Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề nhánh: Nghề chăm sóc sức khỏe
- Biết một số nghề nghề chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng.
- Biết được công việc của cô chú, bác làm nghề chăm sóc sức khỏe.
- Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Biết Rửa tay bằng xà phòng
- Chuyền bóng bên phải, bên trái.chạy chậm 100m
- Biết Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.
- Biết Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Biết LQCC: b, d, đ.
- Nhận biết, Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
- Biết kể được tên nghề , công cụ sản phẩm một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
- Biết Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em: Hát và vận động tốt các bái hát trong chủ đề.
- Biết Phối hợp các kỷ năng vẽ , cắt dán để tạo ra sản phẩm tạo hình theo chủ đề.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Từ ngày: 22. 12 – 26.12. 2014 I/ MỤC TIÊU: - Biết một số nghề nghề chăm sóc sức khỏe: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng. - Biết được công việc của cô chú, bác làm nghề chăm sóc sức khỏe. - Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng - Biết Rửa tay bằng xà phòng - Chuyền bóng bên phải, bên trái.chạy chậm 100m - Biết Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. - Biết Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được. - Biết LQCC: b, d, đ. - Nhận biết, Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật - Biết kể được tên nghề , công cụ sản phẩm một số nghề phổ biến nơi trẻ sống. - Biết Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em: Hát và vận động tốt các bái hát trong chủ đề. - Biết Phối hợp các kỷ năng vẽ , cắt dán để tạo ra sản phẩm tạo hình theo chủ đề. II/ CHUẨN BỊ: - Soạn kế hoạch giảng dạy chủ đề nhánh “Nghề chăm sóc sức khỏe” - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ chủ đề. - Trang trí các góc theo chủ đề nhánh : Nghề chăm sóc sức khỏe - Một số hình ảnh về nghề chăm sóc sức khỏe cho góc học tập – đọc sách - Chuẩn bị một số phế phẩm để trẻ tạo hình theo chủ đề. III/ MẠNG NỘI DUNG: NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Tên gọi và công việc của người làm nghề ý nghĩa của nghề - Dạy trẻ biết ý nghĩa của nghề chăm sóc sức khỏe xã hội: giúp đỡ, phục vụ đời sống, chữa bệnh cứu sống con người - Yêu quí và kính trọng người làm nghề nghề chăm sóc sức khỏe . - Nhận biết, Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật. - Hát và vận động các bài hát trong chủ đề. - Bác sĩ , y tá , Bộ đội Quân y . - Dạy trẻ biết công việc của cô bác làm nghề chăm sóc sức khỏe. - Chủ động giao tiếp với bạn bè và người lớn gần gũi - Chuyền bóng bên phải, bên trái. - chạy chậm 10m. - Chơi: “ Kéo co” Dụng cụ và Sản phẩm của nghề - Dạy trẻ biết dụng cụ và sản phẩm của một số nghề nghề chăm sóc sức khỏe - Cắt dán dụng cụ Bác sĩ - Truyện “ Bác Sĩ chim” - LQCC: b, d, đ. IV/ MẠNG HOẠT ĐỘNG *PT Nhận Thức : -Khám phá xã hội Bé làm Bác Sĩ giỏi -Toán Nhận biết, Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật * P T Thể Chất : -Dinh dưỡng &Sức khỏe : Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng Rửa tay bằng xà phòng - Vân động : - Chuyền bóng bên phải, bên trái. - chạy chậm 100m. - Chơi TC: “ Kéo co” * PT Thẩm mỹ: - Âm nhạc : Âm nhạc tổng hợp. - Tạo Hình : Cắt dán dụng cụ Bác sĩ * PT Tình cảm - Xã hội - Biết chủ động giao tiếp với bạn bè và người lớn gần gũi. * PT Ngôn Ngữ : - Chữ cái : LQCC: b, d, đ. - Ngôn ngữ : Truyện “ Bác Sĩ chim” Nghề chăm sóc sức khỏe KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 16 ( 22 – 26. 