Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Gia đình bé - Đề tài: Trò chuyện về gia đình bé

I. Mục đích yêu cầu:

1/ Kiến thức: Trẻ biết được gia đình trẻ gồm có những ai? Công việc của mỗi người, họ tên bố, mẹ, anh, chị, em. Sở thích của mỗi người.

2/ Kỹ năng: Biết rõ họ tên bố, mẹ. Một số thay đổi ở gia đình trẻ.

3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ông, bà, ba, mẹ, anh chị.

II/ Chuẩn bị:

Cô: Trò chuyện trước về gia đình trẻ, tranh vẽ về gia đình có ông, bà, ba, mẹ và các con. Tranh vẽ một số công việc mà trong gia đình thường làm.

Trẻ: Đất nặn, bảng con, tranh vẽ hành vi đúng hành vi sai.

 

doc60 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 14990 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Gia đình bé - Đề tài: Trò chuyện về gia đình bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 2 ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: KPKH 
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH BÉ
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết được gia đình trẻ gồm có những ai? Công việc của mỗi người, họ tên bố, mẹ, anh, chị, em. Sở thích của mỗi người.
2/ Kỹ năng: Biết rõ họ tên bố, mẹ. Một số thay đổi ở gia đình trẻ. 
3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ông, bà, ba, mẹ, anh chị. 
II/ Chuẩn bị: 
Cô: Trò chuyện trước về gia đình trẻ, tranh vẽ về gia đình có ông, bà, ba, mẹ và các con. Tranh vẽ một số công việc mà trong gia đình thường làm. 
Trẻ: Đất nặn, bảng con, tranh vẽ hành vi đúng hành vi sai.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1 :
* Ổn định: Cô cho trẻ hát bài “Ba ngọn nến lung linh”
Hoạt động 2 :* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
- Thế trong bài hát gồm có những ai?
- Cô nhận xét khen trẻ.
Hoạt động 3 :
a. trò chuyện về gia đình trẻ
- Trong bài hát “Ba ngọn nến” gia đình có ba mẹ và con. 
- Thế còn gia đình con gồm có những ai?
- Ba con làm nghề gì?
- Mẹ con làm công việc gì?
- Cho trẻ xung phong kể tên những người trong gia đình.
- Ông, bà, ba, me, anh, chi, em.
- Cô gợi hỏi một số sở thích của một số thành viên trong gia đình như. Sở thích của mẹ con là gì?
- Anh trai con thích gì nhất. 
- Thế trong gia đình của các con có gì thay đổi không? 
- b. xem tranh.
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ về gia đình.
- Cô cho trẻ lên chỉ vào tranh và tên các thành viên trong gia đình?
- Gợi hỏi trẻ vì sao biế đây là bà, đây là ông..?
- Cô lồng giáo dục: Trẻ biết yêu quý ông bà cha mẹ. Biết được gia đình là một tổ ấm, sau một ngày làm việc đi học về thì gia đình lại quay quần bên nhau.
c. Trò chơi:
*- Trò chơi : Ai xếp đúng.
- Cách chơi: Trẻ ngồi xuống sàn dùng hình ảnh ghép lại thành bức tranh của gia đình mình.
- Luật chơi: Trẻ ghép xong kể lại được theo nội dung bức tranh.
- Cô nhận xét khen trẻ.
*- Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội lần lược từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vạch chạy đến dùng bút khoanh tròn vào những hành vi đúng.
- Luật chơi: Đội nào khoanh được nhiều hành vi đúng đội đó sẽ thắng.
- Cô nhận xét khen trẻ.
 Hoạt động 4: Củng cố kết thúc giờ học.
*NHẬN XÉT:
.
.
.
.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: THỂ DỤC 
Đề tài: BÒ DÍCH DẮC QUA 5 HỘP CÁCH NHAU 60cm 
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 hộp cách nhau 60cm.
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo khi bò không chạm chân, tay vào hộp.
3/ Giáo dục: Trẻ thích vận động luôn rèn luyện để cơ thể khoẻ mạnh.
