Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Môi trường xung quanh

- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô, nhận biết các đặc điểm của con bướm.

- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để tạo hình con bướm.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ nét cong, biết phối hợp màu sắc, khi tô màu không lem ra ngoài.

- Biết cân đối giữa các bộ phận của con bướm như đầu, mình,

- Phát triển trí tưởng tượng của trẻ qua việc tạo hình con bướm

- Cô giáo dục trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm mình tạo ra, giúp trẻ biết được lợi ích của những chú bướm là thụ phấn cho hoa và làm cho môi trường thiên nhiên thêm đẹp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Môi trường xung quanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/- MỤC TIÊU:
- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô, nhận biết các đặc điểm của con bướm.
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để tạo hình con bướm.
Rèn luyện kỹ năng vẽ nét cong, biết phối hợp màu sắc, khi tô màu không lem ra ngoài.
Biết cân đối giữa các bộ phận của con bướm như đầu, mình,
Phát triển trí tưởng tượng của trẻ qua việc tạo hình con bướm 
Cô giáo dục trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm mình tạo ra, giúp trẻ biết được lợi ích của những chú bướm là thụ phấn cho hoa và làm cho môi trường thiên nhiên thêm đẹp.
II/- CHUẨN BỊ: 
 - Tranh vẽ về con bướm.
Đàn, bài hát “Gọi bướm”
- Trang phục, mũ hoa cho 5 cháu.
 - Trang phục, cánh bướm, mũ bướm cho 3 cháu
 - 3 tranh vẽ về đàn bướm.
 - Video đàn bướm bay
 - Giấy vẽ, sáp màu.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a./ Mở đầu hoạt động: 
- Cô dẫn các cháu đến xem vườn hoa, dùng lời chuyển ý để trẻ gọi bướm
Lớp vận động múa bài “Gọi bướm”
b./ Hoạt động trọng tâm: 
ØHoạt động 1: Xem video về đàn bướm.
- Các chú bướm bay vào cùng bay múa bên hoa.
Khung cảnh thiên nhiên thật đẹp, bổng các chú bướm bay đi.Làm sao bây giờ các con?
- Cô dùng lời chuyển ý cho các cháu xem Video về đàn bướm bay.
Cô hỏi trẻ về đoạn phim vừa xem.
- Cô nhắc cháu bướm là cô giúp trẻ biết được lợi ích của những chú bướm là thụ phấn cho hoa và làm cho môi trường thiên nhiên thêm đẹp.
ØHoạt động 2: Quan sát tranh và trò chuyện theo tranh vẽ
*Quan sát tranh vẽ con bướm
- Cô hỏi trẻ về các bộ phận của con bướm và cách vẽ các bộ phận ấy.
+ Đầu bướm: vẽ nét cong tròn khép kín, trên đầu có 2 râu, 2 mắt và miệng.
+ Mình bướm gồm 1 nét cong trái dính liền với 1 nét cong phải. Cánh bướm 1 nét cong lớn ở phía trên và 1 nét cong nhỏ ở phía dưới.
+ Màu sắc của cánh bướm rất phong phú. Trên cánh bướm còn có hoa văn. Cho trẻ lặp lại “hoa văn”
- Cô cho trẻ quan sát tranh đàn bướm bay, cô giới thiệu về màu sắc, tư thế của các chú bướm.
- Ngoài các chú bướm trong bức tranh này còn có rất nhiều những chú bướm khác đẹp hơn, màu sắc rực rỡ hơn. 
Trẻ nêu ý định thực hiện của mình
ØHoạt động 3 : Trẻ thực hiện
- Tổ chức cho trẻ thực hiện để tạo bức tranh về đàn bướm.
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo
ØHoạt động 4 : Trưng bày sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm. 
- Trẻ tham gia nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. 
- Cô nhận xét sản phẩm đạt và chưa đạt
- Cô nhắc trẻ trân trọng và giữ gìn sản phẩm mình vừa làm ra. Hoạt động tạo hình sẽ rèn luyện giúp cho đôi tay khéo léo. Cô nhắc trẻ về nhà luyện tập thường xuyên.
- Chơi trò chơi “Ngón tay nhúc nhích”
c/ Keát thuùc hoaït ñoäng: Nhận xét-tuyên dương trẻ
- Trẻ lắng nghe và thực hiện
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
- Trẻ xem Video
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Lớp lắng nghe
- Quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ tham gia: nói cách vẽ bướm, cách trang trí.
- Trẻ quan sát và phân tích bức tranh theo sự gợi ý của cô