12. 2014) Tên hoạt động Thứ 2 22. 12 Thứ 3 23. 12 Thứ 4 24. 12 Thứ 5 25. 12 Thứ 6 26. 12 ĐÓN TRẺ - Trò chuyện với trẻ về các nghề chăm sóc sức khỏe công đồng: Bác sĩ, y tá. - Thể dục sáng: Tập theo các động tác sau. Hô hấp: hổi nơ bay .----------------------7-8 lần ĐT tay: Tay gấp trước ngục ------------------2lx8 nhip ĐT chân: khuỵu gối . ---------------2lx8 nhip ĐT bụng: Quay người sang 2 bên -------2lx8 nhip ĐT bật: Bật tách chân khép chân -------- 7-8 lần - Điểm danh HOẠT ĐỘNG HỌC * PTNT: Bé làm Bác Sĩ giỏi *PTTM: Âm nhạc tổng hợp. *PTNT: Nhận biết, Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật. *PTTM: Cắt dán dụng cụ Bác sĩ *PTTC: - Chuyền bóng bên phải, bên trái. - chạy chậm 100m HĐ NGOÀI TRỜI * Quan sát Trang phục Bác sĩ * Quan sát Trang phục y tá * Quan sát Một số dụng cụ của Bác sĩ * Quan sát Trang phục Bác sĩ *Quan sát Trang phục y tá HOẠT ĐỘNG GÓC * Phân vai: Gia đinh, Bác sĩ * Xây dựng: Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Yên * Góc nghệ thuật: Vẽ đồ dùng nghê y. Hát múa về chủ đề. * Học tập: Chơi lô tô, xem sách, tranh về nghề y. VỆ SINH –ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA HOẠT ĐỘNG CHIỀU *Phổ biến TC: “Kéo co” *PTNN Truyện “ Bác Sĩ chim” Thao tác vệ sinh : Rửa tay bằng xà phòng. *PTNN: LQCC: b, d, đ. - Lao động - Nêu gương VỆ SINH – TRẢ TRẺ * VẤN ĐỀ CẦN THAY ĐỔI, BỔ SUNG: THỨ HAI: 22. 12. 2014 I/ HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: Bé làm Bác Sĩ giỏi I. Mục đích - yêu cầu: - Giúp trẻ biết được công việc của y tá bác sĩ, biết được lợi ích của nghề. - Trẻ biết được y ta làm việc như: phát thuốc, tiêm chích, còn bác sĩ thì khám bệnh và kê đơn thuốc. Y tá, bác sĩ đều ân cần dịu dàng an ủi bệnh nhân. - Giáo dục cô biết yêu quí kính trọng nghề y tá, bác sĩ. II. Chuẩn bị: - Ba bức tranh. - Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho bé. - Tranh 2: Cô y tá đang phát thuốc cho bệnh nhân. - Tranh 3: Mọi người đang ngồi chờ và bác sĩ đang khám bệnh cho từng người. III. Tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định. Cô kể cho trẻ nghe đoạn đầu câu chuyện “ Bác sĩ chim” để dẩn dắt vào bài. *Hoạt động 2: Bé khám phá về nghề y - Cô có bức tranh vẽ về ai đây? - Bác sĩ đang làm gì? - Cho ai vậy? - Tai bác sĩ đang đeo gì đó? - Bác sĩ mặc quần áo màu gì? - Khi khám bệnh bác sĩ nói gì? - Bạn nào giỏi nói cho cô và các bạn cùng nghe. - Khi nào khám bệnh, bác sĩ hỏi con đau ởđâu, sau đó bác sĩ mới khám. Khám xong kê đơn thuốc và an ủi bệnh nhân. - Trong bệnh viện ngoài bác sĩ ra còn có ai nữa? - Cô y tá đang làm gì vậy các con? - Thế cô y tá mặc quần áo màu gì? - Trên đầu cô đội mũ màu gì? - Trong lớp mình bạn nào đã đi khám bệnh rồi? - Con nhìn bác sĩ dữ hay hiền? - Bác sĩ hiền lắm, nói chuyện nhỏ nhẹ ân cần chăm sóc bệnh nhân. - Cô y ta cũng vậy, tiêm thuốc và phát thuốc cho bệnh nhân, an ủi dặn dò bệnh nhân uống thuốc nữa. - Các con biết không bác sĩ và y tá cùng làm việc ở bệnh