II/ Chuẩn bị: 
Cô: 10 chiếc hộp. 5 hộp khối chữ nhật, 5 hộp khối vuông, sân bãi an toàn sạch sẽ.
Trẻ: 3 ngôi nhà, bóng.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:*Khởi động :
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bé xinh xinh”
Hoạt động 2:*Trọng động:
a. BTPTC.
Hô hấp đt2: Thổi bóng bay. 
- Cô hô trẻ tập.
Tay vai đt5: Tay đưa lên cao, gập khuỷu tay.
- Cô làm mẫu 1 lần. Sau đó cô cùng tập với trẻ.
Chân đt3: Bước khuỵu 1 chân ra trước, chân sau thẳng.
- Cô làm mẫu 1 lần. Sau đó cô cùng tập với trẻ.
Bụng đt2: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón tay.
- Cô cùng tập với trẻ.
Bật đt1: Bật tiến về phía trước.
- Cô hô trẻ bật.
*- Động tác hổ trợ.
- Cô cho trẻ chơi: Thi bò nhanh về nhà.
- Cách chơi trẻ chia làm 2 đội chơi bò nối đuôi nhau về nhà. Trong thời gian quy định đội nào bò nhanh về đến nhà trước đội đó sẽ thắng.
- Cô nhận xét khen trẻ.
b. Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích
- Cô hướng dẫn cách bò dích dắc bằng lời
- Các con tư thế chủân bị: Chống 2 tay xuống đất, khuỵu gối sát đất và bò theo đường dích dắc vượt qua 5 chiếc hộp. Chú ý khi bò mắt nhìn về phía trước, không được chạm tay và chân vào hộp.
- Cô thực hiện lần 2 vừa thưc hiện vừa hướng dẫn.
- Cho 2 trẻ khá lên thực hiện cho lớp xem
- Cô nhận xét khen trẻ.
* Lớp thực hiện: 
- Chia trẻ thành 2 đội mỗi lần thực hiện 2 trẻ
- Sô lần thực hiện tuỳ tình hình lớp.
- Cho trẻ thực hiện nhanh dần ở những lần sau.
-Cô quan sát sửa sai.
-Hai tổ thi đua
c. Trò chơi: Chuyền bóng.
- Cách chơi: Trẻ chia thành 2 hàng dọc 2 tổ vừa hát vừa chuyền bóng qua đầu. chuyền đến bạn cuối cùng thì bạn cuối cùng chọn một đồ dùng trong gia đình chạy lên bỏ vào sọt và đứng đầu hàng chuyền bóng xuống cho bạn.
- Luật chơi: Đội nào chuyền nhanh mang được nhiều đồ dùng đội đó thắng trong trò chơi. 
-Trẻ chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
-Kết thúc giờ học
NHẬN XÉT:
..
..
..
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 3 ngày 26 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: LQCC 
Đề tài: TẬP TÔ CHỮ CÁI E Ê 
I. Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức: Trẻ ngồi đúng tư thế, biết cầm bút tô đúng chữ cái e ê.
2/ Kỹ năng: Tô đúng không lem ra ngoài.
3/ Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý.
II. Chuẩn bị: 
- Cô: Tranh vẽ bé gái. Dưới tranh có từ bé gái, Tranh vẽ mẹ bế bé, dưới tranh có từ mẹ bế bé. Dưới tranh có chữ e ê chấm mờ.
- Trẻ: Vở tập tô, bút chì.
Hoạt động 1:* Ổn định: Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bé xinh xinh”(Trẻ chơi)
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gi?
-Trẻ trả lời
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ em bé.
Hoạt động 3:
a. Quan sát tranh:
- Cô cho trẻ xem tranh quan sát đàm thoại cùng cô.
- Cho trẻ đồng thanh từ “bé gái” và từ“ mẹ bế bé”.
- Cho trẻ tìm chữ e ê trong từ.
- Trẻ đọc xong cô hỏi trẻ có thích tô chữ cái e ê không.
b. Phần tô mẫu:
- Cô tô chữ e thứ nhất và nói chữ e có cấu tạo gồm 1 nét xiên và một nét cong.
