Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Bùi Thị Ngọc Cúc

- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội, lá cờ của tổ quốc là cờ đỏ sao vàng.

- Biết tên lãnh tụ của nước Việt Nam là Bác Hồ Chí Minh.

- Biết tên một số cảnh đẹp đặc trưng của từng vùng: miền Nam có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng; miền Trung có cầu Tràng Tiền, miền Bắc có Hồ Gươm, Lăng Cụ Phó Bảng, Xẻo Quýt, Gáo Giồng

- Biết được đặc điểm và cảnh đẹp của quê hương địa phương của mình.

- Biết được một số phong tục tập quán, cách ăn mặc của một số miền.

 

doc33 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 46506 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Bùi Thị Ngọc Cúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
I/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội, lá cờ của tổ quốc là cờ đỏ sao vàng.
- Biết tên lãnh tụ của nước Việt Nam là Bác Hồ Chí Minh.
- Biết tên một số cảnh đẹp đặc trưng của từng vùng: miền Nam có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng; miền Trung có cầu Tràng Tiền, miền Bắc có Hồ Gươm, Lăng Cụ Phó Bảng, Xẻo Quýt, Gáo Giồng
- Biết được đặc điểm và cảnh đẹp của quê hương địa phương của mình.
- Biết được một số phong tục tập quán, cách ăn mặc của một số miền.
II/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Đọc thơ truyện, ca dao, câu đố, câu chuyện kể về các vùng đất nước.
- Đóng kịch, kể các câu chuyện về những cảnh đẹp mà trẻ đã được tham quan, hoặc được nhìn thấy trên ti vi.
III/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ; đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ cảnh quan đất nước, không xả rác, phá hoại cảnh đẹp.
- Tích cực tham gia chuận bị đón mứng các sự kiện, lễ hội lớn: Ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày tết thiếu nhi, ngày quốc khánh.
IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM THẨM MỸ:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống của dân tộc.
- Biết cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp quê hương, đất nước Việt Nam.
- Thấy được nét đẹp qua trang phục, dụng cụ lao động.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo hình lăng Bác, Hồ Gươm, Cảng Nhà Rồng.
V/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Phát triển ở trẻ các giác quan: mắt, tai, vị giác, xúc giác, thông qua các hoạt động khám phá du lịch cảnh đẹp đất nước.
- Giáo dục trẻ ăn uống hợp vệ sinh, chuẩn bị trang phục đồ dùng phù hợp khi đi du lịch.
- Thực hiện được các vận động: Chuyền bóng qua đầu qua chân, Bật chụm chân liên tục vào 5 ô (40- 40cm). Bật chụm tách chân theo ô vẽ ném đích đứng
- Thực hiện các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
TUẦN 1: QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM 
- Nước Việt Nam hình chữ S; có 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Lá cờ của nước Việt Nam.
- Thủ đô Hà Nội thuộc miền Bắc.
- Cảnh đẹp đặc trưng ở thủ đô Hà Nội: chùa Một Cột, Hồ Gươm, Lăng Bác, Vịnh Hạ Long,
- Một số đặc trưng văn hoá: truyền thống, phong tục, trang phục, dân tộc, món ăn đặc sản, nghề truyền thống,ở địa phương.
- Yêu quê, đất nước, bảo vệ giữ gìn cảnh quan, văn hoá.
TUẦN 2: BÁC HỒ KÍNH YÊU
- Bác Hồ: vị lãnh tụ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Ngày sinh của Bác, quê Bác.
- Công việc của Bác Hồ
- Tình cảm của Bác với các cháu be và với mọi người.
- Thái độ của mọi người đối với Bác.
- Giới thiệu lăng Bác Hồ: nơi yên nghỉ của Bác Hồ.
- Cảnh đẹp quanh lăng Bác: ao cá, vườn cây.
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC
BÁC HỒ
3 TUẦN: TỪ 26/03/2012 ĐẾN 13/04/2012
TUẦN 3: MIỀN NAM QUÊ EM
- Miền Nam: Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh
- Đồng Tháp là nơi ở, quê hương của bé.