viện như khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm và phát thuốc giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. - Vậy các con có yêu quí kính trọng bác sĩ và y tá không? - Bác sĩ hỏi bệnh, dặn dò, an ủi, chăm sóc bệnh nhân. - Cô y tá. - Đang phát thuốc. - À, các con phải biết yêu quí, kính trọng bác sĩ, y tá, phải biết vâng lời bác sĩ y tá dặn con uống thuốc như thế nào con phải nhớ và làm theo. - Ngoài ra con còn biết trong bệnh viện còn có những ai cũng làm nghề y nữa? ( Cho trẻ tự kể) - Bác sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý đều là những người làm việc trong nghề y có ích cho xã hội, giúp các bệnh nhân khỏi bệnh sống khoẻ hơn. * Hoạt động 3: Kết thúc. Nhận xét tuyên dương II/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: *Phổ biến trò chơi mới: “ Kéo co” - Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. * Luật chơi: Đội nào kéo đội bạn qua khỏi vạch mức thì đội đó thắng cuộc. * Cách chơi: Cô chia lớp ra thành 2 đội, số lượng cả 2 đội bằng nhau. Hai đội trưởng đứng đầu hàng đan tay vào nhau, các bạn trong 2 đội đứng sau ôm bụng bạn đứng trước.Khi nghe hiệu lệnh của cô thì 2 đội cùng nhau kéo, đội nào kéo đội bạn qua khỏi vạch thì đội đó thắng cuộc. - Cho vài trẻ nhanh nhẹn lên chơi trước cho cả lớp xem. -Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. III/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ ĐIỀU CHỈNH: * Đánh giá trẻ trong ngày: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Những vấn đề cần điều chỉnh .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * * * * | * * * * * THỨ BA: 23. 12. 2014 I/ HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: TIẾT TỔNG HỢP 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết hát thuộc các bài hát trong chủ đề, biết lắng nghe cô hát “Hạt gạo làng ta” và biết chơi trò chơi “Tai ai tinh”. - Rèn kỷ năng múa, vận động theo nhạc, thích thú lắng nghe ca hát và tham gia trò chơi. Phát triển kỷ năng âm nhạc, kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe, kỹ năng diễn cảm. - Giáo dục trẻ tập trung chú ý vào giờ học mạnh dạn tự tin khi biểu diễn. 2/ Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: xắc xô, nhạc không lời bài hát “Hạt gạo làng ta” - Đồ dùng của trẻ: Trang phục biểu diển, sân khấu. một số loại nhạc cụ. 3/ Tiến hành hoạt động: * Hoạt động1: Ổn định: - Cho trẻ Chơi “Trốn cô “ - Trong khi trẻ nhắm mắt cô xuất hiện các nhac cụ - Đố trẻ các nhạc cụ này để làm gì ? * Hoạt động 2: Biễu diễn các bài hát trong chủ đề “Nghề nghiệp”. - Hôm nay cô sẽ tổ chức cuộc thi: “ Tiếng hát tuổi thơ " Cô sẽ cho các con làm ca sĩ, các đội sẽ tham gia thi với nhau. * Nội dung thi: Các đội sẽ biểu diễn tốp ca, đơn ca, song ca, tam ca,Đội nào hát hay múa đẹp sẽ được thưởng. - Cô là người dẫn chương trình. - Cô tổ chức cho trẻ biểu diễn, dưới hình thức tập thể, nhóm cá nhân biểu diễn. - Cô tổ chức cho 3 đội giao lưu với nhau, bằng hình thức hát liên khúc 3 bài hát - Sau khi trẻ hát xong: Cô giới thiệu đến phần giao lưu của người dẫn chương trình với các khán giả. * Hoạt động 3: Nghe hát: “Hạt gạo làng ta”.. - Cô hát lần 1: kết hợp nhạc không lời. Cô đọc lời bài hát để trẻ cảm thụ nội dung bài hát - Cô hát lại 1 lần nữa kết hợp múa biễu diễn cho trẻ xem. * Hoạt động4: Chơi trò chơi âm nhạc.”Tai ai tinh” - Cô xuất hiện mũ chóp hỏi trẻ cái gì đây? - Con đội thử xem nào, có thấy gì không? - Con thử đội mũ và lắng nghe bạn nào hát? Hát bài gì? - Cô tổ chức trò chơi cho trẻ, yêu cầu trò chơi nâng dần lên, bạn nào hát, hát bài gì? Sử dụng nhạc cụ gì? - Khi trẻ chơi xong cô giới thiệu trò chơi. * Hoạt động 5: Kết thúc: - Cho trẻ chơi “pha nước chanh” - Chuyển Hoạt động II/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: Truyện “Bác Sĩ Chim I. Mục đích- yêu cầu: -Trẻ biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện.Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Các con chim nhỏ mở một bệnh viện trong rừng, các bác sĩ chim đã tận tình chữa khỏi bệnh cho rất nhiều con vật, từ đó bệnh viện trở lên rất nổi tiếng. -Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, đủ câu, diễn đạt trình tự câu chuyện, nhớ lời thoại các nhân vật -Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động. Kính trọng, yêu quý các cô, các chú, các bác làm nghề y. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: -Đĩa nhạc, máy chiếu, máy tính đã cài đặt các slide. -Sa bàn khung cảnh về nội dung câu chuyện và các nhân vật: Chim chào mào, cò, chim bắt ve,chim sáo, trâu, tê giác, cá sấu. Đồ dùng của trẻ: 3 bức tranh và 3 rổ đựng các hình ảnh: Chim chào mào, cò, chim bắt ve, chim sáo, trâu, tê giác, cá sấu. III. Tiến hành; * Hoạt động 1: Cho trẻ nghe 1 đoạn bài hát “Ước mơ xanh” -Hỏi trẻ bài hát nói về ai? -Hỏi trẻ lớn lên ước mơ làm nghề gì? Trong khu rừng, có những con chim nhỏ quyết định làm bác sĩ, chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện "Bác sĩ chim". * Hoạt động 2: * Cô kể lần 1:Kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. -Hỏi trẻ: + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu truyện có những nhân vật nào? * Cô kể lần 2: Kết hợp sử dụng sa bàn - Đàm thoại, trích dẫn: + Trong rừng, những con chim nhỏ quyết định làm gì nhỉ? + Bệnh nhân đầu tiên của bệnh viện bị bệnh gì? + Bác sĩ Cò chữa bệnh ntn? Bác sĩ Cò căn dặn bệnh nhân Trâu điều gì? + Tê Giác kể bệnh tình của mình ra sao? + Bác sĩ Chim Bắt Ve chữa bệnh cho Tê Giác ntn? + Cá Sấu bị làm sao? Cá Sấu nói gì với bác sĩ Chim Sáo? + Bác sĩ Chim Sáo chữa bệnh cho Cá Sấu ntn? Bác sĩ còn nói gì với Cá Sấu? -Giáo dục trẻ: Nhờ có các bác sĩ chim mà các con vật trong rừng khỏi bệnh. Qua câu chuyện chúng mình biết phải làm gì để không bị mắc bệnh? Khi bị ốm các con phải như thế nào? -Cho trẻ chơi TCVĐ: Hái quả * Cô kể lần 3:Cho cả lớp xem phim hoạt hình "Bác sĩ chim" -Vì sao bệnh viện của các bác sĩ chim lại nổi tiếng nhỉ? Các bác sĩ luôn tận tình chữa bệnh cho bệnh nhân, nghề bác sĩ rất đáng quý. * Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn -Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội đứng thành hàng dọc. Trước mặt các đội cô đã chuẩn bị 1 bức tranh và 1 rổ đựng các hình ảnh có trong câu chuyện Bác sĩ chim. Nhiệm vụ của các đội là lần lượt lên lấy 1 h/a và gắn vào bức tranh cho phù hợp nội dung câu chuyện rồi về cuối hàng cho bạn tiếp theo lên cho đến hết bản nhạc. -Luật chơi: Sau khi bản nhạc kết thúc đội nào gắn được bức tranh phù hợp nội dung câu chuyện Bác sĩ chim thì đội đó giành chiến thắng. -Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của các đội. * Hoạt động 4:Kết thúc: -Mở băng bài hát "Ước mơ xanh" cô và trẻ hưởng ứng vận động theo lời bài hát. III/NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ ĐIỀU CHỈNH: * Đánh giá trẻ trong ngày: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Những vấn đề cần điều chỉnh .