- Cô tô chữ e thứ 2 và hướng dẫn, khi tô chữ e các con tô nết xiên trước, nét cong sau.
- Cô tô chữ e thứ 3 và hướng dẫn độ cao, chữ e có độ cao 1 dòng ly.
- Còn lại 2 chữ e cô tô tiếp không phân tích.
- Tương tự cô hướng dẫn chữ ê.
- Chữ ê cũng tô giống như chữ e, nhưng có thêm dấu mũ.
* Lớp thực hiện: 
- Cô cho trẻ ngồi vào bàn.
- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi. 
-Trẻ thực hiện
- Cô đi lại nhẹ nhàng quan sát giúp đỡ trẻ hoàn thành bài.
- Tô xong cho trẻ mang bài lên giá để nhận xét.
c. Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ tự nêu lên nhận xét bài bạn.
- Cô cũng nhận xét một số bài.
Hoạt động 4:
- Kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT:
.
.
.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: LQVT 
Đề tài: CHIA NHÓM ĐỒ VẬT CÓ SỐ LƯỢNG LÀ 6 RA LÀM 2 PHẦN 
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết chia nhóm đồ vật có số lượng là 6 ra làm 2 phần bằng nhiều cách khác nhau.
2/ Kỹ năng: Trẻ chia một cách rõ ràng, chính xác, biết chọn chữ số tương ứng gắn vào.
3/ Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý.
II/ Chuẩn bị: 
Cô: Một số đồ dùng trong gia đình có số lượng là 6 như cặp, áo, mũ. Thẻ chữ số.
Trẻ: Mỗi trẻ một số đồ dùng có số lượng là 6. Thẻ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Bảng gài, hộp đựng đồ dùng, hột hạt.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:- Ổn định: Cô cho trẻ đọc đồng dao “Đi cầu đi quán”(Trẻ đọc )
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ vừa đọc bài đồng dao gì? (Trẻ trả lời)
- Thế các con mua được những gì?( Trẻ kể )
- Cô giới thiệu cùng trẻ về một số đồ dùng cô mua đuợc.
- Cô hỏi trẻ đồ dùng này dùng ở đâu?(Trẻ trả lời)
- Dùng để làm gì?
Hoạt động 3:
a. Ôn số lượng 6:
- Cô cho trẻ đếm một số đồ dùng có số lượng là 6.(trẻ đếm)
- Cô cho trẻ tạo sự bằng nhau.
- Cho trẻ nêu nhận xét giữa 2 nhóm đồ dùng. Cho trẻ chọn chữ số tương ứng gắn vào.
b. Chia nhóm đồ dùng có số lượng là 6 ra làm 2 phần.
- Cô cho trẻ đếm nhóm đồ dùng của cô có số lượng là 6.
- Cô chia nhóm đồ dùng đó ra làm 2 phần cho trẻ xem.
- Cô gợi hỏi trẻ nêu kết quả. 
- Cô mời trẻ nào có thể lên chia được nhóm đồ dùng đó ra làm 2 phần tuỳ trẻ thích sau đó cho trẻ nêu kết.
-Trẻ tự xung phong
- Cô mờì một số trẻ lên chia các nhóm còn lại.
- Cô cho trẻ dưới lớp nhận xét.
c. trò chơi:
*- Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xuống sàn dùng nhóm đồ dùng của mình chia làm 2 phần chọn chữ số tương ứng ngắn vào.
- Luật chơi: trẻ tự nêu kết quả khi cô gợi hỏi trẻ.
- Cô nhận xét khen trẻ.(trẻ chơi)
*- Trò chơi: Ai chia đúng.
- Cách chơi: Cô có 3 chiếc hộp đồ dùng dành cho 2 đội bên trong có nhiều đồ dùng. Mỗi đội có một bảng ngài có ngắn sẵn chữ số. Lần lượt từng trẻ mỗi đội bật lên chọn nhóm đồ dùng gắn tương ứng với chữ số.
- Luật chơi: Đội nào chọn chia được nhiều nhóm đúng đội đó sẽ thắng. (Trẻ chơi)
- Cô nhận xét khen trẻ.
*- trò chơi: Dấu tay.