- Cảnh đẹp đặc trưng: Lăng Cụ Phó Bảng, Xẻo Quýt, Gò Tháp
- Thức ăn: món ăn đồng quê.
- Tình cảm của cháu đối với nơi cháu sinh sống.
- Khí hậu: 2 mùa.
- Đặc sản: nhiều loại trái cây ngon như xoài cát, sầu riêng, măng cụt
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
3 TUẦN: TỪ 26/03/2012 ĐẾN 13/04/2012
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
MÔI TRƯỜNG XQ
- Tìm hiểu về một số cảnh đẹp quê hương đất nước.
- Tìm hiểu về Bác Hồ
- Trò chuyện về mùa hè
LQVT:
-Nhận biết các hình khối: khối chữ nhật; khối cầu; khối trụ; khối vuông.
- Đếm đến 9 Nhận biết nhóm có Số lượng 9. Nhận biết số 9
- Ôn nhận biết phân biệt các hình
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Chuyện:Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Sự Tích Ao Bà Om.
- Bài thơ: Ảnh Bác, Bác Hồ Của Em, Quê Em, Quê Hương.
- Bài đồng dao
 * Dích dích dắc dắc
 * Mau mau tỉnh dậy
- Các câu đố về cảnh đẹp quê hương
- Ca dao tục ngữ về quê hương đất nước
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
- Xây dựng: khu du lịch, xây lăng Bác, chùa Một Cột, chợ Bến Thành, Cảng Nhà Rồng
- Đóng vai: hướng dẫn viên đi du lịch các miền trong đất nước
- Đóng kịch, kể các câu chuyện tả cảnh đẹp quê hương
- Bán hàng ăn uống phục vụ cho khách du lịch
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Tạo hình:
- Nặn quả (đt)
- Vẽ Trăng đêm (đt)
- Vẽ ao cá của Bác (đt)
- Xé và dán hoa tặng Bác(M)
- Vẽ cảnh quê hương. (đt)
- Vẽ quả có ở quê hưong(đt)
Âm nhạc:
- Dạy trẻ hát các bài hát:
* Đêm pháo hoa; Quê hương tươi đẹp; Múa với bạn Tây Nguyên; Nhớ ơn Bác.
- Cho trẻ nghe các bài hát:
* Thủ đô đón chào các bạn
* Nhớ Bác nhiều.
* Gửi anh một khúc dân ca
Vận động ÂN, trò chơi ÂN:
* Vỗ tay theo tiết tấu nhanh
* Múa minh hoạ; đi tìm nhạc trưởng
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Vận động cơ bản: 
- Chuyền bóng qua đầu qua chân
- Bật chụm chân liên tục vào 5 ô (40- 40cm). 
- Bật chụm tách chân theo ô vẽ ném đích đứng
Trò chơi:
Thi ai nhanh
Mèo đuổi chuột
Rồng rắn lên mây
Vận động tinh:
- Tháo ráp các đồ dùng đồ chơi; tập vặn ốc; đóng đinh
Dinh dưỡng:
- Hướng dẫn trẻ ăn uống hợp vệ sinh và ăn uống theo mùa
KẾ HOẠCH TUẦN 1
QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
TỪ 26/03/12 ĐÊN 30/03/12
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
TDS
Dạy cháu tập dộng tác 4 cuả bài tập phát triên chung
*Khởi động: Cô ra hiệu lệnh cho cháu xếp thành 3 hàng dọc chuyển đội hình vòng tròn đi chạy các kiểu chân. Cho cháu tập đội hình đội ngũ quay trái quay phải.(Cháu thực hiện theo hiệu lệnh của cô.)
* Trộng động: Dạy cháu tập động tác 4 của bài tập phát triển chung
- Tay vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
- Chân: Đứng co một chân.
- Bụng lườn: Ngồi duỗi chân cúi gập người về trước.
- Bật: Bật luân phiên chân, cúi gập người về trước.
(Cháu đứng thành 3 hàng ngang tập theo nhịp đếm của cô. Mỗi động tác 2l-4n)
Cô nhận xét cháu tập.
