múa tự tin mạnh dạn, và đúng giai điệu, nhịp điệu 
 - Biết chơi trò chơi với bạn
2. Kĩ năng
- Trẻ có kĩ năng ca hát
- Tự tin mạnh dạn, tự tin, hát cùng cô và bạn
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Tham gia hoạt động vui vẻ, nhiệt tình
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
 Nhạc bài hát: Em đi chơi thuyền, Lý con sáo gò công
- Dụng cụ âm nhạc, xắc xô..
- Mũ đội cho trẻ
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục gon gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô lắng nghe và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Vỗ tay theo tiết tấu nhanh “Em đi chơi thuyền”
- Sau đây cô sẽ hát cho chúng mình nghe bài hát “Em đi chơi thuyền” các con có thích không nào?
- Cả lớp nhắc lại tên bài hát và tác giả cùng cô
- Cô hát lần 1: Thể hiện cảm xúc theo giai điệu bài hát
- Cô vừa hát bài gì ? Của tác giả nào?
- Giới thiệu nội dung bài hát
+ Đây là bài hát có nhịp điệu vui tươi, nói về các bạn nhỏ chơi giao thông trên sân trường
- Cả lớp cùng hát cùng cô 1-2 lần
- Các con hát hay lắm, bây giờ cô sẽ dạy chúng mình vỗ tay theo tiết tấu nhanh nhé
* Vỗ tay theo tiết tấu nhanh
- Cô cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu cùng cô
+ Lần 1: cô hát và vỗ tay the tiết tấu nhanh mẫu
+ Lần 2 cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu nhanh cùng cô
+ Cô mời tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời
+ Các con vừa hát bài gì? 
* Cô chốt lại và khen trẻ
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Lý con sáo gò công” 
- Các con học rất ngoan, cô sẽ hát tặng cho các con bài hát chúng mình đoán xem là bài gì nào?
- À đó chính là bài “Lý con sáo gò công”, cổ nhạc
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe.
- Giảng nội dung: 
- Cô hát lần 2: Kết hợp cử chỉ điệu bộ, hoặc cho trẻ nghe qua video, đài....
+ Bài hát có tên là gì ?
+ Bài hát là dân ca của vùng nào?
- Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cô nhận xét và khen trẻ
4. Hoạt động 4: Trò chơi: “Nghe nốt đô thỏ đổi chuồng.”
Giới thiệu: Vừa rồi các con học rất giỏi và ngoan nữa, cô sẽ cho các con chơi một trò chơi đó là trò chơi “Nghe nốt đô thỏ đổi chuồng”.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
- Nhận xét và khen trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học
- Cho trẻ đọc bài thơ “Cô dạy con” và ra chơi
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát cùng cô
- Vâng ạ
- Trẻ nghe và quan sát
- Trẻ thực hiện cùng cô
- Trẻ lần lượt lên thực hiện
- Em đi chơi thuyền
- Có ạ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Lý con sáo gò công
- Trẻ trả lời
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi 2-3 lần
- Trẻ đọc thơ và ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
MĐ: Quan sát : Xe máy
TC: Lộng cầu vồng
CTD
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của chiếc xe máy
- Trẻ biết chơi trò chơi cùng bạn 
2. Kĩ năng 
Trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong mọi hoạt động
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Xe máy trên sân trường
- Đồ chơi cho trẻ chơi tự do
2. Chuẩn bị cho trẻ
- Trang phục của cô và trẻ gọn ngàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Quan sát “Xe máy”
- Cô cho trẻ ra ngoài trời, quan sát trang phục của trẻ và sĩ số
- Cô cho trẻ quan sát và trải nghiệm không khí ngoài trời.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô và trẻ quan sát xe máy
+ Đây là cái gì? Dùng để làm gì?
+ Ai có nhận xét gì về màu sắc cấu tạo của chiếc xe máy?
+ Bạn nào đã được đi xe máy?
- Cô lắng nghe chốt lại và khen trẻ
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Lộng cầu vồng 
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Hỏi trẻ cách chơi và luật chơi ?
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ ra ngoài trời
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời ( 3-4 trẻ)
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời 
- Lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vui văn nghệ cuối tuần
Dọn vệ sinh lớp học
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết biểu diễn các bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết hát, biểu diễn, nhún nhảy theo nhịp bài hát, biết chơi trò chơi thành thạo.
2. Kỹ năng 
- Nhằm phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ
- Tự tin biểu diễn
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết yêu âm nhạc, thích hát..
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô:
+ Các bài hát để trẻ biểu diễn và nhạc
+ Dụng cụ âm nhạc, trang phục cho trẻ
2. Chuẩn bị cho trẻ:
Trang phục sinh động bắt mắt
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Cô giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ
- Cô và trẻ cùng biểu diễn
- Nối tiếp là tổ hoa hồng, hoa cúc và hoa sen
+ Xin mời các nhóm biểu diễn nào
+ Các ca sĩ nhí 

File đính kèm:

  • docGIAO AN CD GIAO THONG 5 TUOI.doc
Giáo Án Liên Quan