Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên - Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
- Với mỗi chủ đề các cháu lại có những cái nhìn độc đáo và sâu sắc hơn nếu giáo viên chúng ta là người nhiệt huyết trong công tác giáo dục, giảng dạy cho trẻ. Với những kiến thức mà trẻ có được từ những gì trẻ sẽ được nghe từ cô, được quan sát từ những đồ dùng trực quan mà giáo viên chuẩn bị cũng như ngoài thực tế.
Và trong chủ đề thiên nhiên, để trẻ giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về chúng thì chúng ta những cô giáo mầm non đang hàng ngày ở bên trẻ có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua trò chuyện đàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những vốn kinh nghiệm sống của mình như những nguồn nước mà trẻ đã được thấy, hàng ngày trẻ vẫn được sử dụng; Các hiện tượng trong thiên nhiên vẫn có trong cuộc sống hàng ngày như: Mưa, nắng, gió, sấm,. Qua trò chuyện đàm thoại cô giáo còn giúp trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số nguồn nước, của một số hiện tượng: mưa, nắng. trẻ đã biết và các hiện tượng thiên nhiên trẻ chưa biết trong thiên nhiên: hạn hán, núi lửa. và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống của mọi người. Cũng như trẻ biết tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Biết tự bảo vệ bản thân trước những thay đổi của thiên nhiên.
Thời gian thực hiện từ 31 / 03 đến 11 /4 / 2014 Stt Công tác trọng tâm TGTH Kết Quả 1 Chăm sóc giáo dục - Thực hiện đúng chương trình tháng 04. Thực hiện chủ điểm: "Các hiện tượng thiên nhiên" và chủ điểm: "Quê hương - Đất Nước - Bác Hồ - Trường tiểu học". - Ổn định tổ chức lớp học, học sinh đi vào nề nếp, thói quen sinh hoạt tại trường. Trẻ thói quen tự lập hoàn thành công việc học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường xung quanh lớp học. - Tuyên truyền đến trẻ những vấn đề liên quan đến các hiện tượng thiên nhiên giúp trẻ mở rộng kiến thức và có những đánh giá khách quan về chúng, biết tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách đội mũ khi trời nắng, không tắm mưa... - Thời tiết trở gió, đôi khi có những trận mưa thất thường, giáo dục trẻ, tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ ăn sáng điều độ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước những biến động của thời tiết. - Giáo dục trẻ biết tự hào về quê hương, đất nước mình. Biết kính trọng, nhớ ơn tới vị lãnh đạo tối cao của đất nước: Bác Hồ. Tạo niềm tin, tinh thần cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1. 1/ 04 đến ngày 30/ 04 Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. 2 Nề nếp thói quen - Trẻ cần giữ được thói quen tốt lễ phép, lịch sự, tôn trọng mọi người xung quanh như: Chào hỏi cô giáo, nhân viên trong trường, phụ huynh, - Có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng, đánh răng sau khi ăn và sau khi ngủ dậy, - Hòa đồng, đoàn kết, thân ái với bạn bè. 1/ 04 đến ngày 30/ 04 Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. 3 Nhiệm vụ của cô - Hướng dẫn và theo dõi sức khỏe của trẻ định kì. Thực hiện cân đo vào ngày 5 hàng tháng. - Truyền thụ hết những kiến thức căn bản trong kế hoạch đã xây dựng. - Thường xuyên theo dõi mọi thái độ, hành vi của trẻ để uốn nắn kịp thời. - Lên lớp đúng giờ, soạn bài, làm đồ dùng đầy đủ trước khi lên lớp. - Cần kết hợp với phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình của trường lớp và thói quen của trẻ ở nhà để tìm biện pháp giáo dục hiệu quả. 1/ 04 đến ngày 30/ 04 Hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra. MỞ CHỦ ĐỀ: CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN - Với mỗi chủ đề các cháu lại có những cái nhìn độc đáo và sâu sắc hơn nếu giáo viên chúng ta là người nhiệt huyết trong công tác giáo dục, giảng dạy cho trẻ. Với những kiến thức mà trẻ có được từ những gì trẻ sẽ được nghe từ cô, được quan sát từ những đồ dùng trực quan mà giáo viên chuẩn bị cũng như ngoài thực tế. Và trong chủ đề thiên nhiên, để trẻ giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về chúng thì chúng ta những cô giáo mầm non đang hàng ngày ở bên trẻ có thể trò chuyện, đàm thoại với trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua trò chuyện đàm thoại cô sẽ gợi mở giúp trẻ nhớ lại những vốn kinh nghiệm sống của mình như những nguồn nước mà trẻ đã được thấy, hàng ngày trẻ vẫn được sử dụng; Các hiện tượng trong thiên nhiên vẫn có trong cuộc sống hàng ngày như: Mưa, nắng, gió, sấm,... Qua trò chuyện đàm thoại cô giáo còn giúp trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, ích lợi của 1 số nguồn nước, của một số hiện tượng: mưa, nắng... trẻ đã biết và các hiện tượng thiên nhiên trẻ chưa biết trong thiên nhiên: hạn hán, núi lửa... và sự cần thiết của nó đối với cuộc sống của mọi người. Cũng như trẻ biết tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Biết tự bảo vệ bản thân trước những thay đổi của thiên nhiên. Hình thành cho trẻ những kiến thức kỹ năng sơ đẳng về toán, âm nhạc, văn học, tạo hình. Từ đó tạo cho trẻ tâm thế thoải mái thích thích khám phá thế giới thực vật có tình cảm thích quan tâm, chăm sóc bảo vệ các cây, hoa ở trường, nhà và những nơi công cộng . Đồng thời, việc trò chuyện đàm thoại còn kích thích được tính tò mò, khám phá được những điều chưa biết ở trẻ. Một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tò mò và khám phá chủ đề của trẻ chính là sử dụng những đồ dùng trực quan sinh động như: Tranh ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, những nguồn nước.....; mô hình: mô hình công viên nước... chính là những phương tiện giúp trẻ khám phá chủ đề một cách tự nhiên, tích cực và gây hứng thú hấp dẫn trẻ tham gia khám phá chủ đề. Ngoài ra để khắc sâu kiến thức chủ đề chúng ta có thể dạy trẻ những bài thơ bài hát về thiên nhiên như: Các bài hát: Cho tôi đi làm mưa với; Trời nắng trời mưa; Sau mưa.... Các bài thơ: Đồng dao nói ngược; Cầu vồng; Trăng ơi từ đâu đến; Gió; Mùa xuân... Truyện: Sự tích bóng đêm; ... Hoạt động của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi mà hoạt động góc, hoạt động ngoài trời....chính là lúc trẻ được trải nghiệm nhiều nhất những vốn kiến thức của chủ đề mà trẻ tiếp thu được. Do vậy giáo viên có thể trưng bày những tranh ảnh, sách truyện, các đồ dùng đồ chơi, học liệu ở các góc. Bên cạnh đó việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kiến thức chủ đề cho trẻ là yếu tố rất quan trọng. Giáo viên chỉ làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức chủ đề mà cần phối hợp với phụ huynh, sưu tầm những tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi giúp cho quá trình dạy trẻ được tốt hơn. 1. Phát triển thể chất. - Trẻ thực hiện các động tác tay, chân, bụng, bật, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. - Trẻ biết tập nhịp nhàng theo bài hát có nội dung theo chủ đề. - Phối hợp linh hoạt các giác quan để chơi các trò chơi vận động - Trẻ thể hiện được nhanh mạnh khéo trong bài tập tổng hợp: Nhảy bật qua vũng nước, chuyền bóng qua đầu qua chân, - Phối hợp tay mắt tô, vẽ - Biết sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ. - Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. - Nhận biết một số biểu hiện ốm khi thời tiết thay đổi và cách phòng tránh đơn giản. 2. Phát triển nhận thức : - Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Để làm gì?... - Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật. - Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách gữi gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch. - Trẻ biết một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt con người - Biết sự khác nhau giữa ngày và đêm - Trẻ biết : So sánh dụng tích của ba đối tượng bằng các cách khác nhau. Xác định phải, trái của đối tượng. - Biết so sánh và diễn đạt kết quả đo - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. Phân biệt được ngày và đêm. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ lắng nghe và hiểu các từ chỉ mùa và các hiện tượng thời tiết - Nghe và trao đổi được với người đối thoại - Kể được các được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian. - Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng câu rõ ràng, rễ hiểu. - Biết trả lời đúng các câu hỏi - Biết sử dụng được các loại câu : câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định - Biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh - Nhận biết phân biệt phát âm đúng các chữ cái V, R. Biết tô, viết các chữ cái. - Trẻ nhận biết hướng đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. 4. Phát triển tình cảm xã hội: - Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. - Trẻ biết quan tâm tới bạn ốm, nhắc nhở bạn . - Biết biểu lộ một số cảm xúc : Vui, buồn, sợ hãi, tức giận ngạc nhiên - Biết trao đổi thoả thuận với bạn khi thực hiện hoạt động chung - Không để tràn nước khi rửa tay - Có thói quen thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ 5. Phát triển thẩm mĩ - Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật - Biết phối hợp các kỹ năng để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng màu sắc khác nhau - Có kỹ năng ca hát tốt, hát đúng giai điệu của từng thể loại nhạc khác nhau - Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm vẽ, tô màu. - Biết sáng tạo các hình thức vận động âm nhạc. - Biết lựa chọn tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc - Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt. - Các trạng thái của nước (lỏng, hơi, rắn) và một số đặc điểm,tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, hòa tan được một số chất...). - Vòng tuần hoàn của nước. - Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây cối. - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước. - Phòng tránh các tai nạn về nước. TUẦN 28: CHỦ ĐỀ NHÁNH: “NƯỚC” Thời gian thực hiện: từ 1 / 4 đến 5 / 4 Nước NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN Một số hiện tượng thiên nhiên - Một số hiện tượng thời tiết: Nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vòng, sương, sương mù... - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo các mùa. - Thứ tự các mùa trong năm. - Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết mùa (quần áo, ăn uống, hoạt động...). - Ảnh hưởng của thời tiết mùa đến sinh hoạt của con người, con vật, cây cối. - Mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm. - Một số bệnh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh. Phát triển ngôn ngữ - Làm quen chữ cái p, q. - Truyện: “Nàng tiên bóng đêm” Phát triển nhận thức * Khám phá khoa học: - Trò chuyện về các nguồn nước - Trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên. * Làm quen với toán - So sánh dung tích của hai đối tượng bằng các cách khác nhau - So sánh dung tích của ba đối tượng bằng các cách khác nhau . IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN Phát triển TCXH - Xem tranh ảnh, trò chuyện về việc giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm nước sạch. - Thực hành chăm sóc cây, vật nuôi và sử dụng