* Hồi tỉnh: Cho cháu đi lại nhẹ nhàng trên sân hít thở sâu.( Cháu đi nhẹ một vòng)
HĐH
PTTC: Chuyền bóng qua đầu qua chân
PTNT:Đếm đến 9 Nhận biết nhóm có Số lượng 9. Nhận biết số 9
PTTM: Vẽ trăng đêm (đt)
PTNN: Quê em
PTTC-XH: Sự tích Hồ Gươm
HĐNT
TCDG: Kéo co Mèo đuổi chuột
Đổ nước vào chai. Thi xem ai nhanh
HĐCMĐ Vệ sinh sân trường
HĐTYT Chơi tự do
HĐG
TÊN TRÒ CHƠI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
THIÊN NHIÊN
Trồng và chăm sóc cây,
Cháu biết trồng cây, biết chăm sóc cây
Biết được lợi ích của cây
Cây con, chậu, đất, nước 
Cô hướng dẫn cháu cách trồng cây và chăm sóc cây.
ÂM NHẠC
Biểu diễn văn nghệ
Cháu biết biểu diễn những bài hát bài thơ của chủ điểm thực vật –mùa xuân
Rèn luyện sự mạnh dạn và tự tin cho cháu
Sân khấu, hoa tay, mũ mão, dàn 
Cô hướng dẫn cháu luân phiên biểu diễn
Dẫn chương trình giới thiệu tên mình và tên bạn .
TẠO HÌNH
TH: những hoa quả, con vật cảnh đẹp ở quê hương
- Cháu biết tạo hình những hoa, quả, con vật, cảnh đẹp của quê hương.
- Biết tên gọi của sản phẩm mà cháu tạo hình.
- Giấy vẽ, bút màu, bút chì, hồ dán, giấy màu,
- Cô hướng dẫn cháu cách vẽ, nặn, xé dán.
- Nhắc nhỡ cháu cách ngồi, cách cầm bút.
THƯ VIỆN
Xem sách về một số cảnh đẹp của quê hương
Cháu biết cách lật sách
Biết được nội dung và đặc điểm của các canh đẹp mà cháu xem.
Tranh,ảnh, sách về một số cảnh đẹp ở địa phương.
- Cô nhắc lại cho cháu nghe cách lật sách
- Cho cháu ghi nhớ nội dung mà cháu xem.
NÊU GƯƠNG
Hoat động chiều
- Cô giới thiệu giờ nêu gương.
- Lớp đọc bài thơ nêu gương và 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
+ Đi học đúng giờ, vào học chăm phát biểu.
+ Không leo trèo trên cây và bàn ghế.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Ba cháu tổ trưởng đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô cho cháu của từng tổ tự nhận xét về mình.
- Bạn và tổ trưởng ý kiến.
- Cô nhận xét cho cháu ngoan cấm cờ cháu chưa ngoan hứa hẹn khắc phục.
- Đếm số lượng cờ nhận xét tổ cấm hoa.
- Cô nhận xét cả ngày học tập của cháu.
- Cho cháu đọc ba tiêu chuẩn của ngày hôm sau.
+ Trả trẻ tận tay phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của cháu.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 26 tháng 3 năm 2012
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ Đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ
HĐH: Chuyền bóng qua đầu qua chân
Lứa tuổi: 5-6t
1 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng đúng kỹ thuật.
- Rèn kỹ năng lăn bóng liên tục, tay không làm rơi bóng.
- Trẻ biết chú ý khi tập thể dục, không xô đẩy, đùa giỡn, năng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2 CHUẨN BỊ:
- 10 -12 quả bóng nhỏ, sọt đựng bóng
- Máy đĩa + băng nhạc thể dục sáng
3 TIẾN HÀNH
HĐ1: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân, đi khom người. Sau đó, dàn đội hình thành 4 hàng ngang. Tập các động tác thể dục sáng theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
HĐ2: Cô giới thiệu vào hoạt động “Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng”
- Cho trẻ trãi nghiệm chơi với bóng.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát + kết hợp phân tích cách thực hiện
Cho trẻ đứng đầu hàng cầm bóng, đặt sát sàn, dùng 2 tay lăn đẩy bóng và đi theo bóng khoảng 3,5-4m. Sau đó, cầm bóng chạy về đưa cho bạn đứng đầu và đi về đứng cuối hàng, trẻ nhận được bóng tiếp tục lăn đẩy bóng như trẻ trước.