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * * * * * | * * * * * THỨ TƯ:24. 12. 2014 I/ HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ĐỀ TÀI: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt khối vuông khối chữ nhật.Trẻ biết sữ dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật. - Cũng cố kỹ năng nhận biết phân biệt khối tròn, khối trụ. Kỹ năng so sánh, đếm thông qua tiết học mới -Trẻ biết đoàn kết để hoạt động theo nhóm, tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học. II/ Chuẩn bị: - Cô: 2 hộp quà có dạng khối vuông và khối chữ nhật lớn hơn của trẻ - Mỗi trẻ có 1 khối cầu, một khối trụ, 1 hộp quà có dạng khối vuông và khối chữ nhật có dạng khác nhau ( Khối có 6 mặt hình chữ nhật hoặc khối có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt còn lại là hình vuông) chưa được trang trí. - Giấy màu có hình vuông, chữ nhật phù hợp với các mặt của hộp quà. - 1 chiếc túi đựng nhiều khối vuông và khối chữ nhật cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu”. 2 ghế thể dục cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. III/ Tiến hành: * Hoạt động 1: Ổn định lớp Cho cả lớp hát bài hát: “Búp bê bằng bông”. - Chúng ta vừa hát bài hát gì vậy các con ? - Các con ơi, bạn búp bê đang rất buồn vì bạn bươm bướm đã bỏ rơi búp bê rồi. Các con có muốn giúp cho bạn búp bê được vui trở lại không nào ? - Sáp đến ngày sinh nhật của ban búp bê rồi. Vậy chúng ta hãy cùng làm những hộp quà thật xinh để tặng cho bạn búp bê nhân ngày sinh nhật của búp bê nhe các con. * Hoạt động 2: Nội dung: * Ôn kiến thức cũ: - Nhưng trước khi chúng ta làm quà tặng bạn búp bê. Cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi một trò chơi rất vui, đó là trò chơi “ Ai thông minh nhất”. - Để chơi được trò chơi này thì cả lớp hãy chú ý lắng nghe cô luật chơi và cách chơi nhe ! *Cách chơi:Trên bàn của các con cô đã chuần bị sẵn 2 loại khối mà các con đã được học. Nhiệm vụ của các con là phải lấy thật nhanh khối khối mà cô yêu cầu. Khi cô nói khối hoặc đặc điểm của khối đó. * Luật chơi: - Bạn nào lấy sai khối mà cô yêu cầu thì bạn đó sẽ phài nhãy lò cò 1 vòng. Các con đã nghe rõ luật chơi và cách chơi chưa nào ? Bây giờ chúng ta bắt đầu chơi nhe ! - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, trong quà trình chơi cô chú ý động viên khích lệ trẻ. * Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật * Nhận biết khối vuông, khối chữ nhật - Khối vuông + Con đã dùng hình gì để dán lên hộp quà này? ( Hình vuông) + Vậy con đã dùng bao nhiêu hình vuông để dán lên hộp quà ? (6 hình) + Bạn nói là đã dùng 6 hình vuông để dán lên hộp quà này, vậy chúng ta hãy đếm xem có đúng như bạn nói không nhe các con. ( Cả lớp cùng đếm) + Có bao nhiêu hình vậy các con? (6 hình) + Tất cả đều là hình gì nào ? ( Hình vuông) + Cô đố các con nhe, hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không? + Để biết hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không