Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết nguyên đán - Thế giới thực vật

1/ Phát triển thể chất:

- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Đi, chạy, bật, ném, chuyền bóng, trèo lên, trèo xuống

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạy động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.

- Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến .)

2/ Phát triển nhận thức:

- Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối quan hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng)

- Biết được ích lợi của cây cối, thiên nhiên và môi trường với đời sống con người.

- Biết so sánh phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số cây, củ-quả. Biết cách phân biệt một số cây loại rau: ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2-3 dấu hiệu theo loài, nơi sống hoặc theo lợi ích của cây và giải thích tại sao

- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9. Tách, gộp các đối tượng trong phạm vi 9. Biết đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết nguyên đán - Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : 
I/ MỤC TIÊU :
1/ Phát triển thể chất:
Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Đi, chạy, bật, ném, chuyền bóng, trèo lên, trèo xuống
Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạy động: tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây.
Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.
Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống (ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến.)
2/ Phát triển nhận thức:
Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối quan hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây (đất, nước, không khí, ánh sáng)
Biết được ích lợi của cây cối, thiên nhiên và môi trường với đời sống con người.
Biết so sánh phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số cây, củ-quả. Biết cách phân biệt một số cây loại rau: ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2-3 dấu hiệu theo loài, nơi sống hoặc theo lợi ích của cây và giải thích tại sao
Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9. Tách, gộp các đối tượng trong phạm vi 9. Biết đo độ dài bằng một đơn vị đo nào đó.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường.
Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao
Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả
4/ Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội:
Yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây. Nhận biết được sự cần thiết giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp với con người.
Có một số thói quen, kỹ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây gần gũi ở trường, lớp, nhà, quý trọng người trồng cây.
5/ Phát triển thẩm mỹ:
Yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú của môi trường cây xanh, mùa xuân. Thể hiện được cảm xúc, tình cảm về thế giới thực vật – mùa xuân qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán và qua các bài hát, múa vận động.
II/ MẠNG NỘI DUNG:
MỘT SỐ LOẠI HOA
TẾT VÀ MÙA XUÂN
MỘT SỐ LOẠI RAU-CỦ-QUẢ
TẾT NGUYÊN ĐÁN-THẾ GIỚI THỰC VẬT
MỘT SỐ LOẠI QUẢ
MỘT SỐ LOẠI CÂY XANH
1/ Tết và mùa xuân:
Đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác.
Kể về hoa, quả ngày Tết
Phong tục tập quán – các món ăn ngày tết.
Những đặc điểm giống và khác nhau của thời tiết mùa xuân với các mùa khác.
2/ Một số loại hoa:
Tên gọi của các loại hoa
Phân biệt và so sánh và tìm ra những đặc điểm nổi bật của các loại hoa
Cách chăm sóc và môi trường sống của các loại hoa 
Ích lợi và cách bảo quản
3/ Một số loại rau-củ-quả:
Tên gọi các loại rau, các loại củ
Phân biệt những điểm giống và khác nhau qua đặc điểm của các loại rau: rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả
Sự phát triển của cây và mối liên hệ với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ 
Lợi ích của các loại rau, quả với sức khỏe con người
Cách chế biến các món ăn từ rau: ăn uống, nấu chín, trần tái
4/ Một số loại cây xanh:
Tên gọi, các bộ phận chính
Phân biệt sự giống và khác nhau, đặc điểm nổi bật của một số loại cây, sự phát triển của cây và môi trường sống của cây.
Ích lợi của môi trường cây xanh đối với đời sống của con người
Cách chăm sóc, bảo vệ
5/ Một số loại loại quả
Tên gọi các loại quả
Đặc điểm cấu tạo, màu sắc đặc trưng của từng loại quả
Phân biệt sự giống và khác nhau của các loại quả
Trẻ nhận biết được quả chia làm 2 nhóm riêng biệt: quả 1 hạt và quả nhiều hạt
Lợi ích của các loại quả đối với con người.
Cách chăm sóc và bảo vệ
III/ MẠNG HOẠT ĐỘNG
DINH DƯỠNG-SỨC KHỎE
-Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các loại rau, củ, quả
-Trò chuyện về tên gọi lợi ích, cách sử dụng và cách chế biến các món ăn.
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
-Ném trúng đích nằm ngang-nhảy lò cò, chuyền bóng bên phải bên trái-chạy chậm 100m, trèo lên xuống thang-chạy nhấc cao đùi 
-Trò chơi vận động: Trồng nụ trồng hoa, thi xem ai nói nhanh, cánh cử kỳ diệu.
TẠO HÌNH
-Vẽ hoa mùa xuân
-Cắt dán hoa
-Nặn các loại quả bé thích
ÂM NHẠC
-Nghe hát và vận động theo nhạc các bài hát có nội dung phù hợp chủ đề.
-Trò chơi âm nhạc
HOẠT ĐỘNG GÓC
-PV: Cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán hoa - Gia đình
-XD: Xây vườn rau, vườn hoa, công viên.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM-
KỸ NĂNG XÃ HỘI
PHÁT TRIỂN
THẨM MỸ
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
TẾT NGUYÊN ĐÁN-
THẾ GIỚI THỰC VẬT
 PHÁT TRIỂN
 NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
-Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm các chế biến các món ăn và phong tục tập quán ngày Tết.
-Trò chuyện so sánh, phân biệt một số đặc điểm đặc trưng của các loại quả, các loại hoa, các loại cây
LÀM QUEN VỚI TOÁN
-Đếm đến 9, nhận biết nhóm có số lượng 9, nhận biết số 9.
-Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9
-Thêm bớt chia nhóm có số lượng 9 thành 2 phần
-Nhận biết mục đích của phép đo, thao tác đo độ dài của đối tượng.
	 PHÁT TRIỂN
 NGÔN NGỮ
-Đọc thơ, kể truyện về chủ điểm: Hoa cúc vàng, bánh chưng bánh dày, Qủa bầu tiên, cây dừa
-Nhận biết, phát âm, tô chữ cái: l, m, n
-Trò chơi nghe phát âm tìm chữ cái, gạch chân chữ cái trong từ.

File đính kèm:

  • docchu de TET VA MUA XUAN.doc
Giáo Án Liên Quan