- Cô mời 2-4 trẻ khá lên thực hiện lại.
HĐ3: Luyện tập
- Cho trẻ lần lượt thực hiện 2-3 lần.Nhắc trẻ chú ý không đẩy mạnh, tay luôn sát bóng để đẩy liên tục và thẳng hướng. Cô quan sát sữa sai kịp thời cho trẻ.
- Cho trẻ thi đua theo nhóm, tổ.
HĐ4: Cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Ném bóng vào rổ”
- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ.
c) Kết thúc hoạt động:
- Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ. Cho trẻ thu dọn bóng vào rổ.
3. Hoạt động ngoài trời:
- Cô cho trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, cô dạy trẻ đọc thơ và đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ “Làm anh”
- TCVĐ: Tung bắt bóng (Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ)
- Cho trẻ chơi tự do – Cô quan sát theo dõi trẻ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2012
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ Đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ
HĐH: lqvt: Đếm đến 9 Nhận biết nhóm có Số lượng 9. Nhận biết số 9
Lứa tuổi: 5-6t
I . MỤC ĐÍCH. YÊU CẦU:
1 . KIẾN THỨC :
- Trẻ biết đếm đến 9 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi
9 . Nhận biết số 9
2 .KỸ NĂNG :
- Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 9 đối tượng , đếm đến 9
- Rèn kỹ năng quan sát , so sánh , ghi nhớ có chủ định
3. GIÁO DỤC :
- Phát huy khả năng tư duy toán học .
- Trẻ hứng thú tích cực , say mê với giờ học .
- Trẻ biết lợi ích của rau quả,hoa biết yêu quí,chăm sóc và bảo vệ.
II. CHUẨN BỊ :
Máy tính, đèn chiếu, đĩa mềm
* Đồ dùng của cô :
- Hình ảnh một số loại rau quả có số lượng 4,5,6,7,8
* Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 9 hoa đỏ,9 hoa vàng
- Thẻ số 1..3.5.7, 9,bảng đề trẻ xếp
- Mô hình vườn cây ăn quả( 1 cây 7 quả,1 cây 8 quả,1 cây 9 quả)
- Thẻ số 7,8 9
- Tranh để trẻ tìm nối gạch ,tô màu số lượng tương ứng ,bút màu
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 8
- Cô giới thiệu chương trình : Chào mừng các bạn đến với khu vườn và chúng mình cùng cô xem khu vườn trồng những gì và có số lượng là bao nhiêu,tương ứng là số mấy chúng mình bước vào trò chơi
- Ở mỗi phần chơi ai thực hiện tốt ngườiđó sẽ là người thắng cuộc và người cùng đồng hành với các con trong khi chơi chính là cô đấy vậy chúng mình sẵn sàng chưa?
Cô nói trò chơi thứ nhất:
Thi xem ai nhanh
Trên màn hình cô có hình ảnh , nhiệm vụ của các con phải quan sát , đếm nhanh các hình ảnh trên màn hình . Sau đó giơ tay thật nhanh để được trả lời
Câu hỏi của cô :
+ Đây là rau gì ? tương ứng là số mấy ?
+ Có bao nhiêu cái?
+ Có bao nhiêu Củ?
+ đây là hoa gì? Có mấy bông?
+ Tương ứng là số mấy ?
+ Chúng được trồng ở đâu ?
+ Cho trẻ đếm các loại rau củ,hoa và đọc số
- Cô nhận xét phần thi và tặng trẻ rổ đồ chơi đề bước vào trò chơi thứ hai:
HOẠT ĐỘNG 2 :
Tạo nhóm có số lượng là 9. Đếm đến 9.