- Cá nhân nêu lên ý định
- Trẻ thực hiện
- Treo sản phẩm trên giá
- Trẻ thực hiện
- Lắng nghe cô nhận xét
- Chú ý nghe cô.
- Lớp tham gia chơi
I/MỤC TIÊU:
- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô về côn trùng mà trẻ biết.
- Phát triển nhận thức cho trẻ: Trẻ hiểu về sự phát triển của con bướm: Bướm mẹ đẻ trứng; trứng nở thành sâu non; sâu non ăn lá lớn lên, khi sâu già nhả tơ cuốn lại thành tổ kén; một thời gian sau tổ kén khô, nứt vỏ và một chú bướm con chui ra. 
- Biết ích lợi của bướm: thụ phấn cho hoa, tô điểm cho khung cảnh thiên nhiên thêm đẹp, chuồn chuồn báo hiệu thời tiết...
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về loài bướm.
- Giáo dục trẻ nhờ những chú bướm mà những bông hoa thêm đẹp, bướm còn thụ phấn cho một số hoa để kết quả.
II/CHUẨN BỊ:
Máy tính, chương trình Powerpoint
Bộ tranh về vòng đời của bướm đủ cho cô và cháu
Thẻ số: 1 – 6, bảng nỉ.
Đàn, bài hát “Gọi bướm”
Video về vòng đời của bướm.
6 tranh cho trẻ di màu.
Câu đố về con chuồn chuồn.
Tranh vẽ con bướm.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : 
HỌAT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
a./ Mở đầu hoạt động:
Cô đọc câu đố cho trẻ đoán tên con vật:
Con gì bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm?
b./ Hoạt động trọng tâm: 
*Hoạt động 1:
- Cô nhỏ 3 chấm màu lên giấy, sau đó gấp đôi tờ giấy lại và cho trẻ đoán sẽ tạo ra hình gì. (hình con bướm).
- Trò chuyện với trẻ về con bướm: Là côn trùng biết bay, có nhiều màu sắc, nhiều loài khác nhau, lợi ích của bướm
- Cả lớp cùng hát vận động bài “Gọi bướm”.
* Họat động 2:
- Chia trẻ làm 2 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm xếp tranh về vòng đời cua 3 bướm theo thứ tự sau đó kể về những bức tranh của nhóm mình vừa xếp.
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú bướm xinh đẹp” trên máy vi tính sau đó cùng đàm thọai với trẻ về nội dung câu chuyện.
- Gợi ý cho trẻ sau khi nghe cô kể câu chuyện “ Chú bướm dễ thương” trẻ sẽ so sánh với tranh của trẻ đã xếp có giống với nội dung câu truyện cô đã kể.
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ xem các loài bướm trên máy vi tính: Cô vừa cho trẻ xem vừa trò chuyện về một số loài bướm: Màu sắc, những hoa văn giống nhau trên 2 cánh của bướm.
- Cô gợi ý cho trẻ tạo hình con bướm, dùng làm mũ đội đầu.
- Cô hướng dẫn trẻ cách tạo ra một con bướm bằng cách: Gấp đôi 1 tờ giấy -> vẽ 2 nửa vòng tròn: nửa to – nửa nhỏ ở bên mép giấy đã gấp. Sau đó dùng kéo cắt theo đường đã vẽ - Mở tờ giấy ra -> Được một con bướm (Giới thiệu cho trẻ cách gấp giấy đối xứng để tạo ra một con bướm có 2 cánh giống nhau)
- Gợi ý cho trẻ có thể sáng tạo khi trang trí cánh bướm bằng cách: Nhỏ, vẽ, chấmlên một cánh bướm, sau đó gấp cánh bướm còn lại lên cánh bướm vừa vẽ màu nước -> tạo ra một con bướm có đôi cánh giống nhau
- Cho trẻ về bàn cùng đi lấy giấy, màu nước, màu sáp cùng tạo hình con bướm.
-> Cô gợi ý trẻ dán sản phẩm lên tường và cùng trò chuyện về những sản phẩm của trẻ.
- Gợi ý cho trẻ nghe 1 đọan nhạc và làm các động tác thể hiện các giai đọan phát triển của bướm.
c/ Keát thuùc hoaït ñoäng: Nhận xét, giáo dục,
tuyên dương trẻ
- Trẻ quan sát cô thực hiện và đóan theo sự tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ trò chuyện cùng cô những hiểu biết của trẻ về con bướm.
- Lớp hát.
- Trẻ chia làm 2 nhóm cùng thực hiện theo yêu cầu của cô.
Trẻ chú ý nghe cô kể chuyện và đàm thọai cùng cô.
- Trẻ chú ý thực hiện.
Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.
Lớp lắng nghe và quan sát cô thực hiện.
- Lắng nghe cô gợi ý.
Trẻ cùng về bàn tạo hình con bướm.
Trẻ cùng sáng tạo động tác theo nhạc.
- Lắng nghe cô.
{ Nội dung đánh giá cuối ngày:
* Hoạt động chung:
... 
* Hoạt động khác:
..

File đính kèm:

  • docGiao an Moi Truong Xung Quanh.doc
Giáo Án Liên Quan