nước tiết kiệm. - Trò chơi phân vai: Cửa hàng bán nước giải khát, nấu ăn. + Đóng vai những người phục vụ. + Những người làm nghề nấu ăn, uống, tắm, rửa, giặt. + Giữ gìn đồ dùng. Phát triển thẩm mỹ * Tạo hình: - Vẽ theo ý thích - Bầu trời của bé * GD âm nhạc: - Hát vận động: “Cho tôi đi làm mưa với” Nghe : “Mưa rơi” - Hát vỗ: “Sau mưa” Trò chơi: "Trời nắng, trời mưa" Phát triển thể chất * Dinh dưỡng - sức khoẻ: - Thực hành pha nước cam. - Cách phòng chống đuối nước . - TC về giữ gìn sức khỏe trong mùa, trước các hiện tượng thời tiết có hại... * Phát triển vận động: - Nhảy bật qua vũng nước - Chuyền bóng qua đấu, qua chân Từ ngày: 31/03/2014 đến ngày: 04/04/2014 Tên hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Giới thiệu với trẻ về chủ đề mới Chủ đề: “ Nước ” - Hướng trẻ đến sự thay đổi trong lớp (Có bức tranh lớn về các hiện tượng tự nhiên ) - Đàm thoại cho trẻ kể về các hiện tượng trong thiên nhiên - Cho trẻ xem tranh băng hình tranh ảnh về các hiện tượng như mây, mưa, gió bão,nước lũ,.mặt trăng, mặt trời. - Cùng trò chuyện về nội dung các chủ đề. Về các nguồn nước, lợi ích của nước... Thể dục sáng 1. Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 2. Trọng động: Tập kết hợp với bài: “Bé yêu biển lắm”. Các động tác: + Hô hấp: Gió thổi . + ĐT tay: Tay đưa ra trước lên cao + ĐT chân: Đứng đưa chân ra trước,lên cao + ĐT bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về trước + ĐT bật: Bật chân sáo . 3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. Hoạt động ngoài trời Thứ 2: - Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời, cây cối. - Trò chuyện về chủ đề nhánh qua việc quan sát nước trong thau - Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ. - Chơi tự do theo nhóm trẻ thích. Thứ 4: - Đi dạo, quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời. - Trò chuyện về chủ đề nhánh qua các bức tranh về nguồn nước. - Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do Hoạt động chung PTNT KPKH: Trò chuyện về các nguồn nước PTTM Âm nhạc: Hát vận động: “Cho tôi đi làm mưa với” Nghe : “Mưa rơi” PTTM Tạo hình Vẽ theo ý thích PTNN LQCC Làm quen chữ cái p, q. LQVH Thơ: Truyện: PTTC Thể dục Nhảy bật qua vũng nước PTNT LQVT So sánh dung tích của hai đối tượng bằng các cách khác nhau Hoạt động góc Thứ 3: Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bán hàng 2. Góc học tập: Xem tranh, xem truyện về chủ đề thực vật. Thứ 5: 1. Góc xây dựng: Xây vườn cây ăn quả. 2. Góc nghệ thuật: Trẻ vẽ, tô màu, nặn theo chủ đề. 3.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Tên hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thứ 2 *HĐQS: Cho cháu QS thiên nhiên thời tiết. *HĐCCĐ Quan sát Thau nước *Trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ” * Chơi tự do - Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành. Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng. - Trẻ biết được luật chơi, cách chơi, chơi đúng luật, đúng cách, đoàn kết với bạn bè trong lúc chơi. - Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “cây bàng, cây phượng, các loại hoa trong vườn trường" - Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ. - Câu hỏi đàm thoại cho từng đối tượng quan sát. - Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “Cá vàng bơi”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. - Các con thấy nước có ở những đâu? (Trẻ kể) - Chúng có giúp gì cho cuộc sống của chúng ta ? - Chúng ta phải làm gì với các loại nguồn nước khác nhau nhỉ? (Trẻ kể) - Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ” - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích. Thứ 6 *HĐQS: Dạo chơi QS thiên nhiên. *HĐCCĐ Những bức tranh về nguồn nước * Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng * Chơi tự do - Trẻ hứng thú cùng các hoạt động, biết trả lời các câu hỏi của cô. - Biết cách chơi, luật chơi. - Trẻ biết cách chơi theo nhóm, đoàn kết khi chơi. Sân sạch sẽ , an toàn, tranh ảnh. Đồ dùng, đồ chơi. - Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: "Em yêu biển lắm" vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. - Các cháu thấy mọi vật, cây cối hôm nay như thế nào? Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô. - Cô tập trung trẻ lại cho trẻ quan sát những bức tranh về nguồn nước. Cho trẻ nêu những gì mà trẻ biết về những gì trẻ nhìn thấy. Nêu cảm nhận của trẻ về các nguồn nước. - Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian: "Lộn cầu vồng". Trò chơi này chơi như thế nào? - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG GÓC Tên hoạt động Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thỏa thuận trước khi chơi - Tự thỏa thuận: Hát: “Em yêu biển lắm”, tập trung trẻ trò chuyện bài hát, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. + Ở góc phân vai, góc xây dựng... Có những ai, làm những công việc gì? Ở góc chơi đó cần có những gì?... Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. Góc phân vai Cửa hàng bán nước giải khát, nấu ăn. - Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện vai chơi và biết phối hợp với bạn khi chơi. - Rèn luyện thói quen biết sử dụng và bảo vệ, cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng. - Các loại lô tô xoong, nồi, bát, đĩa, một số món ăn, các loại trái cây, máy xay sinh tố, một số loại nước cam, chanh để trẻ bán... + Trẻ về góc chơi: Trẻ phân các vai chơi: người bán hàng, người nấu ăn trẻ chọn đồ chơi và kết hợp chơi cùng bạn. Cô quan sát và chơi cùng trẻ, hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ thể hiện được đúng các vai chơi.Tạo các tình huống để trẻ tự giải quyết. Động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. Chú ý tạo mối liên kết với các nhóm khác. + Kết thúc: Trẻ và cô cùng nhận xét. Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. Góc xây dựng Xây bể nước và nước sạch. - Trẻ biết phối hợp với bạn để xây dựng công trình và hăng hái thực hiện vai chơi. - Phát triển trí tưởng tượng phong phú. - Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm. - Hàng rào, gạch, cổng, mô hình bể nước ... + Trẻ về góc: Cô gợi ý cho trẻ xây xây vườn cây ăn quả. Cô gợi ý cho trẻ phân công làm chủ công trình và từng người làm công việc gì? Xây bể nước và nước sạch cần có những gì?...Khi trẻ thực hiện, cô nhắc nhở và giúp đỡ trẻ thực hiện công trình của nhóm mình. + Kết thúc: Trẻ giới thiệu công trình của nhóm, cô và các bạn cùng nhận xét. Góc nghệ thuật Hát múa các bài hát trong chủ đề. Đọc thơ, vẽ về sông, suối, ao, hồ. - Trẻ thích thú khi tham gia hoạt động. - Rèn kỹ năng vẽ. - Phát triển tính thẩm mĩ, sự sáng tạo. - Trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp. - Giấy A4, bút chì, màu sáp, dụng cụ âm nhạc... + Trẻ về góc: Trẻ chọn nội dung chơi và đồ dùng, cô hướng dẫn trẻ vẽ, tô màu. Khi trẻ thực hiện, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ. Chú ý liên kết các nhóm khác. + Kết thúc: Nhận xét các sản phẩm. Góc học tập Xem tranh, xem truyện về chủ đề thiên nhiên. - Rèn kỹ năng quan sát và nêu nhận xét. - Phát triển nhận thức, ngôn ngữ. - Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động. Tranh ảnh về nước và các hiện tượng thiên nhiên. - Trẻ về góc: Trẻ xem tranh, xem truyện về chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên. Cô theo dõi và trò chuyện cùng trẻ vè nội dung các bức tranh. Tạo tình huống để trẻ cùng giải quyết. + Kết thúc: Nhận xét Góc thiên nhiên Đong đo nước, thổi bong bóng xà phòng. - Trẻ biết nhường nhịn nhau trong lúc chơi, tưới nước không để ướt quần áo. - Các loại chai lọ đong đo nước. Dụng cụ thổi bong bóng. - Cô cùng trẻ quan sát góc thiên nhiên và hỏi trẻ có thích chơi góc này không? Cô giúp trẻ nhận vai chơi sau đó cô giới thiệu cách thực hiện. - Nhận xét tuyên dương trẻ. * Cô liên kết các góc chơi lại với nhau và nhận xét các góc chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU Thứ 2 (31/03) Thứ 3 (1/04) Thứ 4 (2/04) Thứ 5 (3/04) Thứ 6 (4/04) Ôn cũ: Trò chuyện về các nguồn nước LQBM: Hát vđ: " Cho tôi đi làm mưa với" 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết đặc điểm, lợi ích từ các nguồn nước khác nhau. - Thuộc và hát đúng nhịp bài hát. 2. Chuẩn bị: - Video chiếu về các nguồn nước. - Dụng cụ âm nhạc, nhạc không lời. 3. Tiến hành - Cho cả lớp hát bài: "Rửa mặt như mèo". Dẫn dắt vào bài. - Trẻ kể về công dụng, lợi ích từ nước. - Nêu các nguồn nước mà trẻ biết. - Cho trẻ xem lần lượt từng video về các nguồn nước, cô nhận xét chung. - Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm, bảo vện các nguồn nước. - Cho lớp nghe nhạc không lời, đoán tên bài hát. - Cô hát mẫu. - Lớp, tổ, nhóm cá nhân hát, vố dụng cụ âm nhạc - Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ. Ôn cũ: Hát vđ: " Cho tôi đi làm mưa với" LQBM: Vẽ theo ý thích 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ hát vận động đúng bài hát. - Trẻ biết vẽ những gì trẻ thích và giải thích được bức vẽ. - Phát triển tính sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Chuẩn bị: - Giấy A4, bút chì, màu sáp, dụng cụ âm nhạc. 3. Pp – bp: Luyện tập 4. Tiến hành: - Cho lớp nghe nhạc không lời, đoán tên bài hát. - Lớp, tổ, nhóm cá nhân hát, vố dụng cụ âm nhạc, vận động minh họa theo bài hát. - Cô cho trẻ xem một vài bức tranh vẽ cảnh đẹp có nước, gợi ý và hỏi ý tưởng của trẻ. - Phát giấy cho trẻ vẽ. - Trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn. - Cô nhận xét chung - Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ. Vẽ mưa 1. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết cách vẽ mưa một cách sáng tạo. 2. Chuẩn bị: Cho trẻ xem video về cảnh mưa. 3. Pp – bp: Luyện tập, động viên, khuyến khích. 4. Tiến hành: * Trò chuyện - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”. Dẫn dắt vào bài. * Trọng tâm - Cô mở video cho trẻ xem và hỏi trẻ về một số điều mà trẻ biết về mưa. - Hỏi ý tưởng vẽ của trẻ. - Cho trẻ nêu cách cầm bút, cách ngồi đúng tư thế, cách vẽ và tô màu đúng bố cục. - Trẻ thực hiện, cô quan sát. - Trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và mình. - Cô nhận xét chung. Giáo dục: * Trò chơi: "Trời nắng, trời mưa". - Cô nói cách chơi, luật chơi. - Kết thúc: nhận xét tuyên dương. - Chơi tự do, nêu gương cuối ngày, vệ sinh, trả trẻ. Thơ: "Mưa rơi" 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc bài thơ và hiểu được nội dung bài thơ. - Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ - Thông qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết yêu quý, tiết kiệm nguồn nước. Chuẩn bị: Tranh thơ. 3. Pp – bp: Luyện tập 4. Tiến hành: - Hát bài : « Cho tôi đi làm mưa với» Dẫn dắt vào bài. - Cô đọc diến cảm và giới thiệu bài thơ “Mưa rơi” của tác giả Trương Thị Minh Huệ. - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh chữ minh họa. Kết hợp giảng nội dung. - Cùng trẻ trao đổi vầ bài thơ. ( Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Ai đã sáng tác ra bài thơ?...) - Cô cho cả lớp đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc.
File đính kèm:
- Giao an chu diem thien nhien.doc