- Cách chơi: Mỗi trẻ có 6 hột hạt, cầm 6 hột hạt dấu ra phía sau và chia theo yêu cầu của cô và nêu kết quả.
- Luật chơi; Trẻ nào chia không đúng kết theo yêu cầu của cô thì bị nhảy lò cò.(Trẻ chơi)
- Cô nhận xét khen trẻ. 
Hoạt động 4:- Kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT:
..
.
..
..
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ
Tên hoạt động: VĂN HỌC
Đề tài: GIỮA VÒNG GIÓ THƠM
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dùng bài thơ, biết đàm thoại theo nội dung câu hỏi.
2/ Kỹ năng: Đọc thể hiện điệu bộ sắc thái theo nội dung bài thơ.
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý ông bà. 
II/ Chuẩn bị: 
Cô: bà thơ viết trên giấy có vẽ nội dung bài thơ. 3 bài thơ còn thiếu từ.
Trẻ: Tranh vẽ theo nội dung bài thơ.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:* Ổn định: Cô cho trẻ hát bài “Cháu yêu bà”( Trẻ hát)
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ bài hát nói về ai? (trẻ trả lời)
- Bạn nào trong lớp có bà?
- Khi bà bị ốm con chăm sóc bà như thế nào?
- cô tóm ý và nói cho trẻ biết có một bạn nhỏ chăm sóc bà rất chu đáo. Được thể hiện trong bài thơ giữ “Giữa vòng gió thơm” .
Hoạt động 3:
a. Cô đọc mẫu:
- Cô đọc bài thơ lần 1. Giới thiệu tác giả, tóm tắc nội dung bài thơ.
- Bài thơ “Giữa vòng gió thơm” của tác giả Quang Huy nói về sự yêu thương chăm sóc của trẻ dành cho bà khi bà bị ốm.
- Cô đọc lần 2 vừa đọc vừa chỉ vào tranh.
- Lần 3: Đọc trích dẫn giảng giải nội dung.
+ Đoạn 1: Từ này chú gà nâutớ ngủ.
- Đoạn thơ này muốn nói lên khi bà bị ốm, bạn nhỏ bảo chị gà và chị vịt không được cải nhau gây ồn ào không cho bà ngủ.
+ Đoạn 2: Từ bà ơi.tay quạt.
- Đoạn thơ này nói lên sự chăm sóc của bạn nhỏ đối với bà.
+ Đoạn 3: Từ cho bàgió thơm.
- Cô giảng giải từng đoạn thơ.
- Giải thích từ khó “Phe phảy, rung rinh”
b. Đàm thoại: Cho trẻ đàm thoại theo nội dung câu hỏi.
- Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì?( Trẻ trả lời)
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã nói gì với chị gà và chị vịt?
- Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ bảo chị gà và chị vịt phải im lặng.
(Trẻ trả lời)
- Khi bà bị ốm bạn nhỏ đã chăm sóc bà như thế nào?
- Ở nhà cháu có ông, bà bị ốm cháu phải làm gì?
(trẻ trả lời)
- Cô tóm ý nhắc lại và lồng giáo dục trẻ phải biết yêu thương ông,bà của mình.
c. Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc cả lớp, tổ, nhóm. Số lần tuỳ tình hình lớp.
-Đọc dưới nhiều hình thức thi đua,xung phong
d. Trò chơi:
*- Trò chơi: Gắn tranh.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội lần lượt từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vạch chạy đến chọn một hình ảnh có trong nội dung của câu thơ gắn vào chạy về cuối hàng bạn khác tiếp tục bật lên chọn và gắn.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều hình ảnh đúng đội đó sẽ thắng.
*- Trò chơi: Chọn hành vi đúng.
- Luật chơi: Cô cho trẻ gồi xuống sàn dung bút khoanh tròn vào những hành vi đúng. 
- Luật chơi: Trẻ nào chọn được nhiều hành vi đúng được cô tuyên dương.
Hoạt động 4:- Kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT:
..
.
.
..