Nhận biết số 9
Thi xem ai giỏi
Cô hỏi trẻ trong rổ đồ chơi có gì ?cô nhắc lại lời trẻ và nói ngoài những loại rau ,hoa chúng mình đã biết trong vườn mùa xuân còn có nhưng bông hoa đỏ,bông hoa vàng rất đẹp đấy
- Chúng mình cùng xếp tất cả những bông hoa đỏ ra bảng theo hàng ngang từ trái qua phải nào
( 9 hoa )
Trong vườn còn có cả hoa vàng nữa chúng mình cùng xếp 8 bông hoa vàng Trẻ xếp 8 bông hoa vàng ra bảng ( xếp 1: 1) và đếm ( 8 bông hoa vàng ) .
Số hoa đỏ và số hoa vàng như thế nào với nhau ?
Số hoa đỏ và số hoa vàng hoa nào ít hơn và ít hơn là mấy ?
Số hoa đỏ và số hoa vàng hoa nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy ?
Muốn số hoa đỏ và số hoa vàng bằng nhau các con phải làm như thế nào ?
8 hoa vàng thêm 1 hoa vàng là mấy
Trẻ thêm 1 bạn và đếm . Đếm số hoa đỏ
( Cho 1 số cá nhân đếm )
Bây giờ số hoa đỏ và số hoa vàng như thế nào với nhau ? Cùng bằng mấy . Trẻ chọn số tương ứng .cô cho trẻ lên nhặt số tương ứng và đọc ( Số 9)
Cô giới thiệu số 9
- Số 9 được cấu tạo như thế nào
Cho trẻ đọc : số ( Cả lớp , tổ , cá nhân )
Cho trẻ đếm hai nhóm
Đem 2 bông hoa vàng về tặng mẹ ( Cất 2 bông hoa vàng và đếm 7 bông hoa , chọn số )
Lại 2 bông nữa vế tặng bà . Trẻ đếm 5 bông . Chọn số
2 bông hoa nữa tặng cô giáo Trẻ cất 2 bông và đếm 3 bông lấy số tương ứng
Rồi chúng mình cùng hái hoa đỏ để trang trí ngày tết nào ( trẻ cất dần hoa đỏ vừa cất vừa đếm ( số 9)
Quan sát hình ảnh các loại rau quả có số lượng 9.
Cho trẻ đếm chọn số .
Cô nhận xét phần thi xem ai giỏi
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
Trò chơi 1:
Về đúng cây ăn quả
Trong vườn có 3 cây ăn quả ( 1 cây có 7 quả,1 cây có 8 quả,1 cây có 9 quả)
*Lần 1 : chúng mình hãy tìm về đúng cây theo yêu cầu ( cô cho cá lớp đi xung quanh hát bài em yêu cây xanh khi bài hát kết thúc cô nói về cây có bao nhiêu quả ..trẻ sẽ tìm và về đúng cây ) cô bao quat,kiẻm tra và cho trẻ đếm số quả trên cây xêm có đúng không và cùng trẻ nhận xét.
*Lần 2: Cô phát cho trẻ mỗi tổ 1 thẻ số( 7,8,9) cũng tổ chức cho trẻ Đi xung quanh và hát bài Lý cây xanh khi bài hát kết thúc trẻ tìm về đúng cây có số quả tương ứng với thẻ số) cô bao quát và cùng trẻ nhận xét
Sau khi chơi cô cho trẻ xúm xit bên cô cô nhận xét trẻ chơi, đông viên trẻ
Trò chơi 2: Gạch quả để được số lượng tương ứng
Cô cho trẻ thảo luận cùng cô về cách chơi; (Quan sát chữ số ở mỗi hàng ngang để đếm số quả trong hàng và gạch số quả để được số lượng tương ứng)
Cô cho trẻ về bàn thực hiện cô đi bao quát,gợi mở ,kết hợp hỏi trẻ đang làm gì? để trẻ thực hiện tốt
* Kết thúc tiết học hát bài “ Mùa xuân đến rồi” cùng ra chơi vườn xuân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 28 tháng 3 năm 2012
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Chủ Đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ
HĐH: Vẽ trăng đêm
Lứa tuổi: 5-6t
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Cháu vẽ trăng đêm theo mẩu,biết được đặc điểm,lơi ích của trăng
-Biết được những ngày trăng tròn , trăng khuyết
-Rèn luyện kỹ năng vẽ cho cháu .
