Giáo án Mầm non Lớp 5 tuổi - Chủ đề: Tết trung thu - Đề tài: Mặt trời - Mặt trăng và các vì sao - Phạm Thị Hệ
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết tên của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, biết được những lợi ích, tác hại của chúng đối với đời sống con người, biết được một số hiện tượng trong tự nhiên qua mặt trời, mặt trăng, các vì sao.
- Kỹ năng: Cung cấp vốn từ nhằm phát triển tư duy, ngôn ngữ. mở rộng sự hiểu biết và sự ghi nhớ có chủ định cho trẻ, Rèn kỹ năng nói và kỹ năng quan sát, khám phá của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
+ Của cô: - Máy tính, máy chiếu
- 3 tranh: 1 tranh mặt trời, 1 tranh mặt trăng, 1 tranh các vì sao
- 3 chiếc hộp quà
- Mũ Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao đủ cho mỗi trẻ ở mỗi đội.
- 3 tranh: 1 tranh mặt trời, 1 tranh mặt trăng, 1 tranh các vì sao đều được cắt nhỏ để trẻ chơi trò chơi.
- 3 giỏ đựng ngôi sao
- 3 Sắc xô
Trẻ: thuộc một số bài hát: Ánh trăng hòa bình, đếm sao.
GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: MẶT TRỜI – MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO Chủ đề: Tết trung thu Đối tượng: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Thời gian dự kiến: 30ph – 35ph Người soạn: Phạm Thị Hệ I. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết tên của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, biết được những lợi ích, tác hại của chúng đối với đời sống con người, biết được một số hiện tượng trong tự nhiên qua mặt trời, mặt trăng, các vì sao. - Kỹ năng: Cung cấp vốn từ nhằm phát triển tư duy, ngôn ngữ. mở rộng sự hiểu biết và sự ghi nhớ có chủ định cho trẻ, Rèn kỹ năng nói và kỹ năng quan sát, khám phá của trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị + Của cô: - Máy tính, máy chiếu 3 tranh: 1 tranh mặt trời, 1 tranh mặt trăng, 1 tranh các vì sao 3 chiếc hộp quà Mũ Mặt trời, mặt trăng, ngôi sao đủ cho mỗi trẻ ở mỗi đội. 3 tranh: 1 tranh mặt trời, 1 tranh mặt trăng, 1 tranh các vì sao đều được cắt nhỏ để trẻ chơi trò chơi. 3 giỏ đựng ngôi sao 3 Sắc xô Trẻ: thuộc một số bài hát: Ánh trăng hòa bình, đếm sao. III. Phương pháp và nội dung tích hợp phù hợp phương pháp: Phương pháp quan sát và phương pháp sử dụng tài liệu trực quan, đàm thoại, trò chơi. Nội dung tích hợp: Tích hợp toán, nhạc, III. Dự kiến các bước tiến hành Hoạt động của cô Yêu cầu cần đạt 1 . Gây hứng thú “Loa loa loa loa Trung thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Vui cùng chúng ta Múa ca mừng hát Loa loa loa loa” Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga xin chào các em! Hôm nay trường chúng ta có tổ chức gì mà vui thế? Vậy à thế thì chúng mình cùng biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thi nào! Chương trình văn nghệ chào mừng hội thi hôm nay là bài Ánh trăng hòa bình do chị Hằng Nga và các bé đến dự thi biểu diễn. 2. Nội dung chính a ) Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung của hội thi. Chương trình văn nghệ chào mừng hội thi đêm hội trăng rằm với chủ đề “Mặt trời, mặt trăng và các vì sao” đến đây đã khép lại chương trình. - Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu đến với hội thi hôm nay gồm có 3 đội. Đội 1: Đội mặt trời Đội 2: Đội mặt trăng Đội 3: Đội Vì sao Đặc biệt đến với hội thi hôm nay còn có chị Hằng Nga là người chấm điểm để biết được đội nào giành được giải nhất, Các con có đồng ý không nếu đồng ý cho xin một tràng pháo tay - Các con đã sẵn sàng bước vào phần thi chưa? * Phần thi thứ nhất: Bé vui khám phá - Chị Hằng Nga có món quà tặng cho 3 đội thi - Cô đi từng nhóm hỏi về món quà - Chúng mình hãy quan sát và khám phá về bức tranh mà chị Hằng Nga vừa tặng sau đó cử bạn đội trưởng nêu lên ý tưởng của đội mình. Cô củng cố khái quát lại kiến thức mặt trời, mặt trăng và các vì sao cho trẻ qua màn chiếu. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường. - Cô mời chị Hằng Nga nhận xét đánh giá và tặng sao cho mỗi đội. * Phần thi thứ 2: Bé thi tài - Trong phần thi này gồm có 2 nội dung thi đó là Cô đưa câu đố - các con rung chuông trả lời và phần trò chơi chiếc hộp kỳ diệu + Trò chơi: Cô đặt câu hỏi bé rung chuông trả lời Mặt trời hình gì? Mọc vào lúc nào? Mặt trời mọc hướng nào, lặn hướng nào? Buổi trưa mặt trời như thế nào? Ánh nắng mặt trời có ích lợi gì? Mặt trăng mọc lúc nào? Trăng tròn nhất vào ngày nào? Đêm trăng tròn và sáng nhất là ngày nào? Vào ngày đó có lễ hội gì? - Vào những hôm trăng khuyết các con thấy trăng như thế nào? Vào buổi tối ngoài mặt trăng các con còn nhìn thấy gì nữa? Khi nhìn lên bầu trời có sao ta thấy như thế nào? + Trò chơi: Chiếc hộp kỳ diệu. Cô tặng cho mỗi đội một hộp quà, các con hãy xem trong đó là quà gì và cử một bạn lên mô tả món quà đó cho đội bạn trả lời - Cô mời chị Hằng Nga nhận xét đánh giá và tặng sao cho mỗi đội. * Phần thi thứ 3: Bé khéo léo Cô sẽ dành cho mỗi đội một bức tranh: Mặt trời; mặt trăng; các vì sao, nhưng những bức tranh này đã bị cắt thành các hình khác nhau. Bây giờ các con hãy gắn chúng lại thành một bức tranh hoàn chỉnh.Mỗi bạn chỉ được mang gắn một bức tranh và phải khi chạy lên các con phải bật qua các ô khi gắn xong rồi chạy về đập tay vào tay của bạn đứng đầu hàng rồi chạy về chỗ của mình, còn bạn đầu hàng khi được bạn đập tay vào mới được bắt đầu chạy, cứ như vậy cho đến khi bức tranh được gắn hoàn chỉnh. Đội nào gắn nhanh thì đội đó sẽ là người thắng cuộc. Cô đọc hiệu lệnh: 3 – 2 – 1 bắt đầu - Cô mời chị Hằng Nga nhận xét đánh giá và tặng sao cho mỗi đội. - Như vậy các bé đến từ 3 đội đã hoàn thành xong 3 phần thi, để biết được đội nào dành chiến thắng trong hội thi ngày hôm nay chúng ta cùng kiểm tra số sao của 3 đội (Chị Hằng Nga kiểm tra). - Cô mời ban đại diện lên trao quà (Hằng Nga) Kết thúc : Vâng buổi hội thi “Đêm hội trăng rằm” với chủ đề Mặt trời, mặt trăng và các vì sao hôm nay đã thành công tốt đẹp, để gắn chặt thêm tình đồng đội, tình đoàn kết,chúng ta hát cùng đồng diễn bài “Chỉ có một trên đời” Buổi thi “Đêm hội trăng rằm” đến đây là kết thúc xin kính chúc các quý vị cùng các bé một sức khóe thật tốt - Trẻ lắng nghe - Hôm nay trường chúng em thi hội trăng rằm. - Trẻ hát cùng chị Hằng Nga - Trẻ vỗ tay - Trẻ sẵn sàng - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và cử đội trưởng nói lên suy nghĩ của đội mình. - Trẻ tiếp thu - Trẻ lắng nghe - Trẻ đánh giá cùng cô - TRẻ lắng nghe - Hình tròn - Mọc vào sáng sớm - MT mọc hướng đông,... - Tỏa nắng - Hấp thụ VitaminD... - Mọc vào buổi tối - Ngày 15 - Ngày 15/8 - Lễ hội thành tuyên, phá cỗ - Giống con thuyền trôi... - Ngôi sao - Lấp lánh rất đẹp... - Trẻ cử 1 – 2 thành viên lê đố đội bạn - Trẻ nhận xét cùng cô - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi tốt trò chơi - Trẻ đếm số sao cùng cô - Trẻ nhận quà - Trẻ hát - Trẻ ra chơi. V: Đánh giá 1. Hoạt động nhận thức của trẻ: - Trẻ nhận thức tốt những kiến thức cần đạt của bài dạy, biết được một số hiện tượng của tự nhiên về mặt trười, mặt trang, các vì sao, biết yêu thiên nhiên, bên cạnh đó trẻ cũng biết những tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời 2. Hoạt động của cô - Cô đã truyền đạt đầy đủ kiến thức cần đạt cho trẻ thông qua cách tổ chức hội thi sinh động cho trẻ trong tiết học.
File đính kèm:
- MTXQ 12.doc