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: TẠO HÌNH 
Đề tài: VẼ NGƯỜI THÂN CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết vẽ người thân trong gia đình của mình bằng sự nhìn thấy và nhớ lại để vẽ và vẽ đầy đủ các bộ phận, như đầu, mình, tay, chân. 
2/ Kỹ năng: Biết kết hợp những đường nét như nét xiên, nét cong. Hình tròn, hình chữ nhật tạo thành hình người. 
3/ Giáo dục: Trẻ biết yêu quý người thân trong gia đình mình.
II/ Chuẩn bị: 
Cô: Tranh vẽ mẫu của cô có ba, mẹ, anh, chị. Tranh của anh chị học sinh cũ.
Trẻ: Vở tạo hình, bút chì đen, bút chì màu. 
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:* Ổn định: Cô cho trẻ hát bài “Tổ ấm gia đình”(Trẻ hát)
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?(trẻ trả lời)
- Gia đình là một tổ ấm mọi người trong gia đình phải như thế nào?
- Cô tóm ý trẻ và nói cho trẻ biết. Phải biết yêu thương nhau luôn chăm sóc lẫn nhau và nhớ về nhau.
Hoạt động 3: 
a. Quan sát tranh.
- Cô giới thiệu tranh vẽ người thân trong gia đình của cô cho trẻ xem.
- Trong tranh gồm có những ai? (Trẻ trả lời)
- Vì sao con biết đây là bố?
- Còn đây là ai?
- Trong tranh vẽ anh trai như thế nào?
- Em gái mặt quần áo như thế nào?
- Em gái có tóc dài hay ngắn? (Trẻ trả lời)
b. Quan sát tranh đàm thoại nêu cách vẽ.
- Cô ngợi hỏi trẻ bức tranh này vẽ về ai? Có những đặc điểm gì?
- Thế bạn vẽ mẹ có những bộ phận nào trên cơ 
thể?
- Tương tự cô gợi hỏi một số tranh còn lại.
- Cô cho trẻ nêu cách vẽ.(trẻ tự nêu cách vẽ)
- Cô hỏi trẻ sẽ vẽ ai trong gia đình? 
- Đầu tiên con vẽ gì trước, xong đến vẽ gì nữa nào?
- Con vẽ những nét gì để tạo thành tay, chân.
- Tương tự cô gợi hỏi trẻ thích vẽ về ai trong gia đình.
- Vẽ như thế nào?
c. Lớp thực hiện:
- Cho trẻ ngồi vào bàn và vẽ. Cô đi lại nhẹ nhàng quan sát giúp đỡ trẻ.
- Vẽ xong cho trẻ mang bài lên giá để nhận xét.
d. Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang bài lên giá để nhận xét.
- Cho trẻ tập thể dục chống mệt mỏi. Tập với bài “Bé tập lắc”
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài bạn. 
- Cô cũng nhận xét một số bài và nói vì sao thích.
 Hoạt động 4: Kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT:
.
.
.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh: GIA ĐÌNH BÉ 
Tên hoạt động: ÂM NHẠC
Đề tài: Vận động múa bài: CHÁU YÊU BÀ 
Nghe hát: TỔ ẤM GIA ĐÌNH 
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức:Trẻ thuộc bài hát và biết vận động múa minh hoạ theo lời bài hát.
2/ Kỹ năng: Trẻ vận múa nhịp nhàng theo lời bài hát. 
3/ Giáo dục: Giờ học thích vận động, thích giao lưu cùng cô. Biết yêu quý ông, bà.
II/ Chuẩn bị: 
Cô: Tranh vẽ gia đình có ông, bà, cha, mẹ.Cô hát tốt cả 2 bài hát, bài dạy cho trẻ và bài cô hát cháu nghe. 
Trẻ: Dụng cụ âm nhạc. 
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:* Ổn định: Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bé xinh xinh” (Trẻ chơi)
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô cho trẻ xem tranh về gia đình.
- Cô gợi hỏi trẻ tranh vẽ về ai? (trẻ trả lời)
- Trong gia đình này gồm có những ai?
- Thế bạn nào yêu ông, bà nhất?
- Yêu ông bà thì các con phải làm gì? (trẻ trả lời)
- Cô giới thiệu bài hát(cháu yêu bà) cô mời cả lớp hát.
Hoạt động 3:
a. Dạy hát:
- Cô cho trẻ cả lớp hát 2 lần.
- Cô tóm tắc sơ lược nội dung bài hát.
- Cho cả lớp hát lại lần nữa.
b. Dạy vận động:
- Cô múa minh hoạ cho trẻ xem. 1lần soi gương, một lần cùng chiều.
- Cô hướng dẫn động tác múa.
- Câu 1: Bà ơi bà..bà lắm.
- 1 tay chống hông, 1 tay đưa ra phía trước vẫy nhẹ và úp long bàn tay lên ngực.
- Cô vừa hướng dẫn vừa thực hiện. Sau đó trẻ thực hiện theo cô từng câu.
- Câu 2: Từ tóc bà trắng.như mây.
- 2 tay đưa nhẹ lên đầu và vuốt nhẹ ra sau.
- Câu 3: Từ cháu yêu bà.bàn tay.
- 1 bàn tay ngửa và 1 bàn tay kia úp lên nắm chặt 2 bàn tay lại với nhau.
- Câu 4: Từ khi cháu vâng .bà vui.
- Vỗ tay sang hai bên, chân đá ra phía trước.
- Cô cho trẻ thực hiện theo cô từng câu đến hết bài 1-2 lần.
-Cô chú ý sửa sai
- Sau đó cho trẻ thực hiện múa cùng cô vừa hát vừa múa.
- Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Số lần tuỳ tình hình lớp.
c. Nghe hát:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Tổ ấm gia đình”
- Cô hát lần 1giao lưu cùng trẻ.
- Cô hát lần 2 mời trẻ múa cùng cô. (trẻ múa cùng cô) 
d. Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
- Cách chơi: Cho một trẻ ra ngoài, cô cất đồ chơi phía sau lưng bạn, cô dùng trống lắc vưa hát vừa gõ cùng với các bạn. Ví dụ: Trẻ đi còn ở xa đồ vật thì cô và các bạn hát bình thường khi đến gần đồ vật thì cô gõ nhanh và các bạn hát to lên. Trẻ chú ý tìm thật kỹ quanh đó để thấy được đồ dùng.
- Luật chơi: Trẻ tìm được đồ dùng phía sau bạn nào thì bạn đó lên thay thế.
- Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.(Trẻ chơi)
- Cô nhận xét khen trẻ.
Hoạt động 4:- Kết thúc giờ học.
NHẬN XÉT :
.
.
.
.
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 2 ngày 1 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở 
Tên hoạt động: KPKH
Đề tài: NGÔI NHÀ THÂN YÊU CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết được địa chỉ nhà ở của trẻ ( Gia đình trẻ). Biết được các thành viên trong gia đình sống cùng một ngôi nhà.
- Biết được một số đồ dùng trong gia đình.
2/ Kỹ năng: Biết cách sắp xếp trang trí ngôi nhà gọn gàn.
3/ Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà. 
II/ Chuẩn bị: 
Cô: Ngôi nhà có nhiều đồ dùng trong gia đình. Bức tranh vẽ gia đình có đủ các thành viên. Tranh vẽ nhiều kiểu nhà.
Trẻ: Một số đồ dùng trong gia đình như quần, áo, tô, chén, đũa.Giấy a/4 bút chì màu.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:* Ổn định: Cô cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” (Trẻ đọc)
Hoạt động 2:* Giới thiệu: Cô hỏi trẻ vừa đọc bài thơ nói về cái gì? (Trẻ trả lời)
- Cô gợi hỏi trẻ về ngôi nhà trẻ đang ở.
- Như nhà con ở đâu?
- Nhà con là nhà tầng hay nhà trệt? (Trẻ tự kể về ngôi nhà của trẻ)
Hoạt động 3:
a. Quan sát tranh đàm thoại:
- Cô giới thiệu tranh về các kiểu nhà và gợi hỏi một số trẻ.
- Con có nhận xét gì về các kiểu nhà trong tranh?
(Trẻ tự nêu lên nhận xét )
- 2 ngôi nhà này có điểm nào giống nhau?