Biết được một số cảnh đẹp của đia phương , của quê hương mình
- Biết yêu quí quê hương biết góp phần cho quê hương thêm giàu đẹp
-Cháu tham gia góc chơi và trò chơi hứng thú tự nguyện tích cực thể hiện đúng vai chơi
-Tham gia lao động vệ sinh cùng bạn
-Biết nhận xét mình và bạn sau một buổi học
II. CHUẨN BỊ
- Tranh vẽ về quê hương
2 Bức tranh : trăng tròn, trăng khuyết
Một sốcảnh đẹp của quê hương
Giấy vẽ, màu sáp, chì đen, bảng vẽ ỉu cho cho cháu thực hịên
Đồ dùng phục vụ cho các góc
Mũ mèo mũ chuột cho cháu tham gia trò chơi
Bảng bé ngoan cờ .
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Hát bài “Đêm trung thu”
Đàm thoại: Trung thu được tổ chức vào ngày nào?
Vậy ngày rằm trên bầu trời có gì ?
Vào ngày rằm thì trăng như thế nào?
Vào ngày 30  thì trăng như thế nào
GT: Vẽ trăng đêm
Hoạy động 2: Quan sát tranh đàm thoại
Trong bức tranh của cô vẽ gì?
Trăng có màu gì ?
Trăng tròn được vẽ từ nét gì ?
Trăng khuyết được vẽ từ nét gì?
Mời cháu nói lên cách vẽ của trăng tròn , khuyết
Cô vẽ mẫu và giải thích: Muốn vẽ trăng tròn thì ta vẽ 1 nét cong tròn khép kính , muốn vẽ trăng khuyết ta cũng vẽ nét cong trò nhưng chỉ bằng ½ trăng tròn kế đến vẽ thêm 1 nét vòng cung phía trong nối 2 đầu nét cong và tô màu cho thật đều không lem ra ngoài
*So sánh 2 bức tranh
* Cô gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo : vẽ thêm sao, cây xanh 
cô nhắc cháu tư thế ngồi, cách cầm bút 
Hoạt động 3: Thực hành
Hát bài “Ánh trăng hoà bình” vào chổ ngồi
Cô quan sát hướng dẫn cháu vẽ
Trưng bày sản phẩm: đi dường hẹp mang sản phẩm lên trưng bày
Nhận xét sản phẩm : Cháu ngồi 3 hàng ngang mời đại diện lên chọn sản phẩm đẹp
Cô nhận xét về bức tranh cháu vẽ
Trò chơi : “ Hoạ sĩ nhí”
Cách chơi: Chia làm 2 đội thi nhau dán trăng lần lượt từng bạn chọn trăng dán lên bảng đội nào vẽ được nhiều mặt trăng là thắng cuộc
Tổ chức trò chơi
Nhận xét trò chơi: đội thua bị phạt
Giáo dục – kết thúc 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2012
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Chủ Đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ
HĐH: Quê em
Lứa tuổi: 5-6t
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức:
-Cháu đọc thơ ‘Quê em’,hiểu nội dung bài thơ
-Rèn luyện cho cháu kỹ năng đọc thơ diễn cảm 
-Giáo dục cháu quê hương của mình 
*Kỹ năng :
 Rèn cho trẻ kĩ năng đọc diễn cảm bài thơ , đọc rõ ràng lưu loát 
 Rèn cho trẻ kĩ năng đàm thoại cùng cô , trả lời đầy đủ câu . 
*Giáo dục: 
trẻ biết yêu quê hương
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh vẽ một số cảnh đẹp của quê hương.. .
-Tranh thơ “Quê em”
-Lô tô cho cháu tham gia trò chơi
 -Đồ dùng cho góc chơi và trò chơi vận động 
III. TIẾN HÀNH:
1.Hoạt động 1
 Cô cho trẻ xem tranh về quê hương.
 Trò chuyện về quê hương, giới thiệu về bài thơ.
2. Hoạt động 2
 Cô đọc mẫu lần 1
 Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy và trích dẫn 
Đàm thoại :
 Cô vừa đọc cho c/c nghe bài thơ gì ?