thì cô mời 2 bạn ngồi cạnh nhau cùng xếp chồng hộp quà của mình lên nhau nào. + Như vậy những hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không các con? ( có ạ) + Bây giờ các con hãy nhìn xem chiếc hộp này giống khối gì nào? ( Khối vuông). Đúng rồi, các bạn thật giỏi. + Cô khái quát chung: Đây là khối vuông, khối vuông có 6 mặt, tất cả các mặt của khối vuông đều là hình vuông và khối vuông còn có thể xếp chồng lên nhau được nữa đấy các con. - Khối chữ nhật: Chúng ta còn 1 hộp quà nữa. + Các con hãy cho cô biết các con đã dùng hình gì để dán lên hộp quà này? ( Hình chữ nhật) + Vậy con đã dùng bao nhiêu hình chữ nhật để dán lên hộp quà ? (6 hình) + Bạn nói là đã dùng 6 hình chữ nhật để dán lên hộp quà này, vậy chúng ta hãy đếm xem có đúng như bạn nói không nhe các con. ( Cả lớp cùng đếm) + Có bao nhiêu hình vậy các con? (6 hình) + Tất cả đều là hình gì nào ? ( Hình chữ nhật) + Trong lớp mình có bạn nào dùng hình khác để trang trí lên những hộp quà này không các con? + Con đã dùng hình gì để dán lên hộp quà này? ( Hình chữ nhật, hình vuông) + Vậy con đã dùng bao nhiêu hình chữ nhật, bao nhiêu hình hình vuông để dán lên hộp quà ? (4 hình chữ nhật và 2 hình vuông). + Bạn nói là đã dùng 4 hình chữ nhật và 2 hình vuông để dán lên hộp quà này, vậy chúng ta hãy đếm xem có đúng như bạn nói không nhe các con. ( Cả lớp cùng đếm) + Có bao nhiêu hình vậy các con? (6 hình) + Gồm bao nhiêu hình gì và hình gì ? (4 hình chữ nhật và 2 hình vuông ) + Vậy theo các con các hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không? + Để biết các hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không thì cô mời 2 bạn ngồi cạnh nhau cùng xếp chồng hộp quà của mình lên nhau nào. + Như vậy những hộp quà này có xếp chồng lên nhau được không các con? ( có ạ) + Cô đố các con nhe, hộp quà này nhìn giống khối gì nào? ( Khối chữ nhật) Đúng rồi, các bạn thật giỏi. + Cô khái quát chung: Đây là khối chữ nhật, khối chữ nhật có 6 mặt, có khối có tất cả các mặt đều là hình chữ nhật, có khối có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt còn lại là hình vuông và khối chữ nhật còn có thể xếp chồng lên nhau được. * Phân biệt khối vuông và khối chữ nhật. - Lớp mình được rất nhiều cô giáo khen là ai cũng thông minh hết, vậy bạn nào có thể cho cô biết khối vuông và khối chữ nhật giống nhau ở đềm nào ? - Còn điềm khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật là gì? - Cô khái quát chung: + Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau là đều có 6 mặt. + Đểm khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật là khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông; còn khối chữ nhật có khối có tất cả các mặt đều là hình chữ nhật, có khối có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt còn lại là hình vuông. * Luyện tập - Các con thông minh quá, bây giờ để thử tài thông minh của các con 1 lần nữa thì cô có 1 chiếc túi kỳ diệu, cô sẽ mời 1 bạn lên cho tay và chiếc túi này và miêu tả cho cả lớp mình nghe để cả lớp đón xem đó là gì nhe. Cô mời cô mời. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, trong quá trình chơi cô nhận xét, khích lệ trẻ. * Trò chơi: “Ai nhanh hơn” - Các con giỏi quá. Vậy con
File đính kèm:
- CHU DE NGE NGIEP.doc