- thế còn 2 ngôi nhà này khác nhau ở điểm nào?
- Thế ngôi nhà này có những đặc điểm gì?
- Cô tóm ý và nói cho trẻ biết nhà có nhiều kiểu nhà, như cao, thấp, 1 tầng, nhiều tầng, lợp ngói, lợp bằng mái lá
- Cô lồng giáo dục: Trẻ biết yêu quý ngôi nhà, biết giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ.
- Cô cho trẻ xem tranh ngôi nhà có nhiều đồ dùng trong gia đình.
- Cô gợi hỏi trẻ trả lời đó là những đồ dùng gì?
- Dùng để làm gì?
- Cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình ở mỗi ngôi nhà khác nhau cho trẻ quan sát đàm thoại cùng cô.
b. Trò chơi:
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 2 đội, lần lược từng trẻ mỗi đội chạy lên chọn 1 đồ dùng gắn và gắn theo nhóm xong chạy về cuối hàng. 
Luật chơi: Đội nào chọn được nhiều đội đó sẽ thắng.
- Cô nhận xét khen trẻ.
* Trò chơi: Ai khéo tay
- Cách chơi: Trẻ ngồi vào bàn dùng bút màu vẽ ngôi nhà của mình.
- Cô nhận xét khen trẻ.
Hoạt động 4:- kết thúc giờ học
NHẬN XÉT:
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Thứ 3 ngày 2 tháng 11 năm 2010
Chủ đề nhánh: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở
Tên hoạt động: THỂ DỤC
Đề tài: CHẠY NHANH VỀ NHÀ (Đến đích)
I. Mục đích yêu cầu: 
1/ Kiến thức: Trẻ biết chạy nhanh đến đích, khi chạy mắt nhìn về phía trước. 
2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng khéo léo khi chạy như mắt nhìn về trước, nâng cao đùi, không vất ngã.
3/ Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý, thích vận động.
II/ Chuẩn bị: 
Cô: 2 cái nhà. vạch chuẩn, sân bãi an toàn sạch sẽ. 
Trẻ: Cờ tín hiệu.
III.Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích:
Hoạt động 1:
 Khởi động :- Cho trẻ đi chạy vòng tròn đi các kiểu chân như đi mũi bàn chân, ngót chân, bàn chân.(Trẻ thực hiện)
Hoạt động 2:
a. BTPTC:
Hô hấp đt2: Thổi bóng bay.
- Cô hô trẻ tập. 
Tay vai đt5: Tay đưa lên cao, gập khuỷu tay
- Cô làm mẫu 1 lần, sau đó cô cùng tập với trẻ.
Chân đt3: Bước khuỵu 1 chân ra trước, chân sau thẳng.
- Cô cùng tập với trẻ.
Bụng đt2: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón tay.
- Cô cùng tập với trẻ.(Trẻ 2 lần 8 nhịp)
Bật đt1: Bật tiến về phía trước.
- Cô hô trẻ bật.(Trẻ bật theo nhịp)
* Động tác hổ trợ :: Chạy nhanh về nhà.
- Cách chơi: Cô cho cả lớp cùng chạy với cô xem ai đến nhà trước.
- Cô nhận xét khen trẻ.
b. Vận động cơ bản: 
- Cô thực hiện mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô thực hiện lần 2: Vừa thực hiện vừa hướng 
dẫn. Các con bước vào tư thế chuẩn bị tay thả xuôi, mắt nhìn về phía trước, khi có hiệu lệnh của cô thì bắt đầu chạy. khi chạy các con chú ý nâng cao đuồi, mắt nhìn về phía trước.
-Cô thực hiện lại lần nữa.
Cho 2 trẻ khá lên thực hiện cho lớp xem.
- Cô nhận xét khen trẻ.
* Lớp thực hiện: 
- Cô cho mỗi lần 2 trẻ ở 2 đội lên chạy cô quan sát sửa sai cho trẻ.
- Xong cho trẻ chạy nối 

File đính kèm:

  • docGiao an chu diem Gia dinh.doc
Giáo Án Liên Quan