 Bài thơ do ai sáng tác ?
 Trong bài thơ nói về diều gì?
 Con có nhận xét gì về nơi mình đang sống?
Gv giảithích nội dung, từ khó cho trẻ hiễu.
 Bài thơ khuyên các con điều gì ?
Đọc thơ :
 Cô cho trẻ thể hiện bài thơ 
 Đọc theo lớp 
 Cá nhân đọc 
 Tổ đọc 
 Cô chia lớp thành 3 nhóm đọc thơ tiếp sức 
3Trò chơi:
 *Trò chơi : Ô số dễ thương 
 Luật chơi: Dưới mỗi ô số có chưa điều bí mật khi con chọn ô số thì có chi tiết minh hoạ cho khổ thơ nào thì cháu đọc khổ thơ đó
 *Trò chơi : Ai nhanh hơn 
 4Kết thúc : cô nhắc lại tính giáo dục
......
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 6 ngày 30 tháng 3 năm 2012
Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN TC- XH
Chủ Đề : Quê hương, đất nước, Bác Hồ
HĐH: Sự tích Hồ Gươm
Lứa tuổi: 5-6t
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ được nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung câu chuyện
- Rèn kĩ năng chú ý, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ yêu quê hương đất nước, yêu kính và biết ơn các anh hùng dân tộc
- Nói được tình cảm của mình về quê hương, các vị anh hùng dân tộc mà trẻ biết
II. CHUẨN BỊ:
Tranh truyện: Sự tích Hồ Gươm
Máy trình chiếu và truyện điện tử
TIẾN HÀNH:
* HĐ1: Gây hứng thú:
- Cô làm động tác : Loa loa loa loa, giặc Minh sang xâm lược nước ta nay đã bị bại trận dưới nghĩa quân Lê Lợi, loa loa loa loa
- Các bạn ạ, nhờ có chiến thắng này mà đất nước ta được yên vui thái bình và Lê lợi lên ngôi vua. Nhưng các bạn hãy đón nghe xem chuyện gì đã xảy ra trước đó nhé
* HĐ2: Kể chuyện cho trẻ nghe
- Cô kể chuyện diễn cảm 1 lần cho trẻ nghe
- Lần 2, cô kể chuyện kèm tranh minh họa
- Giảng nội dung: Truyện kể về Giặc Minh sang xâm lược nước ta, nghĩa quân Lê Lợi nổi lên đánh giặc. Long Vương đã cho Lê Lợi mượn Gươm đánh giặc vì thế mà đã giành chiến thắng, vua Lê Lợi lên ngôi. Một hôm nhà vua dạo chơi trên hồ Tả Vọng rùa vàng đã hiện lên đòi kiếm. Sự kiện này về sau vua đã đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm
- Lần 3, cho trẻ theo dõi truyện trên máy trình chiếu
* HĐ3: Tìm hiểu nội dung nghệ thuật
- Cô đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Truyện có tên là gì ?
+ Tại sao nghĩa quân Lê Lợi lại chiến thắng giặc Minh ?
+ Sự kiện gì đã xảy ra khi vua đi chơi trên hồ Tả Vọng ?
+ Tại sao Hồ Tả Vọng được đổi tên ?
+ Tên gọi hiện nay của hồ là gì ?
* GD: Luôn yêu quê hương đất nước, ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc
* H Đ 4: Trò chơi: Ghép tranh
- LC-CC: Chia trẻ làm hai đội cho các đội thi đua ghép những bức tranh theo thứ tự diễn biến của câu chuyện
- Cô quan sát, động viên trẻ
* Kết thúc: Hát : Quê hương tươi đẹp
KẾ HOẠCH TUẦN 2 
BÁC HỒ KÍNH YÊU
TỪ 02/04/12 ĐÊN 06/04/12
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
TDS
Dạy cháu tập dộng tác cuả bài tập phát triên chung
*Khởi động: Cô ra hiệu lệnh cho cháu xếp thành 3 hàn

File đính kèm:

  • docchu de que huong dat nuoc Bac Ho.doc